Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 90: Văn bản: Buổi học cuối cùng

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 90: Văn bản: Buổi học cuối cùng

A/ Mục tiêu cần đạt

- Tiếp tục cho học sinh thấy được tâm trạng của nhân vật Phrăng trong buổi học cuối cùng cà nhân vật thầy Hamen trong buổi học cuối cùng ấy

- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt truyện, phân tích tâm lí nhân vật

- Giáo dục lòng yêu quý và trân trọng tiếng mẹ đẻ.

B. Chuẩn bị:

- GV: Đoạn văn mẫu. Bài soạn.

- HS : Chuẩn bị bài.

C. Các hoạt động dạy và học

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

H. kể tóm tắt truyện: Cho biết quang cảnh và tâm trạng của Phrăng trên đường đến trường.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 90: Văn bản: Buổi học cuối cùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 
Giảng: 
Ngữ văn bài 22 Tiết 90
Văn bản: Buổi học cuối cùng
 (AnPhôngxơ Đô Đê)
A/ Mục tiêu cần đạt
- Tiếp tục cho học sinh thấy được tâm trạng của nhân vật Phrăng trong buổi học cuối cùng cà nhân vật thầy Hamen trong buổi học cuối cùng ấy
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt truyện, phân tích tâm lí nhân vật
- Giáo dục lòng yêu quý và trân trọng tiếng mẹ đẻ.
B. Chuẩn bị:
- GV: Đoạn văn mẫu. Bài soạn.
- HS : Chuẩn bị bài.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
H. kể tóm tắt truyện: Cho biết quang cảnh và tâm trạng của Phrăng trên đường đến trường.
3. Bài mới
* Hoạt động 1:
 Ai chẳng yêu quý tiếng mẹ đẻ, đặc biệt khi tiếng nói của dân tộc mình bị các đế quốc khác xâm phạm. Vậy diễn biến tâm trạng nhân vật Phrăng và thầy giáo Hamen như thế nào? khi tiếng nói của dân tộc mình bị đế quốc xâm phạm
* Hoạt động 2:
- Học sinh đọc từ “ Bài học pháp văn cuối cùng của tôi -> vào đầu óc tôi”. 
H. Trong buổi học cuối cùng này tâm trạng của chú bé Phrăng có thay đổi không? Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó? 
H. Theo em tại sao Ph răng lại tiếc nuối, ân hận?
(Vì đã từ lâu Phrăng ham chơi, lười học. Khi nhận ra đây là bài Pháp văn cuối cùng thì từ trong sâu thẳm vang lên tiếng nói của nội tâm nhân vật: "Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế.". Chính sự ân hận, tiếc nuối ấy mới thức tỉnh tình yêu đối với tiếng nói của dân tộc)
H. Trong lúc thầy giáo giảng bài thái độ của Phrăng ra sao? Theo em tại sao Phrăng lại có thái độ ấy?
(Đây là một tâm trạng rất lạ. Đó là sự đột biến trong con người chú. Sự đột biến ấy đã khơi dậy trong con người chú tình yêu sâu sắc tiếng nói của dân tộc mà bấy lâu nay chú và nhiều người khác đã từng coi thường.) 
- Học sinh theo dõi đoạn cuối
H. Tình cảm của Phrăng về việc học tiếng Pháp ra sao? 
H. Tìm những hình ảnh so sánh , miêu tả khi Phrăng cùng cả lớp đang viết tập?
H. Tại sao tác giả đưa âm thanh : Tiếng chim bồ câu gù , tiếng con bọ dừavào đoạn miêu tả không khí cả lớp đâng viết bài? 
 (Nổi rõ sự chăm chú , tập chung của lũ học trò , đối lập giữa không gian yên bình với không khí nặng nề của chiến tranh)
H. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng của tác giả ?
H. Qua buổi học cuối cùng này em có nhận xét gì về nhân vật Phrăng?
H. Ngoài NV Phrăng em còn thấy nhân vật nào làm thành công cho câu chuyện?
- HS theo dõi SGK- 50
H. Trong buổi học cuối cùng thầy HaMen được miêu tả như thế nào? Tại sao thầy lại ăn mặc đẹp như vậy?
H. Thái độ và lời nói của thầy ra sao?
H. Em hiểu câu nói của thầy Hamen như thế nào? 
(biện pháp ẩn dụ, tiếng nói của dân tộc là tài sản, là lòng yêu nướcKhi họ gữ được tiếng nói có nghĩa là họ có thể mở được ngục tù để tự giải phóng mình. Câu nói đề cao vai trò tiếng nói của dân tọc như một sức mạnh tinh thần)
H. hình ảnh thầy Hamen trong phút cuối buổi học được miêu tả như thế nào? 
H. Em nhận thấy trong phút cuối buổi học có những âm thanh nào? Em có suy nghĩ gì về 3 thứ âm thanh ấy? 
(2 tiếng âm thanh đầu thể hiện cuộc sống thanh bình, yên ả, âm thanh cuối tiếng kèn của quân xâm lược chói gắt, khó chịu, giờ chia tay với học trò đã điểm)
H. Câu viết “ nước pháp muôn năm tô đậm trên bảng thể hiện điều gì? 
(tình cảm nồng nàn yêu nước Pháp , yêu mến tiếng mẹ đẻ, 1 lời thề, một quyết tâm, một niền tin son sắt đối với tổ quốc sắp phải xa rời)
H. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng khi miêu tả nhân vật?
H. Qua việc phân tích em có nhận xét gì về nhân vật thầy giáo Hamen?
H. Trong truyện một chân lí quan trọng và phổ biến được khẳng định. Theo đó là chân lí nào? 
(Phải yêu quý , giữ gìn tiếng nói của dân tộc)
H. Nội dung và nghệ thuật sử dụng ở văn bản này?
- HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt kiến thức.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 2. Dựa vào phần phân tích.
- HS viết bài, trình bày trước lớp.
III. Tìm hiểu văn bản (Tiếp)
1. Nhân vật Phrăng
b, Khi đến trường
* Tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng:
+ Ngạc nhiên: Trông thấy cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ ai nấy đều có vẻ buồn rầu
+ Khi nghe thầy Ha- Men nói đây là buổi học cuối cùng: Choáng váng, A! Quân khốn nạn
+ Tự giận mình bỏ phí thời gian  đau lòng khi phải giã từ những quyển sách, quên đi hình phạt của thầy giáo.
+ Khi thầy giáo gọi đọc bài: Lúng túng cứ đung đưa người lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên.
+ Khi thầy giáo giảng bài: Ngạc nhiên thấy sao mình lại hiểu bài đến thế.Chua bao giờ tôi thấy thầy lại lớn lao đến thế.
+ Khi viết tập: Những tờ mẫu như những lá cờNhững con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý Trên mái nhà chim bồ câu gù thật khẽ
 Biện pháp miêu tả, so sánh, lời nhận xét tinh tế.
- Phrăng ân hận đau lòng nuối tiếc và khát khao được học tiếng Pháp.
2. Nhân vật thầy giáo Hamen
+ Mặc chiếc áo Rơ - Đanh – Gốt, mũ tròn bằng luạ đen thêu chỉ dùng những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng.
- Trang phục đẹp đẽ, trang trọng nhằm tôn vinh buổi học cuối cùng.
 + Lời nói: Ân cần, dịu dàng.
Kiên nhẫn giảng bài . Nhắc nhở học sinh: "Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giớiphải giữ lấy nóbởi vì khi một dân tọc rơi vào vòng nô lệ.chìa khoá chốn lao tù."
Đứng lặng trên bục đăm chiêu nhìn
+ Tiếng chuông nhà thờ, tiếng chuông đồng hồ, tiếng kèn của bọn lính phổ vang lên, thầy đứng dậy, người tái nhợt, nghẹn ngàocố viết: "Nước Pháp muôn năm".
 Thầy dựa đầu vào tường, giơ tay kết thúc buổi học
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Thầy Hamen là người thầy đáng kính có tình cảm nồng nàn yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ
IV. Ghi nhớ
V. Luyện tập
1. Kể tóm tắt truyện
2. Viết đoạn văn miêu tả thầy Hamen hoặc Phrăng trong buổi học cuối cùng
4. Cùng cố
- GV hệ thống bài giảng
5. Hướng dẫn học
- Học ghi nhớ, phân tích tâm trạng của hai nhân vật chính
- Viết đoạn văn vào vở
- Chuẩn bị bài nhân hoá

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 90 Buoi hoc cuoi cung (tiep).doc