Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 92: Phương pháp tả người

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 92: Phương pháp tả người

A. Mục tiêu cần đạt

- Học sinh nắm được cách tả người và bố cục hình thức của một đoạn văn, một bài văn tả người

- Luyện kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát được theo một thức tự hợp lý

B. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi bài tập.

- HS: Chuẩn bị bài.

C. Các hoạt động dạy và học

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

H. Miêu tả là gì? Muốn tả cảnh, người ta phải làm gì? Bố cục của bài văn tả cảnh gồm mấy phần? Yêu cầu của từng phần.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 92: Phương pháp tả người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 
Giảng: 
Tiết 92 . Bài 22: Phương pháp tả người
A. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh nắm được cách tả người và bố cục hình thức của một đoạn văn, một bài văn tả người
- Luyện kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát được theo một thức tự hợp lý
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi bài tập.
- HS: Chuẩn bị bài.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
H. Miêu tả là gì? Muốn tả cảnh, người ta phải làm gì? Bố cục của bài văn tả cảnh gồm mấy phần? Yêu cầu của từng phần.
3. Bài mới
* Hoạt động 1:
Chúng ta đã học về văn miêu tả, đã biết cách làm một bài văn miêu tả. Văn tả cảnh cũng như tả người, để làm nổi bật đặc điểm hình dáng, tính cách của một người nào đó chúng ta phải miêu tả. Vậy phương pháp tả người như thế nào? Bố cục của một bài văn tả người có giống tả cảnh hay không? Chúng ta tìm hiểu bài
* Hoạt động 2:
- Học sinh đọc bài tập nêu yêu cầu
- HS hoạt động nhóm bàn (theo tổ)
 + Tổ 1: Đoạn văn 1.
 + Tổ 2: Đoạn văn 2.
 + Tổ 3: Đoạn văn 3.
- Lần lượt các nhóm trình bày kết quả.
H. Đoạn văn 1 tả ai? Người đó có những điểm gì nổi bật?
H. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện những đặc điểm đó?
H. Đoạn văn 2 tả ai? Ông cai đó có những điểm gì nổi bật?
H. Những tìm những chi tiết thể hiện những đặc điểm trên?
H. Đoạn văn 3 tả cảnh ai? đang làm gì?
H. Hai người đó có những đặc điểm gì? 
H. Chi tiết, từ ngữ nào thể hiện điều đó ?
 H. Trong 3 đoạn văn trên, đoạn nào tả chân dung nhân vật? đoạn văn nào tả người gắn với công việc? 
H. Vậy yêu cầu lựa chọn chi tiết, hình ảnh ở mỗi đoạn văn có khác nhau không? 
(đ1 tập chung tả các bắp thịt, các nét trên khuôn mặt của người vượt thác, đoạn 2 dùng nhiều danh từ,tính từ tả chân dung, đoạn 3 ko tập chung tả cụ thể hình dáng nhân vật mà tả hoạt động, nét mặt vạm vỡ, nhanh nhẹn của nhân vật)
H. Đoạn văn 3 gồm mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung chính của mỗi phần?
H. Đoạn văn 2 gồm mấy đoạn nhỏ? Mỗi đoạn tả cảnh gì?
H. Hãy đặt tên cho đoạn văn này?
(Ông Cản Ngũ- hoặc có thể các tiêu đề khác có thể phù hợp)
H. Qua 3 bài tập em hãy cho biết muốn tả người ta cần phải làm gì? 
H. Bố cục bài văn tả người gồm mấy phần? Yêu cầu của từng phần? 
- Học sinh học ghi nhớ.
H. ở phần ghi nhớ ta cần khắc sâu những nội dung nào?
- GV chốt lại kiến thức.
* Hoạt động 3:
- Học sinh đọc bài tập 1 nêu yêu cầu?
H. Theo em, đối với những đối tượng trên ta cần chọn những chi tiết tiêu biểu nào để tả?
(Ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói
Cụ già, em bé: Tả chân dung, ngoại hình.
Cô giáo: Tả người trong tư thế làm việc.)
- Học sinh đọc bài tập 2 nêu yêu cầu?
-> GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý dựa vào bài tập 1. 
- Học sinh đọc bài tập
- điền vào chỗ trống
I. Phương pháp viết một bài văn, đoạn văn tả người.
1. Bài tập
2. Nhận xét
a. đoạn 1 
- Tả người chèo thuyền đang vượt thác
- Dáng to khoẻ dũng mãnh
+ Các bắp thịt cuồn cuộn
+ Hai hàm răng cắn chặt
+ Quai hàm bạnh ra,cặp mắt nảy lửa
b. Đoạn văn 2
- Tả chân dung Cai Tứ
- Đặc điểm: Gầy gò, xấu xí, gian dảo.
+ Thấp, gầy, mặt vuông, má hóp.
+ đôi mắt gian hùng
+ Mũi gồ sống mương.
+ Mồm toe toét, tối ommấy chiếc răng vàng 
c. đoạn văn 3: 
- Tả 2 đô vật ( trong keo vật.)
- Đặc điểm: to khoẻ, nhanh nhẹn
+ Sức đương trai, chân tựa bằng cây cột sắt nhấc bổng.
+ Hành động: Lăn xả, đánh ráo riếtlắt léo, hóc hiểmvờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoáđứng như trời trồng.
* Bố cục : 3 phần
+ P1: Giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật
P2: Miêu tả chi tiết keo vật
P3: Cảm nghĩ và nhận xét về keo vật
3. Ghi nhớ:
 (SGK – 61)
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
 Chọn những nét đặc sắc nhất tiêu biểu khi miêu tả cô giáo đang say sưa giảng bài:
+ Ngoại hình: Tầm vóc, dáng điệu, nét mặt, đôi mắt
+ Cử chỉ, hành động: Cử chỉ, động tác, lời giảng
2. Bài tập 2
Lập dàn ý cho đề bài trên:
* Mở bài: 
 Giới thiệu thầy (cô) giáo (Dạy môn gì, vào tiết mấy, ngày nào?).
* Thân bài:
- Tả ngoại hình: Trạc tuổi, tầm vóc, dáng điệu, nét mặt, đôi mắt
- Cử chỉ, hành động: Cử chỉ, động tác,lời giảng, việc làm cụ thể
* Kết bài:
 Cảm nghĩ của em về cô giáo.
3. Bài tập 3:
- đỏ như lửa -> Mặt trời lặn
- Pho tượng đồng
4.Củng cố
- GV hệ thống bài giảng
5. Hướng dẫn học
- Học sinh học ghi nhớ
- Làm bài tập 2
- Soạn: Đêm nay bác ko ngủ

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 92 Phuong phap ta nguoi.doc