Tiết 78. Bài 19:
SO SÁNH
A/ Mục tiêu cần đạt
- Học sinh nắm được khái niệm, cấu tạo của so sánh. Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến tạo ra những so sánh hay.
- Rèn luyện kĩ năng đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh.
B. Chuẩn bị:
- GV bảng phụ ghi BT.
- HS chuẩn bị bài.
C/ Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Soạn: 20.1.2007 Giảng: 22 và 24.1.2007 Tiết 78. Bài 19: So Sánh A/ Mục tiêu cần đạt - Học sinh nắm được khái niệm, cấu tạo của so sánh. Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến tạo ra những so sánh hay. - Rèn luyện kĩ năng đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh. B. Chuẩn bị: - GV bảng phụ ghi BT. - HS chuẩn bị bài. C/ Các hoạt động dạy và học ổn định tổ chức lớp Kiểm tra Bài mới * Hoạt động 1: - GV đưa ra BT: Đen như cột nhà cháy H. Trong câu trên mức độ “đen” được ví như cái gì? ( cột nhà cháy) - GV: Cách ví von như vậy gọi là biện pháp so sánh. Vậy so sánh là gì? Mô hình cấu tạo của phép so sánh ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài. * Hoạt động 2: - Học sinh đọc bài tập 1 . ->Nêu yêu cầu của bài tập H. Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh? - GV đưa bảng phụ H. Gạch chân những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh? H. Trong mỗi phép so sánh trên, sv nào được so sánh với sv nào? H. Vì sao có thể so sánh như vậy? H. So sánh các sự vật, sự việc với nhau để làm gì? - GV: Bài tập a,b đã sử dụng phép so sánh H. Hãy cho biết : So sánh là gì? - Hs đọc ghi nhớ (SGK – 24) H. Hãy đặt một câu có dùng phép so sánh? - HS đặt câu -> HS nhận xét về các hình ảnh được đưa ra để so sánh. - GV kết luận. Chốt ghi nhớ. - Học sinh đọc BT 3 (T24) H. Sự so sánh trong câu bài tập 3 có gì khác so với so sánh trong những câu trên? (Sv nào so sánh với sv nào?) ( Con mèo vằn so sánh với con hổ Từ so sánh : To hơn) H. Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu ở phần I vào mô hình. (- Học sinh làm theo nhóm bàn) - Cử 2 nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác nhận xét. - GV chốt. H. Trong bài tập 3, cấu tạo của phép so sánh có gì đặc biệt? (a. Không có phương diện ss và từ so sánh. b. Thiếu phương diện so sánh, từ so sánh được đảo lên trước và vế B được đảo lên trước vế A) H. Dựa vào mô hình hãy cho biết cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm mấy yếu tố? (4) H. Vậy có phải lúc nào 1 phép so sánh cũng phải đầy đủ 4 yếu tố đó ko? H. Hãy nêu mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh? - Học sinh đọc ghi nhớ H. Nêu thêm một số từ so sánh mà em biết? Đặt 1 câu với 1 từ so sánh ấy? (là, như là, y như, giống như, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu) * Hoạt động 3: - HS đọc BT 1 -> Nêu yêu cầu. - HS làm vào vở. Một HS đứng tại chỗ làm. H. Lấy ví dụ sử dụng phép so sánh đồng loại? H. Tìm 1 số ví dụ sử dụng phép so sánh khác loại - Học sinh đọc bài tập 2-> nêu yêu cầu - Hs điền vào vở. - HS đọc BT 3 -> nêu yêu cầu. - HS tìm trong văn bản. - GV hướng dẫn -> đọc chậm rãi - HS viết -> chấm chéo, Gv thu 5 bài chấm I. So sánh là gì? 1. Bài tập : a. Phân tích ngữ liệu: - Câu a: “Trẻ em” so sánh với búp trên cành - Câu b: Rừng đước .hai dãy trường thành vô tận. - Bài tập 3: Con mèo vằn được so sánh với con Hổ. b. Nhận xét: - Các sv được so sánh với nhau vì giữa chúng có những điểm giống nhau . - Làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói, câu văn có tính hình ảnh, gợi cảm 3. Ghi nhớ 1: (SGK- 24) II. Cấu tạo của phép so sánh 1. Bài tập: a. Phân tích ngữ liệu: * Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sành vào mô hình: Vế A (được ss) Pdiện so sánh Từ so sánh Vế B (Dùng để ss) - Trẻ em - Rừng đước - Con mèo vằn - Dựng lên cao ngất - Vào tranh Như Như To hơn Búp trên cành Hai dãy trường Thành vô tận - Con hổ - Trường sơn - Cửu long - Con người Như - Chí lớn ông cha - Lòng mẹ - Tre mọc thẳng b. Nhận xét: 2. Ghi nhớ 2: ( SGK-25) III. Luyện tập 1. Bài tập 1 a. So sánh đồng loại - Thầy thuốc như mẹ hiền (người với người) - Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện (vật với vật) b. So sánh khác loại - Cá nước bơi hàng đầu đen trũi như người bơi ếch (vật với người) - Mẹ như quả chuôi chín cây (người với vật) - Lòng mẹ rộng lớn như biển Thái Bình (cái cụ thể, cái trừu tượng) 2. Bài tập 2 - Khoẻ như voi - Đen như cột nhà cháy - Trắng như bông 3. Bài tập 3 - Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong văn bản vừa học 4. Chính tả ( nghe, viết) 4.Củng cố Phép so sánh là gì? Cấu tạo đầy đủ của phép so sánh 5. Hướng dẫn học Học 2 ghi nhớ Làm bài tập 5 - Chuẩn bị: Quan sát, tưởng tượng so sánh trong văn miêu tả. - Học tìm hiểu chung về văn miêu tả.
Tài liệu đính kèm: