Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Tiết 58. Bài 13: LUYỆN TẬP

KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

A. Mục tiêu cần đạt:

- H/s tập giải quyết một số bài tự sự tưởng tượng sáng tạo. Tự xây dựng được dàn đề bài tưởng tượng theo 3 phần.

- Giáo dục học sinh t/cảm yêu cuộc sống, lòng nhân hậu.

- Rèn kỹ năng kể chuyện tưởng tượng, kỹ năng viết văn tự sự.

B. Chuẩn bị: GV: Bài soạn

 HS: Chuẩn bị các đề GV đã cho.

C. Các hoạt động dạy và học.

1. ổn định tổ chức .

2. Kiểm tra đầu giờ.

H. Truyện tưởng tượng là gì? Yêu cầu khi kể chuyện tưởng tượng? Hãy kể lại câu chuyện "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng"?

* Định hướng: Kể chuyện tưởn tượng là kể những câu chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình không phải là bịa đặt tuỳ tiện mà phải dựa trên cơ sở hiện thực nhằm nêu lên một ý nghĩa.

- HS kể chuyện: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11.12.2006
Ngày giảng:
Tiết 58. Bài 13: Luyện tập 
kể chuyện tưởng tượng
A. Mục tiêu cần đạt:
- H/s tập giải quyết một số bài tự sự tưởng tượng sáng tạo. Tự xây dựng được dàn đề bài tưởng tượng theo 3 phần.
- Giáo dục học sinh t/cảm yêu cuộc sống, lòng nhân hậu.
- Rèn kỹ năng kể chuyện tưởng tượng, kỹ năng viết văn tự sự.
B. Chuẩn bị: GV: Bài soạn
 HS: Chuẩn bị các đề GV đã cho.
C. Các hoạt động dạy và học.
ổn định tổ chức .
Kiểm tra đầu giờ.
H. Truyện tưởng tượng là gì? Yêu cầu khi kể chuyện tưởng tượng? Hãy kể lại câu chuyện "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng"?
* Định hướng: Kể chuyện tưởn tượng là kể những câu chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình không phải là bịa đặt tuỳ tiện mà phải dựa trên cơ sở hiện thực nhằm nêu lên một ý nghĩa.
- HS kể chuyện: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
3. Bài mới.
* Hoạt động 1: Để giúp cho việc viết bài văn kể chuyện đạt được kết quả cao, trong giờ học này chúng ta xẽ tiếp tục luyện tập kể chuyện với kiểu bài kể chuyện tưởng tượng.
* Hoạt động 2:
- GV ghi đề bài lên bảng
H. Em hãy xác định yêu cầu của đề? (TLoại, ND)
H. Tìm những ý chính cho bài? (HĐ bàn)
 Hãy lập dàn bài cho đề bài trên.
( TLnhóm bàn)
H. Phần mở bài cần nêu những ý nào ?
H. Phần thân bài cần tập chung kể những gì?
H. Theo em phần kết bài cần nêu ý gì?
- GV ghi đề bài 2 lên bảng.
H. Hãy tìm hiểu đề cho đề bài trên?
H. Lập dàn ý cho đề bài?
H. Phần mở bài nêu ý gì?
H. Phần thân bài kể chuyện gì? Triển khai câu chuyện đó như thế nào?
H. Phần kết bài làm như thế nào?
- Cho h/s dọc bài tham khảo “ Con cò với truyện ngụ ngôn”.
- GV cho học sinh viết từng đoạn văn.
- HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét.
- GV bổ xung -> HS ghi vào vở.
I. Đề bài:
1. Đề 1: 
Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào?
a. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Kể chuyện tưởng tượng.
- Nội dung:
+ Hỏi Thánh Gióng bí quyết: Làm ntn để vươn vai một cái để trở thành Tráng sĩ.
+ Lời khuyên của Thánh Gióng.
b. Lập ý.
- Hoàn cảnh gặp Thánh Gióng.
- Trò chuyện với Thánh Gióng:
+ Gióng lên ba tuổi không nói, không cười.
+ Nghe tiếng sứ giả cất tiếng nói -> lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã đứt chỉ..
+ Roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt đem đến Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ.
- Lời khuyên của Gióng: ăn khoẻ, học giỏi, năng luyện tập thể dục thể thao.
- Suy nghĩ về hình ảnh Thánh Gióng, về giấc mơ kì diệu
c. Lập dàn bài:
* Mở baì:
 - Giới thiệu hoàn cảnh gặp Thánh Gióng.
* Thân bài:
- Cuộc trò chuyện với Thánh Gióng:
+ Lên ba tuổi không nói, không cười.
+ Nghe tiếng sứ giả cất tiếng nói, lớn nhanh như thổi
+ Roi sắt, ngựa sắt đem đến Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, người cao hơn trượng
- Lời khuyên của Gióng: Ăn khoẻ, học giỏi, năng luyện tập thể dục thể thao
* Kết bài:
 Suy nghĩ về hình ảnh Thánh Gióng, về giấc mơ kì diệu
2. Đề 2: 
Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: Xe đạp, xe máy, ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào?
a. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Kể chuyện tưởng tượng.
- Nội dung: 
+ Cuộc so bì giữa xe đạp, ô tô, xe máy.
+ Sự dàn xếp của em.
b. Lập dàn ý:
* Mở bài: 
- Sự thật công dụng của các phương tiện.
- Nguyên nhân xảy ra cuộc so bì tị nạnh.
* Thân bài:
 Diễn biến của cuộc so bì:
- Xe đạp kể công, kể khổ.
- Xe máy chỉ trích xe đạp, kể công kể nỗi.
- Ô tô kể công laochỉ trích xe đạp, xe máy.
* Kết bài:
- Người phân bua, dàn xếp.
- Rút ra bài học trong cuộc sống
II. Luyện viết đoạn văn:
1. Viết phần mở bài:
Ví dụ:
 Cuộc sống của con người hiện đại ngày nay không thể thiếu được phương tiện đi lại. Một hôm xe đạp than thở cùng người:
- Trong các phương tiện giúp người di chuyển, xe đạp là kẻ vất vả nhất..
2. Viết một đoạn phần thân bài:
( HS tham khảo bài viết : Sáu con gia súc so bì công lao)
3. Viết phần kết bài:
 Người nghe các phương tiện tị nạnh bèn phân bua: Cả ba loại xe đều giúp ích cho con người. Có xe người mới đỡ vất vả, người yêu quý cả ba, xin đừng có tị nạnh thiệt hơn, có như vậy nhà ta mới đầm ấm hạnh phúc được chứ.
4. Củng cố: 
- HThg cách kể chuyện tưởng tượng 
5. HDH: 
- Lập dàn bài cho đề a,b, usgk)
- Cbị “ Con hổ có người”.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 58 luyen tap ke chuyen tuong tuong.doc