Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 115 đến tiết 134

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 115 đến tiết 134

TIẾT 116: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN – BÀI KIỂM TRA TLV TẢ NGƯỜI

A / Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày.

- Biết khắc phục những lỗi mắc phải.

B / Tiến trình lên lớp:

Nêu lại đề bài: Hãy tả lại hình ảnh mẹ lúc em bị ốm.

Yêu cầu HS phân tích đề: Yêu cầu: Văn tả người

 Đối tượng: Mẹ của em

 Hoàn cảnh: lúc em bị ốm

 Kiến thức: về văn tả người.

Gọi HS xây dựng đề cương; Các ý cần phải có:

I / Mở bài: Nêu lý do em bị ốm hoặc cảm nhận của em về người mẹ thân yêu.

II / Thân bài: Cần tập trung miêu tả những hình ảnh sau:

- Hình ảnh về mẹ trong những ngày em bị ốm, hoặc em phải đi nằm viện.

- Hình ảnh về đôi mắt mẹ hiền từ, nhân hậu, giầu lòng yêu thương và những cảm nhận của em về đôi mắt ấy.

- Hình ảnh về đôi bàn tay mẹ nâng đỡ, chăm sóc em trong những ngày em bị ốm và cảm nhận của em về đôi bàn tay ấy.

- Những hình ảnh khác về người mẹ thân yêu: +, Nét mặt

 +, Cử chỉ

 +, Hành động

 

doc 25 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 115 đến tiết 134", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 115: Kiểm tra Tiếng việt
A / Mục tiêu cần đạt: 
Qua bài kiểm tra giúp kiểm tra kiến thức học sinh về các phép tu từ : So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ và phân tích tác dụng cụ thể của chúng. 
B / Tiến trình lên lớp: 
 * Giáo viên nhắc nhở HS ý thức làm bài. Phát đề bài. 
 * Thu bài làm của HS và nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------
Tiết 116: Trả bài kiểm tra Văn – Bài kiểm tra TLV tả người
A / Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày.
Biết khắc phục những lỗi mắc phải.
B / Tiến trình lên lớp: 
Nêu lại đề bài: Hãy tả lại hình ảnh mẹ lúc em bị ốm.
Yêu cầu HS phân tích đề: Yêu cầu: Văn tả người
 Đối tượng: Mẹ của em
 Hoàn cảnh: lúc em bị ốm
 Kiến thức: về văn tả người.
Gọi HS xây dựng đề cương; Các ý cần phải có: 
I / Mở bài: Nêu lý do em bị ốm hoặc cảm nhận của em về người mẹ thân yêu.
II / Thân bài: Cần tập trung miêu tả những hình ảnh sau: 
Hình ảnh về mẹ trong những ngày em bị ốm, hoặc em phải đi nằm viện.
Hình ảnh về đôi mắt mẹ hiền từ, nhân hậu, giầu lòng yêu thương và những cảm nhận của em về đôi mắt ấy.
Hình ảnh về đôi bàn tay mẹ nâng đỡ, chăm sóc em trong những ngày em bị ốm và cảm nhận của em về đôi bàn tay ấy.
Những hình ảnh khác về người mẹ thân yêu: +, Nét mặt
 +, Cử chỉ
 +, Hành động
III / Kết bài: 
Khẳng định tình yêu thương của mẹ đối với em.
Tình cảm của em dành cho mẹ.
 * GV trả bài. Nhận xét bài làm: Biểu dương những bài làm tốt: 
.
Nhắc nhở những lỗi phổ biến về chính tả, dùngtừ, diễn đạt: ...
* Dặn dò: Ôn tập về văn tả cảnh, luyện tập về tả cảnh tưởng tượng. 
Tiết 117: ôn tập truyện và kí
A / Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Hình thành những hiểu biết sơ lược về các thể truyện và kí trong loại hình tự sự.
Nhớ lại những nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
B / Tiến trình tổ chức hoạt động:
Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
Bài mới: vào bài trực tiếp 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kết quả cần đạt
Hoạt động 1: HD ôn tập về các nội dung cơ bản của các truyện đã học.
GV kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS ở nhà. 
Gọi HS đọc câu hỏi 1 SGK.
Dựa vào kiến thức đã học hãy điền nội dung vào bảng kê theo mẫu SGK
Đọc
I / Nội dung cơ bản của các truyện đã học: 
STT
Tên tác phẩm hoặc đoạn trích
Tác giả
Thể loại
Tóm tắt nội dung
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Bài học đường đời đầu tiên
Trích “DMPLK”
Sông nước Cà Mau 
Trích “ĐRPN”
Bức tranh của em gái tôi 
Vượt thác
Trích “Quê nội”
Buổi học cuối cùng 
Cô Tô (trích)
Cây tre Việt Nam
Lòng yêu nước
Trích bài báo Thử lửa
Lao xao 
Trích Tuổi thơ im lặng
Tô Hoài 
Đoàn Giỏi
Tạ Duy Anh 
Võ Quảng 
An-phông-xơ
Đô-đê (Pháp)
Nguyễn Tuân
Thép Mới 
I-li-a Ê-ren-bua (Nga)
Duy Khán
Truyện 
(đoạn trích)
Truyện 
(đoạn trích)
Truyện ngắn
Truyện 
(đoạn trích)
Truyện ngắn
Kí
Kí
Tuỳ bút - chính luận 
Hồi kí tự truyện 
Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một chàng Dế thanh niên nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng. Trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn đã gây cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. 
Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập, trù phú họp ngay trên mặt sông. 
Tài năng hội hoạ, tâm hồn trong sáng và nhân hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái và sự tự ti của mình.
Hành trình ngược sông Thu Bồn vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy. Cảnh sông nước và hai bên bờ, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác. 
Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An-dát bị Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha-men qua cái nhìn, tâm trạng của chú bé Phrăng.
Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân trên đảo.
Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động, chiến đấu. Cây tre đã thành biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam. 
Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường, gần gũi , từ tình yêu gia đình, quê hương. Lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Miêu tả các loài chim ở đồng quê, qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hoá dân gian.
Hoạt động 2: HD tìm hiểu điểm giống và khác nhau giữa truyện và kí 
H: Nhìn vào bảng thống kê, em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa truyện và kí? 
HS khá 
II / So sánh giữa thể loại truyện và kí: 
1. Giống nhau: 
- Phần lớn đều dùng phương thức biểu đạt là tự sự.
- Tái hiện đời sống bằng kể và tả.
- Đều có người trần thuật có thể xuất hiện trực tiếp dưới dạng một nhân vật (ngôi thứ nhất) hoặc gián tiếp (ở ngôi thứ ba). 
2. Khác nhau: 
Tự sự
Cốt truyện.
Nhân vật.
Phần lớn dựa vào yếu tố hư cấu, tưởng tượng.
Các loại truyện: truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa
Kí
Không có cốt truyện và nhân vật.
Ghi chép lại đời sống và hiện tượng nên yếu tố hư cấu, tưởng tượng không nhiều.
Các loại kí: kí sự, bút kí, nhật kí, hồi kí
Hoạt động 3: 
GV gọi HS đọc câu hỏi 3,4 SGK và nêu yêu cầu trả lời. 
Chia lớp thành 6 nhóm cho HS thảo luận tự nói lên cảm nhận, suy nghĩ của mình. 
Thảo luận nhóm
Tiết 118: câu trần thuật đơn không có từ là
A / Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Nắm được kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là” và tác dụng của kiểu câu này.
B / Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học: 
Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là”? Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ “là”? Cho VD.
Bài mới: Vào bài trực tiếp
Hoạt động của thầy
H/đ của trò
Kết quả cần đạt
Hoạt động 1: HD tìm hiểu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”.
GV gọi HS đọc VD phần 1. Viết VD lên bảng.
H: Xác định CN và VN?
TP VN của câu trên do những từ, từ loại nào tạo thành? 
Cho VD thêm: Xác định CN và VN? 
Học sinh lớp 6A6 / rất ngoan, rất giỏi. 
 CN VN (TT)
H: Câu hỏi 3 SGK.
GV chốt – Ghi nhớ 
Đọc 
Phân tích ngữ liệu.
Cụm ĐT. 
HĐ độc lập 
I/ Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”: 
Phú ông / mừng lắm.
 CN VN
Chúng tôi / tụ hội ở góc sân.
 CN VN
* Ghi nhớ 1
Hoạt đọng 2: HD tìm hiểu 2 loại câu tồn tại và miêu tả.
Gọi HS đọc VD. Nêu yêu cầu BT 
GV chọn 2 câu đã phân tích, yêu cầu HS chọn 1 câu để điền vào chỗ trống.
H: Lý do em chọn câu đó? 
GV nhận xét, đưa ra đáp án: Chọn câu b
Lý do: Hai cậu bé con lần đầu xuất hiện trong đoạn trích. Nếu đưa “hai cậu bé con” lên đầu câu thì có nghĩa là những nhân vật đó đã biết trước. 
GV chốt kiến thức – Ghi nhớ 
Đọc, phân tích ngữ liệu
HĐ độc lập.
II / Câu miêu tả và câu tồn tại: 
1. BT1 SGK
Đằng cuối bãi, hai cậu bé con / 
 TN CN
tiến lại (câu miêu tả)
 VN
Đằng cuối bãi, tiến lại / hai cậu 
 TN VN CN
bé con. (câu tồn tại)
2. Bài học: Ghi nhớ 2
Hoạt động 3: HD luyện tập 
Gọi HS đọc BT1 và nêu yêu cầu BT
HĐ lớp 
III / Luyện tập: 
BT1: 
a) Bóng tre / trùm lên âu yếm làng bản xóm thôn. àcâu miêu tả
 CN VN
.thấp thoáng / mái đình, mái chùa cổ kính. àcâu tồn tại
 VN CN
.ta / giữ gìn một nền văn hoá lâu đời. àcâu miêu tả
 CN VN
b) có / cái hang của Dế Choắt. à câu tồn tại
 VN CN
c) .tua tủa / những mầm măng. à câu tồn tại
 VN CN
Măng / trồi lên nhọn hoắt như một cái gai khổng lồ. à câu miêu tả
 CN VN 
BT2: HD Viết đoạn văn (nếu còn thời gian HS làm tại lớp)
* Dặn dò: Học và hoàn thành BT, soạn bài tiếp theo. 
Tiết 119: ÔN tập văn miêu tả
A / Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Nắm vững đặc điểm và yêu cầu của một bài văn miêu tả.
Nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả, đoạn văn tự sự.
Thông qua các bài tập thực hành đã nêu, rút ra những điểm cần ghi nhớ cho hai loại văn tả cảnh và tả người. 
B / Tiến trình tổ chức hoạt động: 
Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
Bài mới: Vào bài trực tiếp.
Hoạt động của thầy
H/đ của trò
Kết quả cần đạt
Hoạt động 1: Nêu những yêu cầu cần nắm vững về văn miêu tả nói chung.
H: Đối tượng được miêu tả trong văn miêu tả thường là gì? 
H: Để bài văn được hay, người viết phải làm những thao tác gì?
H: Dàn ý chung của bài văn miêu tả phải gồm những mục giới thiệu những nội dung gì? 
HĐ độc lập 
HĐ độc lập 
HĐ độc lập 
I / Văn miêu tả: 
1. Đối tượng được miêu tả: 
- Tả cảnh: Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt.
- Tả người: tả chân dung, tả người trong hoạt động.
- Tả cây cối, đồ vật, con vật. 
2. Yêu cầu: 
Người viết phải biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, liên tưởng, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu và trình bày theo một trình tự nhất định.
3. Dàn ý
MB: Giới thiệu cảnh, người một cách khái quát.
TB: Miêu tả chi tiết.
KB: Nêu cảm nghĩ của em về đối tượng.
Hoạt động 2: Nêu yêu cầu các BT trong tiết học. 
Gọi HS đọc đoạn văn BT1, nêu yêu cầu BT
GV giảng nhấn mạnh: Từ yêu cầu viết văn miêu tả ta thấy nhà văn đã biết lựa chọn những chi tiết, hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn cảnh vật; có những liên tưởng, so sánh, nhận xét độc đáo; có ngôn ngữ phong phú, biết diễn đạt trôi chảy, lưu loát; thể hiện rõ tình cảm, thái độ của người tả với đối tượng được tả. 
Gọi HS đọc BT3, nêu yêu cầu BT.
Gọi HS đọc BT4, nêu yêu cầu BT
HD HS tìm ra đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
Dấu hiệu nhận biết (đoạn văn miêu tả hay tự sự): Căn cứ vào hành động tác giả dùng trong đoạn văn.
Hành động tả: trả lời các câu hỏi Tả về cái gì? tả về ai? Việc đó diễn ra như thế nào? ở đâu? kết quả ra sao?
Hành động kể: trả lời các câu hỏi Kể về việc gì? Kể về ai? Việc đó diễn ra như thế nào? ở đâu? Kết quả thế nào? 
Đọc
HĐ lớp
Đọc.
HĐ độc lập.
HS tự chỉ ra những hình ảnh hay, độc đáo trong VB.
II / Luyện tập: 
BT3: Dàn ý
MB: Giới thiệu em bé.
TB:
Tả hình dáng bên ngoài: 
Bụ bẫm, mũm mĩm.
Nước da: trắng hồng, tóc lưa thưa.
Khuôn mặt: bầu bĩnh.
Đôi mắt: to, tròn, sáng trong, đen lay láy.
Miệng chúm chím như cánh hoa đào.
Hoạt động: 
Tập nói: bi bô.
Tập đi: vấp ngã, nhưng vẫn tiếp tục đi àdũng cảm.
Bắt chước rất nhanh à thông minh
KB: Cảm nghĩ, tình cảm của em dành cho em bé.
BT4: 
GV hướng dẫn thêm cho HS về văn miêu tả sáng tạo.
* Dặn dò: Học và ôn tập thật tốt thể loại văn miêu tả chuẩn bị cho bài viết sắp tới. 
* Văn miêu tả sáng tạo: 
- Tái hiện lại cảnh vạt và con người khiến nó hiện lên trước mắt người đọc.
- Người viết không nhất thiết phải trực tiếp quan sát đối tượng mà có thể dựa vào vốn sống thực tế và qua sách, báo, phim ảnh từ đó nhờ sự tưởng tượng phong phú của mình người viết miêu tả về đối tượng.
Lưu ý: Sự tưởng tượng này phải có tính lôgíc hợp lý; yếu tố tưởng tượng, hư cấu có thể nhiều trong cảm thụ văn học và xây dựng truyện. 
 Bài tập 2: 
 a) Kết quả của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở / đã động viên em rất nhiều.
 CN VN
 àCâu đủ thành phần.
 b) Câu thiếu CN.
 Cách chữa ...  tôi / cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
 CN VN 
Bài tập 2: 
học sinh ùa ra đường.
đàn cò trắng lại bay về.
Những người nông dân đang thi nhau gặt.
Người ra đón đã đông đủ. 
Bài tập 3: 
Lỗi thiếu chủ ngữ, vị ngữ. Chữa: Thêm nòng cốt C-V.một cụ rùa nhoi lên.
Lỗi thiếu chủ ngữ, vị ngữ. Chữa: Thêm nòng cốt C-Vchúng ta đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của mình.
Lỗi thiếu chủ ngữ, vị ngữ. Chữa: Thêm nòng cốt C-Vchúng ta nên xây dựng một bảo tàng Cầu Long Biên.
Bài tập 4: 
a) Lỗi về ý nghĩa từ ngữ: cây cầu không thể bóp còi. Sửa: và còi xe rộn vang 
b) Lỗi: không rõ ai vừa đi học về (Thuý hay mẹ Thuý) . Sửa: Thuý vừa đi học về.
c) Lỗi: không rõ bạn ấy có phải là Tuấn không? Không rõ cho em hay cho ai? Sửa: và cho em một cây bút mới.
--------------------------------------------------
Tiết 128: luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi
A / Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Nhận ra được những lỗi thường mắc khi viết đơn thông qua các bài tập.
Nắm được phương hướng và cách khắc phục, sửa chữa các lỗi thường mắc qua các tình huống.
Ôn tập hệ thống lại về đơn từ.
B / Tiến trình tổ chức hoạt động: 
Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại cách thức viết một lá đơn? 
Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kết quả cần đạt
Hoạt động 1: HD phát hiện các lỗi thường mắc khi viết đơn và cách sửa
Gọi HS đọc BT. 
H: Chỉ ra các lỗi trong đơn 1? 
H: Cách sửa? 
H: các lỗi trong đơn 2 là gì?
H: Cách chữa? 
GV nêu yêu cầu BT3. Gọi HS lên bảng làm. Nhận xét. 
Hoạt động 2: HD luyện tập 
HD HS viết đơn tuân thủ theo từng thao tác đã học với nội dung theo BT yêu cầu.
Gọi HS lên bảng làm. 
GV chấm chữa.
Đọc 
Thiếu quốc hiệu; ngày tháng, địa điểm làm đơn; người và nơi nhận không rõ, thiếu chữ kí của người làm đơn.
Bổ sung phần thiếu 
Nội dung: Thừa phần viết về bố, mẹ vì không cần thiết; lí do trình bày trong đơn chưa xác đáng; 
Hình thức: thiếu thời gian, nơi viết đơn, lời cam đoan, chữ kí.
Bổ sung phần thiếu, lược bỏ những phần thừa. 
Lỗi mắc phải: Đơn phải do phụ huynh viết
Cách sửa: thay tên và cách xưng hô là phụ huynh; trình bày lại lí do cho thích hợp.
I / Các lỗi thường mắc khi viết đơn: 
1.Bài tập: 
II / Luyện tập : 
-----------------------------------------------------
Tiết 129: động phong nha
 Trần Hoàng 
A / Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Kiến thức: Tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn về thể loại VB nhật dụng.
 Vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo của động Phong Nha.
Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh.
Thái độ: Giáo dục thái độ yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ các cảnh quan của quê hương, đất nước.
B / Tiến trình tổ chức hoạt động: 
Kiểm tra bài cũ: Nêu những kiến nghị của người da đỏ về thiên nhiên và môi trường. Những kiến nghị đó gợi cho em những suy nghĩ gì? 
Bài mới: Vào bài trực tiếp.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kết quả cần đạt
Hoạt động 1: HD đọc, giải nghĩa từ, tìm bố cục
Yêu cầu đọc: Đọc rõ ràng, nhấn mạnh những cái nhất của động ; giọng đọc phấn khởi như lời mời gọi hiếu khách.
Gọi 2 HS lần lượt đọc. 
Nhận xét cách đọc. 
Lưu ý HS giải nghĩa các chú thích 4, 6, 7, 8, 12, 15. 
H: Căn cứ vào nội dung có thể chia VB thành mấy phần? 
Gợi ý: 3 phần
Đ1: Từ đầu – “bãi mía nằm rải rác”: Giới thiệu động Phong Nha trên phương diện địa lý.
Đ2: Tiếp – “đất Bụt”: Cảnh đẹp Phong Nha.
Đ3: còn lại: Giá trị của động Phong Nha.
Hoạt động 2: HD tìm hiểu VB 
H: Mở đầu VB, người viết đã giới thiệu như thế nào về động Phong Nha trên phương diện địa lí? 
H: Với cách giới thiệu như vậy, em có ấn tượng ban đầu gì về động Phong Nha?
GV nhận xét.
GV chốt: ở đoạn văn đầu, người viết đã miêu tả khái quát động Phong Nha về vị trí, tả cảnh đôi bờ sông với núi non, làng xóm, bờ bãi khá ngoạn mục. Qua cách miêu tả đạm chất thuyết minh của một hướng dẫn viên du lịch, tác giả Trần Hoàng đã chỉ cho chúng ta những cách đi đến động khác nhau tuỳ theo sở thích của mỗi người, và đó cũng chính là nét đặc biệt của cảnh Phong Nha. 
Yêu cầu HS theo dõi đoạn 2 giới thiệu cụ thể quần thể hang động. 
H: Đọc VB, ta nhận thấy khu động Phong Nha được giới thiệu theo mấy cảnh? 
Gợi ý: 3 cảnh
Động khô, động nước và cảnh ngoài động. 
H: Tại sao lại gọi là động khô Phong Nha? 
- Xưa kia vốn là một dòng sông, nay kiệt nước thành hang. 
H: Những chi tiết giới thiệu động khô? 
Dẫn dắt: Nhưng người viết còn so sánh vẻ đẹp khác nhau của khu động khô và động nước để tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn khám phá cảnh quan.
H: Động nước Phong Nha được miêu tả qua những chi tiết nào về: 
- qui mô? 
- cảnh sắc? 
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả cảnh trong đoạn văn? 
Gợi ý: Trình tự, cách dùng từ ngữ
Nhận xét. 
Chốt: Người viết giới thiệu khá tỉ mỉ về khu động nước. Người đọc như được cùng người giới thiệu cặn kẽ, chỉn chu, thận trọng và vui mừng dắt đi trong hang thẳm, vừa đi vừa dặn dò gợi mở biết bao chuyện lí thú. Mỗi lúc lời giới thiệu lại đưa ta vào khám phá những điều lạ lùng hơn. Càng vào sâu trong động ta càng được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp huyền bí của chốn non nước hữu tình, lạ lùng, hùng vĩ, tráng lệ, nên thơ. 
Đọc
HĐ độc lập 
HĐ độc lập
Theo dõi đoạn 1, tìm ý trả lời 
HS khá
HĐ độc lập 
Tìm ý, trả lời
Tìm ý, trả lời
Tìm ý, trả lời
HS khá
I / Đọc, chú thích, bố cục: 
1. Đọc
2. Chú thích
3. Bố cục: 3 phần
II / Đọc – tìm hiểu văn bản: 
1. Giới thiệu chung về động Phong Nha: 
- Nằm trong quần thể hang động thuộc núi đã vôi Kẻ Bàng, Quảng Bình.
- Dọc hai bên bờ sông đi vào động là “những khối núi đá vôi trùng điệp, xóm làng, nương ngô bài mía nằm rải rác”. 
* Mở ra trước mắt chúng ta phong cảnh sơn thuỷ hữu tình. Tạo cho người đọc ấn tượng hào hứng khám phá vẻ đẹp bên trong khu hang động này.
2. Cảnh đẹp của động Phong Nha: 
a. Động khô: 
- Tên động: Gọi theo đặc điểm
- Nằm ở độ cao 200m, nhiều vòm đá vân nhũ, nhiều cột đá xanh ngọc bích. 
b. Động nước: 
+, Qui mô: 
- Là con sông dài chảy suốt ngày đêm.
- Động chính chứa nhiều buồng thấp nhất là 10m, cao nhất là 40m.
+, Cảnh sắc: Các khối thạch nhũ đủ màu sắc, hình khối lóng lánh như kim cương à lộng lẫy, kỳ ảo.
* Dùng những từ ngữ gợi hình kết hợp kể, tả và thuyết minh theo một trình tự khái quát đến cụ thể khiến người đọc dễ hình dung cảnh đẹp lộng lẫy của động Phong Nha dù chưa đặt chân tới nơi đây. 
Tiết 130 : ôn tập về dấu câu
A / Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Kiến thức: Nắm được công dụng và ý nghĩa ngữ pháp của các loại dấu câu
Kỹ năng: Có ý thức sử dụng dấu câu khi viết văn bản, biết sửa chữa lỗi về dấu câu..
B / Tiến trình tổ chức hoạt động: 
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới: Vào bài trực tiếp.
Hoạt động của thầy và trò
Kết quả cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng của dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than.
Gọi H đọc mục 1.1
Gọi tên các câu này dựa trên cơ sở kiến thức đã học về các loại dấu câu?
Câu cảm thán
Câu nghi vấn
Câu cầu khiến
Câu trần thuật 
Dựa vào tên gọi của 4 loại câu hãy điền dấu câu thích hợp vào ngoặc đơn?
Dấu ( ! )
Dấu ( ? )
Dấu ( ! )
Dấu ( . )
Gọi H đọc y/c mục 1.2
Gọi tên cấu 2 và 4 ở mục 2a. Tại sao người viết lại đặt dấu chấn than và dấu chấm hỏi sau 2 câu đó?
cả 2 là câu cầu khiến
Đây là cách dùng dấu câu đặc biệt
Gọi H đọc ghi nhớ : SGK
1. So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu:
a1: Hợp lí
a2:Không hợp lý vì ý nghĩa rời rạc,không chặt chẽ
b1: không hợp lí vì tách VN2 ra khỏi chủ ngữ, cắt đôI cặp quan hệ từ.
b2: hợp lí
2. Chữa lỗi dùng dấu câu
1. Công dụng của dấu câu:
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
BT1: Dùng dấu chấm
 sông Lương. 
 đen xám. 
 đã đến. 
 toả khói.
 trắng xoá.
BT2: Dùng dấu chấm hỏi
- Bạn đã đến động Phong Nha chưa? -> đúng
- Chưa? -> sai
- Thế còn bạn đã đến chưa? -> đúng
BT3, BT4 giao về nhà.
2. Luyện tập:
Tiết 131: ôn tập dấu câu
A / Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Kiến thức: Nắm được công dụng và ý nghĩa ngữ pháp của dấu phẩy.
Kỹ năng: Có ý thức sử dụng dấu câu khi viết văn bản, biết sửa chữa lỗi về dấu câu..
B / Tiến trình tổ chức hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Vào bài trực tiếp.
Hoạt động của thầy và trò
Kết quả cần đạt
Gọi H đọc phần I.1
Xác định thành phần chính và phụ của các câu trong SGK?
Xác định trong mỗi câu
a. các từ ngữ có cùng chức vụ ngữ pháp?
Câu a1: cùng chức vụ bổ ngữ cho động từ “ đem”
Câu a2: Cùng chức vụ làm VN cho CN “ chú bé”
b. Một từ ngữ với bộ phấn chú thích của nó?
Câu b: chú thích cho TN
c. các vế của câu ghép
Câu c: Vế 1/ Vế 2
Hãy cho biết công dụng của dấu phẩy?
Gọi H đọc mục Ghi nhớ
Gọi H làm câu 1a, 1b
I. công dụng của dấu phẩy:
a1. Vừa lúc đó/ sứ giả /đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
a2. Chú bé /vùng dậy vươn vai một cáI bỗng biến thành một tráng sĩ.
b. Suốt một đời người/ từ thủa lọt lòng xuôI tay/ tre 
c. Nước/ bị cản văng bọt tứ tung/ thuyền vùng vằng
* Công dụng: dùng để ngăn cách
- Giữa TN với nòng cốt câu ( CN, VN)
- Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ.
- Giữa một từ ngữ với bộ phấn chú thích của nó.
-Giữa các vế của một câu ghép.
* Ghi nhớ: SGK
BT 1: Dùng dấu phẩy
Vị trí a1: ngăn cách TN với nòng cốt câu.
Vị trí a2: dấu phẩy ngăn cách 2 VN
Vị trí b1: ngăn cách TN với nòng cốt câu.
Vị trí b2: ngăn cách 2 VN
Vị trí b3: ngăn cách 3 CN
Vị trí b4: ngăn cách 3 VN
BT 2: Điền CN thích hợp
BT3: Điền VN thích hợp
BT4: Nhận xét về cách dùng dấu phẩy
=> hai dấu phẩy ngắt câu thành nhịp điệu cân đối diễn tả sự vận hành đều đặn kiên nhẫn của chiếc cối xay.
II. Luyện tập:
Tiết 133 - 134: tổng kết phần văn học và tlv
A / Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Kiến thức: 
Nắm đuợc hệ thống VB với những nội dung cơ bản và đặc trung của thể loại
Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng văn học
Nắm được tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân áI trong các văn bản đã học.
Nắm được các phương thức biểu đạt trong VB
Kỹ năng: Biết vận dụng các phương thức biểu đạt trong VB 
B / Tiến trình tổ chức hoạt động: 
Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của H
Bài mới: Vào bài trực tiếp.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tổng kết phần văn học
Y/ H tìm hiểu ý nghĩa, nội dung 7 câu hỏi trong SGK:
Câu 1: HĐ độc lập
Nhớ lại kiến thức đã học ( tên tác phẩm đã học từ đầu năm )
Ghi lại đày đủ và chính xác, có hệ thống theo trình tự chương trình.
Câu 2: HĐ độc lập
G y/c H đọc lại các chú thích và trả lời câu hỏi
- Truyền thuyết là gì?
- Truyện cổ tích là gì?
=> Truyện dân gian là loại truyện do tập thể nhân dân sáng tạo ra được truyền miệng lâu đời trong dân gian.
- Truyện ngụ ngôn là gì?
- Truyện cười là gì?
- Truyện trung đại là gì?
- Văn bản nhật dụng là gì?
Bảng hệ thống
TT
Tên VB
Nhân vật
Tính cách ý nghĩa nhân vật chính
1
Con Rồng cháu Tiên
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Mạnh mẽ 
Xinh đẹp
-> Là tổ tiên của người dân Việt Nam
2
Bánh chưng bánh giầy
Lang Liêu
Trung hiếu nhân hậu, khéo léo
-> Người làm ra 2 thứ bánh quý
3
Thánh Gióng
Gióng
Người anh hùng đánh thắng giặc Ân cứu nước

Tài liệu đính kèm:

  • docTiÕt 115-134.doc