Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 36: Thứ tự kể trong văn tự sự

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 36: Thứ tự kể trong văn tự sự

Tiết 36. Bài 9: THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

A: Mục tiêu cần đạt:

- HS nắm được tự sự có rhể kể “ Xuôi” có thể kể “ Ngược” tuỳ theo yêu cầu thể hiện.

- Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể “ xuôi” và kể “ ngược” và biết được kể “ngược” phải có điều kiện gì?

- Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại.

B: Chuẩn bị:

- GV: Giáo án + Bảng phụ ghi các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá

- H/s chuẩn bị theo yêu cầu.

C: Hoạt động dạy và học.

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra :

H. Em hiểu thế nào là ngôi kể trong văn tự sự? phân biệt ngôi kể thứ 3 với ngôi kể thứ nhất.

3. Bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 36: Thứ tự kể trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2.11.2006
Ngày dạy:
Tiết 36. Bài 9: Thứ tự kể trong văn tự sự
A: Mục tiêu cần đạt:
- HS nắm được tự sự có rhể kể “ Xuôi” có thể kể “ Ngược” tuỳ theo yêu cầu thể hiện.
- Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể “ xuôi” và kể “ ngược” và biết được kể “ngược” phải có điều kiện gì?
- Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại.
B: Chuẩn bị: 
- GV: Giáo án + Bảng phụ ghi các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá 
- H/s chuẩn bị theo yêu cầu.
C: Hoạt động dạy và học.
ổn định tổ chức:
Kiểm tra : 
H. Em hiểu thế nào là ngôi kể trong văn tự sự? phân biệt ngôi kể thứ 3 với ngôi kể thứ nhất. 
Bài mới.
* Hoạt động 1. Khởi động:
- Chúng ta đã được tìm hiểu về ngôi kể trong văn tự sự và ta thấy tự sự là 1 kiểu văn bản mà người viết có thể lựa chọn những cách thức biểu đạt thích hợp để đạt hiểu quả giao tiếp tốt nhất. Vậy kể như thế nào? Bằng cách nào để hấp dẫn người đọc, người nghe? Bài hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu điều ấy.
* Hoạt động 2.
- Cho h/s đọc truyện ( sgk - 97)
H. Hãy tóm tắt các sự việc trong truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
- H/s trình bày " Gv chốt - Treo bảng phụ các sự việc.
H. Các sự việc trong truyện kể theo thứ tự nào?.
Gv: Đó là đặc điểm của truyện cổ dân gian, chỉ có một cốt truyện sự việc đơn giản, nối tiếp nhau, hoạt động lặp lại và tăng cấp.
H. Kể theo thứ tự ấy có ý nghĩa gì? 
(Thứ tự gia tăng của lòng tham ngày càng táo tợn của mụ vợ. Cuối cùng mụ phải trả giá-> Thứ tự tự nhiên ở đây có ý nghĩa tố cáo, phê phán: Sự lợi dụng, lam dụng, làm việc phi nghĩa thì bị trả giá.)
H. Nếu không tuân thủ theo thứ tự ấy thì có thể làm cho ý nghĩa của truyện nổi bật được không? ( không)
H/s đọc đoạn văn .
H. Đoạn văn kể về ai? Về việc gì?
H. Các sự việc trong bài văn đã diễn ra ntn? 
- HS thảo luận nhóm 6 (5 phút)
- Hai nhóm trình bày kết quả .
- GV chốt ghi bảng.
H. Bài văn đã kể theo thứ tự nào?
Gv: Cách kể thường gặp trong văn học dân gian.
( Kể hiện tại " quá khứ " hiện tại )
H. Cách kể như vậy có tác dụng gì?
 Có nhược điểm gì?
- Ưu điểm : Nhấn mạnh ý nghĩa của bài học, trình bầy khách quan như thật, bất ngờ hấp dẫn.
- Nhược điểm : Làm cho người đọc khó hiểu, có thể trùng lập, đơn điệu.
* Hoạt động 3: 
H . Qua 2 B.tập em thấy có mấy cách kể(thứ tự kể) trong văn tự sự? Nêu ý hiểu về các cách đó?
- H/s đọc ghi nhớ " Gv chốt kiến thức cơ bản.
* Hoạt động 4:
- H/s đọc B.tập " xác định yêu cầu .
- Hoạt động nhóm ( C2 - 3)
H/s đọc B.tập " XĐ yêu cầu.
H/s XĐ ngôi kể, thứ tự kể " lập dàn ý.
Gv đọc bài mẫu “ Về quê ngoại”
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự .
1. Bài tập:
 a. Bài tập 1:
 * Các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng”
- Giới thiệu gia cảnh của ông lão đánh cá .
- Ông lão đánh được cá, thả cá .
- Về nhà kể cho vợ nghe, mụ vợ bắt ông lão ra biển gặp cá vàng:
+ Lần 1: Đòi cái máng lợn.
+ Lần 2: Đòi cái nhà rộng.
+ Lần 3: Đòi làm nhất phẩm phu nhân.
+ Lần 4: Đòi làm nữ hoàng.
+ Lần 5: Đòi làm Long Vương..
- Cuối cùng mụ trở về vị trí ban đầu với túp lều nát và cái máng lợn sứt mẻ.
* Nhận xét:
Các sự việc được trình bày theo theo thứ tự thời gian (Tự nhiên, Kể xuôi) việc gì xẩy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau.
b. B.tập 2: ( sgk - 97)
 * Các sự việc:
- Ngỗ bị chó cắn .
- Ngỗ mồ côi cha mẹ không có người kèm cặp trở nên hư hỏng bị mọi người xa lánh.
- Ngỗ hay trêu trọc, đánh lừa mọi người làm họ mất lòng tin.
- Ngỗ bị chó cắn thật kêu không ai cưú.
- Ngỗ phải đi băng bó tiêm thuốc trừ dại * Nhận xét:
 - Trình tự kể: Bắt đầu từ hậu quả xấu rồi kể hiện tại, sau đó đến nguyên nhân ( kể ngược)
2 . Ghi nhớ : ( sgk - 98)
II. Luyện tập:
* Bài tập 1:
- Chỉ ra ngôi kể, T. tự kể, vai trò của hồi tưởng trong câu chuyện.
Gợi ý: Ngôi kể thứ nhất: Nhân vật chính xưng “Tên” đóng vai trò người kể chuyện.
 + T. tự kể. Theo mạch hồi nhớ của nhân vật kể chuyện ( kể ngược)
+ Vai trò của yếu tố hồi tưởng: Là cơ sở cho việc kể ngược, làm cho việc tạo thành sâu chuỗi thống nhất.
* B.tập 2: Lập dàn ý theo 2 ngôi kể đã học:
Cách1: Theo trình tự T. gian.
 + Ngôi kể 3. T/g giấu mình.
Cách kể 2. Đi rồi " nhớ lại và kể.
 Ngôi 1. T/g xưng tôi.
" Cả 2 cách phải làm rõ.
- Lí do được đi? đi đâu? đi với ai? t/g đi.
+ Những những sự việc trong chuyến đi.
+ Những ấn tượng của em trong và sau chuyến đi.
4. Củng cố:
 H. Thứ tự kể trong văn tự sự theo những cách nào.
5. HDH:
Về học bài.
Lập dàn ý các đề bài sau.
Kể về một việc tốt mà em đã làm.
Kể lại 1 kỷ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi.
Kể lại 1 kỷ niệm với người bạn học mà em nhớ mãi .
Chuẩn bị vở: Kiểm tra viết bài số 2 tại lớp.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 36 thu tu ke trong van tu su.doc