Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 63: Tính từ và cụm tính từ

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 63: Tính từ và cụm tính từ

Tiết 63. Bài 14: Tính từ và cụm tính từ

A. Mục tiêu cần đạt:

- HS nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản. Nắm được cấu tạo của cụm tính từ. Củng cố và phát triển các kiến thức đã học ở bậc tiểu học về tính từ và cụm tính từ.

- Luyện kĩ năng nhận biết, phân loại , phân tích tính từ và cụm tính từ để đặt câu, dựng đoạn.

B. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập (Mô hình cấu tạo cụm tính từ).

- HS chuẩn bị kĩ bài.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 63: Tính từ và cụm tính từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 23.12.2006
Giảng: 
Tiết 63. Bài 14: Tính từ và cụm tính từ
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản. Nắm được cấu tạo của cụm tính từ. Củng cố và phát triển các kiến thức đã học ở bậc tiểu học về tính từ và cụm tính từ.
- Luyện kĩ năng nhận biết, phân loại , phân tích tính từ và cụm tính từ để đặt câu, dựng đoạn.
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập (Mô hình cấu tạo cụm tính từ).
- HS chuẩn bị kĩ bài.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tở chức:
2. Kiểm tra:
H. Cụm động từ là gì? Cấu tạo của cụm động từ? Làm BT 3 SGK.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1:
 Cho câu: Nó sừng sững như cái cột đình.
H. Hãy tìm tính từ trong câu trên?
(sừng sững)
GV: Tính từ có đặc điểm ntn? Cấu tạo của cụm tính từ ra sao?.
* Hoạt động 2:
- HS đọc BT- SGK- 153-154
- Nêu yêu cầu BT.
H. Tìm tính từ trong các câu ở BT1?
H. Các tính từ trên có ý nghĩa chỉ cái gì?
H. Kể thêm một số tính từ mà em biết và nêu ý nghĩa khái quát của chúng?
(+ Chỉ màu sắc: 
 + Chỉ đặc điểm mùi vị: 
 + Chỉ đặc điểm hình dáng: )
- GV đưa ra bài tập:
"Đừng xanh như lá, bạc như vôi"
H. Tìm tính từ trong câu trên?
H. Đứng trước "xanh" là từ nào?
 (đừng)
H. Có thể dùng từ khác kết hợp với từ xanh được không?
(rất xanh, hơi xanh,xanh quá,xanh lắm.)
H. Nhận xét về khả năng kết hợp của tính từ? 
- HS quan sát BT phần 1:
H. Cho biết chức vụ ngữ pháp của các tính từ trong các câu đã dẫn ở BT1?
H. Qua việc tìm hiểu BT, cho biết đặc điểm của tính từ? Tính từ có thể kết hợp với những từ nào đứng trước và sau nó? Chức vụ ngữ pháp của tính từ trong câu?
- HS đọc ghi nhớ:
H. Những kiến thức cần nhớ trong bài học?
- GV: Vậy tính từ có những loại nào?
(Chuyển ý)
- HS quan sát BT phần 1:
H. Trong những TT đã tìm ở BT1, những TT nào có thể kết hợp với những từ chỉ mức độ?
(Đặc điểm tương đối)
H. Những từ nào không có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ?
(Đặc điểm tuyệt đối)
H. Qua việc phân tích, cho biết: Có mấy loại TT?
- HS đọc ghi nhớ:
- GV chốt kiến thức.
- GV: Cũng như DT,ĐT, tính từ có khả năng kết hợp với những phụ ngữ ở phía trước, sau tạo thành cụm TT.
Vậy cấu tạo của cụm TT như thế nào? .(Chuyển ý)
- HS đọc BT- SGK-155
- Nêu yêu cầu của BT.
H. Vẽ mô hình cấu tạo của cụm TT in đậm trong những câu trong BT?
H. Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm TT, cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung ý nghĩa gì?
(Vẫn, còn, đang..)
H. Qua việc phân tích BT, cho biết mô hình cấu tạo của cụm tính từ?
- HS đọc ghi nhớ SGK-155.
- GV chốt KT.
- HS đọc BT
- Nêu yêu cầu
- HS làm đọc lập
- HS dọc BT
- Nêu yêu cầu
- HS thảo luận nhóm ngang
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS đọc BT
- Nêu yêu cầu
- HS làm đọc lập
- HS làm độc lập BT4.
I. Đặc điểm của tính từ:
1. Bài tập 1:
a. Phân tích ngữ liệu:
- Các tính từ (BT1)
 + Câu a: bé, oai. (đặc điểm tính chất)
 + Câu b: nhạt, vàng hoe, vàng ối, vàng lịm, vàng tươi.(Màu sắc)
- Một số tính từ khác:
 + xanh, đỏ, tím..
 + chua, cay, ngọt(đặc điểm mùi vị)
 + cao, thấp, béo, gầy, nhanh, chậm...
(đặc điểm hình dáng).
b. Nhận xét:
2. Bài tập 3:
a. Phân tích ngữ liệu:
 - Tính từ "xanh"có khả năng kết hợp: cũng, đã, sẽ, đang (ở trước), quá, lắm (ở sau).
- Làm vị ngữ.
b. Nhận xét:
3. Ghi nhớ:
 (SGK- 154)
II. Các loại tính từ:
1. Bài tập:
a. Phân tích ngữ liệu:
- Những tính từ có thể kết hợp với những từ chỉ mức độ: Bé, oai
- Những tính từ không có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ: nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
b. Nhận xét:
2. Ghi nhớ 2:
 (SGK- 154)
III. Cụm tính từ:
1. Bài tập:
a. Phân tích ngữ liệu:
 Vẽ mô hình cấu tạo cụm tính từ:
PTrước
PTTâm
PSau
Vốn đã rất
Yên tĩnh
Nhỏ 
Sáng vằng vặc
Lại
ở trên không
b. Nhận xét:
2. Ghi nhớ:
 (SGK-155)
VI. Luyện tập:
1. Bài tập 1: 
Tìm cụm tính từ:
a. sun sun như con đỉa
b. chần chẫn như cái đòn càn
c. bè bè như cái quạt thóc
d. sừng sững như cái cột đình
e. tun tủn như cái chổi sể cùn
2. Bài tập 2: 
 Tác dụng của việc dùng tính từ và phụ ngữ. So sánh trong cụm tính từ của BT1.
- Các tính từ: Thuộc các từ láy tượng hình (Nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ).
- Các sự vật đem ra so sánh: Tầm thường không giúp cho việc nhận thức về con voi.
-> Đặc điểm chung của năm ông thầy bói: Nhận thức hạn hẹp, chủ quan.
3. Bài tập 3:
 So sánh cách dùng động từ, tính từ trong năm câu văn tả biển. Những khác biệt ấy nói lên điều gì?
 Các TT và ĐT được dùng để chỉ thái độ của biển cả khi ông lão đánh cá năm lần ra biển cầu xin theo lệnh mụ vợ tham, ác:
a. gợn sngs êm ả
b. nổi sóng
c. nổi sóng dữ dội
d. nổi sóng mù mịt
e. giông tố kinh khủng
-> Cách dùng ĐT và TT theo chiều hướng tăng cấp mạnh dần lên, dữ dội hơn để biểu thị sự thay đổi của cá vàng.
4. Bài tập 4:
Quá trình thay đổi từ không đến có, rồi lại từ có trở về không trong ĐS của vợ chồng ông lão đánh cá được thể hiện trong cách sử dụng các động từ và tính từ.
 Sứt., mới.., sứt mẻ.
- nát, đẹp, to lớn,.nguy nga,nát
5. Bài tập thêm:
 Cho các tính từ: xanh, đỏ, vàng, trắng, tím.
Hãy phát triển các tính từ trên thành cụm tính từ?
 VD:  rất xanh 
4. Củng cố:
H. Đặc điểm của tính từ? Các loại tính từ? Mô hình cấu tạo của cụm tính từ?
5. HDH:
- Học ghi nhớ
- Làm các BT còn lại
- Chuẩn bị các lỗi trong bài TLV số 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 63 tinh tu va cum tinh tu.doc