Tiết 80. QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ ( TIẾP)
A/ Mục tiêu cần đạt
- Qua phần lý thuyết tiếp tục hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.
- Nhận diện và vận dụng những thao tác cơ bản đã học trong đọc và viết bài văn miêu tả.
B. Chuẩn bị:
- GV các bài tập.
- HS chuẩn bị bài.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra:
3. H. Muốn miêu tả được ta phải làm gì? Em hiểu ntn là quan sat, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng? Làm như vậy để làm gì?
Soạn: 25.1.2007 Giảng: 27 và 28.1.2007 Tiết 80. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả ( tiếp) A/ Mục tiêu cần đạt - Qua phần lý thuyết tiếp tục hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả. - Nhận diện và vận dụng những thao tác cơ bản đã học trong đọc và viết bài văn miêu tả. B. Chuẩn bị: - GV các bài tập. - HS chuẩn bị bài. C. Các hoạt động dạy và học ổn định tổ chức lớp Kiểm tra: H. Muốn miêu tả được ta phải làm gì? Em hiểu ntn là quan sat, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng? Làm như vậy để làm gì? Bài mới * Hoạt động 1: Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu đựoc các bước để làm văn miêu tả. Để làm rõ hơn phần lí thuyết chúng ta tiến hành luyện tập. * Hoạt động 2: - Học sinh đọc bài tập: - Nêu yêu cầu của bài. H. Những hình ảnh nào làm nổi bật thân hình đẹp , cường tráng của dế mèn? H. Từ ngữ hình ảnh nào thể hiện đức tính ương bướng kiêu căng của Mèn? H. Nhận xét về các từ ngữ tác giả dùng để miêu tả? (Những tính từ, động từ, những từ láy.) - Học sinh đọc bài tập 3 H. Quan sát ghi lại những đặc điểm của phòng học lớp em? H. Trong những đặc điểm đó em thích đặc điểm nào nhất? H. Như vậy khi làm văn miêu tả có phải cái gì ta cũng tả vào bài không? (Không- Chon những chi tiết tiêu biểu để tả) - HS đọc bài tập 4: - Nêu yêu cầu của BT. H. Nếu tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương thì em sẽ liên tưởng, so sánh các hình ảnh sự vật sau đây với những gì? - HS trình bày những liên tưởng của mình. - Học sinh đọc bài tập 5 - Nêu yêu cầu. - Học sinh dựa vào bài văn sông nước Cà Mau -> học tập cách miêu tả để viết đoạn văn - > trình bày trước lớp. II. Luyện tập (Tiếp) 2. Bài tập 2 - Mèn có than hình đẹp, cường tráng, nhưng tính tình ương bướng kiêu căng. - Biểu hiện : + Bóng mỡ, đen nhánh, ngoàm ngoạp uốn cong hùng dũng (Thân hình đẹp). + Rất bướng, hãnh diện, trình thượng, khoan thai(ương bướng, kiêu căng). 3. Bài tập 3: Đặc điểm ngôi nhà, căn phòng em ở (phòng học) - Rộng rãi, thoáng mát, trang trí đẹp đẽ. - Rộng chừng 40 -> 50 m2 - Màu xanh của ve, màu trắng của vôithoáng mát. + Cửa sổ: - Đặc điểm nổi bật - Trang trí đẹp đẽ, rèm, những lẵng hoa, ảnh của Bác, cờ tổ Quốc, 5 điều Bác Hồ dạy , đồng hồ treo tường , những tấm biển : Dạy tốt, học tốt 4. Bài tập 4 - Liên tưởng so sánh các sv sau + Mặt trời -> lòng đỏ trứng gà + Bầu trời-> mâm xôi bạc + Những hàng cây-> những chú lính canh gác + Những ngôi nhà + Núi-> bát úp 5. Bài tập 5 - Viết đoạn văn tả lại quang cảnh một dòng sông (khu rừng) mà em có dịp quan sát * Yêu cầu : - Đoạn văn hoàn chỉnh - Tả khu rừng (hoặc dòng sông) (Dựa vào bài văn của Đoàn Giỏi” 4.Củng cố GV hệ thống bài 5.Hướng dẫn học Học bài (Lý thuyết) Làm bài tập 4 - Chuẩn bị: Bức tranh của em gái tôi.
Tài liệu đính kèm: