Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Tuần: 9

Tiết: 41

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS :

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh qua phân tích đối lập cái thiện và cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giải gửi gắm nơi người lao động bình thường.

- Giúp học sinh tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn ngữ trong đoạn trích.

2. Kỹ năng

-Đọc, kể chuyện, phân tích lời kể, lời tả.

3. Thái độ:

- Biết sống cao cả, tiết tháo không màng danh lợi công danh.

- Đời sống trong sạch thanh thản, khinh ghét sự đen bạc, tráo trở, tiểu nhân độc ác.

II. Chuẩn bị:

-Giáo viên: Tham khảo SGK, SGV, Dạy – học Ngữ văn 9, tranh minh họa Lục Vân Tiên gặp nạn ( Nguyễn Trọng Hoàn ), bảng phụ.

-Học sinh: Đọc đoạn trích, trả lời các câu hỏi Đọc – hiểu văn bản.

 

doc 19 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/10/2009
Ngày dạy: 10/10/2009
Tuần: 9
Tiết: 41
 Văn bản: LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
Nguyễn Đình Chiểu
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh qua phân tích đối lập cái thiện và cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giải gửi gắm nơi người lao động bình thường.
- Giúp học sinh tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn ngữ trong đoạn trích.
2. Kỹ năng
-Đọc, kể chuyện, phân tích lời kể, lời tả.
3. Thái độ: 
- Biết sống cao cả, tiết tháo không màng danh lợi công danh.
- Đời sống trong sạch thanh thản, khinh ghét sự đen bạc, tráo trở, tiểu nhân độc ác.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK, SGV, Dạy – học Ngữ văn 9, tranh minh họa Lục Vân Tiên gặp nạn ( Nguyễn Trọng Hoàn ), bảng phụ.
-Học sinh:
Đọc đoạn trích, trả lời các câu hỏi Đọc – hiểu văn bản.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(2’)
ơMục tiêu: Kiểm tra kiến thức bài cũ của học sinh, định hướng bài mới.
1.Kiểm tra bài cũ.
1. Giá trị nội dung nào sau đây là nổi bật nhất của Truyện Lục Vân Tiên.
a. Giá trị nhân đạo. 
b. Giá trị hiện thực.
c. Giáo dục đạo lí làm người. 
d. Đề cao tinh thần anh hùng, nghĩa hiệp.
2. Phân tích một trong hai nhân vật Lục vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
HS thực hiện theo yêu cầu
- Chọn câu c
- Phân tích theo nội dung bài học
2.Giới thiệu bài mới.
 Với mục đích truyền dạy đạo lí làm người tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng các nhân vật chính diện luôn sẵn lòng làm những việc tốt giúp đời cứu người. Nếu như trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga “ khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả được gửi gắm qua nhân vật Lục Vân Tiên thì trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên gặp nạn “ ta sẽ hiểu thêm về thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.
HS lắng nghe, ghi bài.
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu vị trí của đoạn trích.(3’)
I.Giới thiệu chung.
ơMục tiêu: HS nắm được vị trí của đoạn trích.
1. Tác giả
-Cho biết vị trí đoạn trích ? 
-GV tóm tắt : Khi Lục Vân Tiên đến trường thi, gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm . Họ kết bạn với nhau và cùng vào moat quán rượu xướng họa thơ phú. Thấy Vân Tiên tài cao, Trịnh Hâm tỏ thái độ ganh ghét, đố kị. Sau đó Vân Tiên nghe tin mẹ mất, chàng bỏ thi về nhà chịu tang mẹ. Tình cảnh của thầy trò Vân Tiên lúc này rất bi đát, tiền hết, mắt đã mù, đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm, tưởng có thể nhờ cậy, nhất là khi được hắn hứa sẽ đưa về quê nhà. Không ngờ Trịnh Hâm đã lừa tiểu đồng vào rừng, trói vào gốc cây rồi ra nói dối với Vân Tiên là tiểu đồng đã bị cọp vồ. Vân Tiên hoàn toàn bơ vơ, lúc này hắn mới ra tay.
HS trả lời:
- Đoạn trích thuộc phần 2
HS lắng nghe.
-Nguyễn Đình Chiểu.
2. Tác phẩm
-Đoạn trích nằm ở phần 2 cuả tác phẩm.
HĐ3:Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản.(28’)
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Đọc văn bản
ơMục tiêu: HS thấy được hành động độc ác của Trịnh Hâm và tấm lòng cao cả của Ngư ông. Giáo dục lòng yêu thương người cho học sinh.
-GV hướng dẫn giọng đọc cần chú ý lời đối thoại, chú ý hành động của Trịnh Hâm, Ngư ông.
-GV đọc, gọi học sinh đọc, nhận xét.
-Bố cục của đoạn trích ?
-GV treo bảng phụ chốt lại:
 +Tám câu đầu : Hành động tội ác của TH.
 + Còn lại : Miêu tả việc làm nhân đức cùng cuộc sống trong sạch, nhân cách cao cả của Ngư ông.
-Lệnh học sinh đọc tám câu thơ đầu.
-Vân Tiên bị ám hại trong hoàn cảnh nào?
- Cho HS quan sát tranh LVT gặp nạn
-Vì sao Trịnh Hâm quyết tình hãm hại Vân Tiên ?
-GV : Đến lúc này, khi mối lo đó không còn cơ sở nữa ( Vân Tiên đã mù ) mà hắn vẫn tìm cách hãm hại, chứng tỏ sự ác độc dường như đã ngấm vào máu thịt hắn, đã trở thành bản chất của hắn.
-Hãy tìm những câu thơ nói lên hành động hãm hại của Trịnh Hâm. Em có nhận xét gì về hành động của Trịnh Hâm?
-GV : Hành động độc ác, bất nhân, bất nghĩa: độc ác, bất nhân vì hắn đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang cơn hoạn nạn, không nơi nươngtựa,
không có gì để chống đỡ. Bất nghĩa vì Vân Tiên vốn là bạn của hắn, từng
 “ trà rượu” và làm thơ với nhau, lại đã có lời nhờ cậy : “ tình trước ngãi sau – có thương xin khá giúp nhau phen này “, và hắn cũng từng hứa hẹn : “ Người lành nỡ bỏ người đau sao đành”. Hành động có toan tính, có âm mưu , kế hoạch sắp đặt khá kĩ lưỡng, chặt chẽ. Thời gian gây tội ác : giữa đêm khuya, khi mọi người đã ngủ yên trên thuyền. Không gian : giữa khoảng trời nước mênh mông. Người bị xô ngã xuống “ vời” thì bất ngờ không kịp kêu lên một tiếng. Đến lúc biết không ai còn có thể cứu được VT hắn mới “ giả tiếng kêu trời”, la lối om sòm lên, rồi “ lấy lời phui pha” kể lể bịa đặt để che lấp tội ác của mình. Kẻ tội phạm, nhờ gian ngoan xảo quyệt đã phủi sạch tay, không mảy may cắn rứt lương tâm.
-Trịnh Hâm là kẻ thế nào ? 
-Vì sao hành động của Trịnh Hâm có thể cho ta nói rằng cái ác đã lan tràn trong xã hội ?
-Nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này?
-Những câu thơ nào kể và miêu tả cảnh ông Ngư và gia đình cứu Vân Tiên ? Các câu thơ trên trình bày nội dung gì?
-Qua lời nói của ông Ngư với Vân Tiên, em hiểu ông Ngư là người có tấm lòng như thế nào?
-GV : Sau khi cứu sống Vân Tiên, biết tình cảnh khốn khổ của chàng, ông Ngư sẵn sàng cưu mang, dù chỉ là chia sẻ một cuộc sống đói nghèo “hẩm hút” tương rau, nhưng chắc chắn sẽ đầm ấm tình người: “ Hôm mai hẩm hút với già cho vui”. Ông cũng không hề tính toán đến cái ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp: “ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn” -> Tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp.
-Yêu cầu HS đọc “ Nước trongHàn Giang”.
- Phát biểu suy nghĩ của em về cuộc sống của ông Ngư?
-GV : Đây là cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi ô trọc; một cuộc sống tự do phóng khoáng giữa đất trời cao rộng, hòa nhập, bầu bạn với thiên nhiên,thảnh thơi giữa sông nước, gió trăng, và vì thế cũng đầy ắp niềm vui, bởi con người lao động tự do, tự làm chủ mình, có thể ứng phó với mọi tình thế. Lời nói của ông Ngư về cuộc sống của mình cũng chính là tiếng lòng của Nguyễn Đình Chiểu
-Cho học sinh hội ý theo bàn (5’).
 So sánh Ông ngư với Trịnh Hâm, em hãy làm rõ sự đối lập giữa cái thiện với cái ác?
-Tại sao kẻ ác được đặt tên còn người nhân nghĩa lại vô danh? Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?
-GV bình: Gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người lao động bình thường, Nguyễn Đình Chiểu đã bộc lộ một quan điểm nhân dân rất tiến bộ. Từng trãi cuộc đời, Nguyễn Đình Chiểu hiểu rất rõ rằng cái xấu, cái ác thường lẩn khuất sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang ( như Thái sư đương triều, Võ Công, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm), nhưng vẫn còn có những cái tốt đẹp, đáng kính trọng, đáng khao khát, tồn tại bền vững nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài (những ông Ngư, ông Tiều, chú tiểu đồng, lão bà dệt vải trong rừng).
HS đọc đúng yêu cầu.
HS chia bố cục, trình bày:
-Đoạn trích chia làm hai phần.
HS đọc đoạn thơ.
HS trả lời:
-Hồn cảnh tiền hết, mù lồ, bơ vơ nơi đất khách.
HS trả lời :
-Chỉ vì tính đố kị, ghen ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân tương lai của mình. 
HS tìm – trình bày :
-"Đêm khuya lặng lẽ như tờ
khi ấy ra tay
Vân Tiên bị ngã xơ ngay xuống vời
giả tiếng kêu trời
lấy lời phơi pha"
-> việc làm cĩ sự sắp xếp, chuẩn bị, mưu tính trước sau (lừa tiểu đồng vào rừng trĩi lạira nĩi với Vân Tiên rằng tiểu đồng bị cọp vồ. Hắn đưa Vân Tiên lên thuyền rồi hứa đưa bạn về quê nhà, sau đĩ hắn ra tay hãm hại bạn).
HS nhận xét, trình bày.
HS suy nghĩ – trình bày :
-Động cơ gây tội ác : chỉ vì ganh ghét, không hề thù hằn.
-Đối tượng : người bạn hoạn nạn tật nguyền. 
-Hung thủ : là một nho sĩ
-Thủ đoạn : dã man, tính toán.
HS nhận xét :
- Chỉ có tám dòng thơ để kể về một tội ác tày trời và lột tả tâm địa một kẻ bất nghĩa, bất nhân, Nguyễn Đình Chiểu đã thành công ở cách sắp xếp các tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ vẫn giữ được vẻ mộc mạc, giản dị vốn có của tác phẩm.
HS trình bày :
- “ Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ - Hối con mặt mày”.
HS nêu ý kiến :
- Tấm lòng : bao dung, nhân ái, hào hiệp.
HS lắng nghe.
HS đọc – nêu suy nghĩ :
- Cuộc sống trong sạch ngoài vòng danh lợi, tự do phóng khoáng, bầu bạn với thiên nhiên.
HS hội ý thực hiện :
 -Ân cần, chu đáo cứu người >< toan tính hại người.
 -Bao dung, nhân ái ,hào hiệp. >< ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác.
 -Lối sống đẹp >< mưu danh trục lợi, bất nghĩa, bất nhân.
HS nêu suy nghĩ :
-Quan điểm nhân dân : niềm tin về cái thiện, vào người lao động bình thường.
HS lắng nghe
2. Bố cục
-Tám câu đầu : Hành động tội ác của TH.
-Còn lại : Miêu tả việc làm nhân đức cùng cuộc sống trong sạch, nhân cách cao cả của Ngư ông.
3.Tìm hiểu văn bản
a.Tâm địa và hành động độc ác của Trịnh Hâm.
- Hồn cảnh của Lục Vân Tiên: tiền hết, mù lồ, bơ vơ nơi đất khách.
- Nguyên nhân: Xuất phát từ lòng đố kị, ganh ghét tài năng mà Trịnh Hâm tìm cách hãm hại Vân Tiên.
- Hành động : Có toan tính, có âm mưu, kế hoạch sắp đặt kĩ lưỡng, chặt chẽ. 
 “Đêm khuya phui pha”.
-> Trịnh Hâm là một tên gian ngoan, xảo quyệt; bản chất độc ác, bất nghĩa, bất nhân.
b. Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của ông Ngư.
-Chạy chữa cứu sống Vân Tiên rất ân cần, chu đáo.
- Tấm lòng : bao dung, nhân ái, hào hiệp sẵn sàng cứu mang Vân Tiên mà không ... THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu khái niệm từ đơn, từ phức.
- Cho ví dụ về từ nhiều nghĩa.
Thực hiện theo yêu cầu
- Nội dung bài học
2. Giới thiệu bài mới:
Nêu mục tiêu bài học -> vào bài mới.
Lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS ôn kiến thức từ đồng âm.(10’)
V. Từ đồng âm
ơMục tiêu: Nắm vững hơn về từ đồng âm. Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết về từ đồng âm phân tích các hiện tượng ngôn ngữ.
-Thế nào là từ đồng âm? Sự khác biệt giữa từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm ?
-Hiện tượng nhiều nghĩa: một từ có nhiều nét nghĩa khác nhau. 
Ví dụ : “chín”.
. Thức ăn chín.
. Thịt chín.
. Lúa chín.
-Gọi HS đọc bài tập 2 SGK 124 và thực hiện nội dung câu hỏi.
HS đọc – thực hiện theo yêu cầu :
-Từ “lá” nhiều nghĩa vì nghĩa của từ lá trong “lá phổi” có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ lá trong “lá xa cành”
-Từ “Đường” đồng âm, nghĩa của hai từ đường không phụ thuộc.
1. Khái niệm.
-Những từ giống nhau về âm thanh nhưng lại khác xa nhau về nghĩa. 
2. Phân biệt từ nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm.
a. Lá (phổi) hiện tiện nhiều nghĩa. 
b.“Đường” -> đồng âm.
HĐ3:Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức về từ đồng nghĩa.(10’)
VI. Từ đồng nghĩa.
ơMục tiêu: Nắm vững hơn về từ đồng nghĩa. Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết về từ đồng nghĩa phân tích các hiện tượng ngôn ngữ.
-Thế nào là từ đồng nghĩa ?
-Gọi HS đọc bài tập 2, 3 SGK/125.Yêu cầu học sinh hội ý thực hiện nội dung bài tập.( 5’)
HS trình bày khái niệm
HS hội ý thực hiện yêu cầu :
-Chọn câu d.
- Xuân 1: một trong bốn mùi của một năm.
- Xuân 2: khoảng thời gian tương ứng một tuổi (Hoán dụ).
-> Tác dụng: Tránh lặp lại 
Xuân (tươi, đẹp) -> tinh thần lạc quan.
1. Khái niệm.
-Là những từ có nét nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 
2. Chọn cách hiểu đúng.
-Chọn câu d.
3. Giải thích việc thay thế từ.
- Xuân 1: một trong bốn mùi của một năm.
- Xuân 2: khoảng thời gian tương ứng một tuổi (Hoán dụ).
-> Tác dụng: Tránh lặp lại 
Xuân (tươi, đẹp) -> tinh thần lạc quan.
HĐ4:Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức về từ trái nghĩa.(10’)
VII. Từ trái nghĩa.
ơMục tiêu: Nắm vững về từ trái nghĩa. Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết về từ trái nghĩa phân tích các hiện tượng ngôn ngữ.
-Thế nào là từ trái nghĩa 
GV: Lưu ý từ trái nghĩa phải được xét trên một cơ sở chung nào đó (xấu – đẹp (hình dáng), xấu – tốt (bản chất).
-GV cho HS đọc – nêu yêu cầu bài tập 2 – HS trình bày miệng.
-GV cho HS đọc – nêu yêu cầu bài tập 3.
-GV: TNLP : 2 khái niệm đối lập nhau khẳng định cái này, phủ định cái kia; khẳng định cái này không có nghĩa phủ định cái kia.
-GV lưu ý: nhóm sống – chết không kết hợp với rất, hơi, lắm, quá; nhóm già – trẻ kết hợp được với: rất, hơi, lắm, qua.ù
HS trình bày khái niệm
HS đọc và thực hiện bài tập 2.
HS đọc và thực hiện bài tập 3.
1. Khái niệm.	
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau được xét trên một cơ sở chung nào đó.
2. Tìm các cặp từ trái nghĩa.
-Xấu – đẹp
-Xa – gần
-Rộng – hẹp 
3. Xếp các cặp từ trái nghĩa theo hai nhóm.
-Cùng nhóm sống – chết: chẵn – lẻ 
-Chiến tranh – hòa bình -> trái nghĩa lưỡng phân 
- Cùng nhóm già – trẻ: yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo -> TN thang độ
HĐ5:Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.(10’)
VIII. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ. 
ơMục tiêu: Nắm vững về cấp độ khái quát nghĩa của từ. Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết về cấp độ khái quát nghĩa của từ phân tích các hiện tượng ngôn ngữ.
-Cấp độ khái quát nghĩa của từ là gì ?
-GV: Cho HS đọc – nêu yêu cầu bài tập 2 SGK 126.
-GV: Hướng dẫn HS điền vào sơ đồ ở bảng phụ.
-Hướng dẫn HS giải thích.
HS trình bày lại khái niệm 
cấp độ khái quát của từ ngữ.
HS đọc – lên bảng điền từ thích hợp vào sơ đồ.
HS giải thích
1. Khái niệm: 
Là nghĩa của một từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác 
2. Điền từ thích hợp.
 Từ
Từ đơn Từ phức
 Từ ghép Từ láy
ĐL CP Bộ phận Hoàn toàn
 Từ láy âm Từ láy vần
HĐ6:Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức về trường từ vựng.(8’)
IX.Trường từ vựng.
ơMục tiêu: Nắm vững hơn về trường từ vựng. Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết về trường từ vựng phân tích các hiện tượng ngôn ngữ.
-Em hiểu thế nào là trường từ vựng ? (VD)
-GV cho HS đọc – nêu yêu cầu bài tập 2
HS nhắc lại khái niệm
HS đọc – nêu ý kiến cá nhân.
1.Khái niệm.
 Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa 
Ví dụ: tay: bàn tay, ngón tay 
2. Phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ.
-Tắm, bể thuộc trường từ vựng “nước nói chung” -> tăng giá trị biểu cảm, câu văn có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
HĐ7:Hướng dẫn công việc ở nha.ø
-Về nhà học kiến thức bài học hôm nay.
-Xem lại đề bài của bài viết số 2 và lập dàn ý, chuẩn cho tiết trả bài tập làm văn số 2.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 16/10/2009
Ngày dạy: 19/10/2009
Tuần: 9
Tiết: 45
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
Giúp học sinh nắm vững cách làm bài văn tự sự kết hợp miêu tả, văn viết thư. Từ đó học sinh nhận ra cái mạnh, cái yếu qua bài viết.	
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và cách diễn đạt
3. Thái độ
Giáo dục ý thức sử dụng từ, đặt câu, diễn đạt chính xác.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Chấm bài, phân loại bài (theo lỗi, theo điểm), bảng phụ.
-Học sinh:
Xây dựng lại bài viết, tự nhận xét, đánh giá.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
ơMục tiêu: Kiển tra bài cũ, định hướng bài mới.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Thực hiện theo yêu cầu
2. Giới thiệu bài mới:
Trên cơ sở giới thiệu trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhất định kết hợp yếu tố tự sự chúng ta đi vào củng cố lại đề bài, thể loại qua nội dung bài viết số 2.
Lắng nghe, ghi bài
Đề: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi 
thăm trường đầy xúc động đó.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.( 5’)
I. Tìm hiểu đề bài
ơMục tiêu: Hs xác định được nội dung, yêu cầu, thể loại cùa đề bài.
-GV: Gọi HS đọc lại đề bài đã làm ở tiết trước.
-GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu, thể loại 
HS đọc lại đề văn
HS xác định :
-Yêu cầu đề: Kể lại kỷ niệm – bằng tưởng tượng 20 năm sau. 
-Nội dung: thăm trường đầy xúc động 
-Thể loại: Kể kết hợp miêu tả biểu cảm. 
-Yêu cầu đề: Kể lại kỷ niệm – bằng tưởng tượng 20 năm sau. 
-Nội dung: thăm trường đầy xúc động 
-Thể loại: Kể kết hợp miêu tả biểu cảm. 
HĐ3: Hướng dẫn lập dàn bài.( 10’)
II. Lập dàn bài 
ơMục tiêu: HS lập dàn bài chi tiết cho đề văn trên.
-Bố cục một bài văn nghị luận gồm mấy phần ?
-Với đề bài trên mỗi phần cần thực hiện những nội dung gì?
-GV: Treo bảng phụ đáp án phần dàn bài.
HS trả lời :
-Bố cục của bài văn gồm ba phần.
HS quan sát 
1. Mở bài:
-Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường cũ và vị trí của mình khi viết thư cho bạn.
2. Thân bài:
-Miêu tả cảnh tượng ngôi trường và những thay đổi (chú ý gắn với hoàn cảnh ngày hè).
+Nhà trường, lớp học như thế nào.
+Cây cối ra sao.
+Cảnh thiên nhiên như thế nào?
-Tâm trạng của mình.
+Trực tiếp xúc động như thế nào.
+Kỉ niệm gợi về là gì.
+Kỉ niệm với người viết thư.
-Gặp ai (bác bảo vệ hay học sinh ngày hè)
-Kết thúc buổi thăm như thế nào.
3. Kết bài:
-Suy nghĩ gì về ngôi trường.
-Hứa hẹn với bạn bè ngày họp lớp.
-Kết thúc bức thư.
HĐ4: Giáo viên nhận xét những ưu và khuyết điểm của bài làm học sinh.( 18’ )
ơMục tiêu: Giúp hs nhận ra và khắc phục các lỗi sai của bài làm.
* Ưu điểm
-Nhiều bai làm viết có cảm xúc rất tốt ( GV có thể kết hợp giục tình cảm học sinh ).
-Học sinh xác định đúng yêu cầu đề bài.
-Bài làm có sự kết hợp giữa miêu tả, kể, biểu cảm.
-Chữ viết trình bày chăm chút, có sự chuẩn bị.
-Giáo viên động viên khuyến khích học sinh.
* Hạn chế
- Một số học sinh sử dụng yếu tố miêu tả một cách gượng ép, không phù hợp.
- Bài viết tập trung vào miêu tả quá nhiều, mất đi tính tự sự, không đúng với yêu cầu của đề bài.
-Một vài học sinh chưa chuẩn bị giấy hoàn chỉnh.
Chính tả
Sai
Kĩ niệm
Súc động
Hồi họp 
Đúng
Kỉ niệm
Xúc động
Hồi hộp 
Dùng từ
Sai 
Thấp thoáng đã 20 năm 
Dụng cụ học tập không những đủ mà còn kế thừa 
Đúng
Mới đó 
Đáp ứng yêu cầu dạy học 
Viết câu
+ Thiếu chủ ngữ: Xa cách ngôi trường đã lâu nhưng chưa có lần về thăm.
+ Diễn đạt chưa rõ: Ngôi trường hôm đó đã chưa đến mà giờ đây đã không thay đổi.
GV đọc bài hay cho học sinh tham khảo: Thảo Ngân, Kiều Tiên.
-GV phát bài cho học sinh – ghi điểm.
-GV: Yêu cầu HS tự nhận xét những lỗi của bản thân, GV kết hợp những lỗi vướng mắc chung của HS sửa chữa cụ thể trên lớp. 
HS lắng nghe
HS ghi nhận, sửa chữa những lỗi sai trên cơ sở những lỗi sai mà giáo viên nêu ra
Hô điểm
Trình bày những lỗi sai của bài làm
HĐ4:Hướng dẫn công việc ở nhà. 
( 2’)
-Tự rèn luyện thêm kiểu bài tự sự (có kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả, miêu tả nội tâm).
-Soạn bài: Đồng chí.
+Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích.
+Thực hiện các câu hỏi đọc – hiểu VB (Tìm cấu trúc độc đáo của bài thơ, phân tích cơ sở và biểu hiện của tình đồng chí; hình ảnh anh bộ đội; hình ảnh thơ Đầu súng trăng treo).
Ghi nhận, thực hiện ở nhà
Lớp
Sĩ số
0 < 3,5
3,5 < 5
5 < 6,5
6,5 < 8
8 - 10
9 1
9 4
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_9_giao_vien_tran_thanh_nhan_truong_th.doc