Giáo án Ngữ văn khối 6 (cả năm) năm 2006

Giáo án Ngữ văn khối 6 (cả năm) năm 2006

Bài 1: Tiết 1 CON RỒNG, CHÁU TIÊN

A. Mục tiêu:

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết, nội dung, ý nghĩa của truyện “ con rồng, cháu tiên”

Chỉ ra và hiểu được những yếu tố kỳ ảo hoang đường của truyện

- Rèn kỹ năng kể, khả năng phân tích tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.

- Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc tổ tiên.

B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Ổn đinh tổ chức:

2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở và bài mới của học sinh:

H: “Truyện con rồng, cháu tiên” thuộc thể loại nào? Nvật chính là ai?

3. Bài mới

 

doc 124 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 (cả năm) năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/9/2006
Ngày dạy: 7 và 8/9/2006 
Bài 1: Tiết 1 Con rồng, cháu tiên
A. Mục tiêu:
Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết, nội dung, ý nghĩa của truyện “ con rồng, cháu tiên”
Chỉ ra và hiểu được những yếu tố kỳ ảo hoang đường của truyện
Rèn kỹ năng kể, khả năng phân tích tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.
Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc tổ tiên.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.	ổn đinh tổ chức:
2.	Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở và bài mới của học sinh:
H: “Truyện con rồng, cháu tiên” thuộc thể loại nào? Nvật chính là ai?
3.	Bài mới
 Hệ thống các hoạt động Nội dung chính
Hoạt động1: Khởi động
Trong giờ phút thiêng liêng của ngày mở nước 2 - 9 -1945, hai tiếng "đồng bào" vang lên tha thiết giữa lúc bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập : "Tôi nói đồng bào nghe rõ không ? ''. Vậy hai tiếng "đồng bào" bắt nguồn từ đâu ? có ý nghĩa như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi ấy.
Hoạt động 2: 
- GV yêu cầu: Đọc to rõ ràng chú ý nhấn gịong các chi tiết li kỳ, thẻ hiện 2 lời thoại của Lạc Long Quân - Âu cơ 
+ LLQ: Ân cần chậm rãi
+Âu cơ: Giọng lo lắng, than khổ
- GV đọc mẫu- gọi học sinh đọc – h/s nhận xét
- GV Nxét – Kể TT- Gọi h/s kể 
Cho h/s thảo luận chú thích chú ý các chú thích 1-2-3-4-5-7 
 H: Em hiểu truyền thuyết là gì ?
“T.Thuyết”: Là loại truyện dân gian truyền mệng kể về các mật và sự kiệ có liên quan đến lịch sử thời quá khứ thời kỳ các yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo.thể hiện TĐộ và cách đánh giá của NDân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử: 
H: Truyện được chia làm mấy phần? ý của từng phần?
 (Chia làm 3 phần
Đ1- Từ đầu đến LongTrang: Nguồn gốc và hình dang của LLQ và Âu Cơ.
Đ2- Tiếp đến Lên đường: Việc sinh nở của Âu cơ:
Đoạn 3 – Còn lạị:Cuộc chia tay giữa LLQ và Âu cơ.
H: Truyện có mấy Nvật?Nvật nào là Nvật chính?
Học sinh theo dõi : từ đầu -> "ở cùng điện long trang" .
H: Hình tượng LLQ được giới thiệu ntn?
(LLQ: Là con trai thần biển vốn nòi giống quen sống ở dưới nước, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ)
H: Những việc làm của Lạc Long Quân .
H: Em hiểu “Ngư tinh, Hồ tinh, mộc tinh” là gì ?
H.Những việc làm của LLQ có ý nghĩa gì?
(Đó là sự nghiệp mở nước củaông cha ta).
H: Hình ảnh Âu cơ được giới thiệu ra sao?
H: Nxét về các chi tiết giới thiệu LLQ và Âu Cơ?
H: Em có nhận xét gì về LLQ và Âu Cơ , Qua đó tác giả dân gian muốn giải thích điều gì?
H. Tại sao họ không phải là người thường mà lại là các vị thần?
(Để tô đậm cái phi thường của hai vị tổ tiên).
- Gv bình:
+ Htượng LLQ và Âu cơ mang tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ LLQ mang vẻ đẹp dũng mãnh và nhân hậu mang nét phi thường xuất chúng. 
+ Âu Cơ mang vẻ đẹp dịu dàng trong sáng và thơ mộng , vẻ đẹp của bố rồng mẹ tiên là kết tinh của vẻ đẹp dtộc VNam. Những chi tiết kì lạ mang tính lí tưởng hoá.
- Giáo viên : Sau khi LLQ và Âu cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng . Cuộc tình duyên của họ ra sao? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
- Gọi h/s đọc tiếp – lớn nhanh như thần
H. Tìm những chi tiết nói về sự sinh nở của Âu Cơ?
.
H. Em có Nxét gì về sự sinh nở và đàn con của bà Âu cơ. 
H. Chi tiết kì lạ này có ý nghĩa ntn?
H: Họ đang sống HP thì điều gì đã sẩy ra?
(Chuyển ý).
H. Vì sao LLQ và Âu cơ phải chia tay nhau?
H. Cuộc chia tay diễn ra ntn? Thể hiện điều gì?
H. Câu truyện kết thúc với lời hen ước. Khi có việc thì giúp đỡ đừng quên,lời hẹn dó có ý nghĩa ntn?
(Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta).
H. Hãy tìm những câu ca dao có ý nghĩa tương tự?
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương ...
 Bầu ơi thương lấy bí cùng....
H. Theo em truyện "Con rồng cháu tiên" có ý nghĩa gì?
H. Vậy đến đây em có thể giải thích hai chữ "Đồng baò"? (Cùng một bọc, cùng nguồn cội,..., tinh thần đoàn kết...).
 Hoạt động 3:
 (?) Qua truyện em hiểu thế nào là T.thuyết?
(?) Truyện có những chi tiết tưởng tượng? chi tiết nào gắn với thực tế lịch sử ? 
H.Truyện giải thích điều gì?
*Hoạt động 5:
- Thảo luận : Những chi tiết nào trong truyện làm con thích thú, cảm động nhất.
- H/s đọc BTập – Nêu yêu cầu.
- HS kể lại truyện.
I. Đọc và thảo luận, chú thích.
1. Đọc kể:
a. Đọc
b. Kể 
2. Tìm hiểu chú thích:
- Khái niệm truyền thuyết : SGK - 7
 Bố cục văn bản:3 phần.
(Đoạn 1: Gắn với MB, giới thiệu 
Đoạn 2;Gắn với TB, Sự việc ptích
Đoạn 2:Gắn với KB, Gv kết thúc)
 Tìm hiểu văn bản :
1: Hình tượng LLQ và Âu cơ.
a. Nguồn gốc, dung mạo, việc làm : 
*) Lạc Long Quân
+ Nòi cồng, con trai thần Long nữ, sống dưới nước, sức khoẻ vô địch có nhiều phép lạ.
+ Giúp dân diệt trừ ngư tinh, hồ tinh, mộc tinh. Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
*) Âu cơ:
- Thuộc dòng dõi thần nông, xinh đẹp tuyệt trần.
 -> Các chi tiết kì lạ.
_ Thể hiện tính chất đẹp đẽ, lớn lao của LLQ và Âu Cơ . Nhằm giải thích nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam và sự nghiệp mở nước của ông cha ta.
b. Việc sinh nở – chia con:
+ Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm con, không bú mớm, lớn nhanh như thổi, khôi ngô đẹp đẽ khoẻ mạnh như thần.
->Chi tiết kì lạ, mang tính chất hoang đường, nhưng có ý nghĩa sâu sắc: Mọi người dân đều có chung nguồn cội tổ tiên.
c. Cuộc chia tay giữa LLQ và Âu Cơ:
 + LLQ vốn nòi rồng, Âu Cơ vốn dòng tiên.
 + Năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên núi... Con trưởng được suy tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương đón đô ở đất Phong Châu...
- Cuộc chia tay thật cảm động do nhu cầu phát triển của dân tộc Việt trong việc cai quản đất đai rộng lớn.
2. ý nghĩa của truyện :
Giải thích nguồn gốc giống nòi, thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Truyện phản ánh quá trình mở nước và dựng nước của dân tộc.
Truyện đề cao tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.
IV- Ghi nhớ:
(H/s đọc ghi nhớ sgk).
V- Luyện tập:
1/ Bài tập1:
- Truyện quả bầu mẹ – Kđịnh người VN là con một nhà.
2.Bài tập2: Kể diễn cảm truyện.
4/ Củng cố:
 (?) Nêu ý nghĩa của truyện : “Con rồng – cháu tiên”
5/ HDH:
- Kể lại truyện 
- H/s ghi nhớ, nắm chắc những chi tiết tưởng tượng kì ảo ý nghĩa 
- Soạn “Bánh trưng bánh giầy”
Ngày Soạn: 6/9/06 
Ngày giảng: 8- 9/9/06
Tiết 2: bánh chưng, bánh giầy
 (Tự học có hướng dẫn) Truyền thuyết 
 A. Mục tiêu:
- H/s nắm được nội dung ý nghĩa truyền thuyết bánh trưng bánh giầy, chỉ ra và hiểu được những chi tiết kỳ ảo tưởng tượng trong truyện. 
- Rèn kĩ năng đọc, kể văn bản
- Giáo giục h/s lòng tự hào về truyền thống văn hoá của DT
B. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức : 
2. KTra bài:
H: Kể lại truyện "Con rồng cháu tiên" và nêu ý nghĩa của truyện.
3/ Bài mới:
Hệ thống các hoạt động
Nội dung chính
*Hoạt động 1:
H. Tết đến, xuân về bố, mẹ các em chuẩn bị thứ bánh gì để cúng tổ tiên? (Bánh trưng, bánh giầy).
 GV: Sau khi chia tay 50 người con theo mẹ Âu cơ lên núi, con cả lên làm vua gọi là vua Hùng. Sáu đời truyền ngôi theo cách cha truyền con trưởng. Đến đời thứ 7, vua Hùng muốn truyền ngôi cho người con làm vừa ý vua cha. Vậy ai sẽ làm vừa ý vua cha? làm ntn?, ta cùng tìm hiểu bài “ Bánh chưng bánh giầy”.
*Hoạt động 2: Gv hướng dẫn
Đọc chậm rãi thể hiện tình cảm của các nhân vật.
H. Truyện có những nhân vật nào, những sự việc chính nào?
- 4 Sự việc:
+Hùng vương có 20 người con trai về già muốn nhường ngôi cho con.
+ Các ông lang đua nhau làm vừa ý Vua.
+ Vua cha chọn bánh của lang Liêu.
+ Từ đó có tục làm bánh trưng bánh giầy.
- H/s kể theo 4 ý trên.
- H/s thảo luận chú thích: Chú ý các chú thích 1,2,3,4,7,8,9,
9,12,13.
H. Truyện có thể chia làm mấy phần ? ý của từng phần
- GV: Câu chuyện diễn ra ntn? ý nghĩa của chuyện ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài.
- HS theo dõi đoạn đầu.
H. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong h/cảnh nào?
H. ý của vua ra sao?
 H. Để chọn người nối ngôi. Vua Hùng đã chọn hình thức nào? 
H. Tại sao vua Hùng lại chọn hình thức là một câu đố? ( Vì trong truyện cổ dân gian việc giải đố là một loại thử thách khó khăn với các nhân vật ).
H. Em đánh giá gì về cách chọn người nối ngôi của Vua Hùng?
 - GV: TRong lịch sử, vua thường truyền ngôi cho con cả(con rồng cháu tiên). Nhưng trong truyện này Vua Hùng đã phá lệ truyền ngôi.Bởi vậy mới đưa ra cách thức chọn như vậy.
- Giáo viên : Vậy các ông lang đã làm ntn? Ai là người nối ngôi vua...(chuyển ý).
H. Các ông lang có đoán được ý vua không? Vi sao? (không "Vì đây là câu đố khó....).
H. Tất cả các việc làm của ông lang em thấy việc làm nào bình thường nhất và đặc biệt nhất? việc đó của ai? 
( Làm bánh chưng, bánh giầy"Lang Liêu).
H. Vì sao Lang Liêu được thần mách bảo?
(Vì ông là người thiệt thòi nhất, là người chăm chỉ, là người thông minh tháo vát....)
H. Em có nhận xét gì về nhân vậtLang Liêu?
H. Lang Liêu được chọn nối ngôi, Ông đã làm vừa ý vua, nối được trí vua. vậy ý vua Hùng, trí của vua Hùng là gì? 
H. Chí của Vua Hùng có hợp với lời thần báo mộng, với lòng dân không? Chi tiết thần báo mộng có ý nghĩa gì?
(Có- Thần đã tìm đúng người con vua Hùngchăm chỉ lo việc đồng áng để trao gửi ý nguyện .
ý nghĩa: Trọng nghề nông,yêu quý sức lao động của con người....)
H. Như vậy phong tục làm bánh “Bánh chưng, Bánh giầy” Từ đó bao giờ? (thời Hùng vương đời thứ 7 khi Lang Liễu nối ngôi)
H. Từ câu chuyện này em có suy nghĩ gì về mqh giữa thần với người?
(Thần gợi ý, hướng dẫn còn mọi việc đều do con người. Yếu tố thần kì giúp con người phát triển tài năng và trí tuệ, đức độ toả sáng...)
H. Truyện nhằm giải thích vấn đề gi?
H. Truyện còn có ý nghĩa nào khác? 
H. Nội dung chính của truyện?
* Hoạt động 3: (HS đọc ghi nhớ)
 * Hoạt động 4:
- HS đọc bài tập : Thảo luận nhóm ngang.
H. Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào? vì sao? 
I- Đọc và thảo luận chú thích:
1- Đọc và kể: 
2.Tìm hiểu chú thích
(SGK trang 11+12)
II- Bố cục: 3 Phần 
- Phần 1: Từ đầu đến "chứng giám ( ý nguyện của Hùng vương khi về giá)
- Phần 2: Tiếp "Hình tròn: (các ông lang thực hiện ý nguyện của vua)
- Phần 3: Còn lại: (giải thích phong tục làm bánh)
III- Tìm hiểu văn bản:
1/ Hoàn cảnh ý định cách thức của vua Hùng chọn người nối ngôi:
a/ Hoàn cảnh, cách thức chọn người nối ngôi:
+ H/cảnh: Giặc ngoài đã yên, vua đã già, muốn truyền ngôi .
+ Người nối ngôi vua phải nối được chí vua không nhất thiết
 là con trưởng.
+ Hình thức : Là một câu đó đặc biệt.
- Cách chọn người nối ngôi của vua Hùng khác với các đời vua trong lịch sử.
b. Cuộc thi tài giải đố:
+ Các Lang thi nhau làm cỗ thật hậu thật ngon.
+ Lang Liêu là người thiệt thòi nhất.Một đêm chàng được thần mách bảo và đã làm nên hai thứ bánh đem lễ Tiên Vương.
- Lang Liêu là người duy nhất hiểu được ý vua và thực hiện được ý thần, là người tháo vát và rất trí tuệ.
c.ý của vua: 
- Phải hiểu nghề nông trọng nghề nông, phải có trí tuệ hơn người. 
- Trí của vua: Muốn đất nước được thái bình thịnh trị.
2/ ý nghĩa của truyện:
- Truyện giải thích nguồn gốc tục làm bánh trưng, bánh giầy.
- Đề cao lao động đề cao ngh ... . Theo em chuyện này nói đến cái mù thể chất hay cái mù về nhận thức? 
(mù nhận thức)
H. Vậy mợn thầy bói xem voi, nhân dân muốn khuyên răn điều gì? 
( không chủ quan trong nhận thức sự vật. Muốn nhận thức đúng phải dựa trên sự tìm hiểu toàn diện về sự vật đó).
H. Qua truyện tác giả dân gian có ngụ ý gì?
H. Nghệ thuật tiêu biểu trong truyện là gì? qua đó toát lên nội dung chính nào? 
- Học sinh đọc ghi nhớ.
H. Tại sao chuyện lấy tiêu đề “ Thầy bói xem voi” 
H. Bức tranh trong sách giáo khoa trang 102 đã miêu tả cảnh nào trong bài? 
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Đọc – kể.
2. Tìm hiểu chú thích:
II. Bố cục: 3 phần.
- Phần 1: “ Từ đầu " thầy thì sờ đuôi”" Cái thầy bói cũng xem voi.
- Phần 2: “ Tiếp ... chổi xể cùn” " Các hoạt động, họp nhau, bàn luận, tranh cãi.
- Phần 3: Còn lại " Kết cục cuộc xem voi.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hoàn cảnh câu chuyện.
 Nhân buổi ế hàng,năm ông thầy bói muốn xem voi Chung tiền biếu người quản voiđể được cùng xem.
 Cách mở chuyện ngăn gọn gây cười hấp dẫn.
2. Cảnh 5 thầy bói xem voi 
+ Thầy thì sờ vòi ...... sờ ngà, sờ tai..... sở chân..... sờ đuôi.... 
(cách xem phù hợp với hoàn cảnh của các Thầy). 
+ Miêu tả voi: Sun sun như con đỉa.
 Chần chẫn như cái đòn càn.
 Tun tủn như cái chổi xể cùn
- Các thầy xem voi đúng với hoàn cảnh của các thầy.
3. Kết cục của cuộc xem voi:
+ Thầy nào cũng cho là mình đúng, xô xát đánh nhau toạc đầu chảy máu.
 5 thầy đều có thái độ chủ quan, bảo thủ, sai lầm.
NT: Sử dụng phơng pháp phóng đại .
- Phê phán cái nhìn phiến diện, chế diễu thầy bói một cách nhẹ nhàng và sâu sắc.
4. Bài học:
- Muốn hiểu đúng sự vật phải xem xét một cách toàn diện.
III. Ghi nhớ:
IV: Luyện tập: 
1. Bài tập 1:
- Đó là nhân vật chính và sự việc chính.
- Các thầy bói xem voi và tranh luận. 
4. Củng cố:
- GV chốt lại những kiến thức cơ bản trong giờ học.
5. HDH:
- Kể lại truyện.
- Nắm được bài học trong truyện.
- Chuẩn bị tiếp phần còn lại, và bài Đeo nhạc cho mèo.
Soạn: 5.11.2006
Giảng: 
Tiết 40. Bài 10: 
 Văn bản: Thầy bói xem voi.
 Đeo nhạc cho mèo (tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS tiếp tục tìm hiểu nội dung, ý nghĩa và bài học rút ra từ hai truyện. Biết liên hệ với các tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.
- Rèn kĩ năng kể chuyện, tìm hiểu ý nghĩa của truyện.
- Giáo dục tinh thần khiêm tốn học hỏi, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
B. Chuẩn bị:
 GV: Tranh ảnh : Thầy bói xem voi, Lũ mèo, chuột.
 HS: Chuẩn bị bài.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
H. Kể lại câu chuyện: ếch ngồi đáy giếng, Cho biết bài học rút ra từ truyện là gì? Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung đó?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1:
 Các thầy bói mù thi nhau xem voi, thầy nào cũng cho là mình đúng. Vậy kết cục của cuộc xem đó ra sao? Bài học rút ra từ truyện là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu truyện.
* Hoạt động 2:
H. ý kiến của các thầy như thế nào? Kết cục của cuộc xem voi ra sao? 
H. Theo em trong 5 thầy ai đúng, ai sai? vi sao? thái độ của các thầy? Sai lầm của họ là ở chỗ nào ? 
H. Kể về các thầy bói tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Cách kết thúc truyện như vậy nói lên điều gì?
H. Theo em chuyện này nói đến cái mù thể chất hay cái mù về nhận thức? 
(mù nhận thức)
H. Vậy mượn thầy bói xem voi, nhân dân muốn khuyên răn điều gì? 
( không chủ quan trong nhận thức sự vật. Muốn nhận thức đúng phải dựa trên sự tìm hiểu toàn diện về sự vật đó).
H. Qua truyện tác giả dân gian có ngụ ý gì?
H. Nghệ thuật tiêu biểu trong truyện là gì? qua đó toát lên nội dung chính nào? 
- Học sinh đọc ghi nhớ.
H. Tại sao chuyện lấy tiêu đề “ Thầy bói xem voi” 
H. Bức tranh trong sách giáo khoa trang 102 đã miêu tả cảnh nào trong bài? 
- Giáo viên hướng dẫn đọc: Chú ý giọng đọc thể hiện ở các vai.
- Đọc mẫu "HS đọc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích 1,2,5,6,11 
H. Cảnh họp làng chuột được kể ntn?
H. Tìm những chi tiết trong văn bản để nói lên không khí từng cuộc họp?
Gv: Người xướng việc : Chuột cống.
 Người thực hiện: Anh chù.
H. Nêu nhận xét các cảnh họp làng chuột.
H. Kết cục của việc họp làng?
Qua cảnh đó nhân dân ta muốn nói tới điều gì?
H. Qua sáng kiến “ Đeo nhạc cho mèo ” ND ta muốn bày tỏ thái độ gì?
H. Qua cuộc họp hội đồn chuột gợi cho ta liên tưởng đến hình tượng gì ở nông thôn thôn VN trước CM – T8 ?
(Cuộc họp ở làng, xã ở nông thôn VN xưa, mỗi loài chuột ám chỉ một loài người trong cộng đồng làng xóm.
+ Ông cống : Là loại cường hào, địa chủ.
+ Anh nhát: Là loại có máu mặt, khôn ngoan ranh ma môm miệng đỡ chân tay, chốn tránh trách nhiệm.
+ Chuột chù: Hình ảnh nông dân nghèo khổ thấp cỏ bé họng phải nhận khó khăn nguy hiểm nhất.)
* Hoạt động 3:
H. Truyện có n.thuật gì đặc sắc ? ND ý nghĩa của truyện là gì? 
- HS Đọc ghi nhớ.
H. Bức tranh trong sgk mtả cảnh nào?
H. Tìm từ ngữ có ý nghĩa có ý nghĩa gần nghĩa với TN “ Đeo nhạc cho mèo” VD “ Trăm voi không được bát nước sáo”
 4. Củng cố:
 Kể diễn cảm truyện.
 Bài học rút ra từ mỗi truyện?
5. HDH: 
Về học bài các ghi nhớ + kể lại truyện.
Chuẩn bị Danh từ ( Tiếp).
3. Kết cục của cuộc xem voi:
+ Thầy nào cũng cho là mình đúng, xô xát đánh nhau toạc đầu chảy máu.
 5 thầy đều có thái độ chủ quan, bảo thủ, sai lầm.
NT: Sử dụng phương pháp phóng đại .
- Phê phán cái nhìn phiến diện, chế diễu thầy bói một cách nhẹ nhàng và sâu sắc.
4. Bài học:
- Muốn hiểu đúng sự vật phải xem xét một cách toàn diện.
III. Ghi nhớ:
IV: Luyện tập: 
1. Bài tập 1:
- Đó là nhân vật chính và sự việc chính.
- Các thầy bói xem voi và tranh luận. 
C. Văn bản 3: 
 Đeo nhạc cho mèo.
 ( Tự học có hướng dẫn)
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Đọc- Kể: 
2. Tìm hiểu chú thích:
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Cảnh họp làng chuột và cảnh phân công đeo nhạc cho mèo.
3 cuộc họp:
+ Cuộc họp thứ nhất cả làng bầy tỏ thái độ đồng tâm nhất trí chống lại mèo. 
+ Cuộc họp thứ 2: Tán thưởng sáng kiến của chuột cống.
-+ Cuộc họp thứ 3: Phân công người đeo nhạc cho mèo.
 Lúc đầu: Có khi thế.
 Sáng kiến đưa ra mọi người thán phục.
 Phân công: đùn đẩy, né tránh.
Cuối cùng anh Trù thực hiện chuột vẫn sợ mèo.
- Từng loại chuột ứng với từng hạng người.
3. Bài học:
- Phê phán những ý tưởng vu vơ, sáng kiến viển vông.
- Phê phán cái cổ hủ, bất bình đẳng của làng xã nông thôn VN thời xưa.
- Nhắc nhở chúng ta khi định làm gì phải tính toán cân nhắc, có tính khả thi.
III. Ghi nhớ :
IV: Luyện tập:
- Cảnh hội đồng chuột hèn nhát thi nhau chạy khi nghe anh chù về báo tài năng.
Ngày soạn: 12.11.2006
Ngày giảng:
Tiết 41: Danh từ ( tiếp)
A: Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp tục củng cố và nâng cao một bước nhận thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học. Cụ thể các đặc điểm của nhóm danh từ chung và danh từ riêng; cách viết hoa danh từ riêng.Phân biệt DT chung, riêng, viết hoa đúng các tiểu loại danh từ chung, riêng.
- Rèn kĩ năng viết đúng, sử dụng đúng danh từ.
- Giáo dục h/s t/cảm yêu mến ngôn ngữ tiếng việt.
B: Các hoạt động day và học:
1: ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra.
H. DT là gì? Có mấy loại DT chính chỉ rõ từng loại cho VD?
Định hướng.
Câu 1: DT chỉ người, vật, htg khái niệm. Có 2 loại DT, DT chỉ đơn vị, DT chỉ sự vật. VD: Con, cái, chiếc ... " chỉ đơn vị , bàn, bút, gạo, làng, vua " DT chỉ sự vật.
Câu 2: DT chỉ đơn vị tự nhiên khi thay đổi từ chỉ đơn vị thì đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi. VD: con gà " chú gà.
- DT chỉ đơn vị quy ước : Khi thay đổi từ đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi.
 VD: Chai nước " cốc nước.
3. Bài mới:
 * Hoạt động 1:
Gv: Đưa ra bảng phụ: ... Em chưa nói dứt lời, cụ già đã biễn mất. Mã Lương giật mình tỉnh dậy mới biết là mình năm mơ. Thế nhưng, cây bút thần vẫn năm trong tay em, em rất lấy làm lạ.
H. Tìm DT trong đoạn văn trên? ( Em, cụ già, MLương, cây bút)
GV: Các DT trên thuộc nhóm DT nào? Cách viết cac danh từ đó ra sao? ->
* Hoạt động 2: Bài mới.
Gv treo bảng Đọc B.tập (108)
HS Đọc B.tập 1.
H. Dựa vào kiến thức đã học điền DT vào bảng phân loại ?
 ( Thảo luận bàn)
H. DT chung có nghĩa chỉ cái gì? DT riêng chỉ cái gì? 
H. Cách viết có giống nhau không?
Gv đưa ra VD1:
- Mao Trạch Đông, Lê Hoài Thu.
- Hà Nội, Bắc Kinh.
- VD2: VLa đi mia; Mác xcơ va; Lào cai; sô - cô - la; Căm pu chia.
H. Em có nhận xét gì về cách viết các bộ phận ?
H. Đối với bộ phận gồm nhiều tiếng ta lưu ý điểm gì? 
(VD: Căm pu chia; Phi líp pin...)
VD3: ĐCSVN; Liên hiệp quốc; Huy trương vì sự nghiệp giáo dục.
H. Đọc VD2 và nêu nhận xét về cách viết ?
* Hoạt động 3:
H. Trong DT chỉ sự vật được chia thành những nhóm nào ? cách viết?
H. Vậy thế nào là DT chung, DT riêng, trình bầy các cách viết của DT riêng?
- H/s đọc sgk ( 109) " Về học thuộc .
* Hoạt động 4:
- HS Đọc B.tập 1 " Xác định yêu cầu của B.tập 
( Hoạt động đọc lập " 2 hs lên bảng làm)
- HS Đoc B.tập 2 " nêu y/c B.tập ?
( Thảo luận nhóm bàn) 
 - Các nhóm trình bày kết quả.
- Đọc B.tập 3 " XĐ y/c B.tập :
- Gv dùng bản phụ " h/s lên bảng sửa.
- ( Vài h/s làm " Gv ghi bảng)
- Đọc B.tập 4 " XĐ y/c B.tập :
- Gv đọc " h/s viết.
- ( Chấm chéo " Gv chấm 3 bài)
I. Danh sách chung và DT riêng 
1, Bài tập (sách giáo khoa - 108)
DT chung
vua, Tsĩ , đền thì , làng xã, huyện ,công sơn , 
DT riêng
phù đổng thiên vương, Gióng, gia lâm, HNội
 * Nhận xét:
 - DT chung: chỉ tên chung người , s.vật 
 - DTriêng : chỉ tên riêng người , s vật, địa danh. 
2, Bài tập 2: 
 - Đói với tên người, địa danh VN,tên địa danh nước ngoài đã được phiên âm qua tiếng Hán Việt: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng
- Tên người và tên địa lí nước ngoài được phiên âm trực tiếp: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
 Nêú một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có dấu gạch nối.
- Tên cơ quan tổ chức, danh hiệu: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành cum từ.
* Nhận xét:
- DT chung, DT riêng, 
- Có 3 cách viết.
II. Ghi nhớ:(sgk - 109)
III. Luyện tập:
* B.tập 1: Tìm DT chung và danh từ riêng?
- DT riêng: Lạc Việt, Bắc bộ, LNữ, LLQuân.
- DT chung. Ngày xưa, miền đất, đất, nước, thần, nòi, rồng...
2. B.tập 2: Các từ in đậm có phải DT riêng không vì sao? 
a. Hoa, chim, Mây, Nước, Họ mi," DT riêng. " Vì: Đã được nhà văn nhân hoá mhư người, như tên riêng của mỗi nhân vật.
b. út: DT riêng " tên riêng của vật.
c. Cháy DT riêng " tên riêng của một làng.
3. B.tập 3: Gạch chân những từ viết sai.
Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Bưng Biền, Khánh Hoà, Phan Rang, Phan Thiếc, Tây Nguyên, Com Tum, Đắc Lắc, Tung, Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, VN, VN Dân Chủ Cộng Hoà.
4. B.tập 4: Viết ctả “ ếch ngồi đáy giếng”
- Đọc cho h/s viết bài.
4.Củng cố: Gv dùng sơ đồ Tkết lại 2 bài.
 Các loại danh từ
Danh từ
DT Chỉ sự vật
Danh từ chỉ đơn vị
DT Riêng
DT Chung
DT chỉ Đvị tự nhiên 
DT chỉ đơn vị quy ước
CXác ước chừng
5. HDH:
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị: Các lỗi trong bài kiểm tra văn- Sửa chữa. 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6..doc