Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 61: Mẹ hiền dạy con

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 61: Mẹ hiền dạy con

 Tiết 61. Bài 14 : MẸ HIỀN DẠY CON

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- HS hiểu được tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhâncủa bà mẹ thầy Mạnh Tử. Cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử ở thời trung đại.

- Luyện kỹ năng kể truyện sáng tạo.

- Giáo dục lòng biết ơn cha mẹ.

B. Chuẩn bị:

 GV: Giáo án, SGK, SGV

 HS: Chuẩn bị bài.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY VÀ HỌC.

 1. ổn định tổ chức.

 2. Kiểm tra:

 H. Kể lai truyện " Con Hổ có nghĩa"? truyện cho ta biết điều gì ?Nhận xét về bố cục, kết cấu của truyện?

3. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 61: Mẹ hiền dạy con", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20.12.2006
Ngày giảng: 
 Tiết 61. Bài 14 : mẹ hiền dạy con
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS hiểu được tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhâncủa bà mẹ thầy Mạnh Tử. Cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử ở thời trung đại.
- Luyện kỹ năng kể truyện sáng tạo.
- Giáo dục lòng biết ơn cha mẹ.
B. Chuẩn bị:
 GV: Giáo án, SGK, SGV
 HS: Chuẩn bị bài.
C. các hoạt động day và học.
 1. ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra:
 H. Kể lai truyện " Con Hổ có nghĩa"? truyện cho ta biết điều gì ?Nhận xét về bố cục, kết cấu của truyện?
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung chính
* Hoạt động 1:
 Là người mẹ ai chẳng nặng lòng yêu thương con, mong muốn con nên người nhưng khó hơn nhiều là cần biết cách dạy con, giáo dục cón sao cho có hiệu quả. Mạnh Tử (TQ cổ đaị) người noi theo Khổng Tử, phát triển và hoàn chỉnh nho giáo. Sở dĩ thành bậc đại hiền chính là nhờ công lao giáo dục dạy dỗ của bà mẹ, cũng có thể nói là bậc đại hiền.
* Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn đọc.
- GV đọc mẫu-> HS đọc và kể.
H. Truyện " Mẹ hiền dạy con " đựoc trích từ tác phẩm nào? Ra đời năm nào.
H. Truyện có mấy sự việc.
( 5 sự việc: Nhà gần nghĩa địa....nhà gần chợ....
- Nhà gần trường học....con thầy hàng xóm mổ lợn.
- Con đang đi học bỏ về... )
H. Dựa vào các sự việc, kể lại truyện.
H. Em hiểu biết gì về Mạnh tử.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích SGK.
H. Truyện kể về những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính? Những sự việc sảy ra trong truyện.
H. Khi nhà ở gần nghĩa địa Mạnh Tử đã làm gì? Bà mẹ suy nghĩ gì khi nhìn thấy con như vậy?
H. Theo em vì sao bà mẹ lại dọn đi nơi khác?
(yêu thương con,muốn con tránh xa khỏi những nơi buồn sầu, tang tóc....ở nơi này ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của con trẻ 
H. Để tránh điều đó bà mẹ đã dọn đi đâu ở ? Chợ là nơi ntn? Mạnh tử đã làm gì?
( Chợ : buôn bán, giao lưu, có nhiều kẻ lợi dụnglàm điêu, lừa lọc...-> Mạnh Tử còn nhỏ chưa phân biệt đúng sai.
H. Vì sao ở gần chợ bà lại nghĩ như vậy và lại dọn đi nơi khác.
H. Lần này bà chuyển nhà đi đâu? Tại sao bà bằng lòng ở nơi này.
( người học trò đến trường được học dạy làm người) ...
H. Bà mẹ của Mạnh Tử chuyển nhà đến 2 lần, việc giải thích khuyên dăn Mạnh Tử cũng được, Tại sao bà không làm mà lại chuyển nhà? Qua đó em thấy bà mẹ đã nhận ra điều gì.
H. Bà chuyển nhà nhằm mục đích gì.
H. Hãy tìm đọc những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự .
(- Gần mục...rạng, 
 - ở bầu thì tròn...dài.
 - Đi với bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy)
H. Lần thứ tư bà mẹ thầy Mạnh Tử đã lỡ làm điều gì không phải? Làm xong bà tự nghĩ về việc làm của mình ntn?
H. Vì sao bà lại ân hận?
(Nếu sự việc ấy không diễn ra sẽ mất niềm tin với con.)
H. Bà đã sửa sai lầm bằng cách nào?
H. ý nghĩa giáo dục ở sự việc thứ tư là gì?
H. Sự việc gì đã xảy ra trong lần cuối?
H. Trước hành động ấy, bà mẹ đã làm gì? Nhận xét về hành động ấy?
H. Hành động, lời nói của bà mẹ xuất phát từ đâu? Em có nhận xét gì về bà mẹ của Mạnh Tử?
H. Hãy rút ra bài học về phương pháp giáo dục con cái của nhà giáo dục cổ đại Trung Hoa?
H. Theo em cách dạy nào là sâu sắc và có kết quả nhất?
- HS thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV kết luận: Có thể cách thứ ba
 Hoặc kết hợp cả ba cách
* GV: Bà mẹ của Mạnh Tử đã hội tụ đầy đủ các phẩm chất đạo đức, phương pháp giáo dục đó. Bà là nhà giáo dục, là người mẹ hiếm có.
H. Nội dung chính của bài?
- HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt kiến thức.
* Hoạt động 3:
- HS đọc BT -> Nêu yêu cầu.
- HS phát biểu bằng miệng.
- GV chốt -> HS ghi vào vở (Dựa vào phần đã phân tích)
HS làm BT 2:
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc và kể:
2. Các chú thích: (SGK)
II. Bố cục: Gồm 5 sự việc
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Câu chuyện về mẹ của Mạnh Tử dạy con:
* Sự việc thứ nhất:
Nhà ở gần nghĩa địa:
+ chứng kiến cảnh than khóc buồn sầu
+ Bà mẹ nghĩ: Không phải chỗ con ta ở được.
* Sự việc thứ hai:
Bà dọn ra chợ:
 + Con bắt chước cách buôn bán điên đảo 
 + Mẹ nghĩ: "Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được."
 Dọn đi.
* Sự việc thứ ba: 
Bà dọn nhà đến gần trường học :
 Con bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở ...bà vui lòng... 
- Môi trường sống có tác động sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của trẻ em. Bà mẹ đã chọn môi trường sống có lợi nhất, phù hợp nhất cho con mình.
* Sự việc thứ tư:
+ Thấy nhà hàng xóm giết lợn, Mạnh Tử hỏi: "Người ta giết lợn làm gì thế?"
Mẹ đùa: "Để cho con ăn đấy"
(Bà vô tình đùa vui với con, bà ân hận.)
+ Bà đi mua thịt lợn cho con ăn.
- ở đời không được dạy con nói dối.
* Sự việc thứ năm:
+ Mạnh Tử đang học bỏ về chơi
+ Mẹ đang dệt cửi, cầm dao cắt đứt tấm vải.
Từ hôm đó Mạnh Tử học tập chuyên cần, trở thành bậc đại hiền.
-> Hành động dứt khoát, biện pháp ẩn dụ.
- Bà mẹ của Mạnh Tử là người thông minh, khéo léo, cương quyết trong việc giáo dục, dạy dỗ con cái.
2. Bài học về phương pháp giáo dục con cái:
- Phải tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp, mang tính giáo dục.
- Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành.
- Thương con nhưng không được nuông chiều và phải biết dạy con bằng nhiều phương pháp linh hoạt: Khi khéo léo, khi kiên quyết
IV. Ghi nhớ:
 (SGK- 153)
V. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
Phát biểu cảm nghĩ về sự việc thứ năm.
2. Bài tập 2:
HS phát biểu suy nghĩ về đạo làm con của mình.
4. Củng cố:
- HS kể lại truyện.
- Nêu nội dung chính của truyện.
5. HDH:
- Học kĩ bài.
- Chuẩn bị bài: Tính từ và cụm tính từ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 62 Me hien day con.doc