Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 21: Thạch Sanh

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 21: Thạch Sanh

 Văn bản: THẠCH SANH

 ( Cổ tích)

A. Mục tiêu cần đạt:

- HS hiêủ được nội dung, ý nghĩa của truyện và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật dũng sĩ.

- Rèn kĩ năng kể lại truyện bằng ngôn ngữ của mình.

- Giáo dục h/s tinh thần dũng cảm lòng chân thực, vị tha.

B. Chuẩn bị:

- Bảng phụ ghi kết cấu truyện “ Thạch Sanh”

C. Hoạt động động dạy và học:

1. Ôn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

- Nêu sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích?

 Nêu cảm nghĩa của em về nhân vật Sọ Dừa. Ý nghĩa của truyện Sọ Dừa.

1. Bài mới:

 * Hoạt động 1: Trong kho tàng cổ tích VN, chúng ta khó có thể tìm thấy một nhân vật có nhiều mặt hđộng rộng lớn, gặp nhiều loại kẻ thù và lập nhiều chiến công, có nhiều tài năng và phẩm chất cao đẹp như Thạch Sanh có thể nói Thạch Sanh là nhân vật chính diện, là con người đẹp nhất trong những nhân vật chính diện cổ tich VN đã xây dựng.

* Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 21: Thạch Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/10/2006
Ngày giảng:
 Tiết 21. Bài 6:
 Văn bản: Thạch sanh
 ( Cổ tích)
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS hiêủ được nội dung, ý nghĩa của truyện và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật dũng sĩ.
- Rèn kĩ năng kể lại truyện bằng ngôn ngữ của mình.
- Giáo dục h/s tinh thần dũng cảm lòng chân thực, vị tha.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi kết cấu truyện “ Thạch Sanh”
C. Hoạt động động dạy và học:
1. Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Nêu sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích? 
 Nêu cảm nghĩa của em về nhân vật Sọ Dừa. ý nghĩa của truyện Sọ Dừa.
Bài mới:
 * Hoạt động 1: Trong kho tàng cổ tích VN, chúng ta khó có thể tìm thấy một nhân vật có nhiều mặt hđộng rộng lớn, gặp nhiều loại kẻ thù và lập nhiều chiến công, có nhiều tài năng và phẩm chất cao đẹp như Thạch Sanh "có thể nói Thạch Sanh là nhân vật chính diện, là con người đẹp nhất trong những nhân vật chính diện cổ tich VN đã xây dựng...
* Bài mới:
* Hoạt động 2:
- Gv hưỡng dẫn đọc ( Đọc chậm rãi, sâu lắng, phân biệt giọng kể và giọng nhân vật) " Gv đọc phần đầu.
- H/s đọc tiếp " h/s kể từ: Từ ngày gặp công chúa....-> hết
- Gv uấn nắn sửa sai.
- Hướng dẫn h/s tìm hiểu các chú thích sgk.
H. Truyện gồm những sự việc nào?
H/s thảo luận nhóm bàn " đại diện 2 nhóm trình bầy kết quả.
Gv chốt lại " treo bảng phụ. 8 sự việc.
Thạch Sanh ra đời sống ở túp lều dưới gốc đa, được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. ( Mở truyện) 
Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông, diệt chằn tinh, bị Lí Thông cướp công.
Thạch Sanh diệt đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lừa lấp kín cửa hang.
THạch sanh diệt hồ tinh, cứu Thái Tử, bị vu oan và bị bắt hạ ngục.
Tiếng đàn Thạch Sanhđã cứu công chúa khỏi câm và trừng trị Lí Thông, minh oan cho chàng, Lí Thông bị trừng trị.
Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa, chiến thắng quân 18 nước chư hầu và được lên ngôi vua.
H. Có thể lược đi một sự việc hay đổi vị trí các sự việc được không? vì sao?
( Không được vì sẽ không lôgic, không toát lên được chủ đề câu truyên)
GV chốt lại: Kết cấu bố cục truyện rất chặt chẽ , tuân theo trật tự thời gian, sự việc. Vậy: Kết câu bài văn tự sự gồm có 3 phần khi viết bài luôn phải đảm bảo bố cục.
H. Các sự việc trên xoay quanh cuộc đời nhân vật nào?
H. Thạch Sanh ra đời trong hoàn cảnh nào?
H. Em có nhận xét gì về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh?
 + Khác thường: Nguồn gốc thần tiên...Được thần dạy các phếp thần thông...(Giống trong truyền thuyết: LLQ...)
+ Bình thường: ở cõi trần, có cha, mẹ, họ tên, quê hương, nghề nghiệp rõ ràng, cụ thể. 
H. Kể về Thạch Sanh nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?
(Làm cho câu chuyện hấp dẫn. Thể hiện quan niệm của nhân dân về một nhân vật lí tưởng.)
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích.
Chú ý3,6,7,8,9,11,12,13( sgk - 66)
II. Bố cục:
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Nhân vật Thạch Sanh.
a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
+ Hai vợ chồng già...nghèo...tốt bụng không có con. Ngọc Hoàng sai thái tử đầu thai.
+ Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh Thạch Sanh.
+ Thạch Sanh được thiên thần dậy đủ các môn võ nghệ và phép thần thông.
+ Mồ côi từ nhỏ, nhà là gốc đa,gia tài là chiếc búa.
- Sự ra đời kỳ lạ, khác thường, có nguồn gốc thần tiên phi thường, là nhân vật mồ côi nghèo khổ.
Củng cố:
H. Kể lại đoạn truyện miêu tả sự ra đời của TSanh.
HDH: 
Về học bài.
Chuẩn bị phần còn lại.
+ Tìm hiểu những thử thách trong cuộc đời Thạch Sanh.
 +ý nghĩa của một số chi tiết thần kỳ ( Cây đàn, niêu cơm)
Tìm hiểu đặc điểm của một số nhân vật trong truyện.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 21Thach sanh 1.doc