Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần học 1 đến tuần 6

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần học 1 đến tuần 6

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T1)

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Thấy được vẽ đẹp trong phong cách của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

2. Kĩ năng: Phân tích văn bản thuyết minh kết hợp lập luận.

3. Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập theo gương của Bác.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh, mẫu chuyện về Bác Hồ.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, đọc các tài liệu về Bác, shk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Gv giới thiệu về chương trình Ngữ Văn 9, giới thiệu về Hồ Chí Minh.

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Gv yêu cầu hs nêu một số vb nhật dụng đã học, gv giới thiệu vào bài.

2. Triển khai bài:

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần học 1 đến tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 1
	Ngày soạn:......../......./...........
Phong cách hồ chí minh (T1)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thấy được vẽ đẹp trong phong cách của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
2. Kĩ năng: Phân tích văn bản thuyết minh kết hợp lập luận.
3. Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập theo gương của Bác.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh, mẫu chuyện về Bác Hồ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, đọc các tài liệu về Bác, shk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Gv giới thiệu về chương trình Ngữ Văn 9, giới thiệu về Hồ Chí Minh.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv yêu cầu hs nêu một số vb nhật dụng đã học, gv giới thiệu vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày nét chính về tg, tp.
Gv: Nhận xét bổ sung.
Gv: Yêu cầu hs giới thiệu thêm những hiểu biết của mình về Bác.
Hoạt động 2:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
* Văn bản được viết theo ptbđ nào? Nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật?
Hs: Thảo luận trình bày.
* Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của mổi phần?
Hs: Thảo luận trình bày.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 3:
* Hãy nhận xét về vốn tri thức của Bác? Nó được thể hiện qua các chi tiết nào?
* Vì sao Bác có được vốn tri thức như vậy? Cách thức Bác học hỏi như thế nào?
* Điều đặc biệt nhất trong sự tiếp thu văn hóa nhân loại của Bác là gì?
* Em có cảm nhận gì về tấm gương của Bác?
Hs: Thảo luận, suy nghĩ, trình bày.
Gv: Nhận xét, bổ sung, chốt lại.
* Từ đó em có suy nghĩ gì về bản thân?
Hs: Thảo luận trình bày.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
- Văn bản được trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”.
2. Đọc bài:
* Chú thích:
* Bố cục: 2 phần.
- Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Lối sống giản dị của Hồ Chí Minh.
II. Phân tích:
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại:
* Vốn tri thức sâu rộng: Biết được nhiều thứ tiếng, hiểu sâu văn hóa của các nước.
* Bác tiếp thu qua lao động, tiếp thu kết hợp với phê phán, có sự chọn lọc.
* Bác biết kết hợp giữa văn hóa phát triển của các nước với nét truyền thống dân tộc tạo nên phong cách riêng Hồ Chí Minh.
ằ Bác là người thông minh, ham học hỏi, cần cù, yêu lao động.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cơ bản về vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, tìm các tài liệu, tranh ảnh về Bác, tìm hiểu về nét giản dị trong lối sống giản dị của Hồ Chí Minh.
Quyết chí thành danh
 	Ngày soạn:......../......./...........
Tiết thứ 2
Phong cách hồ chí minh (T2)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thấy được vẽ đẹp của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa tiến bộ với truyền thống, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và giản dị.
2. Kĩ năng: Phân tích văn bản thuyết minh có sử dụng biện pháp lập luận.
3. Thái độ: Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, hs có ý thức tự tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh, mẩu chuyện về Bác.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk, tranh ảnh về Bác.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Phân tích nét đặc biệt trong tiêp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh?
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc phần hai của văn bản, trả lời câu hỏi.
* Phần văn bản nói về giai đoạn nào trong sự nghiệp của Bác?
Hs: Phát hiện giai đoạn Bác làm chủ tich nước .
* Lối sống của Bác được tg tập trung giới thiệu vào những khía cạnh nào?
Hs: Chỉ ra được 3 phương diện: nơi ở, trang phục và bữa ăn của Bác.
* Nơi ở của Bác được giới thiệu qua những chi tiết nào? Nhận xét?
* Nhận xét về trang phục và bữa ăn của Bác?
Gv: Mở rộng, yêu cầu hs hình dung và so sánh với các nguyên thủ quốc gia các nước khác?
Hs: Thảo luận, trình bày.
* Khi trình bày về lối sống của Bác, tg đã nhắc đến những vị hiền triết nào?
Hs: Tìm kiếm, trình bày.
* Mục đích sống của Bác khác gì so với các vị hiền triết? Từ đó có thể nhận ra điều gì ở Bác?
Hs: Thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét, chốt lại.
Hoạt động 2:
Gv: Nêu vấn đề: Từ phong cách, lối sống của Bác, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Hs: Thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét, chốt lại.
Hoạt động 3:
Gv: Yêu cầu hs tự giứi thiệu về tấm gương của Bác.
Hs: Hoạt động nhóm, thảo luận sau đó đại diện trình bày.
Gv: Cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.
II. Phân tích
2. Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh:
* Nơi ở và làm việc nhỏ bé, đơn sơ, đồ đạc ít ỏi, mộc mạc.
* Trang phục rất giản dị, bình thường.
* ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
ằ Bác đã chon lối sống vô cùng giản dị à một đời vì dân vì nước à sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của truyền thống dân tộc.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (sgk).
IV: Luyện tập:
IV. Củng cố: 
Gv Nhắc lại kiến thức cơ bản, yêu cầu hs kể một số mẫu chuyện về Bác.
Hs Trình bày.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, chuẩn bị bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Quyết chí thành danh
 	Ngày soạn:......../......./...........
Tiết thứ 3
Các phương châm hội thoại
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được nội dung quy định của phương châm về lượng và phương châm về chất.
2. Kĩ năng: Tránh được các vi phạm của phương châm về lượng và phương châm về chất.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, mẩu hội thoại.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Gv kiểm tra một số kiến thức đã học.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv giải thích hội thoại và dẫn trực tiếp vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc ví dụ trong sgk.
* Trong cuộc thoại trên, câu trả lời của Ba đã mang đầy đủ nội dung mà An cần biết chưa?
* Nếu là Ba, em sẽ trả lời như thế nào? 
Hs: Tự Trả lời.
Hs: Đọc truyện.
* Trong câu truyện trên, điều gì tạo cho câu truyện có tính gây cười?
Hs: Suy nghĩ, thảo luận, trình bày.
* có thể sữa lại như thế nào?
Hs: Tự trình bày.
Gv: Nêu vấn đề: Trong hai ví dụ trên đều vi phạm quy tắc của phương châm về lượng. Vậy hãy phát biểu quy tắc của phương châm về lượng.
Hs: Thảo luận, trình bày. 
Hoạt động 2:
Hs: Đọc truyện cười.
* Truyện cười phê phán điều gì?
* Trong cuộc sống, trong giao tiếp có nên nói như vậy không? Vì sao?
Hs: Thảo luận, tự trình bày.
* Trong ví dụ trên các nhân vật đã vi phạm quy tắc của phương châm về chất. Vậy hãy phát biểu quy tắc của phương châm về chất.
Hs: Thảo luận trình bày.
Hoạt động 3:
Bt1: Hs tự thảo luận trình bày.
BT2: Hs suy nghĩ trình bày vào vở sau đó lên bảng trình bày.
BT3: Hs Đọc truyện phân tích và trình bày tại chổ.
I. Phương châm về lượng:
1. Ví dụ:
a. Câu trả lời của Ba chưa có nội dung mà An cần biết.
b. Câu truyện “Lợn cưới, áo mới”.
- Trong câu nói của hai nhân vật đều có những nội dung không cần thiết ( nhằm để khoe khoang).
2.Kết luận:
- Trong giao tiếp, cần nói có nội dung đáp ứng yêu cầu của người giao tiếp, không thiếu, không thừa.
II. Phương châm về chất:
1. Ví dụ:
- Truyện cười phê phán những người nói khoác, nói sai sự thật.
2. Kết luận:
- Cần nói những thông tin có bằng chứng xác thực.
III. Luyện tập:
BT1: Các câu có nội dung không đầy đủ.
BT2: 
a. Nói có sách, mách có chứng.
b. Nói dối.
c. Nói mò.
d. Nói nhăng, nói cuội.
e. Nói trạng.
BT3:
Phương châm về lượng đã không được tuân thủ.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cơ bản về hai phương châm hội thoại.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm vững kiến thức đã học, làm các bài tập còn lại. Tìm hiểu các phương châm cách thức, lịch sự.
Quyết chí thành danh
 	 Ngày soạn:......../......./...........
Tiết thứ 4
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 
trong văn bản thuyết minh
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố khắc sâu kiến thức và nâng cao kiến thức về văn thuyết minh.
2. Kĩ năng: Biết xác định các biện pháp nghệ thuật và sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Giáo án, mẫu văn bản.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Trong chương trình tlv lớp 8, chúng ta đã làm quen với văn thuyết minh, lên lớp 9 chúng ta tiếp tục nghiên cứu kiểu văn bản này ở mức độ sâu hơn. 
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Văn bản thuyết minh dùng để làm gì? Nêu đặc điểm cơ bản của văn bản tm?
Hs: trình bày.
* Có các phương pháp thuyết minh thường gặp nào?
Hs: Nhớ lại, trình bày tại chổ.
Hoạt động 2:
Hs: Đọc văn bản “Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh”.
* Văn bản cung cấp cho người đọc về những tri thức gì?
* Tg đã sử dụng các phương pháp thuyết minh nào?
* Văn bản trên hấp dẫn người đọc ở chổ nào?
* Vậy tg đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào?
* Tại sao không gọi đây là văn bản tự sự mà gọi là văn bản thuyết minh?
Hoạt động 3:
* Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản tm nhằm mục đích gì?
* Khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật cần chú ý điều gì?
Hs: Thảo luận, bàn bạc, trình bày.
Gv: nhận xét, chốt lại.
Hs: Đọc ghi nhớ.
Gv: Ra đề về nhà:
Hãy giới thiệu về một vật dụng trong học tập.
@ Chú ý có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
I. Ôn tập kiến thức:
1.Khái niệm: Là kiểu văn bản thông dụng nhất để cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất của các đối tượng.
2. Các p2 thuyết minh: 
- Nêu định nghĩa, giải thích.
- Liệt kê. 
- Nêu ví dụ.
- Dùng số liệu.
- So sánh.
- Phân loại, phân tích.
II. Một số biện pháp nghệ thuật trong văn tm:
1. Ví dụ:
- Cung cấp tri thức về loài ruồi xanh.
- Các p2: liệt kê, số liệu
- Văn bản được trình bày dưới dạng một câu chuyện trong đó nhân vật chính là ruồi xanh.
 Biện pháp nghệ thuật: tự sự, nhân hóa, tự thuật
- Mục đích cuối cùng của vb là thuyết minh và các biện pháp nghệ thuật nhằm làm nổi bật về loài ruồi.
2. Kết luận:
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật làm cho bài văn tm hấp dẫn, sinh động.
- Cần sử dụng thích hợp, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng, gây hứng thú cho người đọc.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cơ bản.
Hs ghi nhớ
V. Dặn dò: Nắm nội dung, chuẩn bị cho bài luyện tâp theo đề đã cho.
Quyết chí thành danh
 	Ngày soạn:......../......./...........
Tiết thứ 5
Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố khắc sâu kiến thức đã học về văn bản tm.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Giáo án, đề văn, bảng phụ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, vở bài tập, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Làm thế nào để bài văn thuyết minh hấp dẫn, sinh động? Khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật, cấn chú ý điều gì?
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv giới thiệu mục tiêu bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc bài tham khảo. thảo luận, tìm hiểu đề.
- Vấn đề, đối tượng thuyết minh.
- Phương pháp thuyết minh.
- Biện pháp nghệ thuật.
Hoạt động 2:
Hs: Thảo luận theo nhóm, hoàn thiện dàn bài chi tiết của nhóm mình.
Gv: Giám sát, động viên.
Hs: Đại diện các nhóm lần lượt trình bày. sau mổi nhóm trình bày cả lớp thảo luận bổ sung.
Gv: Nhận xét, đánh giá chung.
Hoạt động 3:
Hs: Viết phần mở bài và một đoạn phần thân bài của nhóm mình.
I. Bài tham khảo:
Văn bản “ Họ nhà kim”
II. Thực hành:
1. Thảo luận:
2. Trình bày kết quả:
Cái bút.
Một dạng dàn bài:
1. Mở bài:
- Hoàn cảnh, địa điểm diển ra cuộc trò chuyện giữa các đồ dùng: thước, bút, vở
- Tình huống câu chuyện.
2. Thân bài:
- Cái bút tự giới thiệu về mình.
+ Ra đời từ đâu, khi nào?
+ Cấu tạo, nguyên jý hoạt động.
+ Vai trò.
3. Kết bài:
Các vật dụng đều công nhận sự quan trọng của cái bút.
III. Luyện tập:
IV. Củng cố: 
Gv nhắc lại kiến thức cần nắm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, hoàn thiện bài văn thuyết minh. Tìm hiểu về yếu tố miêu tả trong văn tm.
Quyết chí thành danh
 	Ngày soạn:......../......./...........
Tiết thứ 6
đấu tranh cho một thế giới hòa bình
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản, thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích văn bản thuyết minh sử dụng biện pháp lập luận.
3. Thái độ: Tinh thần đấu tranh bảo vệ hòa bình.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh, tư liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Phong cách của Hồ Chí Minh được bộc lộ như thế nào? Qua đó em rút ra được bài học gì cho bản thân?
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv liên hệ thực tế tình hình chính trị ở các nước và đẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Giới thiệu đôi nét về văn bản.
Hs: Lắng nghe.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẩu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn. Hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Gv: Yêu cầu hs xác định phương thức biểu đạt, hệ thống luận cứ, luận điểm của văn bản.
Hs: Thảo luận, bàn bạc, trình bày.
Hoạt động 2:
* Mở đầu văn bản, tg đã đưa ra các thông tin cụ thể, chính xác có tác dụng gì?
* Theo em biết thì trên thế giới có những nước nào sản xuất, lưu trữ vũ khí hạt nhân.
Hs: Thảo luận, trình bày.
* Sức công phá, hậu quả của chiến tranh hạt nhân được tg chứng minh như thế nào? Nhận xét.
I. Tìm hiểu chung:
1. Giới thiệu văn bản:
2. Đọc bài:
* Những nội dung chính:
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
- Cuộc sống tốt đẹp của con người bị chiến tranh hạt nhân đe dọa.
- Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lý trí của con người và tự nhiên.
- Nhiệm vụ bảo vệ hòa bình.
II. Phân tích:
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân:
* Số liệu cụ thể,chính xác có tác dụng khẵng định tínhchất hiện thực và sự quan trọng của vấn đề. 
* Cách tính toán của tg nhằm khẳng định hậu quả khủng khiếp và gây ấn tượng mạnh đến người đọc.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Đọc lại văn bản, nắm nội dung bài học. Tiếp tục phân tích các luận điểm.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct1-t6.doc