Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 95: Ẩn dụ

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 95: Ẩn dụ

 Tiết 95. Bài 23: ẩn dụ

A. Mục tiêu cần đạt

- Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ và tác dụng của nó. Biết phân tích ý nghĩa, tác dụng của ẩn dụ trong sử TV.

- Bước đầu có kĩ năng tạo ra hình ảnh ẩn dụ.

B. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi bài tập. Bảng phụ ghi cấu tạo phép so sánh.

- HS: Chuẩn bị kĩ bài.

C. Các hoạt động dạy và học

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra

H. Nhân hoá là gì? Có những kiểu nhân hóa nào? Lấy ví dụ có dùng phép nhân hoá và chỉ rõ thuộc kiểu nào?

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 95: Ẩn dụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 
Giảng: 
 Tiết 95. Bài 23: ẩn dụ
A. Mục tiêu cần đạt
- Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ và tác dụng của nó. Biết phân tích ý nghĩa, tác dụng của ẩn dụ trong sử TV.
- Bước đầu có kĩ năng tạo ra hình ảnh ẩn dụ.
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi bài tập. Bảng phụ ghi cấu tạo phép so sánh.
- HS: Chuẩn bị kĩ bài.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra
H. Nhân hoá là gì? Có những kiểu nhân hóa nào? Lấy ví dụ có dùng phép nhân hoá và chỉ rõ thuộc kiểu nào?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài
3. Bài mới
* Hoạt động 1:
 - GV đưa ra bài tập:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
H. "Mặt trời" trong câu thứ nhất là gì?" Mặt trời trong lăng" theo em hiểu là ai? (Bác Hồ)
- GV: Tại sao tác giả lại nói như vậy? Cách nói như vậy gọi là gì? 
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài
* Hoạt động 2:
- Học sinh đọc bài tập SGK - 68
- Nêu yêu cầu bài tập.
H. Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Hãy cho biết nội dung của đoạn thơ?
(Sự chăm chút, yêu thương của Bác với các anh chiến sĩ và tình cảm của anh đối với Bác).
H. Trong đoạn thơ, cụm từ "Người Cha" dùng để chỉ ai? 
H. Vì sao có thể dùng "Người Cha" để chỉ Bác Hồ?
H. Vì sao nhà thơ lại không nói: "Bác Hồ mái tóc bạc" mà lại dùng "Người Cha"
H. Nếu không đặt câu thơ đó trong văn cảnh (bài thơ) liệu chúng ta có hiểu "Người cha" là ai không? (Không)
H. Cách nói như vậy có gì giống và khác với phép so sánh?
(+ Giống: Đều có vế B (Sự vật dùng để so sánh, tăng sức gợi hình, gợi cảm.).
+ Khác: Cách nói của Minh Huệ ẩn đi vế A (sự vật được so sánh), không có phương diện so sánh và từ so sánh. Cách nói này có tính hàm súc cao hơn, gợi ra nhiều liên tưởng)
- GV: Gọi cách nói như vậy là biện pháp tu từ ẩn dụ.
H. Em hiểu ẩn dụ là gì? 
H. Để tìm được ẩn dụ làm như thế nào?
(Từ B tìm ra A có những nét tương đồng nào?)
- HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt kiến thức.
- GV đưa ra bài tập:
H. Hãy tìm trong văn, thơ một số câu có sử dụng phép ẩn dụ?
- HS tìm - HS nhận xét - GV bổ sung.
(VD: " Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"
- GV: Vậy ẩn dụ có những kiểu nào? (Chuyển ý)
- HS đọc bài tập (SGK- 68-69).
- Nêu yêu cầu bài tập.
H. Lửa hồng ở đây chỉ cái gì? 
H. Vì sao tác giả ví lửa hồng với màu của hoa? 
(Màu của lửa giống màu của hoa 
râm bụt)
H. Từ "Thắp" là từ loại nào? Em hiểu như thế nào về hành động "thắp"?
(Châm lửa làm cho sáng lên)
H. Tại sao trong câu thơ tác giả lại nói "Hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"?
(Trạng thái nở hoa, sáng lên màu đỏ.)
H. ở bài tập 2: "Thấy" là hành động của giác quan nào? (Mắt)
H. Trong câu văn của Nguyễn Tuân tác giả lại cảm nhận "Nắng" bằng giác quan nào? (Vị giác)
H. Tại sao tác giả lại nói như vậy?
(Nắng rất đẹp sau kì mưa dầm).
- GV trở lại bài tập phần I.
H. Qua phân tích bài tập, em thấy có mấy kiểu ẩn dụ?
- HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt kiến thức.
GV: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác hay còn gọi là ẩn dụ bổ sung.
* Hoạt động 3:
- Học sinh đọc bài tập – trang 69 , nêu yêu cầu.
- GV treo bảng phụ ghi bài tập để HS so sánh.
- HS làm độc lập.
 - HS làm vào vở.
- HS đọc bài tập- nêu yêu cầu.
H. Để tìm được ẩn dụ trong bài tập ta làm như thế nào?
(Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển -> Xem xét mối tương đồng giữa chúng.)
- HS thảo luận nhóm bàn (1 phút)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS đọc bài tập 3 - nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở.
- Một HS đứng dậy làm.
H. Để xác định được ẩn dụ bổ sung ta làm như thế nào?
(xác định sự vật, sự việc đó thông thường được cảm nhận bằng giác quan nào?.)
- GV treo bảng phụ ghi bài tập.
- HS đọc bài tập.
- GV hướng dẫn cách làm.
(Tìm từ ngữ thay thế cho cụm từ"tạo thành một mặt phẳng" ).
- GV đọc chậm rãi. Chú ý:l, n ; ch,tr ; s,x ; d,r,gi.
- Học sinh viết -> chấm chéo
- Gv thu 5 bài chấm
I. Khái niệm ẩn dụ:
1. Bài tập:
a. Phân tích ngữ liệu:
- Người cha - Bác Hồ.
- Vì: Giống nhau về phẩm chất ( tuổi tác, tình yêu thương, sự chăm sóc).
- Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với các anh bộ đội như tình cha con; Tình cảm kính yêu, biết ơn của các chiến sĩ với Bác. 
b. Nhân xét:
 - Câu thơ chỉ có sự vật dùng để so sánh (Dùng tên gọi của SV này để gọi tên SV khác).
- Tăng cảm súc.
2. Ghi nhớ (SGK)
II. Các kiểu ẩn dụ
1. Bài tập:
a. Phân tích ngữ liệu: 
- Lửa hồng: Chỉ màu đỏ của hoa. ( giống về hình thức). 
- Thắp: Chỉ sự nở rộ của hoa, sáng lên màu đỏ .( Giống về cách thức thực hiện)
- Nắng giòn tan : Nắng to, rực rỡ, rất đẹp. (Cảm nhận "nắng" bằng vị giác - sự chuyển đổi cảm giác ).
b. Nhận xét:
2. Ghi nhớ 2
 (SGK- 69)
III. Luyện tập
1 . Bài tập 1:
 So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt:
+ Cách 1: Cách nói bình thường.
+ Cách 2: Sử dụng so sánh.(Gợi cảm súc)
+ Cách 3: Sử dụng ẩn dụ.
-> Có tính hàm súc, gợi nhiều liên tưởng về tình yêu thương của Bác với các anh đội viên: Trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn Bác vẫn dành thời gian quan tâm chu đáo tới cuộc sống của từng đội viên. Bác như người cha trong một gia đình.
2. Bài tập 2:
 Các ẩn dụ hình tượng:
a. ăn quả: Tương đồng với sự hưởng thụ thành quả lao động.
Kẻ trồng cây: Người tạo nên thành quả.
-> Hưởng thụ thành quả phải nhớ đến người làm ra thành quả.
d. Mặt trời trong lăng: Bác Hồ - Người soi sáng con đường cách mạng của nhân dân ta, Bác là cội nguồn tạo nên mọi thắng lợi cho cách mạng VN hôm nay.
3. Bài tập 3:
 Các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
a. Chảy: Hồi thơm - sức lan toả, khuếch tán của hương hoa.
c. Mỏng, nghiêng: Cảm nhận tiếng rơi của chiếc lá đa bằng xúc giác và thị giác
-> Nghe tiếng rơi của chiếc lá đa mà cảm nhận được độ dày, mỏng và đường nét nghiêng ngả của âm thanh: Sự bất ngờ lí thú.
4. Bài tập thêm:
 Diễn đạt câu sau bằng cách có sử dụng ẩn dụ:
 Những chiếc đèn hoa đăng thả bồng bềnh trên sông Hương tạo thành một mặt phẳng lung linh ánh sáng.
 -> .dệt thành một thảm hoa lung linh ánh sáng.
5. Chính tả (Nghe viết)
Buổi học cuối cùng
(từ: Tuy nhiên.-> buổi học cuối cùng này).
4. Củng cố
- GV hệ thống bài giảng:
+ Khái niệm, tác dụng ẩn dụ.
+ Các kiểu ẩn dụ.
5. Hướng dẫn học
- Học 2 ghi nhớ (làm bài tập 2 (a,b) bài 3 (c,d)
- Chuẩn bị : Luyện nói về văn miêu tả

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 95 An du.doc