Giáo án Ngữ văn khối 6 - Sự tích Hồ Gươm

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Sự tích Hồ Gươm

A. Mục tiêu cần đạt:

- HS hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của một số h.ảnh trong truyện.

- Kể tóm tắt và phân tích được truyện.

- Giáo dục h.s lòng tự hào về danh lam thắng cảnh và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tôc.

B. Chuẩn bị:

- GV: Tranh minh hoạ “Cảnh đoì gươm”.

 - Bảng phụ.

- Hs: Bài soạn và SGK.

C. Hoạt động dạy và học.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

 H. Hãy kể tóm tắt truyện ST-TT và nêu ý nghĩa của truyện.

 H. Sự tích Hồ Gươm phải là văn bản tự sự không? Vì sao?

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Sự tích Hồ Gươm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/9/2006	
Ngày dậy: 
 Tiết13- bài 4: Sự tích Hồ Gươm
 (Hướng dẫn đọc thêm)
A. Mục tiêu cần đạt: 
- HS hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của một số h.ảnh trong truyện.
- Kể tóm tắt và phân tích được truyện.
- Giáo dục h.s lòng tự hào về danh lam thắng cảnh và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tôc.
B. Chuẩn bị: 
- GV: Tranh minh hoạ “Cảnh đoì gươm”.
 - Bảng phụ.
- Hs: Bài soạn và SGK.
C. Hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
 H. Hãy kể tóm tắt truyện ST-TT và nêu ý nghĩa của truyện.
 H. Sự tích Hồ Gươm phải là văn bản tự sự không? Vì sao?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1:
H. Em biết gì về Hồ Gươm nằm ở đâu không? Em biết gì về Hồ Gươm?
 GV: Nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: “ Hà Nội có Hồ Gươm,
	Nước xanh như pha mực
	Bên hồ ngọn tháp Bút
	Viết thơ lên trời cao.”
Giữa Thủ Đô Thăng Long- Đông Đô- Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một lãng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Những tên gọi đầu tiên của hồ này là hồ Lục Thuỷ, Tả Vọng, hồ Thuỷ Quân. Đến thế kỉ 15, hồ mới mang tên Hồ Gươm, gắn với sự tích nhận gươm trả gươm thần của người anh hùng đất Lam Sơn và Lê Lợi " Baì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu:
*. Hoạt động 2:
GV: H.dẫn đọc.
yêu cầu: Đọc chậm rãi, gợi không khí cổ tích.
 - GV đọc mẫu “Từ đầu " Đất nước”
Hs đọc tiếp.
HS nhận xét cách đọc.
GV uốn nắn.
H. Hãy kể tóm tắt lại truyện.
- HS kể lưu ý các sự việc tiêu biểu.
- Cho h.sinh giải thích các chú thích: 1,3, 4, 6, 12:
H. Tìm các sự việc chính trong truyện?
GV treo bảng phụ các sự việc.
H. Theo em văn bản có thể chia làm mấy phần? ND từng phần?
(*) Giáo viên tích hợp TLV:
 + P1: Mở bài: G.thiệu nhân vật, sviệc.
 + P2: Thân bài: Kể diễn biến s.việc 
 + P3: Kết luận: Kết thúc s.việc. 
- GV hướng dẫn, HS tìm hiểu văn bản
H. Truyện bắt đầu bằng sự việc nào? 
( Long Quân cho mượm gươm...)
H. Em hiểu Long Quân là ai? Ch.ta đã gặp trong truyện nào?
 (LLQ trong truyện “Con Rồng Cháu Tiên”)
H. Vì sao Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần? Nhận xét về các chi tiết ấy? (Gắn với lịch sử).
H. Việc Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm có ý nghĩa gì?
H.Lưỡi gươm x.hiện trong hoàn cảnh nào? 
H. Lê Thận là ai? Tại sao Lê Thận ném xuống mấy lần mà thanh gươm vẫn vào lưới? (Gươm chủ động tìm đến lưới của Lê Thận...) 
H. Khi gặp Lê Lợi, lưỡi gươm có biến đổi gì?
H. Em có suy nghĩ gì về chi tiết này?
H. Lê Lợi được chuôi gươm ở đâu? Hãy kể lại s.việc đó?
 GV g.thiệu tranh minh họa được lưỡi và chuôi gươm.
H. Nhận xét về các chi tiết trong đoạn? Theo em những chi tiết này có ý nghĩa gì?
H. Theo em tại sao đức Long Quân không đưa luôn thanh gươm cho Lê Lợi mà lại cho mượn gươm khá phức tạp như vậy? í nghĩa của từng chi tiết ấy?
 (- Làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn. -Gươm dưới nước, chuôi trên rừng-> Khắp nơi từ miền sông nước đến rừng núi đều đánh giặc cứu nước.
- Chuôi lắp vào lưỡi vừa như in: Sự ăn ý, đồng lòng của ND...)
H. Khi gặp Lê Lợi Gươm sáng ngời hai chữ “Thuận Thiên”. Vậy hai chữ đó có ý nghĩa gì?
(Thuận Thiên: Hợp lẽ trời -> Cuộc khởi nghĩa đã hội đủ các yếu tố: Thiên thời- Địa lợi- Nhân hoà.
 H. Long Quân đòi Gươm trong hoàn cảnh nào?
- GV treo tranh Lê Lợi cưỡi thuyền rồng...
H. Em có n.xét gì về h.ảnh “Lê Lợi cưỡi thuyền Rồng quanh hồ Tả Vọng” ? 
(Thể hiện c.sống thanh bình tươi vui chốn kinh kỳ, thể hiện sự thịnh vượng của triều đại Phong Kiến thời Lê.)
H. Địa điểm mượn gươm và trả gươm có cùng một chỗ không? Tại sao lại như vậy? í nghĩa của chi tiết này?
- HS thảo luận nhóm bàn (2 phút).
(Nơi mở đầu cuộc KN ở Lam Sơn- quê hương Lê Lợi.Trả gươm ở hồ Tả Vọng- Thủ đô, trung tâm chính trị văn hoá của cả nước, để mở ra một thời kì mới- thời kí hoà bình dựng xây...)
GV : Lsử 4000 năm của d.tộc ta cho thấy. DTộc ta luôn có thiện chí hoà bình, luôn phải chống x.lược nước khác " thể hiện ước nguyện hoà bình.
H. Khi gươm biến mất,có hiện tượng gì? 
(A.sáng le lói) " đó là a.sáng hào quang, T. Lợi còn lưu mãi- đó là niềm tự hào về t/lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
H. Theo em hình tượng thần Kim Qui trong truyền thuyết có ý nghĩa gì? 
(Một vị phúc thần- từng giúp An Dương Vương xây thành cổ loa, nay giúp vua và dân Đại Việt. Rùa vàng tượng trưng cho sức mạnh và sự sáng suốt của ND trong lịch sử dựng nước và giữ nước.)
H. ý nghĩa của truyện?
- HS thảo luận nhóm bàn.
- GV đưa ra bảng phụ ý nghĩa của truyện.
(- Có sự hoà hợp tuyệt đối: Trên là Đức long Quân- ý trời, tổ tiên, hồn thiêng dân tộc, dưới là Lê Thận-H/ảnh nghĩa quân . + Thanh gươm là thanh gươm công lí, thanh gươm chính nghĩa...
TLiệu tham khảo NV nâng cao-42).
H. Trong truyện có những chi tiết nào kì ảo? Chi tiết nào gắn với lịch sử? ý nghĩa của truyện?
* Gọi h.sinh đọc ghi nhớ SGK -43.
*. Hoạt động 3:
- Đọc bài tập 4 " X.định yêu cầu.
 1 h.sinh nhắc lại định nghĩa. (Sgk- 7)
 4. Củng cố: - GV hệ thống kiến thức.
 - Kể tóm tắt lại truyện
 - ý nghĩa của truyện.
5. HDH: - 
- Học thuộc bài " Kể tóm tắt lại truyện.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1.Đọc, kể.
2. Tìm hiểu chú thích.
- Chú thích: 1,3, 4, 6, 12.
II. Bố cục văn bản: 3 phần 
Từ đầu " giết giặc: H.ảnh Long Quân cho mượn gươm.
Tiếp " đất nước: Lê Lợi nhận gươm thần.
Còn lại: Long Quân đòi gươm.
III. Tìm hiểu văn bản:
 1. Câu chuyện về gươm thần:
 a . Long Quân cho mượn gươm.
- Lý do cho mượn gươm
 + Giặc Minh đô hộ làm nhiều điều bạo ngược.
 + Nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn yếu.
" Nghĩa quân Lam Sơn được tổ tiên thần linh ủng hộ.
b. Lê Lợi nhận gươm.
*.Hoàn cảnh nhận gươm:
+ Lê Thận được lưỡi gươm khi thả lưới đánh cá .
+ Gặp Lê Lợi lưỡi gươm sáng rực.
Chi tiết Kì lạ báo trước về sự kì diệu của thanh gươm. 
Lê Lợi là người được Đức Long Quân tin tưởng cho mượn gươm để lãnh đạo ND đánh đuổi giặc thù.
*. Hoàn cảnh nhận chuôi gươm: 
 + Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trong rừng, có ánh sáng lạ, tra gươm vào chuôi vừa như in " có gươm đánh đâu thắng đấy.
Các chi tiết thực, ảo đan xen (câu chuyện hấp dẫn).
 Thể hiện khả năng cứu nước ở khắp nơi, biểu tượng của sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm, sức mạnh của chính nghĩa.
- Đề cao vai trò minh chủ, chủ tướng Lê Lợi.
c. Long Quân đòi gươm báu:
+ Chiến tranh kết thúc.
+ Lê Lợi lên ngôi vua dời đô về T.Long dạo thuyền quanh hồ Tả Vọng.
+ Long Quân sai Rùa vàng lên đòi gươm.
- Đất nước thanh bình, đáp ứng nguyện vọng của Long Quân.
2. ý nghĩa của truyện:
 - Ca ngợi cuộc chiến tranh ND chống giặc ngoại xâm.
- Đề cao vai trò của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Giải thích nguồn gốc Hồ Gươm.
IV. Ghi nhớ: SGK-43
V. Luyện tập:
* Bài tập.
 Nhắc lại đ.nghĩa tr.thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học:
- Tr.thuyết: là loại truyện dân gian kể nhiều các nhân vật và sự kiện có liên quan đến l.sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật.
- Những tr.thuyết đã học:
 + Con rồng cháu tiên, Bánh chưng- Bánh Giầy.
 + T.Gióng, ST- TT, Sự tích Hồ Gươm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 13 su tich Ho guom.doc