Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

A: Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh nắm vững được 2 ngôi kể ( Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3) tác dụng của từng loại ngôi kể.

- Phân tích các ngôi kể trong truyện đã học, chuẩn bị lựa chọn sử dụng ngôi kể thích hợp trong bài viết của mình.

B: Chuẩn bị:

- Gv: Ghi 2 đoạn văn sgk vào bảng phụ.

- H/s chuẩn bị bài theo yêu cầu.

C: Hoạt động day và học:

1. ổn định tổ chức:

1. Kiểm tra:

H. văn tự sự là gì? Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần? Yêu cầu của từng phần? Lời văn tự sự phải đảm bảo yêu cầu gì? Em hiểu như thế nào là đoạn văn? Một đoạn văn phải đảm bảo những yêu cầu nào?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 29.10.2006
Ngày Giảng:
Tiết 33. Bài 8: 
Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
A: Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nắm vững được 2 ngôi kể ( Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3) tác dụng của từng loại ngôi kể.
- Phân tích các ngôi kể trong truyện đã học, chuẩn bị lựa chọn sử dụng ngôi kể thích hợp trong bài viết của mình.
B: Chuẩn bị:
Gv: Ghi 2 đoạn văn sgk vào bảng phụ.
H/s chuẩn bị bài theo yêu cầu.
C: Hoạt động day và học: 
1. ổn định tổ chức:
Kiểm tra:
H. văn tự sự là gì? Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần? Yêu cầu của từng phần? Lời văn tự sự phải đảm bảo yêu cầu gì? Em hiểu như thế nào là đoạn văn? Một đoạn văn phải đảm bảo những yêu cầu nào?
3. Bài Mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
H. Trong văn bản Cây bút thần vừa học, truyện do ai kể lại? (người kể dấu mặt)
- GV: Trong bài văn kể truyện, người kể có thể xưng “ Tôi” hay gọi sự vật bằng chúng. Cách xưng hô như vậy đều có tác dụng nhất định. Để hiểu rõ về vấn đề này, các em sẽ tìm hiểu bài...
Gv: Giới thiệu về ngôi kể: Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện .
- Gv treo bảng phụ đoạn văn 1 " h/s đọc đoạn văn.
H. Người kể gọi tên các nhân vật là gì?
( Vua, Thằng bé, 2 cha con, sứ giả...)
 GV: Người kể giấu tên nhưng vẫn có mặt trong toàn truyện.
H. Khi sử dụng ngôi kể như vậy , người kể có thể kể ntn?
Gv chốt: Cách kể như vậy gọi là kể theo ngôi thứ ba.
H. Vậy em hiểu thế nào là kể theo ngôi thứ ba?
- H/s đọc đoạn văn 2 sgk " bảng phụ.
H. Trong đoạn văn này , người kể tự xưng mình là gì?
H. Theo em "Tôi" ở đây là dế Mèn hay Tô Hoài?
Gv : Đây là cách kể theo ngôi thứ nhất.
 H. Vậy em hiểu kể cho ngôi thứ nhất là kể ntn?
H. Theo em trong 2 ngôi kể trên, ngôi nào có thể tự do, không bị hạn chế ? Ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết mà đã trải qua ?
H. Thử đổi ngôi kể ở đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba và kể lại đoạn truyện?
- HS kể theo ngôi thứ ba đoạn văn 2.
(Gọi tên nhân vật: Mèn)
H. có thể thay đổi ngôi kể thứ ba (trong đoạn văn thứ nhất) thành ngôi kể thứ nhất được không? Vì sao? 
( Khó chuyển vì: Người kể giấu mình- lúc thì anh ta ở cung Vua, lúc thì anh ta ở công quán cuối cùng anh ta lại ở cung vua để nghe Vua nói "Vua nghe nói từ đó mới phục hẳn" )
- Gv nhấn mạnh: ,
+ Khi sử dụng ngôi kể thứ nhất: Mang tính chủ quan.
+ Khi kể ngôi thứ 3: Mang tính khách quan nhiều hơn.
 * Hoạt động 3:
H. Theo em thế nào là ngôi kể? Như thế nào là kể theo ngôi thứ nhất? Ngôi thứ ba?
Trong ngôi kể thứ nhất, người kể xưng "Tôi" có thể là những ai?
- HS đọc ghi nhớ.
-- HS tự chốt lại những kiến thức cơ bản.
* Hoạt động 4:
- Đọc B.tập " XĐ yêu cầu.
( Hoạt động nhóm bàn)
- Đọc B.tập " xác định yêu cầu. 
- HS làm đọc lập. 
- H/s đoc B.tập " XĐ yêu cầu.
( Hoạt đọng độc lập) 
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
1. Ngôi kể:
* là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
* Các ngôi kể trong tác phẩm tự sự .
a. B.tập: Tìm hiểu đoạn văn (sgk – 88).
b. Nhận xét:
* Đoạn văn 1:
- Người kể gọi các nhân vật bằng đúng tên của chúng, tự giấu mình đi như không có mặt.
" Với cách kể này người kể có thể kể linh hoạt, tự do và những gì diễn ra với nhân vật .-> Ngôi kể thứ ba.
* Đoạn văn 2:
- Người kể tự xưng là “ Tôi” , kể ra những gì đã nghe, đã thấy, trực tiếp nói ra tư tưởng, tình cảm của mình.
-> kể theo ngôi thứ nhất.
2. Vai trò của hai ngôi kể trong đoạn văn tự sự.
- Khi kể, người kể có thể tự do chọn lựa ngôi kể ( 1 hoặc 3)
- Khi sử dụng ngôi kể thứ nhất : Có thể sảy ra 2 khả năng:
+ Nhân vật: “ Tôi ” Chính là tác giả
(Thường gặp trong tác phẩm hồi ký, tự truyện.)
+ Nhiều khi nhân vật “ Tôi ”là một nhân vật trong truyện tự kể về mình.
II. Ghi nhớ: ( sgk - 89)
III. Luyện tập:
1. B.tập 1 (89)
- Thay đổi ngôi kể bằng ngôi thứ 3 và nhận xét ngôi kể.
Giải: - Thay từ tôi = từ Dế mèn, hoặc Mèn. 
- Đoạn văn thay đổi manng nhiều tính khách quan.
(Đoạn văn cũ: Mang nhiều tính chủ quan như là đang sẩy ra trước mắt người đọc qua giọng kể của người trong cuộc). 
2. B.tập 2: ( sgk – 89)
 Thay đổi ngôi kể thành ngôi thứ nhất " và nhận xét.
Giải:
- Thay tất cả từ “ Thanh” = từ “ Tôi” và nhận xét như B.tập 1.
3. B.tập 3+4:
- XĐ ngôi kể trong truyện “ Cây bút thần” giải thích.
Giải:
+ Truyện “ Cây bút thần ” kể theo ngôi thứ ba.
+ Truyện T. Thuyết, cổ tích thường được kể theo ngôi thứ 3 vì: Trong các truyện này thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo kể theo ngôi thứ 3: sẽ tự do, linh hoạt giữ được yếu tố kì ảo của truyện .
4. Củng cố:
H. Phân biệt ngôi kể thứ nhất, thứ 3, Vai trò của ngôi kể...
5. HDH -Học bài " nắm chắc ghi nhớ.
 - Chuẩn bị : Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 33 ngoi ke va loi ke trong van tu su.doc