Giáo án Ngữ văn dịa phương (trọn bộ)

Giáo án Ngữ văn dịa phương (trọn bộ)

NỘI DUNG TÀI LIỆU

LỚP 6

Bài 1. TIẾNG VIỆT: Rèn luyện chính tả

TÌM HIỂU CÁC LỖI CHÍNH TẢ PHỔ BIẾN Ở YÊN BÁI

VỀ CÁC CẶP PHỤ ÂM ĐẦU DỄ LẪN KHÔNG CÓ QUY TẮC VIẾT

( 1 TIẾT )

1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS đạt được:

1.1. Kiến thức:

- Phân biệt được sự khác nhau giữa các phụ âm đầu: tr/ch, s/x, l/n, r/d/gi; l/đ, k/h, r/s, đ/d.

- Biết được các lỗi chính tả thường mắc về các cặp phụ âm đầu dễ lẫn.

- Hiểu được nguyên nhân mắc các lỗi chính tả đó.

1.2. Kỹ năng:

- Phát hiện các lỗi chính tả về các cặp phụ âm đầu dễ lẫn.

- Đọc và viết đúng các cặp phụ âm đầu.

1.3. Thái độ:

- Có ý thức viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ lẫn.

- Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt qua việc viết đúng chính tả.

2. Thông tin cơ bản:

2.1. Đọc và phát âm đúng các cặp phụ âm đầu trong các từ ngữ sau:

a. Phụ âm tr/ch:

- tra xét, trầm tĩnh, trại giam, trơ trụi, trợ cấp, trách nhiệm, trật tự, trào lưu, trần gian, trình độ.

 

doc 52 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1042Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn dịa phương (trọn bộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục 
Phần
Nội dung
TRANG
A
b
c
d
e
f
Giới thiệu chung về tài liệu
Nội dung tài liệu
Lớp 6:
Bài 1. Tiếng Việt . Rèn luyện chính tả: Tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái về các cặp phụ âm đầu dễ lẫn (không có quy tắc viết). 
Bài 2. Văn - Tập làm văn : Sinh hoạt văn hoá dân gian Yên Bái. 
Bài 3 . Văn- Tập làm văn : Di tích, danh thắng Yên Bái. 
Bài 4. Tiếng Việt . Rèn luyện chính tả: Tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái về các cặp phụ âm đầu dễ lẫn (có quy tắc viết). 
Bài 5. Văn - Tập làm văn : Tổng hợp kết quả sưu tầm văn hoá dân gian Yên Bái. Tổng kết văn hoá dân gian Yên Bái. 
Bài 6. Văn - Tập làm văn : Truyện cổ dân gian Yên Bái. 
Lớp 7:
Bài 1. Tiếng Việt . Rèn luyện chính tả: Tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái về các vần có các nguyên âm dễ mắc lỗi. 
Bài 2. Văn- Tập làm văn: Ca dao- dân ca Yên Bái. 
Bài 3. Văn - Tập làm văn: Tục ngữ, thành ngữ Yên Bái. 
Bài 4. Văn - Tập làm văn: Tổng hợp kết quả sưu tầm văn học dân gian Yên Bái. Tổng kết. văn học dân gian Yên Bái. 
Bài 5. Tiếng Việt . Rèn luyện chính tả: Tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái về các dấu thanh và vần có các nguyên âm dễ lẫn. 
Bài 6. Văn- Tập làm văn: Luyện tập viết bài văn biểu cảm về văn học dân gian Yên Bái. 
Lớp 8:
Bài 1. Tiếng Việt . Rèn luyện chính tả: Tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái về các vần khó, có các nguyên âm, phụ âm cuối và bán nguyên âm cuối dễ lẫn. 
Bài 2. Văn học: Văn học viết Yên Bái trước 1975. Tác phẩm " Đại Đồng phong cảnh phú" 
( Nguyễn Hàng), Nhà văn Hoàng Hạc. 
Bài 3. Tập làm văn: Luyện tập viết văn bản thuyết minh về di tích lịch sử - văn hoá, danh lam- thắng cảnh Yên Bái. 
Bài 4. Văn - Tập làm văn: Tìm hiểu những vấn đề nhật dụng ở địa phương. Luyện tập viết thành văn bản về một trong những vấn đề đó. 
Bài 5. Tiếng Việt : Tìm hiểu quy tắc viết hoa trong tiếng Việt và chữa lỗi viết hoa cho học sinh THCS Yên Bái. Lớp 9:
Bài 1.Văn học:Văn học viết Yên Bái từ 1975 đến nay.Truyện " Kỉ vật cuối cùng" của Hà Lâm Kì, Bài thơ " Đêm Mường Lò" của Vũ Quý. 
Bài 2. Tiếng Việt . Từ ngữ địa phương: Sưu tầm, tìm hiểu một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, họ hàng thân thích và từ xưng hô, cách xưng hô đang được sử dụng ở Yên Bái. 
Bài 3. Tập làm văn: Luyện tập viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở địa phương. 
Bài 4. Tiếng Việt : Từ ngữ địa phương: Sưu tầm, tìm hiểu từ ngữ địa phương chỉ các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất đang được sử dụng ở Yên Bái. 
 Bài 5. Tập làm văn : Trả bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở địa phương. Tổng kết về văn học viết Yên Bái. 
Ôn tập, tổng kết tài liệu.
Bản tra thuật ngữ
Phụ lục.
Tài liệu tham khảo
3
7
9
12
14
16
18
21
23
25
27
29
32
35
37
40
42
44
47
50
53
55
58
60
61
Nội dung tài liệu
Lớp 6
Bài 1. Tiếng Việt: Rèn luyện chính tả
Tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến ở yên bái
về các cặp phụ âm đầu dễ lẫn không có quy tắc viết 
( 1 tiết )
1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS đạt được:
1.1. Kiến thức:
- Phân biệt được sự khác nhau giữa các phụ âm đầu: tr/ch, s/x, l/n, r/d/gi; l/đ, k/h, r/s, đ/d.
- Biết được các lỗi chính tả thường mắc về các cặp phụ âm đầu dễ lẫn. 
- Hiểu được nguyên nhân mắc các lỗi chính tả đó.
1.2. Kỹ năng:
- Phát hiện các lỗi chính tả về các cặp phụ âm đầu dễ lẫn.
- Đọc và viết đúng các cặp phụ âm đầu.
1.3. Thái độ:
- Có ý thức viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ lẫn.
- Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt qua việc viết đúng chính tả.
2. Thông tin cơ bản:
2.1. Đọc và phát âm đúng các cặp phụ âm đầu trong các từ ngữ sau:
a. Phụ âm tr/ch:
- tra xét, trầm tĩnh, trại giam, trơ trụi, trợ cấp, trách nhiệm, trật tự, trào lưu, trần gian, trình độ. 
- chặt chẽ, chắc chắn, chắt lọc, lựa chọn, chan chứa, chí chóe, chậm chạp.
b. Phụ âm đầu s/x:
- sáng tạo, sản sinh, sang trọng, sục sôi, sung sướng, sỗ sàng, sắc sảo, sững sờ.
- xì xào, xương xẩu, xó xỉnh, xun xoe, xoen xoét, xuề xòa, xoắn xuýt.
c. Phụ âm đầu l/n:
- la hét, lo liệu, lẫn lộn, lươn lẹo, lúng liếng, lo lắng, lung lay.
- nao núng, não nùng, ăn năn, áy náy, não nuột, não nề.
d. Phụ âm r/d/gi:
- rừng rực, rùng rợn, rầm rập, rì rào, rập rạp, rải rác, rắc rối, rủi ro.
- duyên dáng, dễ dàng, dìu dặt, dần dà, dồi dào.
- giác ngộ, giai cấp, giặc giã, giữ gìn, giám sát, gia đình.
đ. Phụ âm l/đ:
- tiểu liên, tờ lịch, liêm khiết, bay liệng, linh thiêng, liều lĩnh, loạn lạc, líu lo, lãng đãng, lêu đêu.
- đo lường, đóng góp, đong đưa, đón tiếp, đói rách, độc đoán, đối chiếu, đông đảo.
e. Phụ âm k/kh:
- kéo co, kẻ cắp, keo sơn, kế hoạch, kêu gọi, đoàn kết, kèn cựa, kêu ca, keo kiệt, kết quả.
- kháng cự, khéo tay, khảo cứu, khảnh ăn, khánh thành, khẩn trương, khẳng định, khật khưỡng.
g. Phụ âm r/s:
- rung rinh, rên rẩm, reo hò, rét mướt, rèn luyện, riêng biệt, rì rầm, rõ ràng, rả rích, ríu ra ríu rít, rù rà rù rờ...
- sung sướng, sững sờ, sùng sục, sửa sang, sửng sốt, suồng sã, sượng sùng, sướt mướt.
h. Phụ âm đ/d:
- đủng đỉnh, đầy đặn, đậm đà, đằm thắm, đau đớn, đất đai, đắt đỏ, đưa đẩy.
- dềnh dàng, dân dã, dẻo dai, dễ dàng, dạt dào, dập dềnh, dậm doạ, dãi dầu, dỗ dành, dồi dào.
2.2. Điền các phụ âm đầu ch/tr; s/x; l/n; r/d/gi; l/đ; k/kh; r/s; d/đ vào chỗ trống trong các từ ngữ sau:
a. ...ái cây, ...ờ đợi, ...uyển chỗ, ...ải qua, ...ôi chảy, ...ơ trụi, nói ...uyện, chương ...ình, ...ẻ tre.
b. ...ấp ngửa, sản ...uất, ...ơ sài, bổ ...ung, ...ung kích, ...ua đuổi, ...uất hiện, chim ...áo, ...âu bọ.
c. ...ạc hậu, nói ...ăng, gian ...an, ...ết na, ...ương thiện, ruộng ...ương, ...ỗ chỗ, lén ...út, bếp ...úc, ...ỡ làng.
d. ...ũ rượi, ...ắc rối, ...ảm giá, giáo ...ục, rung ...inh, rùng ...ợn, ...ang sơn, ...ao kéo, ...ao kèo, ...áo mác.
đ. ...inh cảm, ...íu ríu, ...oài người, ...ất sét, ...ầu bài, ...oại hình, ...oăng quăng, ...oanh quanh, ...ầu độc.
e. ...ĩ thuật, ...ịch bản, ...iêm tốn, ...úc mắc, ...ung cửi, ...ích thước, ...iến thiết, ...iêu căng, ...ung cảnh, ...uỵ ngã.
g. ...iêng tây, ...õ ...ệt, ...ình mò, ...õng ...oài, ...ố hạng, ...ộng lớn, ...ỗng không, ...óng đôi, ...ổ ...ách, ...ỗi ...ãi.
h. ...u lịch, ...ùi đục,...óng khung,...ộc hại, ...ời sống,...ung ...ịch, ...uy vật, ...ũng tướng, ...ói rách,...ón ...ưa.
2.3. Điền các phụ âm đầu: tr/ch; s/x; l/n; r/d/gi; l/đ; k/kh; r/s; d/đ vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Điền tr/ch:
 ...ị tôi đứng ...ải tóc ...ước tấm gương ...eo ...ên tường.
b. Điền s/x:
 Vốn người ...ông ...áo, với khẩu ...úng trường trong tay, một mình anh đã ...ục ...ạo ...uốt buổi chiều khu vực từ bìa rừng vào ...âu tận hang đá.
c. Điền l/n:
 Với tâm trạng u uất ...ặng ...ề, anh đã ...ặng ...ẽ ra đi.
d. Điền r/d/gi:
 Bom ...ơi đạn ...éo, ...eo chết chóc khắp xóm làng.
đ. Điền l/đ:
 Mặt hồ ...ong ...anh dưới ánh ...iện sáng ...ung ...inh trông thật ...ẹp.
e. Điền k/kh:
 	 ...ia là anh ...ương, một con người vừa ... iên quyết vừa ...ôn ...éo. 
g. Điền r/s:
	 Gió thổi ...ì ...ào, mưa ...ả ...ích ...uốt đêm.
h. Điền đ/d:
	 Bên cạnh ...ường cái lớn, ven ...ồi, có một ...ơn vị bộ ...ội mới chuyển ...ến.
2.4. Tìm các từ láy có các phụ âm đầu dễ lẫn: tr/ch; s/x; l/n; r/d/gi; l/đ; k/kh;
 r/s; đ/d (mỗi cặp phụ âm tìm 4 từ). Ví dụ: chi chít, chung chiêng, lêu đêu...
2.5. Tìm các phụ âm đầu viết sai chính tả trong các câu sau và chữa lại cho đúng:
a. Phụ âm tr/ch:
Mấy đứa chẻ con mình chần chùng chục, đầu chọc, người chòn xoay, đang chượt dốc ở đầu xóm.
b. Phụ âm s/x:
 Sao sáng xoi rọi mặt nước xóng xánh trong làn xương xớm.
c. Phụ âm r/d/gi:
Bìa dừng lửa cháy dừng dực, gío dít dùng dợn, chẳng ai giám xông vào. Mọi người chỉ đứng nhìn, nước mắt dưng dưng. Có người khóc dưng dức, tiếc dẻ bao nhiêu của cải một vùng giàu có bỗng dưng phút chốc hoá gia tro.
d. Phụ âm l/n:
Muốn xây dựng đất lước phồn vinh mọi người phải nàm việc với lăng suất cao, phải luôn tôn trọng pháp nuật, góp phần giữ gìn trật tự an linh mọi nơi, mọi núc.
a. Phụ âm l/đ:
	 Trên đầu nương, mấy con chim đang rỉa đông, rỉa cánh, hót đíu đo.
b. Phụ âm k/kh:
	Lớp chúng tôi rất đoàn khết, không có ai khéo bè khéo cánh.
c. Phụ âm r/s:
Kết thúc giờ học, được ra chơi, cả lớp em síu sa síu sít chuyện trò rất sôm sả.
d. Phụ âm đ/d:
	Buổi chiều, khi đã ăn no, đàn bò dủng dà dủng dỉnh theo nhau về làng.
2.6. Viết chính tả nghe - đọc:	
Đến trường
Sáng nay, em dậy sớm, sắp xếp lại bộ sưu tầm của môn sinh học, soát lại các bài tập, sửa soạn sách vở cho vào cặp rồi sang rủ bạn Sửu ở đầu xóm đi học. Đường đến trường em rất đẹp. Hai bên đường trồng phượng và lựu, mùa hè hoa nở đỏ rực. Chúng em vừa đi vừa nói chuyện rôm rả, luyên thuyên hết chuyện nọ sang chuyện kia như những chú khướu lắm điều. Tiết trời buổi sớm thật tuyệt, không khí trong lành, mát mẻ. Chẳng mấy chốc, ngôi trường xinh xắn đã hiện ra. Hai dãy nhà xây song song mới sửa sang, sơn màu xanh dịu, trông thật đẹp mắt. Trên sân trường, dưới bóng cây bàng, học sinh xúm xít nô đùa, ríu rít như bầy chim sáo vô tư.
2.7. Lập sổ tay chính tả:
Học sinh sưu tầm các từ có các phụ âm đầu dễ lẫn: tr/ch; s/x; l/n; r/d/gi; l/đ; 
k/kh; r/s; đ/d và ghi vào sổ tay chính tả.	
3. Phương tiện hỗ trợ học tập:
3.1. Tài liệu tham khảo: 
Từ điển chính tả tiếng Việt (Những từ dễ viết sai) - Như ý, Thanh Kim, Việt Hùng - NXBGD, 1995.
3.2. Thiết bị / đồ dùng dạy học:
- Máy chiếu, giấy trong, bút dạ.
- Nếu không có máy chiếu thì dùng giấy Ao, bút dạ hoặc bảng phụ. 
4. Cách tổ chức các hoạt động dạy học:
4.1. HĐ 1: Đọc và phát âm đúng các cặp phụ âm đầu dễ lẫn (8 phút).
* Mục tiêu: 
- HS phát âm đúng các cặp phụ âm đầu: tr/ch , s/x , l/n , r/d/gi , l/đ , k/kh, r/s, đ/d.
- Phân biệt sự khác nhau trong cách phát âm các cặp phụ âm đầu dễ lẫn.
* Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Đưa các từ ngữ có các cặp phụ âm đầu dễ lẫn lên màn hình, hoặc trên bảng phụ, hoặc trên giấy Ao.
- GV đọc mẫu một lần.
- GV hướng dẫn HS cách đọc.
- HS đọc các từ ngữ.
- Phân biệt sự khác nhau trong cách đọc các phụ âm đầu dễ lẫn.
4.2. HĐ 2: Làm các bài tập chính tả (20 phút).
* Mục tiêu: HS viết đúng chính tả các cặp phụ âm đầu dễ lẫn.
a. Bài tập 1: Điền phụ âm thích hợp vào chỗ trống trong các từ.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Thảo luận nhóm thống nhất các phụ âm cần điền vào chỗ trống.
+ Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm nhận xét, bổ sung.
+ Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, đưa đáp án.
a. trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.
b. sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.
c. lạc hậu, nói năng, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.
d. rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, dao kéo, giao kèo, giáo mác.
đ. linh cảm, líu ríu, loài người, đất sét, đầu bài, loại hình, loăng quăng, loanh quanh,  ... vần: ưu/iu; ươu/iêu; uênh/uyênh; uêch/uyêch. (Thực ra trong tiếng Việt không có vần uyênh và vần uyêch mà chỉ có vần uênh và vần uêch. Khi viết do HS không nắm được vần cho nên rất hay viết sai). Ví dụ: “hưu trí” các em đọc và viết là “hiu trí”, “nấu rượu” các em đọc và viết là “nấu riệu”, “huênh hoang” các em đọc và viết là “huyênh 
hoang”, “huếch hoác” các em đọc và viết là “huyếch hoác”...
- HS người dân tộc thiểu số cũng nhầm lẫn các cặp vần trên và còn nhầm lẫn các cặp vần khác (do đặc điểm phát âm của người dân tộc thiểu số): iên/ên; ân/ơn; uân/uôn; uât/uôt. Ví dụ: “biên bản” các em đọc và viết thành “bên bản”; “lên cân” đọc và viết thành “lên cơn”; “mùa xuân” đọc và viết là “mùa xuôn”; “sản xuất” đọc và viết là “sản xuốt”....
3.2. Tài liệu đưa ra nội dung luyện tập dành cho cả hai đối tượng HS. Tuy nhiên khi dạy học phần này GV cần lưu ý vì có thể HS nơi mình dạy mắc cả hai loại lỗi của cả hai đối tượng, cho nên GV phải rất linh hoạt để lựa chọn nội dung luyện tập cho phù hợp để bài dạy có hiệu quả cao. 
4. những điểm cần lưu ý khi dạy phần tiếng việt đp lớp 7, TIếT 2:
4.1. Qua điều tra khảo sát, HS người Kinh cũng như người dân tộc thiểu số ở Yên Bái còn mắc nhiều lỗi chính tả về các vần có các nguyên âm dễ lẫn (đặc biệt HS người dân tộc thiểu số). Chẳng hạn như vần “uyên” và “uyêt” các em thường đọc và viết thành “uên” và “uêt”: “quyên góp” đọc và viết thành “quên góp”; “sào huyệt” đọc và viết thành “sào huệt”... Vần “ưi” các em thường nhầm với “ươi”: “khung cửi” đọc, viết thành “khung cưởi”; “gửi gắm” đọc, viết thành “gưởi gắm”... Vần “oeo” các em thường nhầm với “eo”: “ngoặt ngoẹo” thì đọc và viết thành “ngoặt ngẹo”; “ngoằn ngoèo” thì đọc và viết thành “ngoằn ngèo”....
4.2. Bên cạnh đó, HS THCS Yên Bái còn viết sai nhiều về dấu thanh, tiêu biểu là nhầm giữa thanh hỏi và thanh nặng, thanh ngã và thanh sắc. Ví dụ: “đi ngủ” các em đọc và viết thành “đi ngụ”, “con muỗi” đọc, viết thành “con muối”.
4.3. Sở dĩ HS mắc những lỗi chính tả này là do các em không nắm được vần và dấu thanh nên đọc sai dẫn đến viết sai. HS người dân tộc thiểu số do thói quen phát âm nên đọc sai, dẫn đến viết sai. Để giúp các em khắc phục được những lỗi chính tả này trước hết phải cho các em nắm được vần, thanh, luyện phát âm các vần và các thanh ấy. Có đọc đúng thì các em mới viết đúng.
4.4. Tài liệu đưa ra 2 nội dung luyện tập có bài tập khó như viết đoạn văn, cần có nhiều thời gian mới làm tốt được. Đoạn văn phải có nội dung, ý nghĩa, có lô gích chặt chẽ. Cần có thời gian, để GV kiểm tra đoạn văn của HS xem có bảo đảm yêu cầu không.
4.5. Các vần và dấu thanh mà tài liệu lựa chọn để HS luyện tập có thể chưa hoàn toàn phù hợp với tất cả mọi đối tượng HS. Vì thế GV có thể lựa chọn các vần và dấu thanh khác để HS luyện tập có hiệu quả hơn. GV có thể linh hoạt sáng tạo.
5. những điểm cần lưu ý khi dạy phần tiếng việt đp lớp 8, TIếT 1:
5.1. HS Yên Bái còn mắc nhiều lỗi chính tả về các vần khó, HS người Kinh mắc lỗi ở các vần: uynh, uych, uyt, uyp, uya; HS người dân tộc thiểu số còn nhầm lẫn giữa các vần có các nguyên âm dễ lẫn khi phát âm: ăng/eng ( ví dụ: “lặng lẽ” các em đọc và viết thành “lẹng lẽ”); các vần có phụ âm cuối dễ lẫn: ăng/eng; ăc/at. Ví dụ: “nghênh ngang”, “mênh mang” các em đọc , viết thành “nghênh ngan”, “mênh man”; “nguyên tắc”, “thắc mắc” các em đọc, viết thành “nguyên tát”, “thát mát”; các vần có các bán âm cuối /-i/‏ được viết bằng “i” và “y”( ví dụ: “loay hoay” các em đọc và viết thành “loai hoai”, “hí hoáy” các em đọc, viết thành “hí hoái”).
5.2. Sở dĩ HS mắc những lỗi chính tả này là do các em không nắm được vần, phát âm không đúng dẫn đến viết sai chính tả. Muốn các em viết đúng chính tả, trước hết phải luyện cho cho các em đọc đúng, nắm vững được các vần.
5.3. Tài liệu đưa ra nội dung luyện tập dành cho cả hai đối tượng HS người Kinh và người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên GV chủ động linh hoạt lựa chọn nội dung luyện tập phù hợp với HS của mình (căn cứ vào việc khảo sát cụ thể lỗi chính tả của các em).
6. những điểm cần lưu ý khi dạy phần tiếng việt đp lớp 8, TIếT 2:
6.1. HS Yên Bái (cả vùng thấp và vùng cao, HS người Kinh và người dân tộc thiểu số) đều sai rất nhiều lỗi viết hoa. Có những từ không phải viết hoa thì các em lại viết hoa, có những từ cần viết hoa thì các em lại viết thường. Nói chung là các em viết hoa một cách tuỳ tiện. Truy tìm nguyên nhân của các lỗi này thì thấy có 2 nguyên nhân cơ bản: thứ nhất, nhiều em do thói quen; thứ hai (lí do quan trọng hơn) đa số các em không nắm được quy tắc viết hoa trong tiếng Việt.
	Khảo sát nội dung chương trình SGK THCS phần tiếng Việt thấy không đề cập đến quy tắc viết hoa. Do đó chúng tôi mạnh dạn đưa quy viết hoa tiếng Việt vào tiết học này để HS nắm được và rèn luyện cho các em cách viết hoa đúng quy tắc.
6.2. Tài liệu đưa ra phần quy tắc viết hoa trong tiếng Việt. Nội dung này được bắt đầu với các bài tập chủ yếu là quan sát và nhận xét về cách viết hoa:
	- Tên người (tên người Việt Nam, tên người nước ngoài).
	- Tên các con vật trong truyện.
	- Tên địa lý (tên địa lý của Việt Nam, tên địa lý của nước ngoài).
	- Tên các tổ chức chính trị - xã hội.
	- Tên các chức vụ, danh hiệu.
	- Các từ ngữ biểu hiện sắc thái tu từ.
Tài liệu chỉ đưa ra 6 quy tắc viết hoa, còn một số các quy tắc khác, tài liệu chưa đề cập đến vì thời gian không cho phép. GV có thể hướng dẫn các em tìm hiểu thêm. 
Phần luyện tập gồm một số các bài tập rèn luyện quy tắc viết hoa. ở phần này, trong đoạn văn của Hoàng Việt Quân có yêu cầu HS chữa lỗi chính tả, có quy tắc viết hoa về tên dân tộc: “người Mông”, “bản Mông”, GV có thể hướng dẫn sửa và giải thích cụ thể hơn cho HS : “người Mông” là chỉ dân tộc Mông, “bản Mông” là bản của người dân tộc Mông. Như vậy tên dân tộc phải viết hoa. Ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc Dao, dân tộc Tày...
7. những điểm cần lưu ý khi dạy phần tiếng việt đp lớp 9, TIếT 1:
7.1. Nếu như để tìm những từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc và các từ xưng hô, các cách xưng hô của địa phương Yên Bái do người Yên Bái sáng tạo và quy ước sử dụng thì rất ít, thậm chí không có.	Tuy nhiên Yên Bái lại là nơi có nhiều người ở các địa phương khác đến công tác, làm ăn, sinh sống. Đến Yên Bái họ mang theo cả vốn ngôn ngữ địa phương của quê hương họ, vì thế mà ở Yên Bái xuất hiện khá nhiều từ ngữ địa phương ở các vùng quê như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bến Tre, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng... Do vậy việc tìm hiểu từ ngữ địa phương nên mở rộng phạm vi để HS Yên Bái có thể sưu tầm, tìm hiểu tất cả những từ ngữ của các địa phương khác nhau đang tồn tại, lưu hành và sử dụng trên địa bàn tỉnh. Từ đó, tài liệu đã đưa ra những nội dung sau:
- Sưu tầm, tìm hiểu các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, họ hàng thân thích đang được sử dụng trên địa bàn Yên Bái, có nghĩa tương ứng với từ ngữ toàn dân. 
- Xác định các từ xưng hô và cách xưng hô trong hai đoạn văn, xem đâu là từ xưng hô toàn dân, đâu là từ xưng hô địa phương. 
- Sưu tầm và tìm hiểu những từ xưng hô và cách xưng hô địa phương đang được sử dụng ở Yên Bái. 
- Từ xưng hô và cách xưng hô địa phương được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp như thế nào ?
7.2. Xưng: người nói tự gọi mình. Hô: người nói gọi người đối thoại, tức người nghe. Để xưng hô, người Việt dùng đại từ (trỏ người) hoặc danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước...
* Cách xưng hô chịu sự chi phối của nhiều nhân tố:
- Mối tương quan giữa người nói và người nghe:
	+ Người nói ngang hàng với người nghe.
	+ Người nói ở vai trên so với người nghe.
	+ Người nói ở vai dưới so với người nghe.
- Hoàn cảnh giao tiếp:
	+ Hoàn cảnh giao tiếp có tính chất sinh hoạt.
	+ Hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
Trong giao tiếp có tính chất nghi thức, cách xưng hô tuân thủ nguyên tắc cơ bản là người nói tự xưng một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
7.3. Để giờ học đạt hiệu quả, giáo viên cần dặn dò, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà. Bản thân giáo viên cũng phải chuẩn bị bài chu đáo.
8. những điểm cần lưu ý khi dạy phần tiếng việt đp lớp 9– TIếT 2:
8.1. Như đã nói ở tiết 1(lớp 9) nếu sưu tầm và tìm hiểu từ ngữ địa phương do người Yên Bái sáng tạo và quy ước sử dụng trên địa bàn tỉnh thì rất ít. Cho nên ở tiết học này, nội dung dạy học của GV và HS không chỉ sưu tầm, tìm hiểu các từ ngữ của Yên Bái mà “Sưu tầm và tìm hiểu từ ngữ địa phương chỉ các sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm, tính chất... đang được sử dụng ở Yên Bái.” Tài liệu đưa những nội dung cụ thể:
- Sưu tầm và tìm hiểu các từ ngữ địa phương chỉ các sự vật, hiện tượng đang được sử dụng ở Yên Bái.
- Sưu tầm và tìm hiểu các từ ngữ địa phương chỉ các hoạt động đang được sử dụng ở Yên Bái.
- Sưu tầm và tìm hiểu các từ ngữ địa phương chỉ các đặc điểm, tính chất đang được sử dụng ở Yên Bái.
8.3. Yên Bái là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, cho nên vốn từ ngữ của người dân tộc thiểu số khá lớn và phong phú. Trong đó có nhiều từ ngữ dân tộc được cả người Kinh sử dụng như từ ngữ chung của người Yên Bái.Vì thế trong quá trình dạy học phần này GV có thể cho HS sưu tầm và tìm hiểu thêm cả những từ ngữ của tiếng dân tộc được cộng đồng người Yên Bái sử dụng rộng rãi. Ví dụ: Cái lù cở, cái ớp, cái gùi, quả mác cọoc ... Tất nhiên những từ ngữ này không chỉ xuất hiện ở Yên Bái mà còn xuất hiện ở cả các địa phương khác có người dân tộc sinh sống. Nhưng không vì thế mà không cho HS sưu tầm, tìm hiểu.
F. Tài liệu tham khảo chính để biên soạn ngữ văn địa phương
1. Chương trình Ngữ văn THCS, Ban hành theo QĐ số 03/ 2002/QĐ ngày 24/1/2002 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT
2. SGK, SGV Ngữ văn THCS - NXBGD - Từ năm 2002 đến năm 2005
3. Cấu trúc tài liệu và các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật biên soạn tài liệu của dự án Việt- Bỉ tháng 7/ 2007
4. Các công trình nghiên cứu, các tập sách sưu tầm về văn hoá, văn học dân gian Yên Bái, các tác phẩm văn học Yên Bái đã được xuất bản tại địa phương và trung ương ( Đã nêu trong các bài cụ thể).
5. Các tài liệu về văn hoá, văn học của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở VHTT, Sở KHCN, Công ty Du lịch Yên Bái (Đã nêu trong các bài cụ thể).
6. Tạp chí Văn học - Nghệ thuật Yên Bái, Kỉ yếu văn học- nghệ thuật Yên Bái, Tập san văn hoá dân gian Yên Bái, Báo Yên Bái.
7. Các nghệ nhân dân gian.
8. Kết quả khảo sát điều tra về ngữ âm, từ vựng, các lỗi về ngữ âm, chính tả, từ ngữ mà học sinh Yên Bái thường mắc.
9. Phương pháp dạy phát âm chuẩn cho học sinh tiểu học các dân tộc ít người (Thái, Mông, Dao) ở Yên Bái - Phạm Xuân Thuỷ, Hoàng Thế Biên - Trường CĐSP Yên Bái.
10. Rèn luyện ngôn ngữ - Tập I - Phan Thiều - NXBGD, 1998.
11. Từ điển chính tả tiếng Việt (Những từ dễ viết sai) – Như ý, Thanh Kim, Việt Hùng - NXBGD, 1995.
12. Tiếng Việt thực hành - Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên); Nguyễn Văn Hiệp -NXBGD, 1997.
13. Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt - Đỗ Hữu Châu - NXBGD, Hà Nội, 1981.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN DIA PHUONG ban hoan chinh.doc