Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 25: Văn bản: Em bé thông minh

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 25: Văn bản: Em bé thông minh

Tiết 25. Baì 7:

 Văn bản: EM BÉ THÔNG MINH

 ( Truỵên cổ tích)

A. Mục tiêu cần đạt:

 - HS hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.

- Rèn kỹ năng kể truyện bằng lời văn của mình.

- Giáo dục lòng tự hào về trí tuệ dân giian.

B. Các hoạt động dậy và học:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

 H. Những chiến công của Thạch sanh? Nêu ý nghĩa của truyện.

3. Bài mới:

* Hoạt động 1:

 Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích VN và T.Giới. Em bé thông minh là 1 truyện cổ tích S/ hoạt. Nhân vật chính trải qua một chuỗi những thử thách. Từ đó bộc lộ sự thông minh,tài trí hơn người. “ Em bé thông minh” thuộc loại truyện “ Trạng” đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo những tiếng cười, vui vẻ, hồn nhiên,chất phác nhưng không kém phần thâm thuý của nhân dân trong cuộc sống hàng ngày. Tìm hểu truyện ta thấy có vẻ đẹp riêng của kiểu nhân vật này.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 25: Văn bản: Em bé thông minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15.10.2006
Ngày giảng:
Tiết 25. Baì 7:
 Văn bản: Em bé thông minh
 ( Truỵên cổ tích)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 - HS hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.
- Rèn kỹ năng kể truyện bằng lời văn của mình.
- Giáo dục lòng tự hào về trí tuệ dân giian.
B. Các hoạt động dậy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: 
 H. Những chiến công của Thạch sanh? Nêu ý nghĩa của truyện.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: 
 Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích VN và T.Giới. Em bé thông minh là 1 truyện cổ tích S/ hoạt. Nhân vật chính trải qua một chuỗi những thử thách. Từ đó bộc lộ sự thông minh,tài trí hơn người. “ Em bé thông minh” thuộc loại truyện “ Trạng” đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo những tiếng cười, vui vẻ, hồn nhiên,chất phác nhưng không kém phần thâm thuý của nhân dân trong cuộc sống hàng ngày. Tìm hểu truyện ta thấy có vẻ đẹp riêng của kiểu nhân vật này.
* Hoạt động 2:
 Đọc với giọng vui, hóm hỉnh chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật.
- Gv hướng dẫn h/s đọc theo 4 đoạn, mỗi đoạn tương ứng với 1 thử thách.
- Gv đọc 1 đoạn " h/s đọc nối tiếp " Gv nhân xét.
" Yêu cầu: Về đọc lại và kể T2 lại truyện.
- GV cùng h/s tìm hiểu một số chú thích trong sgk – 73.
H. Em hiểu: Oái oăm, Hoàng cung, nhà thông thái, dịch thử nghĩa ntn?
H. Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính? (Em bé).
H. Nhân vật em bé trải qua những thử thách nào?
H. Theo em có những sự việc nào xẩy ra trong truyện?
- H/s thảo luận nhóm bàn(3 phút) " đại diện trình bày.
* Gv treo đáp án.
+ Viên quan tìm người tài (Mở truyện)
+ Em bé giải đố của quan ( 2 dẽn biễn)
+ Em bế giải đố của vua đối với dân làng.
+ Em bé giải đố của Vua.
+ Em bé giải đố của sứ thần.
+ Em bé được phong trọng nguyên.( Kết thúc)
H. Căn cứ vào các sự việc trên, có thể chia văn bản thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
- Gv tích hợp với TLV: Bố cục 3 phần của bài văn tự sự.
H. Có thể thay đổi các tình tiết trong truyện được không ? tại sao? 
(không vì các sự việc sâu thành chuỗi: mở bài thân bài, kết luận)
H. Trí thông minh của em bé được bộc lộ ntn? (giải đố).
H. Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?
GV: Trí thông minh của em bé được thể hiện qua việc giải đố: Đây là một mô típ trong truyện cổ tích dân gian Việt nam thể hiện trí thông minh bằng cách phản đối, đoán và vượt qua thử thách bằng trí tuệ một cách thông minh và bất ngờ. Vây em bé giải đố trong hoàn cảnh nào và giải như thế nào?
- Theo dõi từ đầu "về tâu vua ( SGK; 70,71).
H. Phần đầu kể cho ta nghe sự việc gì sảy ra? 
H. Quan gặp em bé trong hoàn cảnh nào? ( hai cha con đang làm ruộng)
H. Hoàn cảnh ấy nói lên điều gì.
 (em bé xuất thân từ người lao động)
H. Viên quan đã thử trí thông minh của em bé bằng cách nào? Đọc câu đố của quan và câu trả lời của em bé ? 
 H. Nêu nhận xét về câu đố?
 ( Thông thường người dân cày chỉ quan tâm đến diện tích cày được nhiều hay ít chứ không quan tâm đến bao nhiêu đường cày.đây là câu đố khó mang tính vớ vẩn, ít ai để ý.)
H. Qua câu nói: “ này! lão kia” em thấy viên quan biểu hiện thái độ gì?
 ( hách dịch, coi thường người lao động)
H. Biểu hiện của người cha trước câu hỏi của viên quan như thế nào?
 Người cha ngẩn người ra chưa biết trả lời ra sao?
H. Em bé đã giúp cha giải đố bằng cách nào?
 H. Em có nhận xét gì về câu hỏi của em bé.
Giáo viên: Em bé hỏi vặn ra câu đố khác theo lời hỏi của viên quan đó chính là câu đố oái oăm: NT : Đối lập , Câu hỏi- Trả lời.
H. Qua câu hỏi của viên quan và lời giải của em bé em có nhận xét gì về viên quan và em bé? 
 - Giáo viên: Viên quan xuất thân từ giai cấp thống trí rất hách dịch đưa ra câu đố rất vớ vẩn?
- Cho học sinh quan sát bức tranh (SGK 70) và thuyết minh bức tranh cho cả lớp nghe.
H. Qua quan sát tranh, em thấy em bé ntn?
(Em bé là một đứa trẻ rất bé ngộ nghĩnh nhưng trí rất lớn. Ra câu hỏi vặn lại viên quan có chức có quyền .)
 - GV: Vậy sự thông minh ấy còn thể hiện rõ hơn ở phần tiếp theo của câu truyện giờ sau chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Đọc, kể.
2. Tìm hiểu chú thích:
- Chú ý các chú thích: 1.2.4.5.8.9.11.16.
II. Bố cục: 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu -> thật lỗi lạc. (Vua sai quan đi tìm người tài). 
- Phần 2: Tiếp ->Nước láng giềng. (Những lần giải đố...)
- Phần 3: Còn lại ( Em bé được phong làm trạng nguyên)
III. Tìm hiểu văn bản
1. Câu truyện về trí thông minh của embé? 
* Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:
 Vua sai viên quan đi tìm người tài, bằng cách ra những câu đố oái oăm....Gặp cha con em bé đang cày ruộng.
a. Lần thử thách thứ nhất:
* Viên quan: 
+ Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? 
Câu đố khó, đột ngột, bất ngờ không trả lời được chính xác. 
* Em bé:
Hỏi lại : Ngựa của ông đi một ngày được mấy bước?
- Câu hỏi của em bé cũng oái oăm như câu đố của quan, đẩy thế bí về phía người ra câu đố.
- Em bé là người thông minh nhanh nhẹn cứng cỏi không run sợ trước kẻ có quyền lực.
4. Củng cố:
- Học sinh kể lại câu truyện. 
5. HDH: 
- Về học bài và kể T2 câu chuyện. 
- Chuẩn bị phần còn lại.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 25 em be thong minh 1.doc