Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 83: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh, và nhận xét trong văn miêu tả

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 83: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh, và nhận xét trong văn miêu tả

LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH, VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ

A. Mục tiêu cần đạt:

- Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể lớp. Nắm chắc hơn về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

- Rèn kĩ năng nói trước tập thể lớp

- Giáo dục lòng say mê, yêu thích môn văn:

B. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi dàn bài.

- HS: Chuẩn bị kĩ bài.

C. Các hoạt động dạy và học:

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra

H. Em hiểu thế nào là quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn học.

- Miêu tả ? Muốn miêu tả được ta phải làm gì?

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 83: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh, và nhận xét trong văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 28.1.2007
Giảng:
Tiết 83 . Bài 20:
Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh, và nhận xét trong văn miêu tả
A. Mục tiêu cần đạt:
- Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể lớp. Nắm chắc hơn về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Rèn kĩ năng nói trước tập thể lớp
- Giáo dục lòng say mê, yêu thích môn văn:
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi dàn bài.
- HS: Chuẩn bị kĩ bài.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra
H. Em hiểu thế nào là quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn học.
- Miêu tả ? Muốn miêu tả được ta phải làm gì? 
3. Bài mới
* Hoạt động 1:
 Giờ trước chúng ta đã học về quan sát, tưởng tượng, nhận xét trong văn miêu tả. Các em làm hay hay dở? Để biết được những nhược điểm của mình, phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm, chúng ta phải nói trước tập thể lớp. Nói như thế nào cho đúng? Giờ hôm nay ta tiến hành
* Hoạt động 2:
- HS đọc bài tập - Nêu yêu cầu.
 Yêu cầu: Nhớ lại “ bức tranh” Hai mặt anh và Kiều Phương, các chi tiết miêu ta hai nhân vật về hình dáng bề ngoài và diễn biến tâm lí bên trong. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, nhận xét theo yêu cầu của văn miêu tả.
 - GV cùng học sinh lập dàn ý trên bảng.
- GV nêu ba rem cho điểm.
- HS nói trước nhóm theo dàn ý đã chuẩn bị. (Tất cả đều được nói- cử thư kí và BGK cho điểm từng người.)
 Gợi ý:
+ Kiều phương là nhân vật như thế nào? 
+ Nét mặt, tình cảm của KP ra sao? (Học sinh ko viết thành văn)
H. Người anh của KP trong truyện có được miêu tả về hình dáng, nét mặt ko? (ko)
- Hình dung để tả
(Hình dáng: Gầy, cao, đẹp trai)
- GV chọn những HS nói tốt (Điểm cao), và một số HS nói chưa tốt để nói trước lớp.
- HS tập trung vào bài tập số 1: Nói trước lớp.
Nếu còn thời gian làm tiếp bài tập 2.
- Học sinh đọc bài tập 2 -> Nêu yêu cầu
- Học sinh chọn người mình tả
+ Viết thành dàn ý
- Cử đại diện trình bày trước lớp. 
(Càng nhiều học sinh nói càng tốt)
- GV nhận xét, cho điểm học sinh nói tốt
I. Bài tập 1
Lập dàn ý:
a. Nhân vật Kiều Phương:
A. Mở bài:
 Giới thiệu chung về nhân vật Kiều Phương.
(Là một em gái hồn nhiên, có tài năng hội hoạ, có tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu.)
B. Thân bài:
 Triển khai các ý:
- Hồn nhiên.
- Tài năng hội hoạ
- Có tâm hồn trong sáng
- Có tấm lòng nhân hậu.
(Khi nói những điều này HS sẽ nói theo tưởng tượng của mình.)
C. Kết bài:
 Suy nghĩ về nhân vật Kiều Phương. 
b. Người anh của Kiều Phương:
A. Mở bài:
 Giới thiệu chung về người anh.
(Ban đầu đố kị, tự ái, tự ti trước tài năng hội hoạ của em gái mình, nhưng cuối cùng đã biết hối hận và nhận ra được tấm lòng nhân hậu cao đẹp của em gái)
B. Thân bài:
 Triển khai các ý:
- Ban đầu: đố kị, tự ái tự ti
- Cuối cùng: hối hận
C. Kết bài:
 Suy nghĩ về nhân vật người anh.
- Tính cách: Hay ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảmnhận ra lỗi lầm, ân hận, ăn năn 
2. Bài tập 2
a. Yêu cầu: 
- Miêu tả anh chị hoặc em của mình (hoặc người thân)
- Lưu ý: Nêu bật các đặc điểm bằng các hình ảnh so sánh, tưởng tượng, và nhận xét. Ko tô vẽ quá.
b. Giải thích
- Giới thiệu người định tả : Anh, chị hoặc em
- Miêu tả khuôn mặt, hình dáng, tính nết
- Các hoạt động (hàng ngày)
- Nhận xét đánh giá yêu, ghét, Tình cảm của em với người định tả.
4. Củng cố
- GV khắc sâu kĩ năng văn miêu tả
5. Hướng dẫn học
- Học kĩ năng làm văn miêu tả
- Làm bài tập 2,3,4,(36,37) giờ sau học tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 83 Luyen noi va quan sat tuong tuong so sanh va nhan xet trong van mieu ta.doc