Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 111: Văn bản: Lòng yêu nước

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 111: Văn bản: Lòng yêu nước

A. Mục tiêu cần đạt

- Học sinh hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn: Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương. Nắm được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

- Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật thông qua các chi tiết của bài.

- Giáo dục lòng yêu tổ quốc Việt nam.

B. Chuẩn bị:

- GV: Bài soạn. Một số tư liệu về cuộc chiến tranh vệ quốc của ND Liên Xô trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

- HS chuẩn bị kĩ bài.

C. Các hoạt động dạy và học

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra

H. Cây tre đã gắn bó với DTVN như thế nào? Phân tích cách lập luận của tác giả? Những yếu tố sử dụng trong bài?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 111: Văn bản: Lòng yêu nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 26.3.2007
Giảng: 27.3.2007
 Tiết 111. Bài 27: Hướng dẫn đọc thêm:
 Văn bản: Lòng yêu nước 
 (I.Ê ren-bua) 
A. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn: Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương. Nắm được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật thông qua các chi tiết của bài.
- Giáo dục lòng yêu tổ quốc Việt nam.
B. Chuẩn bị:
- GV: Bài soạn. Một số tư liệu về cuộc chiến tranh vệ quốc của ND Liên Xô trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
- HS chuẩn bị kĩ bài.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra
H. Cây tre đã gắn bó với DTVN như thế nào? Phân tích cách lập luận của tác giả? Những yếu tố sử dụng trong bài?
3. Bài mới
* Hoạt động 1:
H. Quê hương em ở đâu? Em có yêu quê hương em không? Vì sao?
GV: Ai cũng có một quê hương: Quê hương là chùm khế ngọt..Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người.
 Lòng yêu quê hương, yêu miền quê sẽ trở thành lòng yêu tổ quốc. Nước Nga Xô Viết những năm 1941-1945 đại chiến thế giới thứ hai bùng nổ. Để thắng được phát xít Đức xâm lược, đòi hỏi mỗi người phải có lòng yêu tổ quốc. Để thấy được lòng yêu tổ quốc của IÊ ren-bua được thể hiện ntn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài.
* Hoạt động 2:
- Gv hướng dẫn đọc:
+ Đọc lưu loát, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng chỗ.
Giọng tha thiết, trữ tình
- GV đọc mẫu -> học sinh đọc
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Thép Mới? 
H. Văn bản thuộc thể loại gì?
H. Nêu xuất xứ của văn bản? (SGK)
- GV giới thiệu về tác phẩm 
- Cho HS tìm hiểu các chú thích trong SGK. (1,3,9,11)
- GV: Theo quan niệm của tác giả, lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu? Được tôi luyện thử thách như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu giá trị nghệ thuật, nội dung của tác phẩm.
- HS đọc đoạn đầu (Yêu cầu đọc to, lưu loát, rõ ràng, diễn cảm).
H. ở đoạn đầu tác giả quan niệm lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu?
+ Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất
H. Để chứng minh cho mỗi lí lẽ trên, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?
 Dẫn chứng: Lòng yêu nước của nhân dân năm vùng miền khác nhau.
H. Khi nói về lòng yêu nước của ND 5 vùng miền tác giả đề cập đến những gì?
(Những vật tầm thường nhất, riêng biệt nhất ở mỗi vùng.)
H. Trong tất cả những hình ảnh ấy, em chú ý nhất hình ảnh nào? Vì sao?
(H/ ảnh ngôi sao trên nóc điện Cremli - Một biểu tượng đặc sắc, hào hùng của đất nước Nga trong lịch sử, hiện tại và tương lai).
- HS đọc tiếp phần 2 -> ngày mai.
H. lòng yêu nước của mỗi người dân được bộc lộ đầy đủ nhất khi nào?
+ Lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ nhất trong chiến tranh: "Đem nó vào lửa đạn gay go, thử thách"
H. Vì sao lòng yêu nước lại được thử thách cao độ, nghiêm ngặt nhất trong chiến tranh?
H. Câu nói: "Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa" có ý nghĩa thiêng liêng ntn đối với nhân dân Liên Xô?
(Tiếng nói thầm kín, cháy bỏng nhất trong lòng mỗi người dân. Muad thu năm 1942 xe tăng của bọn phát xít tiến gần tới thủ đo Mat-xcơva ND Liên Xô quyết CĐ hi sinh để bảo vệ ĐLTD của tổ quốc.)
H. Nhận xét về cách lập luận của tác giả trong bài văn chính luận?
- GV làm rõ cách lập luận:
 C1: Dòng suối đổ vào sông-> Quy luật tự nhiên, mở ra chân lí nêu ở câu 2.
 C2: Lòng yêu nước (KQuát) là yêu những vật tầm thường nhất (cụ thể) Lòng yêu nhà (cụ thể).Lòng yêu tổ quốc (KQuát).
-> Cách lập luận trong bài văn chính luận:
Tổng - Phân - Hợp.
H. Cho biết giá trị nội dung của bài?
- HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt lại kiến thức về nội dung và nghệ thuật.
I Hướng dẫn đọc:
1. Đọc 
2. Tìm hiểu chú thích
a. Tác giả: I Êren-bua là nhà văn nổi tiếng của Liên Xô, ông còn là nhà báo lỗi lạc.
b. Tác phẩm: 
 - Thể loại: Bút kí chính luận trữ tình.
- Lập luận theo kiểu Tổng- Phân - Hợp.
c. Các chú thích khác:
(SGK)
II. Giá trị của tác phẩm:
1. Giá trị nghệ thuật:
Cách lập luận chặt chẽ, sáng tạo, linh hoạt, kết hợp giữa diễn dịch và tổng phân hợp.
2. Giá trị nội dung:
Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Lòng yêu nước được thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc.
III. Ghi nhớ: (SGK)
IV. Luyện tập:
 - HS đọc lại bài văn một lần.
4. Củng cố
- GV hệ thống bài giảng: 
5. Hướng dẫn học
- Học ghi nhớ.
- Làm bài tập phần luyện tập.
- Chuẩn bị: Câu trần thuật đơn có từ là.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 111 Huong dan doc them long yeu nuoc.doc