Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần thứ 30

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần thứ 30

Tuần 30 Ngày soạn: . / . / .

Tiết 136 Ngày dạy . / . / .

BẾN QUÊ (HDĐT)

 (Nguyễn Minh Châu)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh:Đọc tiếp cận đoạn trích.

 1.Kiến thức:

-Những tình huống nghịch lí,những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.

-Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời,nhưng vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.

2.Kĩ năng:

-Đọc hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.

-Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống,miêu tả tâm lí nhân vật,hình ảnh biểu tượng trong truyện.

B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Tìm hiểu Nguyễn Minh Châu và những sáng taọ của ông.

 - Trò : Đọc tác phẩm và soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định nề nếp: (1ph)

 2. Kiểm tra bài cũ: (5ph) Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh và phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ của ông?

 3.Bài mới:

 Hoạt động 1. Giới thiệu bài: (1ph)Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình quê hương.

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần thứ 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Ngày soạn: .......... / ............ / ...........
Tiết 136 Ngày dạy .......... / ............ / .............
BẾN QUÊ (HDĐT)
 (Nguyễn Minh Châu)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh:Đọc tiếp cận đoạn trích.
 1.Kiến thức:
-Những tình huống nghịch lí,những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
-Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời,nhưng vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
2.Kĩ năng:
-Đọc hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
-Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống,miêu tả tâm lí nhân vật,hình ảnh biểu tượng trong truyện.
B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Tìm hiểu Nguyễn Minh Châu và những sáng taọ của ông. 
 - Trò : Đọc tác phẩm và soạn bài. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định nề nếp: (1ph)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5ph) Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh và phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ của ông?
 3.Bài mới: 
 Hoạt động 1. Giới thiệu bài: (1ph)Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình quê hương.
Hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động 2: (10ph)Đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
 GV: Hãy giới thiệu vài nét về Nguyễn Minh Châu.
GV diễn giảng: sau năm 1975 NMC sáng tác chủ yếu là truyện ngắn. NMC đã thể hiện những tìm tòi đổi mới quan trọng về tư tưởng nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước nhà từ những năm 80 của TK XX. 
 GV yêu cầu HS kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của NMC.
 Xuất xứ của truyện ngắn Bến quê.
GV hướng dẫn HS đọc rõ ràng mạch lạc, giọng đọc truyền cảm diễn tả sự tinh tế của màu sắc thien nhiên, gợi cảm xúc.
Yêu cầu HS tóm tắt VB 
GV hỏi: Nhân vật Nhĩ rơi vào hoàn cảnh nào? 
HS thảo luận trả lời.
GV: Tình huống này đã dẫn đến tình huống thứ 2 đầy nghịch lý. Đó là tình huống nào? Xây dựng tính huống ấy tác giả có ngụ ý gì? 
GV hướng dẫn HS tiểu kết lại bằng việc đánh giá khi bước đầu tiếp cận văn bản
Hoạt động 3: (20ph) HD Phân tích
.
GV giúp học sinh định hướng chọn tiêu đề để phân tích làm nổi bật GTND, GTNT của đoạn trích.
Hãy phát hiện những hình ảnh Bến quê qua cảm nhận của nhân vật?
 Với em những cảnh vật đó như thế nào? Còn với nhân vật Nhĩ thì sao?
 Bình tâm trạng của Nhĩ khi nghe tiếng đất lở:
® Tiếng đất lở Nhĩ nghe vào ban đêm nó như một tiếng động khủng khiếp khoét sâu bờ đất bên này. Phải chăng đó là nỗi đau đang khoét sâu trong tâm hồn Nhĩ, đưa Nhĩ về những quằn quại cả thể xác lẫn tâm hồn bởi Nhĩ đã xa lạ lãng quên những gì thân thuộc của quê hương để bây giờ chỉ còn tồn tại những tuyệt vọng ghê gớm.
Hoạt động 2: (5ph) GV giúp học sinh đánh giá lại những vấn đề đã khai thác
Chọn một cảnh sắc thiên nhiên mà em cảm thấy giàu ý nghĩ a liên tưởng nhất để bàn luận?
Nội dung
1. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả, tác phẩm:
Nguyễn Minh Châu (1930-1989)
- Quê Quỳnh Lưu, Nghệ An.
- Ong gia nhập quân đội năm 1950, sau trở thành một nhà văn quân đội.
- Là cây bút văn xuôi tiêu biểu cho thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết: Cửa sông, dấu chân người lính. Truyện ngắn:Mảnh trăng cuối rừng, bức tranh.
Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985.
b. Đọc, giải nghĩa từ
c. Tóm tắt truyện:
- Nhân vật Nhĩ từng đi khắp trái đất, nhưng cuối đời lại bị cột chặt bên giường bệnh bởi một căn bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo.
- Lúc đó anh lại phát hiện ra vùng đất bên kia sông, có một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ.
- Nhận được sự chăm sóc ân cần của vợ anh mới cảm nhận hết dược sự vất vả tảo tân, tình yêu và sự hy sinh thầm lặng của người vợ. Cuối cùng nhân vật đã chiêm nghiệm được những quy luật đầy nghịch lí của đời người.
2. Tìm hiểu tình huống truyện:
Hai tình huống cơ bản:
- Nhĩ bị liệt toàn thân nằm trên giường bệnh.
- Nhĩ phát hiện ta vẻ đẹp của bãi bồi bên sông và người thân.
Tạo ra một chuỗi tình huống nghịch lý, tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận của con người chứ đựng vô vàn những bất ngờ.
- Qua những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ truyện có ý nghĩa tổng kết sự trải nghiệm của cả đời người.
3. Tiểu kết:
Nguyễn Minh Châu một nhà văn có phong cách sáng tác khác biệt mới lạ thể hiện những sáng tạo phát hiện mới mẻ. Nhờ vậy mà ông đã định hướng cho văn học những bước sáng tác mới giúp người đọc có những sáng tạo hưng phấn mới trong cảm nhận.
II. Phân tích:
1. Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ:
 + Cảm xúc suy nghĩ về Bến quê:
- Khung cảnh thiên nhiên có chiều sâu rộng, từ những bông bằng lăng phía ngoài cửa sổ đến sông Hồng màu đỏ nhạt bãi bồi, tiếng dất lở, con đò 
® Nhĩ cảm nhận bằng cảm xúc tinh tế tất cả đều thân thuộc bình dị ai cũng biết nhưng với Nhĩ thì mới mẻ xa lạ nên Nhĩ thèm vụng khát khao được lặn ngụp, được đặt chân, được sờ mó vào tất cả.
+ Cảm nhận về con người:
- Lần đầu tiên Nhĩ nhận thấy sự âu yếm yêu thương của vợ: Nhĩ phát hiện Liên mặc áo rách, bước chân tiếng nói quen thuộc điều đó có từ lâu ở Liên nhưng hôm nay Nhĩ mới thấm thía nó cần thiết biết bao cho một người bệnh.
- Cậu con trai của Nhĩ giống bố từ nhỏ bây giờ Nhĩ mới phát hiện ra.
- Những đứa trẻ hàng xóm ngoan ngoãn thân thiện bây giờ Nhĩ mới thấy chúng đáng yêu làm sao và rất cần cho Nhĩ.
- Cụ Khuyến ngày nào cũng ân cần thăm hỏi nụ cười hồn hậu có từ lâu ở người nông dân bây giờ Nhĩ mới thấy.
® Tất cả những con người ấy đều bình dị học tạo nên vẻ đẹp sức sống của Bến 
quê đến bây giờ sức tàn lực kiệt Nhĩ.
mới được gần gũi quả là một nghịch lý làm cho Nhĩ nuối tiếc khát thèm
2. Vẻ đẹp của Bến quê:
- Đây chính là vẻ đẹp chung của thiên nhiên và con người qua cảm nhận tinh 
tế nhưng muộn màng của nhân vật Nhĩ.
- Vẻ đẹp thân thuộc bình dị của quê hương và con người Việt Nam.
- Nguyễn Minh Châu cảm nhận bằng
một nét riêng với những khám phá sáng tạo hoàn toàn mới lạ
2. Tổng kết:	
a. Nội dung: truyện ngắn Bến quê đã thể hiện những suy ngẫm trải nghiệm của nhà văn về cuộc sống và thức tỉnh sự trân trọng đối với vẻ đẹp bình dị, gầ gũi của cuộc sống quê hương.
b. Nghệ thuật:
- Sự miêu tả tâm lí tinh tế.
- Cách sử dụng nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng.
- Xây dựng tình huống truyện giàu sức biểu hiện.
- Trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật. 
3. Luyện tập:
 Có thể:
-Màu hoa bằng lăng,
-Màu nước con sông hồng,
-Bãi bồi bên kia sông,
-Những con đò,
-Tiếng đất lở
 4. Củng cố: (2ph)Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Minh Châu?
 5. Dặn dò: (1ph)Về nhà chuẩn bị kĩ những câu hỏi trong SGK để phân tích nội dung tác phẩm
*****************************************
Tuần 30 Ngày soạn: .......... / ............ / ...........
Tiết 137, 138 Ngày dạy .......... / ............ / .............
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh đạt được:
 1.Kiến thức:
-Hệ thống kiến thức về khởi ngữ,các thành phần biệt lập,liên kết câu và liên kết đoạn,nghĩa tường minh và hàm ý.
2.Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần Tiếng Việt.
-Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp ,đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Hệ thống kiến thức, chọn bài tập mẫu. 
 - Trò: Ôn tập,tìm hiểu kiến thức SGK
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định nề nếp: (1ph)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5ph) (kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)Hãy hệ thống những kiến thức Tiếng Việt đã học lớp 9? 
 3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: (1ph)Bài học này có ý nghĩa tổng kết tất cả các kiến thức đã học .Vì thế học sinh cần nhận ra ý nghĩa để có tâm thế khi học 
Hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động 1: (10ph) Ôn tập về khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
 GV kẻ bảng hướng dẫn HS điền từ ngữ in đậm vào ô thích hợp.
Hoạt động 2: (10ph) Giúp các em tiếp tục tìm hiểu kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
GV hướng dẫn HS làm từng bài tập.
Hoạt động 3: (15ph) Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ý.
GV hướng dẫn HS làm các bài tập.
HS thảo luận trình bày
Nội dung
1. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập:
Bài tập 1: Nhận biết các thành phần biệt lập vàkhởi ngữ trong câu.
Khởi ngữ
 Thành phần biệt lập
Tình thái
Gọi đáp
Cảm thán
Phụ chú
Xây cái lăng ấy
Dường như
Thưa ông
Vất vả quá
Những người con gái nhưvậy
2. Liên két câu và liên kết đoạn văn:
 Bài tập 1: 
- Đoạn trích (a): Nhưng, nhưng rồi, và thuộc phép nối.
- Đoạn trích (b): Cô bé- cô bé thuộc phép lặp, cô bé- nó thuộc phép thế.
- Đoạn trích (c): “Bây giờ nó cao sang rồi thì để đâu đến chúng tôi nữa”- thế thuộc phép thế.
b. Bai tập 2:Điền từ vào ô thích hợp
Phép liên kết
Lặp từ ngữ
Đồng nghĩa, trái nghĩa
Thế
Nối 
Từ ngữ tương ứng
Cô bé- cô bé
Cô bé- nó; thế
Nhưng, nhưng rồi, mà
3. Nghĩa tường minh và hàm ý:
 Bài tập 1: 
Hàm ý câu nói của người ăn mày: “Địa ngục là chỗ ở của các ông”(Người nhà giàu).
 Bài tập 2:
* Câu “Tớ thấy học ăn mặc rất đẹp” có thể hiểu là “Đội bóng chuyền chơi không hay” hoặc “Tôi không muốn bình luận về chuyện này”.
Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ (nói không đúng đề 
 Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
 4. Củng cố: (3ph) Nêu nhận xết về kiến thức Tiếng Việt đã học? 
 5. Dặn dò: (1ph) Vận dụng kiến thức đã học để thực hành vào tiết sau . 
Tiết 138
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : (như tiết 137)
B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Ra hệ thống bài tập. - Trò: Thực hiện các bài tập.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định nề nếp: (1ph)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5ph) Có mấy thành phần biệt lập trong câu? Lấy VD minh họa? 
 3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: (1ph) Đây là tiết ôn tập thứ 2 học sinh cần thể hiện năng lực sáng tạo của mình qua thực hiện các bài tập. Đồng thời đánh giá kiến thức TV ở lớp 9.
Hoạt động của thầy và trò.
Hoạt động 1 : (30ph)
Bài 1 : Hãy xác định trong văn bản “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu tác giả đã sử dụng những phép liên kết nào để liên kết câu và liên kết đoạn? Có đoạn văn nào sử dụng hàm ý không?
Bài tập 2 : Dựa vào kiến thức đã học về hàm ý hãy xác định hàm ý mà nhân vật Nhĩ muốn nói với con trai?
Bài tập 3 : Vì sao khi nói, viết cần sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập?
Hoạt động 2 : (4ph) Từ những kiến thức đã ôn tập GV và HS kết luận lại nội dung của hai tiết ôn tập.
Nội dung kiến thức.
1. Thực hiện các bài tập sáng tạo.
Bài tập 1: Tác giả sử dụng nhuần nhuyễn việc liên kết câu và liên kết đoạn bằng các từ ngữ sau: Phép thế, từ nối, hình ảnh liên tưởng...liên kết nội dung, hình thức chặt chẽ.
Bài tập 2 : - Nhĩ rất khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Song con trai Nhĩ chẳng hiểu được ước muốn thầm lặng của bố vì đối với nó điều đó quá đơn giản.
Bài tập 3 : Bởi vì các thành phần đó làm cho câu văn, đoạn văn mền mại, giàu giá trị biểu cảm. Thuyết phục được người đọc.
2. Kết luận : Những kiến thức Tiếng Việt ở học kỳ II rất đa dạng nó giúp học sinh phân biệt được thành phần phụ trong câu. Ngoài ra củng cố thêm những kiến thức về liên kết, đặc biệt là sự tinh tế trong sử dụng hàm ý.
4. Củng cố: (4ph) Vai trò của những kiến thức TViệt trong việc thực hiện văn bản nghị luận như thế nào?
 5. Dặn dò: (1ph)Chuẩn bị dàn ý đề văn sau : Bàn về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Xem lại lý thuyết của tiết luyện nói để thực hành vào tiết 139, 140
*****************************************
Tuần 30 Ngày soạn: .......... / ............ / ...........
Tiết 139, 140 Ngày dạy .......... / ............ / .............
LUYỆN NÓI:NGHỊ LUẬN VỀ MỘT 
ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. MỤC TIÊU :Giúp học sinh đạt được:
 1.Kiến thức:
-Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ,bài thơ trước tập thể.
2.Kĩ năng:
-Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ.
-Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận,đánh giá của mình về về một đoạn thơ,bài thơ.
B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Ra đề, hướng dẫn HS thực hiện qua bảng phụ. 
 - Trò: Lập dàn ý đề bài đã ra tiết trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định nề nếp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu rõ những thao tác khi làm một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. 
 3. Bài mới: 
Hoạt động 1(1ph) Giới thiệu bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là một thể loại khó học sinh cần có những kỷ năng luyện nói, làm dàn ý trước khi viết bài.
Hoạt động của GV – HS
Kiến thức cần đạt
 Hoạt động 2 : (tiết 1)GV giúp học sinh ôn lại một số kiến thức cần thiết cho bài nghị luận. Bài nghị luận gồm có mấy phần? Yêu cầu của mỗi phần như thế nào?
Hoạt động 2 : (tiết 2) Dựa vào dàn ý lý thuyết HS lập dàn ý sau đó trình bày trước tập thể. Tất cả cùng góp ý bổ sung GV cho điểm động viên.
1. Dàn ý của một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: 
- Mở bài : Giới thiệu chung về hoàn cảnh sáng tác và hình ảnh nổi bật của tác phẩm.
- Thân bài : Đi sâu vào khai thác nội dung nghệ thuật của tác phẩm qua một số hình ảnh thơ. So sánh đối chiếu để làm bật nổi hình tượng thơ trong tác phẩm.
- Kết bài : Khẳng định giá trị của hình tượng thơ, ý nghĩa của nó đối với đời sống.
2. Thực hành : Đề ra: Suy nghĩ về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
A/ Dẫn vào bài: Trong bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, chúng ta bắt gặp hình ảnh người lính trẻ trên đường hành quân, nghe tiếng gà trưa chợt nhớ về bà với một tình cảm chân thành , cảm động. Bằng Việt là một nhà thơ trẻ nổi tiếng những năm sau mươi. Thơ của BV thiên về tái hiện những kỉ niệm của tuổi thơ, mà bếp lửa được coi là một trong nững thành công đáng kể nhất.
A/ Nội dung:
- Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là h/a bếp lửa làng quê VN thời thơ ấu “Một ...nắng mưa”
- Kỉ niệm thời ấu thơ thường rất xa, nhưng bao giờ cũng có một vẻ đẹp sáng nguyên => thường có sức sống ám ảnh trong tâm hồn. “Lên bốn tuổi ....cay”.
- Tiếp theo là kỉ niệm đầy ắp âm thanh ánh sáng và những t/c sâu nặmg xung quanh bếp lửa “Tám năm..xa”.
- Tiếp theo là H/a bếp lửa gắn liền với những biến cố của đât nước và ngọn lửa cụ thể từ bếp lửa trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin: “Rồi...dai dẳng”.
- H/a bếp lửa đã trở thành một biểu tượng của quê hương đât nước; người bà vừa là người nhen vừa là người giữ lửa: “Lận đận...bếp lửa”
- Bài học hữu cơ giữa quá khứ và hiện tại: “giờ...chưa”
4. Củng cố: Em rút được kinh nghiệm gì sau tiết luyện nói này?
5. Dặn dò: Chuẩn bị kỹ nội dung tiết 141, 142. Tìm hiểu Lê Minh Khuê và những sáng tác của bà.
*****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_thu_30.doc