ÔN TẬP KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hệ thống hóa kiến thức về phần văn học trung đại
- Biết vận dụng kiến thức đã học để tạo lập đoạn văn cụ thể.
*.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Nắm vững chắc hơn các kiến thức về văn học trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu
2. Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng hệ thống, phân tích và so sánh, trình bày vấn đề dưới nhiều hình thức khác nhau, trả lời câu hỏi, viết bài tự luận ngắn, trắc nghiệm
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức tích cực tự giác ôn tập củng cố kiến thức về văn học trung đại.
B.CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : soạn bài ;CKTKN
*PHƯƠNG PHÁP:
- Phát vấn, đàm thoại, giải thích, khái quát hóa, thảo luận nhóm.
2.HS: Ôn lại kiến thức văn học trung đại đã học
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
.Ổn định lớp
. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị bài của HS (kết hợp kiểm tra trong tiết ôn tập)
.Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều tác giả - tác phẩm văn học trung đại. Tiết học này là điều kiện để các em hệ thống lại những kiến thức đã học và để chuẩn bị cho tiết kiểm tra sắp tới đạt kết quả cao. Chúng ta đi vào bài ôn tập
Tuần :9 (Từ ngày 10/10/2011 đến 15/10) Tiết (Thay nội dung các tiết giảm tải văn học trung đại) Ngày soạn: 8/10 Ngày dạy: /10/2011 ÔN TẬP KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hệ thống hóa kiến thức về phần văn học trung đại - Biết vận dụng kiến thức đã học để tạo lập đoạn văn cụ thể. *.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Nắm vững chắc hơn các kiến thức về văn học trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu 2. Kỹ năng: - Rèn cho HS kỹ năng hệ thống, phân tích và so sánh, trình bày vấn đề dưới nhiều hình thức khác nhau, trả lời câu hỏi, viết bài tự luận ngắn, trắc nghiệm 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức tích cực tự giác ôn tập củng cố kiến thức về văn học trung đại. B.CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : soạn bài ;CKTKN *PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, đàm thoại, giải thích, khái quát hóa, thảo luận nhóm. 2.HS: Ôn lại kiến thức văn học trung đại đã học C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: .Ổn định lớp . Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị bài của HS (kết hợp kiểm tra trong tiết ôn tập) .Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều tác giả - tác phẩm văn học trung đại. Tiết học này là điều kiện để các em hệ thống lại những kiến thức đã học và để chuẩn bị cho tiết kiểm tra sắp tới đạt kết quả cao. Chúng ta đi vào bài ôn tập HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG *HOẠT ĐỘNG 1 :BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC GIẢ - TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ĐÃ HỌC I.LẬP BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC GIẢ - TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ĐÃ HỌC: *Bảng thống kê các tác giả - tác phẩm văn học trung đại đã học: STT TÊN VB, ĐOẠN TRÍCH,T P TÁC GIẢ NỘI DUNG CHỦ YẾU ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT 1 Chuyện người con gái Nam Xương ( Truyền kỳ mạn lục) Nguyễn Dữ ( Thế kỷ 16) - Khẳng định vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Cảm thương trước số phận bi kịch của họ dưới chế độ Phong kiến - Thái độ của tác giả - Viết bằng chữ Hán. - Khai thác vốn văn học dân gian - Kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố truyền kì. 2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( Vũ trung tùy bú t - Tùy bút viết trong những ngày mưa) Phạm Đình Hổ ( Thế kỷ 18) - Cuộc sống xa hoa, vô độ của bọn vua Lê - Chúa Trịnh - Thái độ bất bình của tác giả - Tùy bút bằng chữ Hán, kể chuyện, miêu tả sinh động, cụ thể, lựa chọn sự việc tiêu biểu , có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc – con người. 3 Hồi thứ 14: Đánh Ngọc Hồi , quân Thanh bị thua trận, bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài ( Hoàng Lê nhất thống chí) Ngô Gia Văn Phái( Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du) (Thế kỷ 18) - Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ - Sự thất bại thảm hại của quân Thanh và bè lũ bán nước. - Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán, cách kể nhanh gọn, khắc họa nhân vật qua hành động 4 Truyện Kiều Nguyễn Du (Nửa cuối thế kỷ 18 đầu 19) - Cuộc đời và sự nghiệp - Vai trò, vị trí trong lịch sử văn học dân tộc - Tóm tắt truyện Kiều. - Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện Kiều - Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát - Tóm tắt nội dung, cốt truyện 5 Chị em Thúy Kiều ( Truyện Kiều) Nguyễn Du - Ca ngợi vẻ đẹp chị em Thúy Kiều + Thúy Vân: vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, dự báo cuộc đời êm đềm, trôi chảy + Thúy Kiều: vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, dự báo cuộc đời lênh đênh, sóng gió - Ước lệ, tượng trưng, điển cố - điển tích. - Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp của con người - Giá trị nhân đạo sâu sắc. 6 Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều) Nguyễn Du - Bức tranh thiên nhiên và quang cảnh lễ hội mùa xuân - Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. - Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc, sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu nhạc điệu 7 Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) Nguyễn Du (1765-1820) - Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều: + Đau đớn, xót xa nhớ về Kin Trọng->Tấm lòng chung thủy + Day dứt, thương nhớ gia đình-> hiếu thảo với cha mẹ - Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích: + Bức tranh thứ nhất phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của Kiều + Bức tranh thứ hai: phản chiếu tâm trạng nhân vật với thực tại phủ phàng - Tả cảnh ngụ tình đặc sắc - Ngôn ngữ độc thoại - Giá trị nhân đạo sâu sắc 8 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) - Sơ giản về tác giả Nguyễn Đình Chiểu - Đạo lí nhân nghĩa thể hiện qua nhân vật Lục Vân Tiên.và Kiều Nguyệt Nga - Giới thiệu tác giả - tác phẩm, truyện thơ Nôm - Miêu tả nhân vật thông qua cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, lời nói - Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang màu sắc Nam Bộ *HOẠT ĐỘNG 2:LUYỆN TẬP Gv: Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong đoạn trích Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ ? GV:Vẻ đẹp và số phận, bi kịch của người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và các đoạn trích Truyện Kiều: GV: Sự xấu xa, bộ mặt của xã hội Phong kiến được thể hiện qua những đoạn trích nào? Nội dung? GV: Nét đẹp thể hiện qua hình ảnh người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ? GV: Vẻ đẹp của người anh hùng Lục Vân Tiên? HS tự nhắc lại kiên thức cũ GV ôn lại để khắc sâu kiến thức cho HS HS Thảo luận 5 phút- 4 nhóm GV nhận xét, đánh giá GV: Giá trị nhân đạo thể hiện như thế nào qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” – Nguyễn Du ? GV: Qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tác giả muốn nói lên điều gì ? GV: Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, tác giả muốn nói lên điều gì ? II. LUYỆN TẬP: 1. Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong đoạn trích Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ . *Giá trị hiện thực: - Tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã gây cảnh chia lìa hạnh phúc lứa đôi, chồng vợ; gián tiếp là nguyên nhân gây nên cái chết đầy uất hận cho Vũ Nương. - Tố cáo sự bất công của chế độ Phong Kiến đối với người phụ nữ: Sự bất bình đẳng nam nữ (Xã hội phụ quyền: Trọng nam khinh nữ) *Giá trị nhân đạo : - Ca ngợi phẩm chất và vẻ đẹp của người phụ nữ - Bênh vực cho quyền sống, quyền hạnh phúc được trân trọng yêu thương đối với người phụ nữ. - Ước mơ người phụ nữ có cuộc sống tốt đẹp. 2/Vẻ đẹp và số phận, bi kịch của người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và các đoạn trích Truyện Kiều: Vẻ đẹp Số phận bi kịch Tài sức vẹn toàn, chung thủy, sắc son (Vũ Thị Thiết- Vũ Nương) Đau khổ, bất hạnh, oan khuất, tài hoa, bạc mệnh: số phận và nỗi oan của Vũ Nương Hiếu thảo, nhân hậu, khát vọng tự do, công lý và chính nghĩa ( Thúy Kiều) Bi kịch tình yêu, tan vỡ tình đầu, trả hiếu, lưu lạc, phong trần giữa cuộc đời) 3. Phản ánh hiện thực xã hội Phong kiến: -Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: thói ăn chơ, xa hoa, lãng phí tiền bạc, công sức của nhân dân - Hoàng Lê nhất thống chí: Phản ánh bọn vua Lê - chúa Trịnh hèn nhát, bán nước cầu vinh - Truyện Kiều:Sự giả dối, bất nhân vì tiền mà táng tận lương tâm 4. Phân tích hình tượng nhân vật anh hùng: a. Quang Trung - Nguyễn Huệ: - Yêu nước nồng nàn. Tài trí song toàn, nhân cách cao đẹp ð Anh hùng dân tộc vĩ đại b. Lục Vân Tiên - Người anh hùng với lý tưởng đạo đức cao đẹp ð Quan niệm, tư tưởng của tác giả - Quan niệm: phò đời, cứu nước, giúp dân. Trừng trị kẻ ác, cứu đời. Không mong đền đáp 5. Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Du, thời đại, tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều: - Tóm tắc tác phẩm Truyện Kiều 6. Phân tích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều: - Đề cao, khẳng định vẻ đẹp con người( Chị em Thúy Kiều) - Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người ( Mã Giám Sinh mua Kiều) - Thương xót, đồng cảm trước những cảnh khổ của con người ( Kiều ở lầu Ngưng Bích) - Đề cao tấm lòng bao dung, nhân hậu và ước mơ công lý, chính nghĩa ( Kiều báo ân, báo oán) 7. Phân tích giá trị tiêu biểu của Truyện Kiều: - Kể chuyện , miêu tả, bộc lộ tâm trạng cảm xúc - Tả thiên nhiên, giàu chất gợi hình - Xây dựng chân dung nhân vật bằng bút pháp ước lệ - Khắc họa nhân vật qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động... - Miêu tả nhân vật bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm , đối thoại GV: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: Tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết , chú ý đề có 2 phần trắc nghiệm(8 câu-Mỗi câu 0.25 điểm ) và tự luận(8 điểm ) - Ôn lại nội dung theo câu hỏi trong SGK. Bảng thống kê các tác giả - tác phẩm văn học trung đại đã học. - Chuẩn bị “Đồng chí” – Chính Hữu: Chú ý phần tìm hiểu về tác giả -tác phẩm ;đọc bài thơ và trả lời câu hỏi sgk vào vở bài tập. . RÚT KINH NGHIỆM: . . ************************************ Tuần :9 Ngày soạn: 8.10 Tiết: 46 Ngày dạy: /10/2011 KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam : những thể loại chủ yếu , giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu - Đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt - Nghiêm túc, tập trung, cẩn thận trong giờ làm bài *. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Ra đề kiểm tra có đáp án và thang điểm cụ thể 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị giấy, bút, kẻ ô điểm lời phê để viết bài C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: .Ổn định lớp: . Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị giấy, nhắc nhở HS thái độ khi làm bài .Bài mới: - GV phát đề kiểm tra . HS làm bài (Có đề -ma trận-đáp án kèm theo) - GV thu bài. Nhận xét giờ làm bài. . Hướng dẫn tự học: - Ôn tập lại những nội dung, kiến thức đã học về văn học trung đại - Chuẩn bị “ Đoàn thuyên đánh cá” *. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần : 9 Ngày soạn: 10.10 Tiết : 47 Ngày dạy: /10/2011 ĐỒNG CHÍ Chính Hữu A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Cảm nhận được vẻ đẹp và hình tượng anh bộ đội được khắc họa trong bài thơ – những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. - Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này. *.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ. - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên chân thực. 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ. - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ. 3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước, trân trọng tình cảm thiêng liêng của những người lính trong chiến đấu. B. CHUẨN BỊ : GV : Soạn giáo án, bảng phụ, phiếu học tập;Chuẩn KTKN * Phương pháp, kĩ thuật. - Phân tích gợi tìm, nêu vấn đề, bình giảng. - Động não, - Vấn đáp giải thích minh họa, trực quan, thảo luận theo cặp. HS : Trả lời câu hỏi ở sgk. C..TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: .Ổn định lớp: . Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị bài của HS .Bài mới- GV: Dân tộc VN đã trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kì, vĩ đại nên đề tài người lí ... i những nội dung còn lại về từ vựng đó học (Sự phát triển của từ vựngtrau dồi vốn từ) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG TÌM HIỂU CHUNG Sự phát triển của từ vựng GV: Nhắc lại Các cách phát triển của từ vựng nghĩa của từ? GV: 1HS lên bảng điền Nội dung thích hợp vào sơ đồ SGK/135 GV: Tìm dẫn chứng minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng? GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 3(SGK/135) Từ mượn GV: Nhắc lại khái niệm từ mượn? - GV hướng dẫn HS làm BT - Trình bày miệng trước lớp Từ Hán -Việt GV: Nhắc lại khái niệm từ Hán Việt GV hướng dẫn HS làm bài tập. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội GV: Nhắc lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ? Cho VD? HS thảo luận câu hỏi? (SGK/136) Trau dồi vốn từ GV: Có các hình thức trau dồi vốn từ nào? GV hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Trình bày miệng trước lớp? HS làm bài tập nhóm sử lỗi dùng từ GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: HS xem lại bài từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội trong SGK lớp 8 và kết hợp làm bài tập I.Sự phát triển của từ vựng: 1.Các cách phát triển của từ vựng: 2 cách: - Cách 1: Phát triển nghĩa của từ ngữ: + Thêm nghĩa mới + Chuyển nghĩa - Cách 2: Phát triển số lượng từ ngữ + Tạo từ mới + Vay mượn 2.Bài tập: a. Chuyển nghĩa: + Trao tay +Tay buôn người (nghĩa chuyển) - Tạo từ ngữ mới: + Từ ngữ mới xuất hiện: mô hình X + Y VD: Văn + học -> văn học + Từ ngữ mới xuất hiện VD: du lịch sinh thái: khu chế xuất - Vay mượn: Kịch trường b. Không có nghĩa mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ vì: - Số lượng các sự vật, hiện tượng, khái niệm mới là vô hạn, do đó nếu ứng với khái niệm , sự vật, hiện tượng mới lại phải có thêm 1 từ ngữ mới thì số lượng các từ ngữ quá lớn, qúa cồng kềnh, rườm rà, mặt khác số lượng từ ngữ có giới hạn II.Từ mượn: 1.Khái niệm: Từ mượn là những từ Tiếng Việt vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà Tiếng Việt chưa có từ ngữ thật thích hợp để biểu thị 2.Bài tập: *Chọn nhận định đúng: - Nhận định : Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt *Những từ mượn như: săm, lốp, (bếp) ga, phanh,pê đan, nan hoa, là những từ đó được Việt hoá hoàn toàn về âm, nghĩa, cách dùng những từ này không khác gì những từ được coi là thuần Việt như: bàn, ghế, trâu, bò - Các từ: a-xít, hidro, vitamin -> còn giữ nhiều nét ngoại lai - chưa được Việt hoá hoàn toàn (từ gồm nhiều âm tiết, mỗi âm tiết có chức năng, cấu tạo vỏ âm thanh cho từ chứ không có nghĩa gì. III.Từ Hán -Việt 1.Khái niệm: Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của người Việt: Quốc gia, gia đình, 2.Bài tập: Chọn quan niệm đúng: b IV.Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội: 1.Khái niệm: - Thuật ngữ: là ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, cụng nghệ: phẫu thuật, siêu âm - Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ dựng trong 1 trong một tầng lớp xã hội nhất định VD: cậu, mợ chỉ cha mẹ: cách gọi của tầng lớp thượng lưu trong xã hội cũ. 2.Bài tập: * Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay: Cuộc sống hiện nay: thời đại khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí của người Việt Nam ngày càng nâng cao, nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công nghệ ngày càng tăng. Trong tình hình đó, thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn. * Liệt kê một số thuật ngữ là biệt ngữ xã hội: cậu, mợ, cha, linh mục, xứ đạo V.Trau dồi vốn từ: 1.Các hình thức trau dồi vốn từ: - Cách 1: Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ - Cách 2: Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ 2.Bài tập: *Giải thích nghĩa của những từ sau: - Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành. - Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình. - Dự thảo: + Động từ : thảo ra để đưa thông qua + Danh từ : bản thảo để đưa thông qua - Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu - Hậu duệ: con cháu của người đó chết - Khẩu khí: khí phách của con người toát ra từ lời nói - Môi sinh: môi trường sống của sinh vật *Sửa lỗi dùng từ: a, Béo bổ:: tính chất cung cấp chất bổ dưỡng cho cơ thể -> thay bằng từ béo bở: dễ mang lại nhiều lợi nhuận b, Đạm bạc: có ít thức ăn, toàn thứ rẻ tiền, chỉ đủ ở mức tối thiểu -> thay bằng từ tệ bạc: không nhớ ơn nghĩa, không giữ trọn tình nghĩa trước sau trong quan hệ đối xử c, Tấp nập: gợi tả quang cảnh đông người qua lại không ngớt -> thay bằng tới tấp: nghĩa là liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua, cái khác đó tới HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Chỉ ra các từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ trong một văn bản cụ thể. Giải thích vì sao những từ đó lại được sử dụng (hay không được sử dụng) trong văn bản đó. E. RÚT KINH NGHIỆM: . . . ************************************ Tuần : 10 Ngày soạn: Tiết : 50 Ngày dạy: Tập làm văn: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học. - Thấy được vai trò của nghị luận trong văn bnả tự sự. - Biết cách sự dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức: - Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. - Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự. - Tác dụng của các yếu tố nghị tố nghị luận trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: - Nghị luận trong khi làm văn tự sự. - Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể. 3. Thái độ: - Vận dụng vào các bài viết của bản thân. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm kết hợp với thực hành. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - Trong văn bản tự sự , để người đọc (người nghe ) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết ( người kể ) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng cách lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. Đó là nghị luận trong văn tự sự để tìm hiểu chúng ta cùng vào tìm hiểu giờ học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. - Gv: Cho học sinh đọc đoạn trích a. - Hs: Đọc đoạn trích a Ngữ liệu 1: Đoạn văn SGK/137 ( Trích "Lão Hạc") * Thảo luận nhóm. ? Đoạn văn trên có nội dung gì? - HS: Như một cuộc đối thoại ngầm, ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác để "chỉ buồn chứ không nỡ giận" ? Để đi đến kết luận đó, nhân vật ông giáo đã đưa ra các luận điểm và lập luận theo logic nào? - Hs : Thảo luận trả lời - Kết thúc vấn đề: Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận? ? Nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ, câu văn ở đoạn văn trên? - Hs: Suy nghĩ ,trả lời. - Hs: Đọc đoạn trích SGK/138 - 1 H/s đọc ? Cuộc đối thoại giữa Hoạn Thư và Thuý Kiều được diễn ra dưới hình thức nào? Hs : Suy nghĩ trả lời. Gv: Chốt giảng ? Trong phiên bản này, Kiều là người buộc tội Hoạn Thư, nàng đó có cách lập luận ntn? -> Sau lời chào mỉa mai là lời đay nghiến ? Nhận xét gì về kiểu câu? -> Câu khẳng định: càng...càng ? Hoạn Thư có cách lập luận ra sao? -> Đưa ra 4 luận điểm: ? Lập luận của Hoạn Thư có T/ dụng gì? - HS: + Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư "khôn ngoan + Kiều bị đặt vào một tình huống khó xử. * Thảo luận nhóm: ? Để rút ra những dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong 1 văn bản? - Hs: Suy nghĩ trả lời. - GV: Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét phán đoán, các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc (có khi thuyết phục chính mình) về một vấn đề, một quan điểm, một tư tưởng nào đó - Trong đoạn văn nghị luận, thường dùng nhiều câu khẳng định, phủ định, các cặp quan hệ từ: nếu...thì; không những...mà còn; càng...càng..các từ:tóm lại... ? Qua các ngữ liệu trên, em rút ra kết luận gì về yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự? - 1 H/s đọc ghi nhớ SGK/138 *HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn hs luyện tập - GV: Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập 1. - HS: Thảo luận trình bày - Gv: Chốt ghi bảng * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. a. Xét Ví Dụ: * Đoạn trích a - Đoạn trích là những suy nghĩ trong nội tâm của nhân vật ông giáo trong truyện ngắn”Lão Hạc” - Ông giáo đang nói với chính mình,đang đối thoại ,thuyết phục chính mình + Sự lập luận và các luận điểm. -> Luận điểm: Nếu ta không cố mà tìm hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ (nêu vấn đề) - Phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị đã quá đau khổ: - Kết thúc vấn đề: Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận * Nhận xét: Các câu văn mang tính chất nghị luận chứa các cặp quan hệ từ ( nếu thì ) (khi thì ) và cụm từ khẳng định,phủ định. - Ý nghĩa vai trò: Khắc họa tính cách nhân vật ông giáo. * Đoạn trích b: - Trong phiên tòa Kiều là quan tòa: Kiều lập luận: + Sau lời chào mỉa mai là lời đay nghiến Xưa nay, càng cay nghiệt lắm thì càng chuốc lấy oan trái -> Câu khẳng định: càng...càng - Hoạn Thư lập luận: -> Đưa ra 4 luận điểm: 1. Tôi là đàn bà ghen tuông là chuyện thường tình 2. Tôi cũng đó đối xử rất tốt với cô khi ở gác viết kịch: khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo 3. Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung - chắc gì ai nhường cho ai 4. Tôi cũng đã gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông nhờ vào lòng khoan dung rộng lớn của cô ( Nhận tội, đề cao tâng bốc Kiều) => Hoạn thư lập luận khôn ngoan, sắc sảo Kiều phải khen và tha thứ cho Hoạn Thư b. Kết luận : ( ghi nhớ sgk) III. LUYỆN TẬP: * Bài tập 1: SGK/139 - Lời văn trong đoạn trích là lời của ông giáo - Thuyết phục chính mình - Thuyết phục điều: Vợ mình không ác để mà "chỉ buồn chứ không nỡ giận" III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Vai trò của yếu tố nghị luận trong tự sự - Cách sử dụng - Học bài + hoàn thành các BT. - Soạn bài: Tổng kết từ vựng. E. RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: