Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Tiết 36,37,38,39,40

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Tiết 36,37,38,39,40

TUẦN 8

Tiết 36

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

1- Kiến thức: +Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng

 + Khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đáu đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị trà đạp

 + Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ.

2- Thái độ: Cảm thông với tâm trạng của nàng Kiều.

3- Kĩ năng: Phân tích đoạn trích của tác phẩm

II/ CHUẨN BỊ: 1/ Chuẩn bị của GV : - Đọc phần II SGK/98-99

 - Bảng phụ ghi phần bố cục.

 2/ Chuẩn bị của HS: - Trả lời câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Tiết 36,37,38,39,40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày dạy:.................. Lớp 9A:.......................
Tuần 8
Tiết 36
Kiều ở lầu ngưng bích
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1- Kiến thức: +Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng
	+ Khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đáu đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị trà đạp
	+ Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
2- Thái độ: Cảm thông với tâm trạng của nàng Kiều.
3- Kĩ năng: Phân tích đoạn trích của tác phẩm
II/ Chuẩn bị: 1/ Chuẩn bị của GV : - Đọc phần II SGK/98-99
	 - Bảng phụ ghi phần bố cục.
 	 2/ Chuẩn bị của HS: - Trả lời câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản. 
III/ Tiến trình bài dạy
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 1/ Kiểm tra: (3')
- Đọc thuộc lòng đoạn 1 bài "Mã Giám Sinh mua Kiều" và phân tích màn kịch vấn danh của Mã Giám Sinh?
 2/ Bài mới:
Vào bài: (1')
Hoạt động I (5')
GV: Hướng dẫn đọc
- Đọc mẫu
HS: đọc " Kiều ở lầu Ngưng Bích"
HS: đọc chú thích: 
Lưu ý chú thích: 1,6,9,10,11,12 (95)
 1,2,7,8,9 (98)
Hoạt động II (25')
GV: Đoạn trích nằm ở phần nào? Nêu ý chính
HS: Kiều bị Mã Giám Sinh lừa gạt--> Kiều định tự vẫn, sợ mất vốn, Tú Bà dụ dỗ Kiều, vờ chăm sóc thuốc thang đưa Kiều ra sống ở lầu Ngưng Bích.--> thực hiện âm mưu mới.
gV: Phần trích có thể chia làm mấy đoạn ?
Đoạn 1: 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều
Đoạn 2: 8 câu tiếp: Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ.
Đoạn 3: 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn lo âu của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.
GV: Nhận xét, kết luận (treo bảng phụ).
Chuyển ý
HS: đọc 6 câu thơ đầu
GV: Em hiểu Kiều đang tâm sự với ai?
(Nội tâm) tâm sự với chính mình
? Cảnh thiên nhiên hiện lên qua con mắt của Kiều như thế nào? (non xa- trăng gần- mênh mang trời nước).
? Nhìn xuống đất thấy gì?
(bát ngát, cát vàng, bụi hồng)
? Cảnh đó có người không?
(có người đi qua rồi còn bụi...)
? Em có nhận xét chung gì về cảnh đó?
GV: Giảng
Hình ảnh mang tính ước lệ, gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian
? Cảnh đó diễn tả điều gì?
( Nỗi cô đơn của Kiều, thui thủi quê người, làm bạn với mây sớm, đèn khuya)
Chuyển ý
HS: Đọc 8 câu tiếp theo
? Kiều nhớ ai?
(Tâm trạng thương nhớ Kim Trọng, thương nhớ cha mẹ của Kiều).
? Em hiểu câu " Tưởng người chén nguyệt dưới đồng như thế nào"?
HS: Trả lời
Tàn sương--> đọc chú giải
? Em hiểu tâm trạng của Kiều với Kim Trọng như thế nào?
HS: Trả lời
- Đọc 2 câu tiếp
? Kiều nói với chính mình điều gì?
(Suy nghĩ: nuối tiếc tình đầu, chung thuỷ với Kim Trọng)
HS: đọc 4 câu tiếp
- Đọc chú giải 3,4 sgk/95
? Kiều hình dung cha mẹ lúc này như thế nào? Kiều suy nghĩ điều gì?
HS: Tâm trạng thương nhớ, tấm lòng hiếu thảo của Kiều, xót xa không được chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già
? Chứng tỏ Kiều là người như thế nào?
HS: Là người con hiếu thảo
GV: Chốt: Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
HS: Đọc tiếp 8 câu cuối--> cho thấy điều gì?
GV: Đoạn này tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Có tác dụng gì?
HS: Điệp ngữ "buồn trông" gợi nỗi buồn nhớ... cửa bể \ Nhớ quê hương.
Thuyền ai /
...Ngọn nước \ Số kiếp
 Hoa trôi /
Nội cỏ --> cuộc sống buồn tẻ
Gió cuốn \ lo sợ hãi hùng về những tai hoạ.
... Sóng / 
---> Tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
HS: Đọc ghi nhớ
Hoạt động iii (7')
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1
3. Củng cố: 3’ 
- GV: Hệ thống toàn bài
	 - HS: Đọc lại ghi nhớ
I. Đọc, tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản:
A. Vài nét chung: 
* Vị trí đoạn trích: 
- ở phần 2
* Bố cục: 3 đoạn
B. Phân tích:
1. Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều:
* Cảnh:
- non xa- trăng gần- mênh mang trời nước.
- bát ngát, cát vàng, bụi hồng.
- >Đẹp như một bức tranh nhưng mênh mông vắng lặng.
*Tâm trạng:
Cô đơn.
2. Nỗi nhớ:
a. Nhớ Kim Trọng:
- Nhớ rượu thề hôm nào.
- Hình dung Kim Trọng đang chờ tin nàng.
-> nuối tiếc tình đầu, chung thuỷ với Kim Trọng
b. Nỗi nhớ cha mẹ
- Hình dung cha mẹ sớm hôm trông tin con
- Day dứt không phụng dưỡng được cha mẹ.
---> Hiếu thảo
* Tóm lại: Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
3. Tâm trạng trong thực tại:
- "Buồn trông" --> điệp ngữ tô đậm nỗi buồn nhớ.
- Tả 4 cảnh
---> Tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
* Ghi nhớ: Sgk
* Luyện tập
- Đọc bài đọc thêm sgk
- Làm bài tập.
4. Dặn dò: (1') - Học thuộc lòng đoạn trích
	 - Soạn bài: Trau dồi vấn từ
	 Ngày dạy:.................. Lớp 9A:..................
Tiết 33
trau dồi vốn từ
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
1- Kiến thức: Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ nghĩa, chính xác và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.
2- Thái độ: Có ý thức học hỏi để cho vốn từ của mình thêm phong phú.
3- Kĩ năng: Phân tích để hiểu nghĩa của từ.
II/ Chuẩn bị: : 1/ Chuẩn bị của GV : - Đọc phần II sgv/10
	 - Bảng phụ ghi ví dụ.
 2/ Chuẩn bị của HS: - Xem trước bài
III/ Tiến ttrình bài dạy.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
	1/ Kiểm tra: : (3') 
 - Thế nào là thuật ngữ
 - Làm bài tập 4,5 sgk (90)
 2/ Nội dung bài mới
Hoạt động I: (15')
 HDHS tìm hiểu phần I.
 (GV sử dụng bảng phụ)
HS: Đọc ý kiến của cố thủ tướng nhà văn hoá Phạm Văn Đồng (99)
GV: Em hiểu tác giả muốn nói điều gì?
HS: Suy nghĩ trả lời
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
- Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình, trước hết là trau dồi vốn từ.
HS: Đọc VD 2 sgk/100
 ( GV sử dụng bảng phụ)
GV: Yêu cầu hs xác định lỗi trong những câu đã cho
HS: a. Thừa từ "đẹp" vì " thắng cảnh" có nghĩa là "đẹp".
b. Dùng sai từ "dự đoán" chỉ có thể dùng: phỏng đoán, ước đoán, ước tính...
c. Sai từ "đẩy mạnh" ( là thúc đẩy cho phát triển nhanh.
Nói về quy mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp chứ không thể nhanh hay chậm.
GV: Giải thích vì sao có những lỗi này?
HS: Vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ.
- Không phải "tiếng ta nghèo" mà do người viết " không biết dùng tiếng ta" vậy ta phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
HS: Đọc ghi nhớ
Hoạt động II: (8')
 HDHS tìm hiểu phần II.
HS: Đọc đoạn văn của Tô Hoài sgk/100
GV: Em hiểu ý kiến của nhà văn Tô Hoài như thế nào?
HS: Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
GV: Qua đó em rút ra bài học gì?
HS: Phải rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết để làm tăng vốn từ
HS: Đọc ghi nhớ
Chuyển ý
Hoạt động Iii: ( 15')
 HDHS tìm hiểu phần luyện tập.
HS: Đọc yêu cầu bài tập 1
- Trao đổi, thảo luận để chọn ra cách giải đúng.
HS: Đọc yêu cầu bài 2
- Hoạt động nhóm
GV: Giao việc
N1-3: ý a
N2-4: ý b.
HS: Trao đổi, thảo luận ( ghi bảng).
N1-2: Cử đại diện trình bày
N3-4: Nhận xét, bổ sung
 GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận (bảng phụ).
HS: Đọc yêu cầu bài 3 sửa lỗi dùng từ.
a. Im lặng--> dùng để nói về con người
b. Tiếng Việt thường sử dụng thiết lập mối quan hệ ngoại giao.(thành lập--> lập nên xây dựng tổ chức... ).
 3. Củng cố: (3') 
 - GV: Hệ thống bài
 - HS: Đọc lại hai ghi nhớ
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
1. Ví dụ 1: sgk/99
- Nhận xét:
2. Ví dụ 2: sgk/100
- Nhận xét:
Xác định lỗi diễn đạt.
a. Thừa từ "đẹp"
b. Dùng sai từ "dự đoán"
c. Dùng sai từ "đẩy mạnh"
* Ghi nhớ: sgk/100
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
* Ghi nhớ 2: sgk/101.
III. Luyện tập: 
Bài 1: sgk/ 101
1. Hậu quả: kết quả xấu
2. Đoạt: chiếm được phần thắng
3. Tinh tú: là sao trên trời.
Bài 2:
a. Tuyệt:
- dứt không còn gì ! 
+ Tuyệt chủng (mất nòi giống)
+ Tuyệt giao (không giao thiệp)
+ Tuyệt thực (nhịn không ăn)
- Cực kỳ, nhất:
+ Tuyệt đỉnh (điểm cao nhất)
+ Tuyệt tác ( tác phong hay, đẹp)
+ Tuyệt mật (bí mật tuyệt đối)
+ Tuyệt trần ( nhất không gì sánh bằng)
b. Đồng:
- Cùng nhau, giống nhau
+ Đồng âm (âm giống nhau)
+ Đồng bào ( cùng giống nòi, dân tộc)
+ Đồng bộ ( phối hợp với nhau nhịp nhang)
+ Đồng chí (cùng chí hướng)
+ Đồng dạng (cùng một dạng)
+ Đồng khởi (cùng vùng dậy đấu tranh)
+ Đồng môn (cùng học với nhau)
+ Đồng niên ( cùng tuổi)
+ Đồng sự (cùng làm việc).
- Trẻ em:
+ Đồng ấu (trẻ 6-7 tuổi)
+ Đồng dao (lời dan gian của trẻ em)
+ Đồng thoại (truyện viết cho trẻ em )
- ( Chất) đồng:
+ Trống đồng: nhạc khí bằng đồng có trang trí hoa văn
Bài 3:
a. Dùng sai từ "im lặng", có thể dùng: yên tĩnh, vắng lặng
b. Dùng sai từ "thành lập" nên dùng từ "thiết lập"
c. Dùng sai từ " cảm xúc" có thể dùng: cảm động, cảm phục, xúc động
 4. Dặn dò: (1') - Học bài. Làm bài tập 4-5-6 sgk/102-103
	 - Chuẩn bị bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
	Ngày dạy:.................. Lớp 9A:..................
Tiết 38 Văn bản
lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
1- Kiến thức: +Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm
 	+ Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
	+Tìm hiều đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
2- Thái độ: Yêu thích, cảm phục việc làm của nhân vật Lục Vân Tiên.
3- Kĩ năng: Phân tích thơ. 
II/ Chuẩn bị: : 1/ Chuẩn bị của GV : - Đọc phần II sgv/114-115
 	 - Tài liệu tham khảo: tác phẩm Lục Vân Tiên
 	 - ảnh tác giả: Nguyễn Đình Chiểu.
 2/ Chuẩn bị của HS : - Trả lời câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản.
III/ Tiến ttrình bài dạy.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
	1/ Kiểm tra: 3'
- Em có nhận xét gì về nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều"
 2/ Bài mới:
- Giới thiệu bài: (1')
Hoạt động 1 (10')
HS: Đọc chú thích * sgk/112
GV: Em hãy cho biết sơ lược về tiểu sử, sự nghiệp... của Nguyễn Đình Chiểu
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Giảng thêm
- Quê nội: Thừa Thiên Huế
- Quê ngoại: Gia Định
- Cùng nghĩa quân bàn mưu chống Pháp
- Sáng tác nhiều thơ văn yêu nước
--> là nhà thơ yêu nước chống Pháp đầu tiên.
GV: Cho học sinh xem chân dung Nguyễn Đình Chiểu.
Tác phẩm: sự nghiệp văn chương, toàn bộ viết bằng chứ Nôm gồm:
+ Truyện thơ Lục Vân Tiên
+ Ngư Tiều y thuật vấn đáp
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Hoạt động iI: (8')
GV: Hướng dẫn đọc, đọc giọng phù hợp với những câu thơ kể, tả trận đánh, cử chỉ, lời nói hai nhân vật chính.
- Đọc mẫu một đoạn
HS: Đọc tiếp --> hết
- Đọc chú thích
Lưu ý chú thích: 3, 7, 11
Hoạt động iv: (20')
GV: Em hãy cho biết vị trí đoạn trích?
HS: Trả lời
GV: Cho biết bố cục đoạn trích
HS: Hai đoạn
Đoạn 1: (14 câu đầu): Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp.
Đoạn 2 (còn lại): cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguỵêt Nga.
GV: Giới thiệu qua truyện Lục Vân Tiên gồm 2082 câu thơ lục bát. Truyện được in lại nhiều lân, được dịch ra tiếng Pháp...
- Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thế nào?
HS: Kiểu kết cấu ước lệ, gần như khuôn mẫu.
- Người tôt thường gặp gian truân, trắc trở, bị kẻ xấu hãm hại, lừa--> được phù hộ, cưu mang... tai qua nạn khỏi được đền trả xứng đáng.
- Kẻ xấu phải bị trừng trị
GV: Kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì?
HS: Phản ánh chân thực cuộc đời đầy những bất công vô lý.
- Thể hiện khát vọng của nhân dân ta "ở hiền gặp lành"
Cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
	4. Củng cố: (2')	
 - HS: Đọc lại đoạn trích
 - GV: Hệ thống bài
I. Giới thiệu tác giả- tác phẩm:
1. Tác giả: (1822- 1888)
Quê ở Gia Định
- Đỗ tú tài năm 1843
- Chưa kịp thi tiếp thì mẹ mất-> ông ốm nặng-> bị mù-> bị bội ước.
- Về quê dạy học, bỗc thuốc.
- Là nhà thơ lớn của dân tộc.
2. Tác phẩm:
Để lại cho đời nhiều áng văn chương có giá trị.
II. Đọc, tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
III. Tìm hiểu văn bản
1. Vị trí đoạn trích:
Nằm ở phần đầu của truyện
2. Bố cục: 2 đoạn
* Phân tích:
1. Kết cấu truyện.
Kiểu kết cấu ước lệ, gần như khuôn mẫu.
- Người tôt thường gặp gian truân, trắc trở, bị kẻ xấu hãm hại, lừa--> được phù hộ, cưu mang... tai qua nạn khỏi được đền trả xứng đáng.
- Kẻ xấu phải bị trừng trị
--> Thể hiện khát vọng ngàn đời của nhân dân ta "ở hiền gặp lành".
5. Dặn dò: (1')
	- Về học bài
	- Soạn tiếp bài
	 Ngày dạy:.................. Lớp 9A:.................
Tiết 39 Văn bản (tiếp)
lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
1- Kiến thức: +Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm
 	+ Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
	+Tìm hiều đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
2- Thái độ: Yêu thích, cảm phục việc làm của nhân vật Lục Vân Tiên.
3- Kĩ năng: Phân tích thơ. 
II/ Chuẩn bị: : 1/ Chuẩn bị của GV : - Đọc phần II sgv/114-115
 - Tài liệu tham khảo: tác phẩm Lục Vân Tiên
 2/ Chuẩn bị của HS : - Trả lời câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản.
III/ tiến trình bài dạy.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 1/ Kiểm tra: 4'
- Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu
 2/ Bài mới: 
Hoạt động i (30')
HS: Đọc đoạn 1 sgk/109
GV: Truyện có những nhân vật nào?
HS: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, bọn cướp
GV: Giới thiệu
Lục Vân Tiên tuổi 16 vừa rời trường học mong thi thố tài năng
- Quân cướp đông... Vân Tiên vẫn hành động như thế nào?
HS: Xông vào đánh cướp như Triệu Tử Long.
GV: So sánh có tác dụng gì?
Hành động của Lục Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người "vị nghĩa vong thân" (vì nghĩa quên mình).
HS: Đọc tiếp
GV: Thấy hai cô gái chưa hết hãi hùng Lục Vân Tiên đã làm gì?
HS: Vân Tiên hỏi ân cần
GV: Khi nghe người hầu gái nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên có thái độ ứng xử như thế nào?
HS: "Khoan khoan ngồi đó chớ ra"
GV: Giảng: Có sự câu nệ của lễ giáo phong kiến "Nam nữ thụ thụ bất thân", đức tính khiêm nhường.
- Không muốn nhận sự lạy tạ
- Từ chối lời thăm mời về nhà Nguyệt Nga.
- Từ chối nhận chiếc trâm vàng.
GV: Qua đó em thấy Lục Vân Tiên là người như thế nào?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Giảng
Dường như đối với Vân Tiên làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên. Con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng--> đó là cách cư sử của các bậc anh hùng hảo hán.
Chuyển ý
HS: Đọc lời nói của Kiều Nguyệt Nga
" Trước xe quân tử tạm ngồi
 ......................... cùng người"
GV: qua những lời lẽ đó em thấy Kiều Nguyệt Nga là người như thế nào?
HS: Cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc triết vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện niềm cảm kích, xúc động của mình.
GV: Qua việc mời Lục Vân Tiên về nhà để trả ơn, ta thấy Kiều Nguyệt Nga là người như thế nào?
HS: Hiểu ơn cứu mạng mời Vân Tiên về nhà để trả ơn, dù biết rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ.
GV: Em có nhận xét chung gì về Kiều Nguyệt Nga?
HS: Nết na, có học, đằm thắm, ân tình "ơn ai một chút chẳng quên"
GV: Chốt
Cuối cùng Nguyệt Nga đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai hào hiệp đó đã dám liều mình để giữ trọn ân tình thuỷ chung với chàng.
GV: Truyện có kết cấu giống truyện cổ nào? (Thạch Sanh)
- Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả qua ngoại hình, nội tâm hay hành động cử chỉ?
HS: Nhân vật chủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói.
GV: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả?
HS: Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị.
- Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết.
HS: Đọc ghi nhớ
GV: Nhấn mạnh nội dung ghi nhớ.
Hoạt độngii: (6')
3. Củng cố: 4'
	- GV: Hệ thống hai tiết
	- Đoạn trích có nội dung gì, có phải ca ngợi tình yêu không ( biểu dương tinh thần nghĩa hiệp, khát vọng công lý).
2. Nhân vật Lục Vân Tiên:
* Hành động đánh cướp:
Vân Tiên bọn cướp
- một mình - đông 
- tay không - đủ gươm 
 (bẻ cây) giáo, có 
 thanh thế 
--> Không do dự tính toán xông vào đánh cướp.
* Cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga.
- Động lòng, tìm cách an ủi, hỏi ân cần
- Thái độ khiêm nhường, hành động đàng hoàng.
- Từ chối sự đền ơn " Làm ơn há dễ trông người trả ơn".
--> Lục Vân Tiên là người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa, nhân hậu.
3. Kiều Nguyệt Nga:
- Lời lẽ của một cô gái thuỳ mị, nết na, có học thức.
- Cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước.
- Hiểu ơn cứu mạng, Nguyệt Nga áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn.
-> Là cô gái nết na, có học, đằm thắm, ân tình "ơn ai một chút chẳng quên"
* Ghi nhớ sgk/115
IV. Luyện tập
- Đọc diễn cảm đoạn trích
- Đọc bài đọc thêm. 
4. Dặn dò: (1')
	 Về học bài
	 Chuẩn bị bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
	Ngày dạy:.................. Lớp 9A:.................
Tiết 40 
miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
1-Kiến thức: Hiểu được vai trò miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình khi kể chuyện.
2-Kĩ năng: Rèn kỹ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
3- Thái độ: Yêu mến môn học 
II/ Chuẩn bị: : 1/ Chuẩn bị của GV : - Đọc phần II sgv/121
 	 - Bảng phụ.
 2/ Chuẩn bị của HS : - Xem trước bài
III/ Tiến trình bài dạy
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 1/ Kiểm tra: Không
 2/ Bài mới: 
Hoạt động I: 15'
HDHS tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
HS: Đọc đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
Hoạt động nhóm
GV: Giao việc:
- Tìm những câu thơ miêu tả ngoại cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều
HS: Trao đổi, thảo luận
N1-3: Cử đại diện trình bày
N2-4: Nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét- kết luận
GV: Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu là tả cảnh và đoạn sau là miêu tả nội tâm?
HS: Đoạn sau tập trung miêu tả suy nghĩ của Kiều về thân phận cô đơn, về cha mẹ không ai phụng dưỡng.
GV: Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
HS: Từ miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình mà người viết cho ta thấy tâm trạng bên trong của nhân vật và ngược lại...
GV: Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ "chân dung tinh thần" của nhân vật tái hiện những trăn trở, dằn vặt, những rung động trong tư tưởng, tình cảm của nhân vật.
HS: Đọc đoạn văn II/2/sgk/117 và nhận xét.
GV: Em hãy nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả?
HS: Miêu tả nội tâm nhân vật gián tiếp qua miêu tả nét mặt, cử chỉ.
GV: Nội tâm của nhân vật lão Hạc ra sao?
HS: Đọc ghi nhớ
Hoạt động II: 25'
 HDHS phần luyện tập.
HS: Đọc yêu cầu bài 1 sgk/117
GV: Hướng dẫn học sinh làm
Gợi ý: (Người kể có thể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba)
HS: Viết bài (10').
GV: Gọi học sinh lên trình bày
- Nhận xét, bổ sung.
HS: Đọc yêu cầu bài 2
GV: Hướng dẫn viết bài
Gợi ý: - Người viết
 Xưng tôi
 - Kể có thể dẫn lời.
	3. Củng cố: -3'
	 GV: Nhắc nhở HS biết kết hợp yếu tố miêu tả trong đoạn văn tự sự . 
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
1. Đọc đoạn trích:
" Kiều ở lầu Ngưng Bích"
* Nhận xét:
+ Những câu thơ miêu tả ngoại cảnh
" Trước lầu...
 ... dặm kia"
" Buồn trông...
.... ghế ngồi"
* Những câu thơ miêu tả nội tâm:
" Bên trời góc bể bơ vơ
... vừa người ôm"
2. Đọc đoạn văn:
* Nhận xét:
Miêu tả nội tâm nhân vật gián tiếp qua miêu tả nét mặt, cử chỉ.
* Ghi nhớ: sgk/117
II. Luyện tập:
Bài 1: ( Mẫu )
Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, một mụ mối đánh hơi thấy món hời liền dẫn một gã đến nhà vương ông. Gã đó khoảng hơn 40 tuổi ăn mặc chải chuốt. Khi vào nha Vương ông gia chủ chưa kịp mới thì hắn đã ngồi tót lên ghế thật ngạo mạn, xấc xược. Khi chủ nhà hỏi han trò chuyện thì gã bộc lộ rõ chân tướng của kẻ vô học bằng những lời cộc lốc, trống không. Hắn có vẻ đắc chí khi nhìn mụ mối vén tóc, bắt tay Kiều để kiểm tra. Kiều như một món hàng, có vẻ ưng ý hắn bắt đầu mặc cả. Lúc này Kiều thấy đau đớn, tủi nhục ê chề... Cuối cùng cuộc mua bán cũng đến hồi kết thúc. Chao ôi, một người con gái tài sắc, đoan trang, hiếu thảo như Kiều mà cuối cùng chỉ là món hàng được định giá "vàng ngoài bốn trăm". Mã Giam Sinh bộc lộ bản chất lái buôn, vô học, giả dối, bất nhân, vì tiền.
Bài 2: HS viết đoạn văn.
	4. Dặn dò: (2') - Về học bài
 	 - Làm bài 3 sgk/117
	 - Chuẩn bị bài Lục Vân Tiên gặp nạn.
 Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_8_tiet_3637383940.doc