Tuần 23 Ngày soạn: . / . / .
Tiết 103 Ngày dạy . / . / .
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh :
1.Kiến thức:
-Đặc điểm của thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú.
-Công dụng của thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú
2.Kĩ năng:
-Nhận biết thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú trong câu.
-Đặt câu có sử dụng thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú.
B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, tư liệu, bảng phụ, SGK
-Trò: SGK,Bài soạn, nghiên cứu tài liệu.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ ổn định tổ chức: (1 phĩt)
2. Bài cũ: : Thế nào là thành phần biệt lập của câu ? Nêu đặc điểm của thành phần cảm thán, tình thái ?
3. Bài mới: 1/ *)
Giới thiệu bài : Trong câu ngoài các thành phần chính của câu, còn có các thành phần biệt lập. Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu thành phần phụ tình thái, cảm thán. Ở bài học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu hai thành phần tiếp theo: gọi – đáp và phụ chú.
Tuần 23 Ngày soạn: .......... / ............ / ........... Tiết 103 Ngày dạy .......... / ............ / ............. CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tiếp theo) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh : 1.Kiến thức: -Đặc điểm của thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú. -Công dụng của thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú 2.Kĩ năng: -Nhận biết thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú trong câu. -Đặt câu có sử dụng thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú. B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, tư liệu, bảng phụ, SGK -Trò: SGK,Bài soạn, nghiên cứu tài liệu. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ ổn định tổ chức: (1 phĩt) 2. Bài cũ: : Thế nào là thành phần biệt lập của câu ? Nêu đặc điểm của thành phần cảm thán, tình thái ? 3. Bài mới: 1/ *) Giới thiệu bài : Trong câu ngoài các thành phần chính của câu, còn có các thành phần biệt lập. Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu thành phần phụ tình thái, cảm thán. Ở bài học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu hai thành phần tiếp theo: gọi – đáp và phụ chú. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động I I/ Thành phần gọi – đáp: GV gọi HS đọc phần I (SGK). - Những từ in nghiêng: từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp ? Những từ ngữ đó có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sv của câu không ? - Trong từ ngữ gọi – đáp, từ ngữ nào được duìng để tạo lập cuộc hội thoại, từ ngữ nào duy trì cuộc thoại ? - VD (SGK): a/ “Này” => gọi, mở đầu hội thoại. b/ “Thưa ông”=> đáp, thể hiện duy trì cuộc trò chuyện. * Những từ ngữ này không tham gia vàoviệc diễn đạt nghĩa sự việc của câu vì chúng là những thành phần biết lập. - Công dụng: + Từ “này”: tạo lập cuộc thoại, mở đầu GT. + Từ “thưa ông”: duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại. Hoạt động II II/ Thành phần phụ chú GV gọi HS đọc VD 2 ở SGK. Nếu lược bỏ từ ngữ in nghiêng, nghĩa của mỗi câu trên có thay đổi không?Vì sao? - Ở câu (a) ở từ ngữ in nghiêng được thêm vào để chú thích cho những từ ngữ nào ? - Ở câu (b)cụm C-V in đậm chú thích cho điều gì ? Dâu hiệu nhận biết phần phụ chú trong câu ? - HS thảo luận, trả lời. a) VD (SGK): - Nếu lược bỏ từ ngữ in nghiêng, nghĩa của mỗi câu trên không thay đổi, vì đó làTPBL. - Ở câu (a) các từ ngữ: “Và cúng...anh” chú thích thêm: “Đứa con gái đầu lòng”. - Ở câu (b): “Tôi nghĩ vậy” chú thích cho cụm C-V (1) và là lí do cho C-V (3) =>nêu cho việc diễn ra trong tâm trí tác giả. * Dấu hiệu: đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc một dấu gạch ngang và một dấu phẩy. Ghi nhớ (SGK) Hoạt động III III/Luyện tập -HS đọc bài tập 1, 2, 3 – yêu cầu: làm theo SGK. - HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. 1/ - Các thành phần gọi - đáp gồm: + Này: để gọi. + Vâng: để đáp. 2/ Bầu ơi: gọi – đáp, hướng tới nhiều người. 3/ Phần phụ chú: Kể cả anh (giải thích thêm cho CN) Các thầy ...mẹ (bổ sung cho CN) Những người...nước; Có ai ngờ; thương thương .. 4. Củng cố: - GV chốt lại phần ghi nhớ ở SGK , Gọi Hs đọc lại phần ghi nhớ (SGK), lưu ý cách dùng. 5. Dặn dò: - Về nhà đọc kĩ, học phần Ghi nhớ; - Làm BT 4,5/tr33 - Chuẩn bị bài: Bài viết số 5. Tuần 23 Ngày soạn: .......... / ............ / ........... Tiết 104, 105 Ngày dạy .......... / ............ / ............. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 – NGHỊ LUẬN XÃ HỘI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh : - Ôn tập tổng hợp các kiến thức về văn nghị luận. Tích hợp với phần Văn, Tiếng Việt và TLV đã học. Rèn kĩ năng viết VBNL về một sự việc, hiện tương xã hội. B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, dề kiểm tra viết. -Trò: SGK,Bài soạn, nghiên cứu tài liệu. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. ỉn ®Þnh tỉ chc: (1 phĩt)- Lớp 9A:............................................................................... - Lớp 9B:............................................................................... 2. Bài cũ: : Không kiểm tra. 3. Bài mới: 1 Giới thiệu bài : Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động I I/ Đề bài Đề: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng người ta cũng tiện tay vứt rác xuống...Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. Hoạt động II II/ Hướng dẫn tìm hiểu đề - Cần xác định: Hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là một hiệ tượng không bình thường, nó thể hiện ý thức không tốt của nhữung con người bừa bãi, thiếu ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống, cảnh quan đô thị gây ô nhiễm môi trường và cần phải bị phê phán. - Nhận rõ các vấn đề trong các sự việc, hiện tượng đời sống. - Cần phải có nhan đề đặt phù hợp với yêu câud, cách nhìn nhận của học sinh, phù hợp với nội dung. - Bài làm phải có luận điểm rõ ràng, có luận cứ và có lập luận phù hợp, nhất quán. - các phần mờ bài, thân bài, kết bài phải có cấu trúc rõ ràng và liên kết chặt chẽ. - Bài tự viết, không sao chép ở các sách, liên hệ thực tế ở nơi sinh hoạt. Hoạt động III III/ Dàn ý chung A. MB: - Giới thiệu sự việc, hiện tượngc ó vấn đề: xả rác bừa bãi. - Nêu sơ lược việc xả rác bừa bãi đối với môi trường. B. TB: phân tích việc xả rác bừa bãi vào nơi công cộng, đường sá, ao hồ...là một việc làm thiếu ý thức, cần phê phán. - Đánh giá những hành động việc làm của những người vô ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. C. Kết bài: Khái quát : việc, hiện tượng xả rác không đúng nơi, đúng lúc cần pahỉ có những biện pháp xử lí thích đáng. - Lời khuyên: không nên xả rác bừa bãi. - Rút ra bài học bổ ích, liên hệ thực tế . Biểu điểm: - Bài viết tốt, đặt nhan đề nêu bật được vấn đề cần nghị luận, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ; các phần mạch lạc với nhau (9-10đ) - Bài viết khá, đặt đựoc nhan đề, ít sai lỗi, khá mạch lạc (7-8đ) - Bài viêt TB, đặt đựơc nhan đề, nêu được vấn đề nghị luận, có mắc lỗi , các phần cóliên kết nhưng chưa thật chặt chẽ (5-6đ). - Bài viết yếu, chưa đặt đựoc nhan đề, mắc nhiều lỗi, chưa nghị luận được vấn đề, các phần thiếu liên kết (tuỳ theo mức độ: 3-4đ, hoặc các trường hợp còn lại (0-2đ) 4. Thu bài 5. Dặn dò: chuẩn bị bài Chó Sói và Cừu trong ... Tuần 23 Ngày soạn: .......... / ............ / ........... Tiết 106 Ngày dạy .......... / ............ / ............. CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN LA-PHÔNG TEN (H. TEN) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh : 1.Kiến thức: -Đặc trưng của sáng tác nghệ thật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả. -Cách lập luận của tác giả trong văn bản. 2.Kĩ năng: -Đọc - hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương. -Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận(luận điểm,luận cứ,luận chứng) trong văn bản. B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, máy chiếu, tư liệu, bảng phụ -Trò: SGK,Bài soạn, nghiên cứu tài liệu. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ ổn định tổ chức (1ph) 2. Bài cũ: : Suy nghĩ của em về sự chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ? 3. Bài mới: Giới thiệu bài (1PH): Ai chẳng biết chó sói hung dữ, ranh ma, xảo quyệt, còn cừu là loài vật ăn cỏ, hiền lành, chậm chạp và là món mồi ngon cho chó sói. Nhưng dưới ngòi bút của một nhà sinh vật học, một nhà thơ thì hai con vật đố được miêu tả, phân tích khác nhau. Sự khác nhau đó như thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó? Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động I I/Tìm hiểu hiểu chung GV gọi HS đọc Chú thích SGK. Cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm. 1/ Tác giả: Hi Pô-lit Ten (1828-1893) triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp. 2/Tác phẩm: Văn bản “ Chó sói...La – Phông ten” trích từ chương II, phần II của tác phẩm. GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích. - GV đọc mẫu – 03 HS đọc - Bố cục văn bản được chia làm mấy phần ? Nhận xét cách lập luận ? 3/ Đọc, tìm hiểu chú thích: a/ Đọc: Giọng khúc chiết, rõ ràng, thể hiện giọng điệu lập luận. b/Chú thích: SGK c/ Bố cục và cách lập luận: Chia làm 2 đoạn: -Đoạn 1: Từ đầu đến “tốt bụng như thế” – Hình tượng cừu trong thơ La – Phông ten. - Đoạn 2: phần còn lại. Hình tượng chó sói trong thơ La- Phông Ten. + để làm nổi bật hình tượng cừu và chó sói => t/g đã lập luận bằng cách dẫn ra những dòng viết về hai con vật của nhà khoa học Buy – phông để so sánh. - tác giả triển khai mạch lập luận theo trật tự 3 bước: dưới ngòi bút của La phông ten – dưới ngòi bút của Buy – phông – dưới ngòi bút của La phông ten 4.Củng cố : GV chốt lại nội dung bài học và phần ghi nhớ; Hướng dẫn học sinh thực hiện phần Luyện tập ở SGK, HS tự hìn nhận bản thân mình để sửa chữa. 5. Dặn dò : Về nhà chuẩn bị : Các thành phần biệt lập.
Tài liệu đính kèm: