A: Mục tiêu cần đạt:
- Đánh giá sự nhận thức của h/s theo yêu cầu của bài văn miêu tả.
- Giúp h/s tự nhận ra sửa được lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
B. Chuẩn bị :
- Gv trả bài cho h/s trước 2 ngày.
- H/s tự sửa lỗi, lạp dàn bài theo hướng dẫn.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của h/s.
3. Bài mới:
Ngày soạn: 8. 4.2007 Ngày giảng: 9.4.2007 Tiết 116: Trả bài làm văn số 1 Văn tả người A: Mục tiêu cần đạt: - Đánh giá sự nhận thức của h/s theo yêu cầu của bài văn miêu tả. - Giúp h/s tự nhận ra sửa được lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. B. Chuẩn bị : - Gv trả bài cho h/s trước 2 ngày. - H/s tự sửa lỗi, lạp dàn bài theo hướng dẫn. C. Các hoạt động dạy và học: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của h/s. 3. Bài mới: - GV chép đề lên bảng. - GV nhận xét ưu nhược điểm. - GV yêu cầu HS tự chữa bài của mình. - GV đưa ra đáp án đúng. - GV củng cố cho HS cách viết, trình bày đoạn văn. - HS đọc đề bài - GV chép đề lên bảng. H. Bài văn tả người gồm mấy phần? Yêu cầu từng phần? H. Với đề bài này yêu cầu làm như thế nào? - GV nhận xét ưu, khuyết điểm của HS. - GV kẻ đôi bảng ghi lỗi sai - Yêu cầu HS lên bảng sửa chữa lỗi. 1. Lỗi chính tả. 2. Lỗi lặp từ: 3. Lỗi lẫn lộn âm của từ. - 6A: Đọc bài: Hương. - 6D: Đọc bài Mai Trang. - 6E: Đọc bài Linh. I. Chữa bài kiểm tra văn: Phần I: Trắc nghiệm: Đáp án: (Trong vở đề kiểm tra). Phần tự luận: Câu 1: HS chép đúng như SGK. Trình bày theo khổ thơ: - Đa số HS chép đúng, đủ, đạt yêu cầu. - Một số HS chưa thuộc bài, chép sai khổ thơ. Nhiều HS viết sai lỗi chính tả. Câu 2: Viết đoạn văn miêu tả thầy Hamen: - HS đã biết cách miêu tả: Hình dáng, tâm trạng thầy Hamen trong buổi học cuối cùng. Viết đoạn văn mạch lạc. - Một số HS chưa biết viết văn miêu tả, còn lạc sang thể kể chuyện. Nhiều HS chưa có kĩ năng viết ĐVăn. Có HS viết ĐV không có dấu câu, diễn đạt nhiều em lủng củng, lặp từ, lặp ý. Câu 3: Hiểu cái lẽ thường tình trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ: - Đại đa số HS hiểu ý và viết đúng, diễn đạt thành câu văn hoàn chỉnh. - Một số HS chưa biết cách diễn đạt còn trả lời cộc lốc hoặc trả lời chưa đúng ý. II. Chữa bài tập làm văn tả người: Đề bài: Hãy tả lại người thân của em. A. Lập dàn ý: * Mở bài: Giới thiệu về người thân. * Thân bài: - Tả hình dáng: Đầu tóc, nét mặt, nụ cười, lời nói - Tả hoạt động để thể hiện tính cách của người đó. * Kết bài: ấn tượng về người mình tả. B. Nhận xét ưu nhược điểm: 1. ưu điểm: - Đại đa số HS biết làm bài văn tả người. - HS tả được hình dáng, tính cách của NV mình tả. - Bố cục đủ ba phần. - Trình bày sạch sẽ. 2. Tồn tại: - Một số HS chưa phân biệt được thể loại kể và tả. - Nhiều HS chưa tả làm nổi bật được hình dáng hoặc tính cách nhân vật, còn tả một cách chung chung. - Dùng từ đặt câu chưa chính xác. - Diễn đạt yếu, lủng củng, lặp từ, lặp ý quá nhiều. - Trình bày cẩu thả, một số chưa có bố cục ba phần. 3. Chữa lỗi: * Lỗi diễn đạt: - Các bắp thịt cũng hóp lại - Mẹ em ít thịt lắm (Gầy lắm) - Đặc biệt đôi mắt nó cũng mờ đi - Đôi chân chập chững biết đi - Lưng bà hơi còng nhưng dáng đi nhanh nhẹn - Dáng đi thon thả, từ từ - Những chiếc răng trắng muốt như tuyết - Nghe câu nói đấy của mẹ em phải thực hiện câu nói đấy * Lỗi chính tả: - Tr, ch. - S, x.. - L, n 4. GV thông báo kết quả 5. Đọc bài mẫu. 4. Củng cố: GV nhắc lại cách làm bài văn miêu tả. 5. HDH: - Xem lại cách làm bài văn miêu tả, đặc biệt văn tả người. - Chữa lại các lỗi mình đã mắc.
Tài liệu đính kèm: