Giáo án Ngữ văn 9 - Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa

Giáo án Ngữ văn 9 - Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa

A - Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống với những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.

- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đè của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con

người trong lao động.

2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.

3. Thái độ : Học sinh có ý thức, trách nhiệm, say sưa trong công việc.

B - Chuẩn bị :

1. Thầy : Chân dung tác giả Nguyễn Thành Long, tập truyênh “Giữa trong xanh” , Một vài tranh ảnh tư liệu về Sa Pa .

2. Trò : Chuẩn bị kĩ các câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản

C - Các bước lên lớp :

1. Ổn định tổ chức : Sĩ số :

2. Kiểm tra bài cũ : 5

 H :Tóm tắt truyện ngắn “Làng” và nêu cảm nhận của em sau khi học xong truyện ngắn đó ?

- HS trả lời

- GV cho nhận xét và ghi điểm

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 922Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 66-67 Bài 14
 Văn bản : 
 Lặng lẽ Sa Pa 
 Nguyễn Thành Long
Soạn: 10/12/2007
Giảng: 11,12/12/2007
A - Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống với những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đè của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con
người trong lao động.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.
3. Thái độ : Học sinh có ý thức, trách nhiệm, say sưa trong công việc.
B - Chuẩn bị :
1. Thầy : Chân dung tác giả Nguyễn Thành Long, tập truyênh “Giữa trong xanh” , Một vài tranh ảnh tư liệu về Sa Pa .
2. Trò : Chuẩn bị kĩ các câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản
C - Các bước lên lớp :
1. ổn định tổ chức : Sĩ số :
2. Kiểm tra bài cũ : 5
 H :Tóm tắt truyện ngắn “Làng” và nêu cảm nhận của em sau khi học xong truyện ngắn đó ? 
- HS trả lời
- GV cho nhận xét và ghi điểm
3. Tiến trình hoạt động dạy – học :
ND hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Hoạt đông 1 : Khởi động
 Từ những cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ, bình thường đang làm việc miệt mài cho đất nước ở Sa Pa – Nơi nghỉ mát kì thú, nhưng cũng là nơi sống và làm việc của những con người lao động với những phẩm chất trong sáng, cao đẹp . Qua một chuyến đi, ngỡ chỉ là đi chơi thư giãn, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết thành truyện ngắn đặc sắc, dạt dào chất thơ : Lặng lẽ Sa Pa. 
Hoạt động 2 : HD h/s đọc hiểu văn bản.
GV: HD h/s đọc rõ ràng, cảm xúc lắng sâu. Kết hợp kể tóm tắt với đọc.
GV: gọi h/s đọc, kể nối nhau.
 + Kể từ đầu ... cái gì thé ?
 + Đọc “Bác lái xe ... hoạ sĩ nghĩ thầm”.
 + Kể tiếp ... vật gì như thế.
 + Đọc còn lại.
GV: Gọi 1 em kể thật tóm tắt toàn văn bản.
GV có thể tóm tắt một lượt.
H: Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm
qua sự chuẩn bị bài ở nhà ?
- HS dựa vào chú thích trả lời
- GV chốt
H: Hiểu biết của em về Sa Pa ?
H: Vật lí địa cầu là gì ?
H: Máy nhật quang kí là gì ?
H: Thế nào là máy bộ đàm ?
- HS dựa vào chú thích để trả lời
- GV nhấn mạnh
H: Nêu đặc điểm của văn bản ?
- Là truyện ngắn hiện đại. Truyện ngắn luôn tồn tại trong 3 yếu tố hình thức, thể loại, đó là : Truyện, nhân vật, lời kể.
H: Em có nhận xét gì về tính chất của cốt truyện ?
- Là câu chuyện sinh hoạt và lao động bình thường.
(Không chứa mâu thuẫn, không có xung đột căng thẳng)
H: Kể tên nhân vật trong truyện ? Nhân vật nào được tác giả tập trung miêu tả ?
- Bác lái xe, anh thanh niên làm khí tượng, cô kĩ sư nông nghiệp, ông hoạ sĩ.
- Nhân vật anh thanh niên và ông hoạ sĩ được tác giả tập trung nhất.
H: Theo em, lời kể xuất phát từ điểm nhìn của ai ?
- Của tác giả. ( giấu mình )
- Vì truyện được kể từ ngôi thứ 3 (người kể hiểu hết mọi việc và nhân vật, thường đưa ra những lời nhận xét về nhân vật hoặc về sự việc ).
H: Vậy phương thức nào được biểu đạt trong văn bản này ?
- Tự sự kết hợp với miêu tả , biẻu cảm, lập luận. Sự thay đổi phương thức này tạo hứng thú cho người đọc.
H: Nếu lựa chọn nhân vật yêu thích để đọc -hiểu, em sẽ chọn nhân vật nào ?
- Anh thanh niên
- Ông hoạ sĩ
H: Ta sẽ tìm nhân vật xuyên suốt tác phẩm nên không chia phần.
( Đây là truyện có cốt truyện rất đơn giản)
GV: Gọi 1 em kể đoạn đầu ... Bác lái xe xướng to.
GV: Chỉ định 1 em đọc.
- Cho xe nghỉ ... như khi đến.
H: Tác giả giới thiệu anh thanh niên với rất nhiều chi tiết, theo em chi tiết nào em thấy bình thường ? Chi tiết nào khác lạ về con người này ?
- HS dựa vào sgk để tìm và trả lời
- GV chốt
GV. Đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m
H: Với em, những chi tiết trên được tác giả giới thiệu bằng cách nào ?
 - HS trả lời
- GV kl
H: Theo em, chi tiết nào đặc biệt nhất ? Vì sao?
- Thèm người đến nỗi dùng gỗ ngáng đường ngăn ô tô lại để gặp.
- Tự tìm kiếm tam thất làm thuốc khi nghe tin vợ bác lái xe bị ốm.
ị Các chi tiết đó bộc lộ cao nhất lòng yêu quí con người của anh thanh niên.
H: Vậy, em có thể đọc được nội dung gì qua những chi tiết trên ?
- HS trả lời, gv chốt
H: Theo dõi phần văn bản tiếp theo, em hãy khái quát những sự việc nào được kể từ nơi ở của anh thanh niên khi anh tiếp khách ?
- Anh thanh niên hái hoa trong vườn tặng cô kĩ sư.
- Anh thanh niên giới thiệu với ông hoạ sĩ về công việc và bầy tỏ suy nghĩ của mình.
- Anh giới thiệu gương những người lao động trên Sa Pa mà anh ngưỡng mộ.
H: Em thấy nơi ở của anh thanh niên có gì bình thường ?
- HS nêu
- GV chốt
H: Khi đến nơi ở của anh, em thấy có gì khác thường ?
- HS trả lời
- GV chốt
H: Có gì đặc biệt trong cử chỉ và lời nói của anh thanh niên khi tặng hoa cô kĩ sư ?
- HS trả lời
- GV chốt
H: Em có nhận xét gì về các chi tiết trên ?
- HS trả lời 
- GV chốt
 ( Hết tiết 1 )
Y/c 1 em tóm tắt lại 1 lượt toàn đoạn trích.
I/ Đọc, thảo luận chú thích :
1. Đọc, tóm tắt van bản :
2. Thảo luânh chú thích :
a. Tác giả, tác phẩm :
- Nguyễn Thành Long (1925-1991)
 + Quê : Quảng Nan
 + Viết văn từ thời kĩ k/c chống Pháp. 
 + Là cây bút chuyên viết chuyện ngắn và bút kí.
- Tác phẩm là kết quả chuyến lên Lao Cai hè 1970, rút từ tập “giữa trong xanh” in 1972.
b. Chú thích khác :
II/ Bố cục :
III/ Tìm hiểu văn bản :
1. Nhân vật anh thanh niên :
+ Một anh thanh niên 27 tuổi. Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ.
+ Sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chí có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, thèm người quá, kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi...
+ Tự đào tam thất làm quà cho người ốm “Củ tam thất cháu vừa đào thấy. Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ bác vừa bảo bác gái vừa ốm dậy là gì ?”
- Tự sự miêu tả gián tiếp ( qua nhận xét của bác lái xe và ông hoạ sĩ ), trực tiếp bằng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
- Là một người thanh niên bình thường trong c/s. Nhưng anh có một cách sống, phẩm chất đó là quí người và rất tận tuỵ với mọi người.
+ Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại 1 góc trái gian với chiếc giường con, 1 chiếc bàn học, 1 giá sách.
+ Trong vườn rất nhiều hoa : Hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn,tổ ong ...
+ Anh con trai, rất tự nhiên như với 1 người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái.
+ Tôi cắt thêm mấy cành nữa ... từ 4 năm nay.
- Miêu tả, kể.
- Cách sống giản dị với nhu cầu sống của mình. Yêu quí người một cách nồng hậu.
Chuyển sang tiết 2 
GV: Chỉ định 1 em đọc từ : Thôi chấm dứt tiết mục hái hoa ...
H: Hãy chỉ ra những chi tiết mà anh thanh niên tự giới thiệu về công việc của mình?
- HS tìm và trả lời
- GV chốt
H: Cách giới thiệu đó cho em cảm nhận gì 
- HS trả lời
- GV chốt
H: Vậy anh đã nói sự chịu đựng của người làm công tác khí tượng ntn ?
- HS trả lời
- GV chốt
H: Cách viết nào được biểu hiện ở đoạn văn ? Tác dụng của cách viết đó ?
- HS trả lời
- GV. 1 người thanh niên dám nói thẳng những gian khổ của mình trong công việc điều đóchứng tỏ anh là người đã nếm trải và vượt qua gian khổ để hoàn thành công việc được giao.
H: Trong những lời anh thanh niên bày tỏ suy nghĩ của mình về công việc, em hiểu gì về ý nghĩa của những suy nghĩ đó ?
- Họat động nhóm 3 phút.
- Trình bày đ nhận xét đ KL.
 + “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là 1 mình được”.
đ Khi ta hiểu và yêu thích công việc của mình, thì công việc đem lại cho ta niềm vui
khi đó không còn cảm thấy đơn độc.
 + “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”
đ Là con người, ai cũng phải làm việc sự sống của bản thân và sự sống của cộng đồng
- Chúng ta rất đồng cảm với những suy nghĩ đó. Vì đó là những ý nghĩ nghiêm túc của người yêu công việc, yêu c/s có ý nghĩa của mình trong cộng đồng.
H: Từ đó, đặc điểm nào trong cách sống của anh thanh niên được bộc lộ rõ ?
- HS trả lời
- GV chốt
H: Khi nói về người khác, anh thanh niên đã quan tâm đến những con người và công việc ntn ?
- HS tìm và trả lời
- GV chốt
H: Em có nhận xét gì về sự quan tâm đó của anh thanh niên ?
- HS nhận xét
- GV chốt
H: Dùng lời nói để thuyết phục, ca ngợi những người lao độnh tích cực khác. Điều đó, em đọc được thêm điểm nào trong cách sống cuả anh thanh niên ?
- Khiêm nhường
- Quí trọng lao động sáng tạo, quên mình vì nhân dân.
H: Vậy em bình luận ntn về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn này ?
- HS trả lời
- GV chốt
GV: Y/c theo dõi phần đầu truyện.
H: Nhân vật ông hoạ sĩ đóng vai trò gì trong truyện ?
- Vừa là 1 nhân vật trong câu truyện vừa là điểm nhìn trần thuật của tác giả vừa là người thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của tác giả đ Nhân vật ông hoạ sĩ có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyện, sau nhân vật chủ chốt anh thanh niên.
H: Dưới cái nhìn của hoạ sĩ, Sa Pa hiện lên ntn ?
- HS tìm và trả lời
- GV chốt
H: Cách thể hiện nào được bộc lộ rõ ở đây, qua đó em hiểu gì về nhà hoạ sĩ này ?
- HS trả lời
- GV chốt
H: Nhưng theo em cảm xúc của nhà hoạ sĩ 
được gợi lên mãnh liệt hơn qua h/ả nào ?
- Những con người đang âm thầm làm việc 
trên đỉnh Sa Pa.
H: Vì sao người hoạ sĩ xúc động mạnh khi nhìn thấy anh thanh niên vì thèm gặp người mà dùng gỗ chặn xe ô tô chở khách ?
- Vì đó là một biểu hiện mãnh liệt của một 
nhu cầu sống không chịu cô độc.
- Vì đó là một biểu hiện khác thường của 1
tính cách không chịu khuất phục hoàn cảnh.
H: Khi chứng kiến cảnh anh thanh niên hào phóng hái hoa tặng cô bạn và nghe anh ta kể về công việc gian khó của mình, nhà hoạ sĩ già cảm thấy “bối rối”, Vì sao ?
- Vì trong 1 khoảng thời gian ngắn ngủi, nhà hoạ sĩ đã cảm thấy được những điều tốt đẹptừ người thanh niên ấy.
- Đó là sự bối rối của những người đi tìm cái đẹp , bỗng phát hiện cái đẹp hiển hiện ngay trước mắt mình.
H: Em hiểu gì về nhà hoạ sĩ từ những biểu hiện nội tâm này của ông ?
- 1 tâm hồn tha thiết với vẻ đẹp của cuộc đời.
H: Ông hoạ sĩ suy nghĩ gì về cách sống của 
anh thanh niên ? cũng như lớp thanh niên 
lúc bấy giờ ?
- HS trả lời
- GV chốt
GV. H/ả con bướm là biểu tượng của vẻ đẹp hồn nhiên, muôn sắc, thoắt ẩn thoắt hiện. Khi ví thanh niên như con bướm, nhà hoạ sĩ đã cảm nhận sự được hấp dẫn của những vẻ đẹp đa dạng và bất ngờ của thế hệ trẻ.
H: Từ đó, người hoạ sĩ đã thể hiện cách nhìn ntn đối với những con người lao động trẻ tuổi ?
- HS nêu ý kiến
- GV chốt
H: Theo em, ý nghĩ của hoạ sĩ về “sự bất lực của NT, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. Gợi cách hiểu ntn về mối quan hệ giữa NT và đời sống ?
- Đ/s rộng lớn và tiềm tàng những điều kì diệu .
- Muốn rút ngắn khoảng cách đối với c/s NT cần dấn thân vào cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời.
- Và như vậy khi người hoạ sĩ gặp được anh thanh niên đã ngay lập tức vẽ anh ( H/ả đẹp khơi dậy sự sáng tạo NT ) thì từ đó ta có thể thấy rõ quan điểm NT:
- Đ/s đã cung cấp mẫu hình cho NT.
- Đi vào c/s với tấm lòng tin yêu sẽ giúp 
nghệ sĩ có cảm hứng sáng tạo trong lao động NT.
H: Cô kĩ sư trẻ được tác giả giớ thiệu ntn ? (em hãy khái quát )
- HS khái quát
- GV chốt
GV. Nhân vật cô gái này rất ít nói, trong chuyếnđi cùng với ông hoạ sĩ, cô đã tình cờ và làm quen với anh thanh niên.
H: Theo em, đưa nhân vật cô kĩ sư vào truyện có tác dụng NT gì ?
- Làm cho câu chuyện người thanh niên mềm hẳn đi, thoát khỏi cái dáng của một bút kí đi đường, có dáng dấp của một câu chuyện tình yêu, như là tình yêu thoáng gặp mà c/s đã ngẫu nhiên ban tặng hai con người trẻ tuổi. Đó là sự đồng cảm của thế hệ, của lí tưởng thanh niên Việt Nam thời đánh Mĩ.
H: Theo em nếu thiếu nhân vật bác lái xe, câu chuyện sẽ ra sao ?
- HS trả lời
- GV. Nhân vật bác lái xe làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn, kích thích sự tò mò, tìm hiểu của người đọc. Bác lái xe đi nhiều, quen thuộc tuyến dường, giới thiệu trước cảnh sắc, con người, đặc biệt là nhân vật trung tâm của câu chuyện “người cô độc nhất thế gian”, người “thèm người” ... Để ông hoạ sĩ và cô kĩ sư hồi hộp và nóng lòng đón gặp.
GV. Những nhân vật phụ khác không xuất hiện trực tiếp mà chỉ qua lời kể của anh thanh niên : Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh bạn ở trạm khí tượng Phan-xi- păng, anh cán bộ ...
H: Em có nhận xét gì về những nhân vật này ?
- Giới thiệu gián tiếp.
- Đó là những con người sống và làm việc 
lặng lẽ, cô độc mà say mê quên mình vì 
công việc ...
ị Họ góp phần thể hiện chủ đề của truyện
tập trung làm sáng, đẹp và hoàn thiện hình tượng anh thanh niên.
ị Hình tượng anh thanh niên không phải là cá biệt, quá hiếm hoi trên mảnh đất núi non thơ mộng này.
Hoạt động 3 : HD h/s tổng kết, rút ra ghi 
nhớ.
H: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên ?
H: Vì sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật của mình, mà chỉ gọi họ theo giới 
tính, tuổi tác ( anh thanh niên, ông hoạ sĩ 
già ...)
- Tác gả muốn người đọc liên tưởng những nhân vật tốt đẹp trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà họ là số đông.
- Điều này làm tăng thêm sức khái quát Đ/s 
của truyện.
GV: Chỉ định 1 em đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4 : HD h/s luyện tập.
H: Phát biểu cảm nghĩ của em về một trong những nhân vật được nói đến trong truyện?
- H/s tự bày tỏ .
 1. Nhân vật anh thanh niên :
+ Dãy núi này có một ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông bắc ... lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối lại 1 giờ sáng.
- Kể ngắn gọn, tỉ mỉ, rõ ràng.
- Hiểu, thành thạo và chính xác trong công việc.
+ Rét, ... nửa đêm nằm trong chăn ... ném vứt lung tung.
- Tự sự, miêu tả
- Biết vượt lên gian khổ để hoàn thành 
công việc.
- Tìm thấy niềm vui trong công việc để 
vượt qua gian khổ. Có trách nhiệm với c/s của bản thân và cộng đồng.
+ Ông kĩ sư vườn rau ... rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho rau su hào...
+ Đồng chí nghiên cứu khoa học ... suốt 11 năm dòng chờ sét ...
- Kể.
- Am hiểu, ngưỡng mộ, ngợi ca, tôn vinh sự lao động thầm lặng, miệt mài sáng tạo của con người.
* TL : Anh thanh niên là người chân thật, tận tuỵ trong công việc và với con người, đầy lòng tin yêu c/s ... Đó là một cách sống tích cực và mới mẻ. Và đó là tấm gương sáng để mọi người lao động noi theo.
2. Những nhân vật khác :
* Ông hoạ sĩ :
+ Nắng bây giờ ... mầu xanh của rừng.
- Năng lực quan sát, kết hợp với trí tưởng tượng đầy cảm xúc và bay bổng.
- Tha thiết với vẻ đẹp của Sa Pa cũng là vẻ đẹp của đất nước.
+Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm ông nhọc quá.
- Biểu cảm
- Những vẻ đẹp của anh thanh niên khơi dậy cảm xúc và suy nghĩ trong người hoạ sĩ. (đó là cái nhọc tinh thần rất cần cho sáng tạo NT )
+ Thanh niên bây giờ lạ thật ! Các anh chị cứ như con bướm.
- Ví von, so sánh
- Sự hấp dẫn của những vẻ đẹp đa dạng và bất ngờ của thế hệ trẻ ...
- Mới mẻ, tin yêu và hi vọng.
* Cô kĩ sư trẻ (3’):
+ Là cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, đã giúp cô hiểu rõ hơn c/s tuyệt đẹp của anh, giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ, khiến cô yên tâm hơn với quyết định của mình.
* Bác lái xe (3’):
Làm câu chuyện sinh đông, hấp dẫn, kích thích sự tò mò, tìm hiểu của người đọc.
* Những nhân vật phụ khác :(3’)
IV/ Ghi nhớ (2’):
V/ Luyện tập :(3’)
4. Củng cố (2) :
 Gv : Chốt lại những đơn vị kiến thức cơ bản.
5. HD h/s học bài (1) :
 - Tóm tắt tác phẩm, học ND, ghi nhớ.
 - Ôn tập kĩ TLV- phần văn tự sự. Chuẩn bị cho bài viết số 3

Tài liệu đính kèm:

  • docGA ngu van 9 ky 1.doc