Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 17: Sọ Dừa

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 17: Sọ Dừa

A. Mục tiêu cần đạt.

- Hs hiểu được sơ lược khái niệm truyện cổ tích. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Sọ Dừa và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật mang tính xấu xí.

- Rèn cách kể, cảm thụ truyện.

- Giáo giục lòng nhân đạo, tự hào với truyền thống nhân ái của nhân dân.

B. Các hoạt động dậy và học.

1. ổn định tổ chức.

2 Kiểm tra:

H. Nêu ý nghĩa truyện sự tích “ Hồ Gươm”? Kể tên những chi tiết kì ảo trong truyện ý nghĩa của từng chi tiết đó?

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới.

* Hoạt động 1:

Trong kho tàng cổ tích VN, có nhiều truyện cổ tích nói lên cuộc đấu tránh giữa cái thiên, cái ác phản ánh ước nguyện cuộc sống yên lành. Trong đó có loại truyện người mang lốt vật, lốt quái, thông minh, trước bị coi thường, sau mới được hưởng hạnh phúc. “Sọ Dừa” là một trong những truyện như thế bài hôm nay chúg ta sẽ tìm hiêu.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 17: Sọ Dừa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/10/2006 
Ngày Dạy: 
Tiết 17. Bài 5: 
 Văn bản: Sọ dừa
 (Truyện cổ tích)
A. Mục tiêu cần đạt.
- Hs hiểu được sơ lược khái niệm truyện cổ tích. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Sọ Dừa và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật mang tính xấu xí.
- Rèn cách kể, cảm thụ truyện.
- Giáo giục lòng nhân đạo, tự hào với truyền thống nhân ái của nhân dân.
B. Các hoạt động dậy và học.
1. ổn định tổ chức.
2 Kiểm tra: 
H. Nêu ý nghĩa truyện sự tích “ Hồ Gươm”? Kể tên những chi tiết kì ảo trong truyện ý nghĩa của từng chi tiết đó?
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới.
* Hoạt động 1: 
Trong kho tàng cổ tích VN, có nhiều truyện cổ tích nói lên cuộc đấu tránh giữa cái thiên, cái ác phản ánh ước nguyện cuộc sống yên lành. Trong đó có loại truyện người mang lốt vật, lốt quái, thông minh, trước bị coi thường, sau mới được hưởng hạnh phúc. “Sọ Dừa” là một trong những truyện như thế bài hôm nay chúg ta sẽ tìm hiêu...
- Gv hướng dẫn(Đọc chậm rãi, lưu ý thay đổi giọng cho phù hợp với từng nhân vật).
- Gv đọc mẫu 1 đoạn "gọi h.sinh đọc tiếp " gv nhận xét uấn nắn cho hs.
- Hướng dẫn h.sinh tìm hiểu chú thích sgk. 
H. Em hiểu thế nào là truyện cổ tích? Các kiểu nhân vật trong truyện cổ tích là gì?
GV nói về các loại truyện cổ tích:
+ Truyện cổ tích về loài vật :NV là các con vật...-> đúc kết những kinh nghiệm về các kinh nghiệm đạo đức, lối sống...
+ Truyện cổ tích thần kỳ : Có nhiều yêú tố tưởng tượng, thần kì về người em út, người mang lốt vật...
+ Truyên cổ tích sinh hoạt: Kể về sự thông minh sắc sảo, tài phân sử, lém lỉnh, mẹo lừa....
H. Truyện Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào? Thuộc loại truyện cổ tích nào?
(Đây là truyện cổ tích về người mang lốt xấu xí, nhân vật có phẩm chất tài năng, giầu tính nhân đạo- Cổ tích thần kì.) 
- Gv chốt: Các ý cơ bản trong định nghĩa về truyện cổ tích.
H. Theo em truyện có thể chia làm mấy phần?
GV treo bảng phụ các phần. Trong phần mở bài gồm nhiều đoạn...
+ Sọ Dừa ra đời.
+ Sọ Dừa đi chăn bò cho phú ông.
+ Sọ Dừa lấy con gái phú ông. Sọ Dừa đi học đi thi đỗ trạng đi sứ.
+ Vợ Sọ Dừa gặp nạn, dạt vào đảo hoang.
+ Vợ Chồng Sọ Dừa gặp nhau, mở tiệc mừng 2 cô chị bỏ đi biệt tích.
H. Theo em Sọ Dừa có phải văn bản tự sự không? vì sao? Nxét cách sắp xếp các sự việc.
( Là văn bản tự sự diễn biến, thực hiện tư tưởng mà tác giả dân gian muốn biểu đạt).
* Gv tích hợp với TLV bố cục của bài văn tự sự.
GV: Câu truyện về cậu bé Sọ Dừa diễn ra như thế nào? ý nghĩa của truyện ra sao? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu...
H. Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai?.
H. Sọ Dừa ra đời trong hoàn cảnh nào, và ra đời ra sao?
H. Sinh ra một đứa con như vậy, thái độ của bà mẹ như thế nào?
H. Đứa bé đã làm gì trước ý định của bà mẹ? Em hãy nhắc lại câu nói của Sọ Dừa.
H. Em có suy nghĩ gì về câu nói đó ?
GV: câu nói có lý có tình, điều kỳ diệu và bình thường đều tiềm ẩn trong câu nói đó.
+ BThường vì? là câu nói van xin của 1 đứa con. 
+ Kỳ Lạ vì: Đó là tiếng nói của nhân vật quái thai, nói năng ràng mạch, thấu lý, đạt tình. Nghe câu nói đó nỡ nào bà mẹ lại bỏ con đi vì đó là Tnói của một con người.
H. Em có nhận xét gì về sự ra đời của Sọ Dừa? Chi tiết kì lạ đó có ý nghĩa như thế nào?
(Đây là loại hình nhân vật xấu xí...-> Nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích...
Nhân vật mồ côi, bất hạnh: số phận kém may mắn, cần đến sự cảm thông của mọi người.
Mở ra tình huống truyện...)
H. Em hãy so sánh sự ra đời của Sọ Dừa với các nhân vật khác: Thánh Gióng, vua Hùng Vương? 
- Hs thảo luận nhóm bàn: 1 phút.
+ Thánh Gióng hình thành từ vết chân lạ.
+ Hùng Vương ... Ra đời từ bọc trứng vĩ đại ( Âu cơ).
+ Sọ Dừa: Mẹ uống cạn Sọ Dừa nước.
* Giống: Khác thường kỳ lạ.
* Khác:2 nhân vật trên khi sinh ra có hình dáng đẹp đẽ, khoẻ mạnh, còn Sọ Dừa phải mang lốt quái thai " Đó là h/cảnh bất hạnh đầu tiên của Sọ Dừa.
H. Kể về sự ra đời khác biệt ấy dân gian muốn thể hiện điều gì?
( Nhân dân muốn hướng sự chú ý đến những người nghèo, những đứa trẻ không may từ khi mới lọt lòng. Đồng thời tỏ thái độ thông cảm với họ.
Truyện đề cập đến một loại người đau khổ nhất, một số phận thấp hèn nhất trong xã hội cũ...) 
GV: Vậy nhân vật bất hạnh ấy, cuộc sống sẽ ra sao...? giờ sau chúng ta tìm hiểu....
4. Củng cố:
- Hệ thống lại sự ra đời kỳ lạ của Sọ Dừa.
5. HDH:
- Về học bài.
- Tìm hiểu tiếp về nhân vật Sọ Dừa và
2 Cô chị, Cô út.
I Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu chú thích.
- Khái niệm truyện cổ tích: (SGK-53).
Truyện cổ tích gồm 3 loại:
- Các chú thích khác: SGK-53,54
II. Bố cục: 3 phần.
- Phần 1: Từ đầu " Đặt tên cho nó là Sọ Dừa ( Sự ra đời của Sọ Dừa)
- Phần 2: Tiếp " Phòng khi dùng đến ( Cuộc sống của Sọ Dừa từ nhỏ " đỗ trạng lấy cô út)
- Phần 3: Còn lại ( Vợ Sọ Dừa gặp nạn, vọ chồng đoàn tụ)
III. Tìm hiểu truyện.
1. Nhân vật Sọ Dừa.
a. Sự ra đời của Sọ Dừa.
+ Bà mẹ vào rừng hái củi, uống nước trong cái Sọ Dừa " Mang thai.
+ Đứa bé ra đời không chân, không tay tròn như quả Dừa.
+ Sọ Dừa cứ “ Lăn lông lốc, chẳng làm được gì”. Bà mẹ buồn lắm, toan vưt đi...
+ Sọ Dừa nói “ Mẹ ơi, con là người đấy mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp”.
 (Câu nói: Bình thường giản dị, giầu ý nghĩa và thật kỳ lạ.).
- Sọ Dừa ra đời rất khác thường, kỳ lạ phải chịu sự bất hạnh từ nhỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 17 so dua 1.doc