Bài 21: Tiết 86 : So Sánh (Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt
- Nắm được 2 kiểu cơ bản: Ngang bằng và ko ngang bằng. Hiểu được các tác dụng chính của so sánh. Bước đầu tạo được một số phép so sánh.
-Rèn khả năng xác định và tạo ra một số phép so sánh thích hợp
-Giáo dục lòng yêu thích và say mê học môn tiếng việt
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi bài tập.
- HS: Chuẩn bị bài.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
H. so sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh? Cho một ví dụ có dùng phép so sánh?
Soạn: Giảng: Bài 21: Tiết 86 : So Sánh (Tiếp) A. Mục tiêu cần đạt - Nắm được 2 kiểu cơ bản: Ngang bằng và ko ngang bằng. Hiểu được các tác dụng chính của so sánh. Bước đầu tạo được một số phép so sánh. -Rèn khả năng xác định và tạo ra một số phép so sánh thích hợp -Giáo dục lòng yêu thích và say mê học môn tiếng việt B. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ ghi bài tập. - HS: Chuẩn bị bài. C. Các hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ H. so sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh? Cho một ví dụ có dùng phép so sánh? 3. Bài mới * Hoạt động 1: Giờ trước chúng ta tìm hiều khái niệm, cấu tạo của phép so sánh. Để thấy được phép so sánh có những kiểu nào? tác dụng của phép so sánh? chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. * Hoạt động 2: - Học sinh đọc bài tập (SGK trang 41,42) -> nêu yêu cầu bài tập H. Tìm phép so sánh trong bài tập? Chỉ ra những từ ngữ chỉ ý so sánh? H. Từ ngữ chỉ ý so sánh trong bài tập trên có gì khác nhau? H. Tìm thêm những từ ngữ chỉ ý so sánh giống như hai kiểu trên? - HS tìm -> GV đưa ra bảng phụ hai kiểu so sánh. (Sách tự học NV - 38) - Gọi đó là 2 kiểu so sánh. H.Theo em hai kiểu so sánh đó là gì? - HS đọc ghi nhớ (SGK-42) H. Lấy 2 ví dụ theo 2 kiểu so sánh đã học ? - HS lấy ví dụ. - Nhận xét - GV bổ xung. GV: Trong văn chương, đặc biệt là văn miêu tả, người ta thường sử dụng biện pháp so sánh. Vậy tác dụng của phép so sánh là gì? (Chuyển ý). - HS đọc bài tập -> nêu yêu cầu. - Học sinh thảo luận nhóm bàn (2 phút) H. Tìm những phép so sánh trong đoạn văn? H. Sự vật được đem ra so sánh là gì? (Chiếc lá) H. Chiếc lá được sử dụng trong hoàn cảnh nào? (Đã rụng, đã rời cành, hết sự sống) H. Mỗi lần so sánh tác giả có chú ý đến trạng thái khác nhau của chiếc lá không? (Trạng thái: Khi thì lạnh lùng thản nhiên; Khi thì lảo đảo mấy vòngcố gượng; Khi thì nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn; Khi thì ngần ngại, rụt rè) H. Với chiếc lá rụng, dưới con mắt miêu tả của tác giả em thấy chiếc lá đó có còn là vật vô tri vô giác nữa ko? Tại sao? (Nhờ cách so sánh mà người đọc có cảm nhận: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một cảm giác riêng. Mặt khác ẩn sau từng từ ngữ của so sánh là nỗi niềm của tác giả trước cuộc đời: đó là cảnh biệt li.) H. Qua đoạn văn em có hình dung hình dáng của từng chiếc lá rơi không? H. Em thấy sử dụng phép so sánh có tác dụng gì? - Học sinh đọc ghi nhớ - GV chốt kiến thức. H. Hãy phân tích tác dụng của phép so sánh trong bài tập phần I. (Khẳng định công lao to lớn của người mẹ và lòng biết ơn sâu sắc của người con) * Hoạt động 3: - Học sinh đọc bài tập -> nêu yêu cầu H. Chỉ ra phép so sánh và cho biết chúng thuộc kiểu nào? - HS làm độc lập. - 1 HS lên bảng làm. - HS nhận xét - GV bổ sung. - HS phân tích tác dụng của phép so sánh. - Học sinh đọc bài tập 2 nêu yêu cầu - Học sinh đọc lại bài văn “Vượt thác” tìm ra những phép so sánh. H. Hãy phân tích cái hay khi sử dụng phép so sánh miêu tả dượng Hương Thư? (Gợi ý: Câu văn miêu tả ai? Miêu tả cái gì? Qua đó thể hiện tình cảm gì của tác giả?) (HS dựa vào phần phân tích, bình giảng của GV trên lớp để phân tích). - Học sinh đọc bài tập 3 -> nêu yêu cầu - Học sinh viết bài ( 5’ ) - Trình bày trước lớp - GV treo bảng phụ đoạn văn mẫu: (HDtự học NV6 - 39-40) I. Các kiểu so sánh 1. Bài tập: a. Phân tích ngữ liệu: - Những ngôi saomẹ đã thức B (chẳng bằng) A - Mẹ ngọn gió A (là) B b. Nhận xét: - Hai kiểu so sánh. - Từ ngữ chỉ so sánh + Chẳng bằng, không bằng, không như + Là, như, tựa 2. Ghi nhớ II. Tác dụng của phép so sánh 1. Bài tập : a. Phân tích ngữ liệu: Phép so sánh trong đoạn văn: - chiếc lá tựa mũi tênnhư cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên - chiếc lá như con chim bị lảo đảo - chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái .như thầm bảo rằng - chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại, rụt rè b. Nhận xét sử dụng so sánh có tác dụng: Gợi hình, gợi cảm. 2. Ghi nhớ 2 (SGK) III. Bài tập 1. Bài tập 1: Chỉ ra phép so sánh: a. Tâm hồn (cái trừu tượng) là buổi trưa hè (cái cụ thể). (Trạng thái vui sướng, trìu mến, hoà hợp với quê hương của tâm hồn tác giả). -> ngang bằng b. Con đichưa bằnglòng bầm con đi chưa bằngđời bầm (Nỗi tái tê, nỗi khó nhọc của đời Bầm. Nó là thước đo để so sánh với nỗi vất vả cụ thể của con người. -> Khẳng định: Công lao to lớn của người mẹ, thể hiện tấm lòng biết ơn sâu sắc của người con). -> so sánh ko ngang bằng c. 2. Bài tập 2 Những câu có sử dụng phép so sánh trong bài “Vượt thác” - Những động tác nhanh như cắt. (Nhấn mạnh những động tác nhanh, mạnh của dượng Hương Thư.) - DHT như một pho tượng đồnggiống như một hiệp sĩ. (Tô đậm hình ảnh khoẻ mạnh, rắn chắc của dượng Hương ThưGợi tả huyền thoại của những anh hùng bằng xương, bằng thịt, nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn) - Những cây tonhư những cụ già (Hình ảnh những cây to như những cụ già..Liên tưởng đến những lớp người đi trước động viên thúc dục họ tiến lên. ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của con người chuẩn bị vượt qua khó khăn thử thách.) 3. Bài tập 3 * Yêu cầu: Dựa vào bài “ Vượt thác” viết đoạn văn (3-5 câu) tả dượng Hương Thư đang vượt thác có sử dụng 2 kiểu so sánh. * Gợi ý: - Tả hình dáng: Bắp chân, bắp tay, nét mặt - Những động tác:. 4. Củng cố H. Có mấy kiểu so sánh? TD của phép so sánh? 5. HDH Học ghi nhớ Làm bài tập 1,3 Chuẩn bị bài mới
Tài liệu đính kèm: