Câu trần thuật đơn
A. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh nắm được khái niệm câu trần thuật đơn, tác dụng của câu trần thuật đơn.
- Biết cách nhận diện và phân biệt các cách trần thuật đơn.
- GD lòng yêu thích môn tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi bài tập.
- HS: Chuẩn bị bài.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
H. Em hiểu thế nào là thành phần chính, thành phần phụ? CN, VN của câu? Đặt một câu, xác định thành phần chính, thành phần phụ và cho biết CN, VN trả lời cho câu hỏi nào?
(VD: Sáng nay, em đi học thêm môn toán.)
Soạn: 27.3.2007 Giảng: 31 và 1.4.2007 Tiết 110. Bài 26: Câu trần thuật đơn A. Mục tiêu cần đạt - Học sinh nắm được khái niệm câu trần thuật đơn, tác dụng của câu trần thuật đơn. - Biết cách nhận diện và phân biệt các cách trần thuật đơn. - GD lòng yêu thích môn tiếng Việt. B. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ ghi bài tập. - HS: Chuẩn bị bài. C. Các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ H. Em hiểu thế nào là thành phần chính, thành phần phụ? CN, VN của câu? Đặt một câu, xác định thành phần chính, thành phần phụ và cho biết CN, VN trả lời cho câu hỏi nào? (VD: Sáng nay, em đi học thêm môn toán.) * Hoạt động 1:Khởi động GV đưa ra bài tập: Sáng nay, chúng em/ đi lao động. Cn vn H. Xác định thành phần chính, thành phần phụ của câu trên? H. Nội dung câu trên nói về việc gì? (Đi lao động) GV: Gọi câu trên là câu trần thuật đơn. Vậy câu trần thuật đơn là gì? Chúng ta tìm hiểu bài. * Hoạt động 2:HT kiến thức mới. H. Nhắc lại các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học ở tiểu học? (Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán) - Học sinh đọc bài tập (SGK). - GV treo bảng phụ ghi bài tập. H. Xác định thành phần chính, thành phần phụ trong bài tập trên? Và cho biết các câu đó thuộc kiểu câu nào? - HS thảo luận nhóm 4. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. (C4 nghi vấn; C3,5,8 cảm thán; C7 cầu khiến) H. Hãy xếp các câu trên thành hai loại: 1 cụm CV; 2 cụm CV? H. Trong các câu đã xác định, câu nào dùng để kể, tả, nêu ý kiến? H. Trong các câu kể, tả, nêu ý kiến trên có cấu tạo như thế nào? (C1,2,9: 1 cụm CV; C6: 2 cụm CV) - GV: Gọi các câu 1,2,9 là câu trần thuật đơn. H. Em hiểu thế nào là câu trần thuật đơn? - HS đọc ghi nhớ. H. Tại sao câu 6 cũng là câu trần thuật nhưng không phải là câu trần thuật đơn? - GV chốt kiến thức. - HS đọc BT - Nêu yêu cầu. - HS làm theo nhóm bàn - Các nhóm trình bày kết quả. - GV chốt lại.. - HS đọc bài tập - Nêu yêu cầu. - HS làm độc lập. - 1 HS đứng tại chỗ làm - GV ghi bảng. - HS khác nhận xét. - HS đọc BT 3 - Nêu yêu cầu. - HS làm độc lập. - HS làm bài tập 4: Làm độc lập. - GV yêu cầu HS gấp hết sách vở, nhớ viết. - HS chấm chéo. - GV thu 5 bài để chấm. I. Câu trần thuật đơn là gì? 1. Bài tập : a. Phân tích ngữ liệu: Câu 1: Tôi /đã hếch răng lên, xì CN một hơi rõ dài. VN - Câu 2: Rồi với điệu bộtôi/ mắng. CN VN - Câu 6: Chú mày/ hôi như cú mèo thế này, CN VN Ta / nào chịu được. CN VN - Câu 9: Tôi / về, không một chút bận tâm. CN VN b. Nhận xét - Câu 1: Kể, tả sự việc. - Câu 2: Kể, tả, nêu ý kiến. - Câu 9: Kể sự việc. 2. Ghi nhớ 1: (SGK- 101) II. Luyện tập: 1. Bài tập 1 * Yêu cầu: Tìm câu trần thuật đơn, cho biết câu đó để làm gì? * Giải: Câu trần thuật đơn: - Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô.sáng sủa. (Giới thiệu, tả) - Bầu trời Cô Tô cũngnhư vậy. (Nêu ý kiến nhận xét) 2. Bài tập 2: Các câu a, b, c là câu trần thuật đơn: Giới thiệu nhân vật, địa điểm, nơi chốn. 3. Bài tập 3: Cách giới thiệu nhân vật trong bài tập khác với cách giới thiệu NV trong bài tập 2: Giới thiệu nhân vật phụ trước, những việc làm của nhân vật phụ. Sau đó giới thiệu nhân vật chính. 4. Bài tập 4: Những câu mở đầu ngoài giới thiệu nhân vật (câu a, b) còn miêu tả hoạt động của nhân vật. 5. Chính tả (Nhớ viết): Lượm 4. Củng cố - Giáo viên hệ thống bài giảng - Phân biệt câu trần thuật hai cụm CV với câu trần thuật đơn. 5. HDH - Học ghi nhớ. - Làm bài tập SBT - Chuẩn bị bài: Lòng yêu nước.
Tài liệu đính kèm: