Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 ( Từ tiết 36 đến tiết 40)

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 ( Từ tiết 36 đến tiết 40)

Tiết 36: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

(Trích Truyện Kiều)

 - Nguyễn Du -

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.

- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng.

- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

2. Kĩ năng:

- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại.

- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều.

- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.

3. Thái độ:

- Thương cảm cho thân phận Thúy Kiều và những người phụ nữ trong xã hội Phong kiến gặp cảnh éo le.

 

doc 17 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 ( Từ tiết 36 đến tiết 40)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
( Từ tiết 36 đến tiết 40)
- Kiều ở lầu ngưng Bích
- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Trau dồi vốn từ
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
NS: 
Tiết 36: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều)
 - Nguyễn Du -
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ:
- Thương cảm cho thân phận Thúy Kiều và những người phụ nữ trong xã hội Phong kiến gặp cảnh éo le.
II. Chuẩn bị:
- GV: bảng phụ, một số tư liệu xoay quanh đoạn trích.
- HS: soạn bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. KTBC: 
- Câu 1. Đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh ngày xuân và nêu những nghệ thuật tiêu biểu được tác giả sử dụng trong đoạn trích.
- Câu 2. Hãy nối một ý ở cột A với một ý ở cột B để có đáp án đúng?
3. Bài mới: 
Nhắc lại nội dung của đoạn trích Cảnh ngày xuân, tóm tắt và giới thiệu nội dung của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vị trí đoạn trích.
? Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm Truyện Kiều.
- GV nhận xét và tóm tắt: đoạn trích nằm trong phần "Gia biến và lưu lạc ". Sau khi biết mình bị lừa vào lầu xanh, Kiều uất ức, toan tự tử, Tú Bà sợ mất món lớn nên đã đưa Kiều ra giam lỏng tại lầu Ngưng Bích. Đoạn trích miêu tả tâm trạng của nàng khi ở đây.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách đọc và phân đoạn.
- Đọc diễn cảm, đúng nhịp.
- Yêu cầu 2 HS đọc bài thơ.
- Nhận xét cách đọc của HS.
? Văn bản trên có thể chia làm mấy phần, nêu nội dung từng phần.
- GV kết luận:
+ Phần I (hoàn cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích).
+ Phần II (nỗi nhớ người yêu và cha mẹ)
+ Phần III (tâm trạng Kiều qua cách nhìn cảnh vật).
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu về văn bản.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn I sau đó qua sát tranh trên máy chiếu và trả lời câu hỏi.
? Khung cảnh ở lầu Ngưng Bích hiện ra qua những chi tiết nào.
? Em hiểu “khóa xuân” là gì.
? Qua những chi tiết trên gợi cho người đọc một không gian như thế nào.
? Không gian thì như như vậy, còn thời gian thì ra sao.
? Em có cảm nhận gì về hoàn cảnh và tâm trạng của nàng Kiều qua khung cảnh trên.
- GV nhận xét và bình tâm trạng Kiều.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại phần II.
? Khi rơi vào hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi như vậy, Kiều có tâm trạng gì (nhớ người thương, gia đình).
? Nàng đã nhớ đến ai trước. Như thế có hợp lý không, vì sao.
- Vừa hợp với quy luật tâm lý, vừa thể hiện sự tinh tế của Nguyễn Du.
? Nhớ đến Kim Trọng, Kiều đã nhớ những gì.
? Em có nhận xét gì về những lời trên. Qua đó, em thấy Kiều là người như thế nào.
- GV giới thiệu và phân tích ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
? Nhớ đến cha mẹ, Thúy Kiều đã nhớ những gì.
? Em có nhận xét gì về từ ngữ và nghệ thuật được sử dụng trong đoạn này. Qua đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của Kiều đối với cha mẹ.
- Gọi HS đọc 8 câu cuối.
? Cảnh vật trong 8 câu cuối có gì đặc biệt, là cảnh thực hay hư.
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật trong đoạn cuối này. Cách dùng đó góp phần diễn tả điều gì.
- GV bình: quả thực, ngay sau đó Kiều mắc lừa Sở Khanh để rồi lâm vào cảnh “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
HĐ4: Hướng dẫn HS tổng kết bài.
? Qua đoạn trích trên tác giả giúp chúng ta hiểu gì về nàng Kiều.
? Nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng trong đọan trích là những nghệ thuật nào.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập.
HĐ5: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố
GV? Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
GV: Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc và khoanh tròn vào câu đúng.
- Câu 1: Những nét đặc sắc của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích về mặt nghệ thuật được tạo nên từ những điểm nào?
A. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại( Lời nói thầm bên trong, nhân vật tự nói với chính mình)
B. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng.
C. Kết cấu chặt chẽ thể hiện cách miêu tả tinh tế.
D. Câu A,B,C đều đúng.
- Câu 2: Qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người như thế nào?
A. Kiều là một người tình thủy chung.
B. Kiều là một người con hiếu thảo.
C. Kiều là một người có tấm lòng vị tha đáng trân trọng.
D. Câu A,B,C đều đúng.
I. Vị trí đoạn trích:
- Nằm ở phần II của tác phẩm Truyện Kiều.
II. Đọc, tìm bố cục:
1. Đọc:
2. Bố cục: gồm 3 phần
III. Tìm hiểu chi tiết về văn bản:
1. Hoàn cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích:
- Không gian:
+ Trước lầu Ngưng Bích...
+ Vẻ non xa tấm trăng gần...
→ mênh mông, hoang vắng, xa lạ và cách biệt
- Thời gian:
+ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
→ Tuần hoàn, khép kín →Tâm trạng cô đơn, buồn tủi.
2. Nỗi nhớ thương của Kiều:
a. Nỗi nhớ Kim Trọng:
- Nhớ những buổi thề nguyền
-Tưởng tượng Kim Trọng cũng đang hướng về mình
→ Đau đớn, xót xa nhớ về Kim Trọng.
b. Nỗi nhớ cha mẹ:
- Day dứt nhớ thương gia đình
+ Nhớ những lúc cha mẹ ngóng tin con.
+ Lúc tuổi già không ai chăm sóc.
→Sử dụng thành ngữ, điển cố →Tâm trạng day dứt của người con hiếu thảo.
3. Cảnh vật qua tâm trạng của Kiều:
- Cánh buồm → nhớ quê hương
- Hoa trôi → nhớ người yêu
- Nội cỏ, gió cuốn, tiếng sóng → Sử dụng điệp ngữ, từ láy gợi tả âm thanh, màu sắc.
→ Nỗi buồn man mác, lo âu của Thúy Kiều không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định.
IV. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/96
V. Luyện tập, củng cố
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, đọc thuộc lòng đoạn trích.
- Làm các bài tập phần Luyện tập.
- Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong văn bản.
- Sưu tầm những câu thơ, đoạn thơ khác trong Truyện Kiều có sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại hoặc tả cảnh ngụ tình.
- Soạn bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm 
- Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên - Kiều Ngụyêt Nga.
NS: 
 ND: 
Tiết 37-38: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Nguyễn Đình Chiểu -
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa đoạn trích.
3. Thái độ:
- Trân trọng vẻ đẹp lí tưởng theo quan niệm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu
II.Chuẩn bị: 
- GV: bài thơ Chạy giặc, một số tư liệu về tác giả.
- HS: soạn bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và cho biết nội dung chính của đoạn thơ nói về điều gì?
3. Bài mới
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu. 
- Không những là nhà yêu nước, ông còn là nhà thơ lớn của dân tộc.
? Vậy sự nghiệp văn thơ của ông có gì đặc biệt (HS kể tên những tác phẩm lớn). 
- GV đọc bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu cho HS nghe.
? Nêu xuất xứ của truyện Lục Vân Tiên? 
? Hãy tóm tắt tác phẩm?
- Nhận xét và tóm tắt lại một lần theo các phần (ghi bảng phụ):
+ Phần 1: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
+ Phần 2: Lục Vân Tiên gặp nạn được Ngư ông cứu giúp.
+ Phần 3: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.
- Truyện có kết cấu theo kiểu truyền thống, theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời các nhân vật chính. 
- Truyện nhằm mục đích truyền dạy đạo lí làm người 
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc và xác định vị trí đoạn trích.
- Cách đọc: diễn cảm, chú ý cách ngắt nhịp, sự thay đổi giọng điệu, ngôn ngữ trong từng cảnh.
- Đọc mẫu từ đầu → thác rày thân vong.
- Gọi 2 HS đọc đoạn còn lại và nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS.
? Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm Lục Vân Tiên (nằm ở phần đầu của tác phẩm).
- GV nhận xét và tóm tắt lại.
HĐ3: Giúp HS tìm hiểu nội dung đoạn trích.
? Đoạn trích xoay quanh mấy nhân vật, đó là những nhân vật nào.
? Nhân vật Lục Vân Tiên được tác giả xây dựng qua những tình huống nào (HS xác định 2 tình huống).
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
? Lục Vân Tiên gặp bọn cướp trong hoàn cảnh nào? 
? Khi thấy cảnh bọn cướp bắt người, thái độ của Vân Tiên ra sao.Cách miêu tả như thế gợi cho em nhớ đến hình ảnh nào trong truyện Trung Hoa?
? Em có nhận xét gì về lực lượng giữa hai bên.
- Tuy nhiên, Lục Vân Tiên không hề nao núng. Hình ảnh Lục Vân Tiên hiện ra trong trận đánh rất đẹp.
? Nghệ thuật nào được tác giả sử dụng giúp ta hiểu điều đó.
? Qua trên, em nhận như thế nào về nhân vật Lục Vân Tiên.
? Qua phần tìm hiểu về nhân vật Lục Vân Tiên, em học hỏi được điều gì ở Lục Vân Tiên?
- GV bình về hành động của Lục Vân Tiên và giáo dục HS cần biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
TIẾT 2
? Khi cứu người xong, thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên có thái độ gì.
- HS phân tích thái độ của Vân Tiên qua câu nói: “khoan khoan... ta là phận trai”
? Khi nghe hai cô muốn được lạy tạ ơn, thái độ của chàng ra sao.
- Giáo dục HS biết tôn trọng những lễ giáo phong kiến.
- Tuy nhiên, những thái độ trên cũng chưa khẳng định con người của Vân Tiên.
? Theo em, cần phải xét thái độ nào nữa.
? Qua những cử chỉ, thái độ trên giúp ta hiểu thêm điều gì về con người của Lục Vân Tiên.
? Nhân vật Kiều Nguyệt Nga hiện lên qua những chi tiết nào?
- HS chú ý lời nói của cô, thái độ và cách cư xử của cô đối với Vân Tiên.
? Ở từng chi tiết, Kiều Nguyệt Nga tỏ ra như thế nào?
? Qua đó giúp em cảm nhận gì về Kiều Nguyệt Nga?
- Nhận xét và giáo dục HS.
GV? Là một tiểu thư đài cát có mấy người có được cách cư xử như nàng KNN không?
HĐ4: Hướn ... tả đột hữu xông
- Nghệ thuật miêu tả → là người anh hùng tài năng và có lòng vì nghĩa.
b. Trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga:
- Thái độ ân cần, lịch sự
- Xem trọng lễ giáo phong kiến
- Không chịu nhận ơn
- Trọng nghĩa khinh tài
→ Là hình ảnh đẹp, lý tưởng mà tác giả muốn gởi gắm niềm tin và ước vọng.
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:
- Xưng hô khiêm nhường
- Nói năng dịu dàng, mực thước
→ Là cô gái thùy mị, nết na, có học thức, trọng tình nghĩa.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/115
IV. Luyện tập, củng cố
4. Hướng dẫn tự học:
- Học bài, đọc thuộc lòng một đoạn thơ khoảng 10 câu mà em thích.
- Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thông qua lời nói, hành động của nhân vật.
- Hiểu dùng được một số từ Hán Việt thông dụng ở phần chú thích.
- Làm bài tập phần Luyện tập.
- Soạn bài Trau dồi vốn từ:
+ Đọc kỹ các ví dụ và trả lời câu hỏi.- Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ chính xác nghĩa và cách dùng của từ.
- Ngoài ra, muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.
+ Làm các bài tập phần Luyện tập.
****************************************************************
NS: 
ND:
Tiết 39: TRAU DỒI VỐN TỪ
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ
2. Kĩ năng
- Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh
3. Thái độ:
- Tự ý thức muốn trau dồi vốn từ còn phải biết làm tăng vốn từ
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Tự nhận thức: Nhận thức được sự phát triển của việc trau dồi vốn từ rất quan trọng.
2. Làm chủ bản thân: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp
3. Giao tiếp: Trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
1. Thực hành: luyện tập sử sụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể.
2. Động não: Suy nghĩ, phân tích, hệ thống hóa các vấn đề về từ vựng tiếng Việt.
IV. Phương tiện dạy học
1. GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến sự phát triển của từ vựng, bảng phụ.
2. HS: Tìm các tình huống, từ mới có liên quan đến sự phát triển về nghĩa.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. KTBC:
- Câu 1. Những từ in đậm trong đoạn thơ sau có được xem là các thuật ngữ không? Vì sao?
	Em là ai, cô gái hay nàng tiên?
	Em có tuổi hay không có tuổi?
	Mái tóc em đây hay là mây là suối?
	Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông?
	Thịt da em hay là sắt là đồng?
- Vậy thuật ngữ là gì?
- Câu 2. Hãy tìm năm thuật ngữ và cho biết những thuật ngữ đó được dùng trong ngành nào. Nêu đặc điểm của thuật ngữ?
3. Bài mới: 
 Cho hai từ sau: mấp máy, nhấp nháy. Hãy chọn và điền vào chỗ trống trong câu sau sao cho thích hợp.
 Ông họa sĩ già...................... bộ ria mép quen thuộc
- GV nhận xét và nhấn mạnh: muốn sử dụng tốt tiếng Việt cần phải nắm chắc nghĩa. Đó là cách trau dồi vốn từ.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Giúp HS hiểu thế nào là rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
- Yêu cầu 1 HS đọc nội dung ý kiến của Phạm Văn Đồng.
? Qua ý kiến trên, em hiểu tác giả muốn thể hiện điều gì.
- Yêu cầu HS đọc ví dụ 2.
? Hãy xác định lỗi diễn đạt trong những câu trên và giải thích vì sao có những lỗi này.
- GV kết luận: do không nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
? Vậy, để biết dùng “tiếng ta” cần phải làm gì.
- GV nhận xét và nhấn mạnh việc cần thiết phải trau dồi vốn từ.
? Vậy làm thế nào để trau dồi vốn từ.
- GV giới thiệu cácc cách như: qua sách báo, ti vi, đài... ghi lại những từ mới hoặc tra từ điển tiếng Việt trước khi dùng từ.
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ2: Giúp HS tìm hiểu cách rèn luyện để làm tăng vốn từ.
- Gọi HS đọc ý kiến của Tô Hoài.
? Em hiểu ý kiến trên của nhà văn Tô Hoài như thế nào.
? Em rút ra bài học gì qua ý kiến trên.
- Kết luận: cần rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc làm thường xuyên để trau dồi vốn từ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS làm cá nhân và trình bày kết quả.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu HSTL nhóm tìm ra lỗi sai và cách chữa.
- Hs thảo luận nhóm trong 2 phút và trình bày.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 5.
? Dựa theo cách ý kiến của Hồ Chí Minh, hãy nêu cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ.
- Nhận xét và cung cấp một số cách.
- Nêu yêu cầu bài tập và hướng dẫn HS cách làm.
- Yêu cầu học sinh trả lời. Có mấy cách trau dồi vốn từ, đó là những cách nào? 
- Yêu cầu HS đọc bài đọc thêm SGK
- HS làm câu a,b.
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
1. Ví dụ:
 VD1:Ý kiến của Phạm Văn Đồng...
- Tiếng Việt là ngôn ngữ có khả năng đáp ứng nhu cầu lớn về diễn đạt.
→ Cá nhân không ngừng trau đồi ngôn ngữ.
VD2: Xác định lỗi...
a. thừa từ “đẹp”
b. dùng sai từ “dự đoán” → “ước đoán”
c. sai từ “đẩy mạnh” → “mở rộng”
2. Ghi nhớ: SGK/100
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ
1. Ví dụ:
 Ý kiến của Tô Hoài: phân tích quá trình trau dồi vốn từ của Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của dân tộc.
2. Ghi nhớ: SGK/101
III. Luyện tập, củng cố
1. Xác định nghĩa của Tiếng và của từ tròn cụm từ hoặc câu nói cụ thể
- Hậu quả: (b)
- Đoạt: (a)
- Tinh tú: (b)
2. Lựa chọn từ ngữ đúng và phù hợp với văn cảnh.
3. Nhận ra và biết cách sửa lỗi dùng từ.
a. im lặng – yên tĩnh
b. thành lập - thiết lập
c. cảm xúc – cảm phục
5. Phân tích cách sử dụng từ ngữ hiệu quả trong một văn bản cụ thể.
6. Tìm các yếu tố cấu tạo từ mô hình cho trước.
- Quan sát, lắng nghe lời nói của mọi người và trên các phương tiện khác:
- Đọc sách báo
- Ghi lại những từ ngữ mới nghe, đọc được
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, làm các bài tập còn lại: 2,4,6,8,9.
- Mở rộng vốn từ : hiểu và biết cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng.
- Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
+ Đọc các ví dụ SGK và trả lời câu hỏi..- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
+ Làm bài tập phần Luyện tập.
**************************************************************
NS: 
ND: 
Tiết 40: MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong một văn bản tự sự.
- Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc- hiểu văn bản.
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
3. Thái độ:
- Ý thức việc sử dụng miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
II. Chuẩn bị:
- GV: bảng phụ, đoạn văn mẫu.
- HS: Bài soạn..
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp 
2. KTBC: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới:
Nhắc lại yếu tố miêu tả và yêu cầu HS kể tên những đối tượng của yếu tố miêu tả. Nhận xét và giới thiệu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Giúp HS nắm được thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
? Hãy tìm và chỉ ra những câu thơ miêu tả cảnh và tả tâm trạng của Thúy Kiều.
? Dựa vào đâu em biết được đoạn tả cảnh, đoạn tả tâm trạng.
? Những câu thơ miêu tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật.
- Đôi khi tác giả chỉ miêu tả tâm trạng nhưng người đọc hiểu được hình thức bên ngoài.
? Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự (yêu cầu HS thảo luận cặp và trả lời).
- GV nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn văn.
? Em có nhận xét gì cách miêu tả nội tâm nhân vật Lão Hạc của tác giả.
- Kết luận: qua nét mặt, cử chỉ cho ta thấy sự đau khổ, hối hận của lão Hạc.
? Ngoài cách miêu tả gián tiếp này còn có cách miêu tả nào khác.
- GV giới thiệu cách miêu tả trực tiếp và đưa ra ví dụ:
 “... Nhưng tôi lúng túng ngay từ đầu và tôi cứ đứng đung đưa người trước chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên”.
Trích Buổi học cuối cùng – Ngữ văn 6, tập II
? Qua trên, hãy cho biết thế nào là miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự. Miêu tả nội tâm có tác dụng gì.
? Có thể miêu tả nội tâm theo mấy cách.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
? Đọc đoạn văn sau và cho biết tác giả miêu tả nội tâm nhân vật theo cách nào.
 Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng...
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS làm vào phiếu học tập và trình bày cá nhân.
- Gợi ý: xác định câu thơ miêu tả chân dung Mã Giám Sinh và câu thơ miêu tả nội tâm của Kiều. Viết thành văn xuôi theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
- Yêu cầu HS trình bày, GV nhận xét, uốn nắn cách viết cho các em.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. Hướng dẫn HS làm sau đó yêu cầu học sinh trình bày trước lớp.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Gợi ý: việc đó là việc gì, diễn ra như thế nào, tâm trạng sau khi gây ra việc không hay đó.
-- Hãy khoanh tròn câu em cho là đúng nhất?
1. Đối tượng miêu tả nội tâm là:
A. Ý nghĩ của nhân vật	C. Diễn biến tâm trạng nhân vật
B. Cảm xúc của nhân vật D. Cả A,B,C đều đúng
2. Có những cách miêu tả nội tâm nào?
A. Trực tiếp C. Đan xen giữa trực tiếp và gián tiếp
B. Gián tiếp D. Cả A,B,C đều đúng
 Yêu cầu HS xung phong lên bảng làm..
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
1. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
- Tả cảnh: 4 câu đầu và 8 câu cuối.
- Tả tâm trạng: 6 câu giữa.
→ Tả cảnh để thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật và ngược lại.
 → Miêu tả nội tâm nhằm tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng nhân vật làm cho nhân vật sinh động.
2. Đoạn văn:
 Miêu tả nội tâm nhân vật lão Hạc gián tiếp qua nét mặt, cử chỉ.
* Ghi nhớ: SGK/117
II. Luyện tập, củng cố
1. Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
2. Hãy đóng vai Nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân, báo oán.
3. Ghi lại tâm trạng của mình sau khi gây chuyện có lỗi với bạn.
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, làm bài tập còn lại.
- Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả tâm trạng nhân vật đã học.
- Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn:
- Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gởi gắm nơi những người lao động bình thường.
- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuât ngôn từ trong đoạn trích.
+ Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi SGK.
+ Nắm những nét chính về nhân vật Trịnh Hâm và vợ chồng Ngư Ông.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_8_tu_tiet_36_den_tiet_40.doc