Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 48: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 48: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

A: Mục tiêu cần đạt:

- Hướng dẫn H/s : Hiểu được các yêu cầu của bài làm văn tự sự thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự, sửa những lỗi ctả phổ biến.

 Nhận thức được đề văn kể truyện đời thường, biết tìm ý, lập dàn ý thực hành lập dàn ý.

- Rèn kỹ năng viết văn tự sự.

B: Các hoạt động dạy và học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra:

H. Trong văn tự sự ta có thể kể theo những ngôi nào? Thứ tự kể nào? ưu, nhựoc điểm của những cách kể đó?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 48: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 19.11.2006
Ngày giảng:
Tiết 48. Bài 11: Luyện tập xây dựng bài tự sự
Kể chuyện đời thường
A: Mục tiêu cần đạt:
- Hướng dẫn H/s : Hiểu được các yêu cầu của bài làm văn tự sự thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự, sửa những lỗi ctả phổ biến.
 Nhận thức được đề văn kể truyện đời thường, biết tìm ý, lập dàn ý thực hành lập dàn ý.
- Rèn kỹ năng viết văn tự sự.
B: Các hoạt động dạy và học.
ổn định tổ chức. 
Kiểm tra: 
H. Trong văn tự sự ta có thể kể theo những ngôi nào? Thứ tự kể nào? ưu, nhựoc điểm của những cách kể đó?
Bài mới.
* Hđộng 1: 
H. Em hiểu Đời thường có nghĩa là gì?
 GV: Kể truyện đời thường là khái niệm chỉ phạm vi đời sống hàng ngày, là kể những chuyện xung quanh ta: trong nhà, hàng xóm, trường, lớp.
Vậy văn kể truyện đời thường có đặc điểm gì? cách kể có gì lưu ý, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
* Hoạt động 2:
- HS đọc 7 đề trong (sgk- 119)
H. Hãy xác định phạm vi yêu cầu của từng đề bài trên?
 ( Thảo luận nhóm bàn 3 phút )
- Đại diện nhóm trình bầy.
- HS + Gv nhận xét " Sửa chữa " Ghi bảng.
H. Em có nhận xét gì về phạm vi yêu cầu(ND) về các đề bài trên?
- Phạm vi: Rộng không hạn chế, chuyện xẩy ra hàng ngày.
Gv : Đều là kể về các câu chuyện hàng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quên hoặc xa lạ nhưng để lại ấn tượng chính xác nhất định nào đó. Cách kể như vậy gọi là kể chuyện đời thường.
H. Qua tìm hiểu các đề trên em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường.
 Gv: Đời thường được hiểu là phạm vi đời sống tthường nhật, hàng ngày.
- Yêu cầu chung: Người kể phải tôn trọng người thực, việc thực nhưng cần lựa chọn những sự việc diễn biến tiêu biểu để làm nổi bật tính cách, tâm hồn tình cảm của con người.
H. Em hãy đặt một đề văn tự sự.
(- Kể về người bạn thân thiết của em.
- Kể về những thay đổi ở trường em.
- Kể về một buổi tối ở gia đình em.)
* Hoạt động 3:
 Gv lấy một đề văn tự sự cụ thể.
H. Em hãy chỉ ra những từ ngữ quan trọng của đề?
H. Xác định yêu cầu của đề.
H. Khi kể về ông nên kể những gì?
H. Nêu phương hướng cụ thể khi làm bài?
Gv: Không nhất thiết phải XD truyện có tình tiết diễn biến bất ngờ như cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, mà là các sự việc chi tiết phải được chọn lọc để tập chung vào một chủ đề ( Thương cháu, yêu hoa) không gặp đâu để đó, nhớ gì ghi đấy làm bài văn rời rạc tản mạn.
- Cho H/s đọc dàn bài (sgk – 120) 
H. Phần mở bài có nhiệm vụ làm gì?
H. Phần thân bài cần tập chung kể về những việc làm gì của ông?
( Ông là Cbộ về hưu tuổi cao, tóc bạc, tính hiền, thích trồng cây xương rang, chăm sóc việc học tập của cháu, chăm lo cho gia đình.)
H. Phần kết bài cần nêu được những vấn đề gì ?
H. Theo em, bài làm có sát với đề với dàn bài không ? vì sao? ( Sát vì tất cả các ý trong dàn bài đều được PT thành văn, các sự việc trong bài đều xoay quanh chủ đề người ông. )
H. Từ bài làm tham khảo trên em có nhận xét gì cách kể chuyện về một nhân vật?
( Kể chuyện về nhân vật cần chú ý kể được đặc điểm tính cách riêng, sở thích riêng, có các chi tiết việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa.)
- GV đưa ra bài tập 3:
- HS đọc bài tập.
- Hoạt động nhóm (dãy) 
+ Dãy 1 " MBài.
 + Dãy 2 " một đoạn thân bài.
+ Dãy 3 " KBài.
- H/s các nhóm lên bảng trình bầy.
- Gv + H/s nhận xét " KLuận.
I. Tìm hiểu đề:
1. Bài tập:
* Đề a: Kể về một kỷ niệm đáng nhớ.
- Yêu cầu: Kể, Kỉ niệm đáng nhớ.
* Đề b: Kể một chuyện vui sinh hoạt.
Yêu cầu: Kể., một chuyện vui sinh hoạt.
* Đề c: Kể về một người bạn mới quen.
 Yêu cầu: Kể., Người bạn mới quen.
* Đề d : Kể cuộc gặp gỡ.
 Yêu cầu: Kể, một cuộc gặp gỡ.
* Đề đ : Kể về những đổi mới của quê hương em.
 Yêu cầu: Kể, sự đổi mới của quê em.
* Đề e : Kể về thầy, cô giáo của em.
 Yêu cầu: Kể, Thầy ( Cô) giáo của em.
* Đề g : Kể về 1 người thân của em.
Yêu cầu: Kể, Một người thân của em.
2. Nhận xét:
- Khi kể chuyện đời thường là kể về những sự việc, nhân vật trong cuộc sống thực tế xung quanh.
II. Luyện tập:
1. Bài tập1:
Đề bài: Em hãy kể chuyện về người ông của em.
* Tìm hiểu đề, tìm ý.
* Yêu cầu: Kể về ông của em ( Kể tính tình phẩm chất của ông và thể hiện tình cảm, yêu mến, kính trọng của em.)
* . Phương hướng làm bài.
- Giới thiệu chung về ông.
- Kể việc làm, tính nết tình cảm của ông với mọi người. Với em ( Sự việc, chi tiết phải chọn lọc tập vào 1 chủ đề gây ấn tượng )
2. Lập dàn bài cho đề trên:
a. Mở bài:
- Giới thiệu chung về ôn gem.
b. Thân bài:
- Kể về ý thức của ôn gem.
+ Thích trồng cây.
+ Cháu thắc mắc, ông giải thích.
- Kể về tình cảm của ông đối với các cháu.
+ Chăm sóc việc học hành của các cháu.
+ Kể chuyện cho cháu nghe.
+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình.
c. Kết bài:
- Nêu tình cảm, ý nghĩa hoạt động của em đối với ông.
3. Bài số 3:
 Làm dàn ý sơ lược cho đề bài :
 Kể một kỉ niệm với thầy ( Cô) giáo của em.
* Dàn bài.
A. Mở bài. 
- Giới thiệu 1 kỉ niệm với cô giáo và ý nghĩa của nó với bản thân em.
B. thân bài. 
 - Từ giới thiệu về mình và quan hệ với cô giáo.
- Tình huống xẩy ra sự việc đã trở thành kỉ niệm.
- Diễn biến sự việc.
C. Kết bài:
- Suy nghĩ của em về sự việc sẩy ra ( T/c của em đối với thầy cô giáo)
Củng cố:
H. Thế nào là kể chuyện đời thường ? nêu yêu cầu chung của đề bài sẩy ra ?
 5. HDH:
Lập dàn ý một số bài sau.
+ Kể về người mẹ kính yêu của em.
+ Kể chuyện về người bà của em .
Chuẩn bị để giờ sau viết bài số 3.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 48 luyen tap xay dung bai tu su ke chuyen doi thuong.doc