Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

TIẾT 41 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN

NS : 5/10 ND : 6/10/2010 (Trích Truyện Lục Vân Tiên)

 - Nguyễn Đình Chiểu -

A. Mứcđộ cần đạt.

- Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm” Truyện Lục Vân Tiên”

B. Trọng tâm kiến thức.

 1. Kiến thức : - Cảm nhận được sự đối lập giữa cái thiện và ác trong đoạn trích, thấy được thái độ, tình cảm và niềm tin của tác giả gửi gắm vào những người lao động bình thường mà nhân hậu.

- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết, ngôn ngữ trong đoạn trích.

 2. Kĩ năng :

- Đọc – hiểu một đoạn trích truyện thơ trong văn học trung đại.

- Nắm được sự việc trong truyện thơ.

- Phân tích để thấy được sự đối lập thiện-ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

 3. Giáo dục : thông qua tiết học, giáo dục học sinh thái độ tương thân tương ái, giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn và có nhân cách sống cao đẹp.

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 41 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
NS : 5/10 ND : 6/10/2010 (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
 - Nguyễn Đình Chiểu -
A. Mứcđộ cần đạt.
- Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm” Truyện Lục Vân Tiên”
B. Trọng tâm kiến thức.
 1. Kiến thức : - Cảm nhận được sự đối lập giữa cái thiện và ác trong đoạn trích, thấy được thái độ, tình cảm và niềm tin của tác giả gửi gắm vào những người lao động bình thường mà nhân hậu.
- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết, ngôn ngữ trong đoạn trích.
 2. Kĩ năng : 
- Đọc – hiểu một đoạn trích truyện thơ trong văn học trung đại.
- Nắm được sự việc trong truyện thơ.
- Phân tích để thấy được sự đối lập thiện-ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
 3. Giáo dục : thông qua tiết học, giáo dục học sinh thái độ tương thân tương ái, giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn và có nhân cách sống cao đẹp.
C. Phương pháp: Phân tích, bình giảng, phát vấn, thảo luận
D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ : - Phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên và nhân vật Kiều Nguyệt Nga?
 3. Bài mới :Đang bơ vơ nơi đất khách quê người , tiền hết` , thầy mù loàvới một tiểu đồng thì gặp Trịnh Hâm- một trong những người bạn mới quen- đã đỗ cử nhân và đang trên đường về, Vân Tiên có lời nhờ giúp đỡ. Trỉnh nhận lời nhưng lại lừa Tiểu đồng vào rừng trói lại , rồi đưa Vân Tiên lên thuyền với lời hứa sẽ đưa chàng về đến tận Đông thành . Nhưng đến khuya thì Hâm mới ra tay.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vị trí đoạn trích.
? Xác định vị trí của đoạn trích?
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản.
GV đọc mẫu – Gọi HS đọc tiếp rồi nhận xét.
Hướng dẫn HS tìm hiểu một số chú thích khó
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Xác định ranh giới và nội dung chính của mỗi phần?
Tám câu đầu : Hành động tội ác của Trịnh Hâm.
Còn lại : Vợ chồng ông chài cứu sống Vân Tiên.
Học sinh đọc lại đoạn đầu.
? Vân Tiên đang ở trong hoàn cảnh như thế nào? Chàng đã gặp ai? Sự việc gì diễn ra? 
? Động cơ nào khiến Trịnh Hâm gây ra tội ác đối với Vân Tiên ?
(BS:Khi ông quán rượu khen LVT thì Hâm rằng: lão quán nói nhăng; Dẫu cho trải việc cũng thằng bán cơm; Gối rơm yên phận gối rơm; Cớ đâu ở thấp mà chồm lên cao)
? Trịnh Hâm lựa chọn thời điểm nào để hành động? Lợi ích của việc lựa chọn thời điểm đó?
? Hắn đã hành động như thế nào?
? Nhận xét về trình tự sắp xếp các tình tiết nêu trên?
? Em có nhận xét gì về cách hành động của Trịnh Hâm?
? Qua các sự việc trên, ta thấy Trịnh Hâm là người như thế nào? (Trịnh Hâm là hiện thân của cái ác đang hoành hành trong xã hội cũ.)
Học sinh đọc lại đoạn 2.
? Khi Vân Tiên gặp nạn, chàng đã được ai cứu giúp? Việc cứu người ấy được thể hiện qua những chi tiết nào?
? Việc đưa Giao long cứu giúp Lục Vân Tiên có ý nghĩa gì ?
? Em có nhận xét gì về hành động cứu người của ngư ông và gia đình ông ?
? Lão có đề nghị gì khi hiểu rõ hoàn cảnh của Vân Tiên? Thái độ của lão như thế nào khi Vân Tiên nhắc tới nghĩa ân?
? Qua đó em nhận xét gì về Oâng ngư?
? Tìm những chi tiết khắc hoạ cuộc sống của ngư ông? Theo em, đó là cuộc sống như thế nào?
? Theo em, một cuộc sống như ông ngư với thời đại môi trường khủng hoảng như ngày nay có cần thiết không? Vì sao ?
Hoạt động 3 : hướng dẫn tổng kết.
? Tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào để khắc hoạ hình ảnh hai nhân vật trên?
? Khái quát một vài nét chính về nội dung của đoạn trích?
I. Giới thiệu chung.
 -Vị trí đoạn trích: Thuộc phần hai của truyện.
- Kết cấu đối lập nhằm thể hiện bản chất khác nhau của nhân vật; niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
 II . Đọc hiểu văn bản.
 1. Đọc, giải thích từ khó
 2.Tìm hiểu văn bản
a Bố cục : 2 phần.
 b. Hành động và tâm địa của Trịnh Hâm.
 - Động cơ gây tội : ghanh ghét, đố kị vì Vân Tiên giỏi hơn.
 - Thời điểm : đêm khuya vắng lặng.
- Hành động : xô ngay xuống vời.
 Giả tiếng kêu trời  lấy lời phui pha.
-> Sự việc sắp xếp hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ giản dị.
 => Hành động có tính toán, có âm mưu, bộc lộ tâm địagian ngoan xảo quyệt , bản chất bất nhân, bất nghĩa, độc ác.
c. Hành động nhân nghĩa và nhân cách cao thượng của ngư ông.
- Hành động :
 + Vớt ngay lên bờ.
 + Hối con vầy lửa.
 + Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mắt mày.
 -> Hành động cứu người khẩn trương, tích cực, chăm sóc ân cần, chu đáo.
 - Hỏi thăm.
 -“Người ở cùng ta”
 - Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn.
-> Sống độ lượng, không tính thiệt so hơn, 
=> Tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp , trọng nghĩa khinh tài của ông Ngư - cũng là của những con người lao động bình thường.
 - Cuộc sống.
 Thoát khỏi vòng danh lợi.
 Chan hòa với thiên nhiên.
 Tự do, phóng khoáng.
 Lạc quan, ung dung, thanh thản.
-> Nghèo khổ nhưng sống trong sạch, thanh cao, tự do, phóng khoáng giữa thiên nhiên. 
trọng nghĩa khinh tài.
d. Ý nghĩa văn bản: 
Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, qua đó thể hiện niềm tin của tác giả vào những điều bình dị mà tốt đẹp trong cuộc sống đời thường.
3. Tổng kết.
Nghệ thuật :
Khắc hoạ nhân vật đối lập thông qua lời nói, cử chỉ, hành động.
Sắp xếp tình tiết hợp lí.
Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc , giản dị giàu chất Nam bộ.
Nội dung :
Trịnh Hâm toan tính, mưu mô, gian ngoan, xảo quyệt, bản chất bất nhân bất nghĩa, độc ác.
Oâng ngư bao dung, nhân ái, hào hiệp, sống trong sạch, tự do, phóng khoáng giữa thiên nhiên-> Là quan niệm và mơ ước của tác giả.
III. Hướng dẫn tự học
 - Học thuộc lòng đoạn trích.
 - Phân tích nhân vật Trịnh Hâm và Oâng ngư thông qua hành động , ngôn ngữ.
- Cảm nhận được niềm tin của tác giả vào lí tưởng đạo đức cái thiện thắng cái ác, ở hiền gặp lành.
 - Chuẩn bị bài “ Chương trình địa phương ”: Sưu tầm những tác giả ,tác phẩm viết về quê hương Lâm Đồng. Những cảm nhận của em về tác phẩm ấy.
 Ghi nhớ : SGK/ 121.
IV. Rút kinh nghiệm :
...
TIẾT : 43 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần văn)
NS : 5/ 10/2010 .
ND : 9/ 10/ 2010
A. Mức độ cần đạt.
 - Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương từ sau năm 1975.
- Bước đầu biết thẩm bình và biết được cơng việc tuyển chọn tác phẩm văn học.
B. Trọng tâm kiến thức;
 1. Kiến thức : 
 - Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về quê hương mình.
- Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học ở địa phương.
- Những biến chuyển của VH địa phương sau năm 1975.
2. Kĩ năng: : - Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phươngh.
- So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.
- Đọc-hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
3. Giáo dục : thông qua tiết học, bồi dưỡng cho học sinh sự quan tâm, yêu thích đối với văn học địa phương và tự hào về truyền thống văn học ở địa phương mình.
C. Phương pháp: thảo luận, phát vấn
D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ :KT15 phút: a.Chép thuộc lòng đoạn thơ kể về tội ác của trịnh Hâm trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”. Phân tích và nhận xét về hành động và tâm địa của hắn?(6 điểm)
b.Nêu ý nghĩa của văn bản?(4 điểm)
 3. Bài mới :
 Hoạt động 1 : Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà, giáo viên yêu cầu HS rình bày phần chuẩn bị của mình. Cả lớp cùng giáo viên nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động 2 : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một vài tác phẩm viết về Đà Lạt, Lâm Đồng và thử nêu cảm nhận của mình về tác phẩm ấy.
 Hoạt động 3 :
 Giáo viên kể cho học sinh nghe huyền thoại về hồ Than Thở, về thác Liên Khương , thung lũng tình yêu
 Đọc cho học sinh nghe một vài bài thơ viết về Đà Lạt
 Nêu một số tác giả tác phẩm viết về Lâm Đồng. 
Họ và tên
Năm sinh
Quê quán
Tên T/phẩm
ND,NT chủ yếu
Nguyễn Tấn On
Đà lạt và tôi
Cảm xúc về ĐL
Phạm Châu Minh
Nhớ Đà lạt
T/cảm gắn bó với ĐL
Phạm Quốc ca
TRÊN ĐỈNH LANG BIANG
	- Tùng Nguyên -
 Mây trời ta chạm với trăng sao Hồng hoang từng ngự ở nơi này
 Với cả nguồn thiên tự thủa nào	 Với những cuộc tình chuốc đắng cay
 Thấm đẫm vào ta hơi núi lạnh	 Luật tục thói đời chia rẽ lối
 Niềm thương, nỗi nhớ cũng nôn nao.	 Nỗi đau truyền kiếp mãi còn đây.
	* * *	 * * *
 Đất trời tươi mới phút tâm giao	 Em từ trong lá, hiện trong cây
Chảy mãi vào tim sóng dạt dào	 Núi nói giùm ta những giãi bày
Em tuổi xuân thì ngời sức trẻ	 Em nói giùm ta muôn ý ngỏ
Ta, tiều phu ẩn chốn non cao. Em là tất cả những nồng say.
Hoạt động 4: Luyện tập
- Giới thiệu trước lớp về một nhà văn nhà thơ người địa phương sau năn 1975.
- Đọc diễn cảm về một đoạn thơ, đoạn văn hay viết về địa phương.
- Nhận xét bề tác giả, tác phẩm văn học địa phương trước và sau 1975.
4. Hướng dẫn tự học.
	- Chọn một bài thơ viết về địa phương mình vànêu cảm nghĩ .
	- Sưu tầm tranh ảnh, tác phẩm của nhà thơ , nhà văn địa phương .
	- Chuẩn bị bài “ Tổng kết từ vựng”
* Lưu ý: Oân lại kiến thức về:Từ đơn .từ phức, thành ngữ,nghĩa của từ,từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ,từ đồng âm,đồng nghĩa,trái nghĩa, cấp độ khá quát, trường từ vựng.
5 Rút kinh nghiệm :
...
TIẾT : 44-45 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
NS : 6/ 10/ 2010
ND : 8/ 10/ 2010
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh củng cố lại kiến thức về từ vựng và vận dụng những kiến thức ấy một cách phù hợp vào từng tình huống cụ thể.
 2. Giáo dục : thông qua nội dung tiết học, giáo dục họa sinh ý thức sử dụng từ ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
 3. Kĩ năng : rèn kĩ năng sử dụng từ đúng, chính xác, phù hợp, hiệu quả cao 
B. Chuẩn bị.
	Giáo viên : Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ.
 Học sinh : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 Tích hợp : Các loại từ, câu
C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ : - Trình bày các cách được sử dụng để trau dồi vốn từ? Lấy ví dụ minh họa cho mỗi cách?
 - Làm bài tập7/1033
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Tên từ vựng.
Khái niệm.
Ví dụ minh hoạ 
? Thế nào là từ đơn, từ phức? Từ phức có thể chia làm mấy loại? Lấy ví dụ minh hoạ?
Từ đơn.
Từ phức.
Là từ được cấu tạo từ một tiếng.
Là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
 + Từ láy.
 + Từ ghép.
Ăn, uống 
Từ láy : xanh xanh, nho nhỏ 
Từ ghép : cỏ cây, mong muốn 
? Thế nào là thành ngữ?
? Trong các tổ hợp từ ở bài tập 2, tổ hợp từ nào là thành ngữ?
? Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật?
? Tìm dẫn về việc sử dụng thành ngữ trong thơ văn?
Thành ngữ.
Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Bài tập 1 
Các thành ngữ :
 Đánh trống bỏ dùi.
 Được voi đòi tiên.
 Nước mắt cá sấu.
Bài tập 2.
- Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật.
Rồng đến nhà tôm, điệu hổ li sơn.
-Hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.
 Cưỡi ngựa xem hoa.
 Dây cà ra dây muống.
Bài tập 3. 
 Thơ, văn có sử dụng thành ngữ.
 “Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
 Bảy nổi ba chìm với nước non”.
 (Hồ Xuân Hương).
? Thế nào là nghĩa của từ?
? Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “mẹ”?
? Trong hai cách cho sẵn ở bài tập 2, các giải thích nào là cách giải thích đúng của từ “độ lượng”? Vì sao?
Nghĩa của từ.
Là nghĩa về vật, việc, hiện tượng  được nói đến trong câu.
Bài tập 1 
Nghĩa của từ “mẹ” là người phụ nữ có con, nói trong quan hệ với mẹ con.
Bài tập 2.
Độ lượng : rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
(trường hợp a sai vì dùng cụm danh từ để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính cách).
? Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Lấy ví dụ minh hoạ?
? Từ “hoa” trong hai câu thơ sau là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Hết tiết 1
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Từ có thể có một hay nhiều nghĩa.
Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
Bài tập
 Cho hai câu thơ :
 Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng. 
 (Nguyễn Du).
Từ “hoa” trong hai câu thơ trên là nghĩa chuyển nhưng không phải là hiện tượng từ nhiều nghĩa vì nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ.
Chuyển tiết 2
? Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm?
? Xác định hiện tượng từ đồng âm? 
Từ đồng âm.
Là những từ giống nhau về âm thanh những khác xa nhau về nghĩa.
Bài tập 
Trường hợp a lá từ nhiều nghĩa ví nghĩa của từ “lá” trong “lá phổi” có thể là nghĩa chuyển của từ “lá” trong “lá xanh”.
Trường hợp b, từ “đường” là từ đồng âm vì hai từ này không có mối liên hệ về nghĩa.
? Nêu khái niệm từ đồng nghĩa và lấy ví dụ minh hoạ?
? Chọn cách hiểu đúng ở bài tập 1?
Đọc bài tập 2. Từ “xuân” có thể thay thế cho từ “tuổi” dựa trên cơ sở nào? Tác dụng?
Từ đồng nghĩa.
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Bài tập 1
 Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.
Bài tập 2.
 Trong câu trên, từ “xuân” có thể thay thế cho từ “tuổi” dựa trên cơ sở mùa xuân là một mùa trong năm, tương ứng với một tuổi. Tác dụng : tránh lặp lại từ, thể hiện tinh thần lạc quan.
? Từ trái nghĩa khác với từ đồng nghĩa như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ?
? Xác định các cặp từ trái nghĩa trong các cặp từ cho sẵn?
? Xếp những cặp từ trái nghĩa vào từng nhóm thích hợp?
Từ trái nghĩa.
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Bài tập 1
 Các cặp từ trái nghĩa :
Xa – gần, xấu – đẹp, rộng – hẹp.
Bài tập 2.
 - Cùng nhóm với sống – chết : Chẵn – lẻ, chiến tranh - hoà bình. 
 - Cùng nhóm với già – trẻ :
 Yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo.
? Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Nghĩa của một từ có thể rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
? Thế nào là trường từ vựng? Lấy ví dụ minh họa?
Trường từ vựng.
Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Từ “tắm”, “bể” cùng một trường từ vựng “tắm” là tăng giá trị của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ.
4. Hướng dẫn tự học
- Phân tích cách lựa chọn từ ghép, từ láy, từ đồng âm, từ đồng nghĩa , trái nghĩa, trường từ vựng, thành ngữ, tục ngữtrong một bài văn em tự chọn.
 - Chuẩn bị bài “ Oân tập truyện trung đại ” .
5.Rút kinh nghiệm :
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN : 9 – BÀI : 9 & 10 
TIẾT : 45 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
Ngày soạn :
Ngày dạy :
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_9_gv_hoang_thi_hong_van_truong_thcs_t.doc