Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 99: Lượm

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 99: Lượm

 Tiết 99. Bài 24:

 Văn bản : Lượm

 (Tố Hữu)

A. Mục tiêu cần đạt

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh lượm. í nghĩa cao cả trong sự hi sinh nhân vật, nắm được thể thơ 4 chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự

- Rèn kĩ năng đọc, kể và cảm thụ bài thơ

- Giáo dục lòng biết ơn, cảm phục đối với những người có công đối với đất nước

B. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi đoạn văn cảm nhận về nhân vật.

- HS chuẩn bị kĩ bài.

C. Các hoạt động dạy và học

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra

- Đọc thuộc lòng bài thơ”đêm nay Bác ko ngủ” ? Em hiểu như thế nào về khổ thơ kết của bài?

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 99: Lượm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giảng: 
 Tiết 99. Bài 24: 
 Văn bản : Lượm
 (Tố Hữu)
A. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh lượm. í nghĩa cao cả trong sự hi sinh nhân vật, nắm được thể thơ 4 chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự
- Rèn kĩ năng đọc, kể và cảm thụ bài thơ
- Giáo dục lòng biết ơn, cảm phục đối với những người có công đối với đất nước
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi đoạn văn cảm nhận về nhân vật.
- HS chuẩn bị kĩ bài.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra
- Đọc thuộc lòng bài thơ”đêm nay Bác ko ngủ” ? Em hiểu như thế nào về khổ thơ kết của bài?
3. Bài mới
* Hoạt động 1:
Kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, nhưng có bao nhiêu gương chiến sĩ đã anh dũng hi sinh, trong đó các em thiếu niên đóng góp một phần ko nhỏ, nhiều nhà văn nhà thơ đã ca ngợi, cảm phục trước những hành động dũng cảm, quên mình vì nước vì dân của những em thiếu nhi. Để hiểu rõ hơn về tinh thần đó chúng ta cùng tìm hiêu bài thơ Lượm
* Hoạt động 2:
- Gv hướng dẫn đọc:
+ đọc nhịp nhanh, mạnh khi miêu tả hình ảnh Lượm vui tươi hồn nhiên.
-Những câu cảm thán, câu hỏi tu từ đọc chậm, hạ giọng.
- GV đọc mẫu -> học sinh đọc
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu? 
(Cuộc đời của nhà thơ gắn liền với cuộc đời CM, các tác phẩm chính: Từ ấy 1937-> 1946, Việt Bắc 1954, gió lộng 1961Bài Lượm được in năm 1949 -> Đưa vào tập thơ Việt Bắc)
- GV giới thiệu về tác phẩm và các chú thích trong SGK.
H. Bài thơ tả ai? Kể chuyện gì? theo lời kể của ai? Bài có những sự việc chính nào? Kể thành câu chuyện .
H. Với những sự việc trên, vb có thể chia thành mấy phần? Giới hạn, nội dung từng phần?
- Học sinh đọc 5 khổ thơ đầu
H. Tác giả gặp Lượm trong hoàn cảnh nào? (Ngày Huế)
H. Em hiểu ngày “ngày Huế đổ máu” có nghĩa là gì? 
(Đổ máu = Chiến tranh -> Biện pháp Hoán dụ sẽ học tết sau)
H. Nhân vật Lượm trong bài được miêu tả ra sao? Câu chuyện kể về chuyến đi liên lạc của Lượm như thế nào? 
H. Tìm những từ ngữ, câu thơ miêu tả dáng điệu cử chỉ, lời nói của Lượm?
H. Em hiểu gì về từ : Thoăn thoắt, loắt choắt, nghênh nghênh?
(Loắt choắt=gầy bé thắt lại, Thoăn thoắt = Vụt chỗ này, chỗ khác, ẩn hiện bất ngờ, Nghênh nghênh, nhìn ngang nhìn dọc)
H. Những từ trên thuộc loại từ gì? Tại sao khi miêu tả dáng điệu cảu Lượm tg ko dùng từ “choắt choắt” mà dùng từ “loắt choắt”?
(Choắt choắt = Sự còi cọc, Loắt choắt bé nhưng nhanh nhẹn hoạt bát, điệp từ cái bổ sung ý nghĩa cho loắt choắt. 
H. NT so sánh: Như con chim chích hay ở chỗ nào? 
(Khẳng định lại một lần nữa Lượm là một chú bé hiếu động, hồn nhiên có chút ngang tàng thơ trẻ, một hình ảnh như vậy sẽ lại dịu đi không khí căng thẳng của những ngày kháng chiến.
H. Em hiểu” Con đường vàng” ở đây là con đường như thế nào? 
(Con đường hổi tưởng của nhà thơ: Con đường cát vàng, lúa vàng, tràn ngập lá vàng, tạo ra một con đường ấm áp )
H. Vì sao Lượm lại cho rằng đi liên lạc là vui, là thích?
 (Em nhận thức về công việc đi liên lạc thật giản dị, niềm say mê yeu thích , sự tận tâm của em đã tình nguyện tham gia sự nghiệp chung của dân tộc với sự hồ hởi thanh thản bình dị ở lứa tuổi em.
H. Em nhận xét gì về thể thơ, nhịp thơ cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
H. Em nhận xét gì về hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà thơ?
- GV: BPNT rất phù hợp tạo âm điệu vui tươi gợi thái độ trừu mến của tácgiả khi hồi tưởng về chú bé Lượm, hình dung ra cả bước chân đi, nét mặt, nụ cười, tâm tính của chú.
H. Khi miêu tả Lượm tác giả có miêu tả kĩ khuôn mặt, mái tóc, cái mồm ko? Qua việc miêu tả em hãy hình dung tính cách của Lượm?
(Thông minh hiếu động gợi chút ngang tàng, tươi trẻ. Biện pháp tả người từ cử chỉ lời nói, dáng điệu làm lên tính cách của nhân vật).
- GV: Hình ảnh chú bé Lượm càng được khắc hoạ đậm nét trong công việc liên lạc của mình (Chuyển ý)
- Học sinh đọc từ : Cháu đi đường xa.-> còn ko?
H. Đoạn thơ này kể việc gì?
H. Tìm những câu thơ miêu tả hành động của Lượm trong chuyến liên lạc cuối cùng?
H. Hãy tìm những câu thơ miêu tả hình dáng Lượm khi làm nhiệm vụ?
( Canô chú bé.nhấp nhô->Lúc ẩn lúc hiện một lần nữa hình ảnh Lượm nhỏ bé nhanh nhẹn lại khắc sâu trong tâm tưởng người đọc)
H. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ và cấu trúc câu trong đoạn thơ?
H. Tại sao miêu tả Lượm đi làm nhiệm vụ tác giả dùng cấu trúc nghi vấn?
( Câu hỏi tu từ như một lời thách thức coi thường nguy hiểm, vẫn dáng điệu nhanh nhẹn, lượm bỏ thư vào bao khoác lên vai bước nhanh trên con đường, chú vượt qua đạn giặc mà ko sợ hiểm nguy.)
H. Qua hình dáng và hành động của Lượm em nhận xét gì về hình ảnh Lượm ở đoạn này?
H. Trong khi làm nhiệm vụ Lượm gặp phải bất trắc gì?
H. Tác giả miêu tả sự hi sinh của Lượm bằng mấy câu thơ? Vì sao tác giả chỉ dành 4 câu thơ để miêu tả sự hi sinh của Lượm?
(Chỉ có 1 khổ thơ ko dừng làm ở sự mất mátCả đoạn thơ như dòng suối chảy bỗng bị hòn đá chắn ngang. Một viên đạn trúng ngực em, dòng máu tươi thấm đẫm làn áo mỏng
H. Lượm ngã xuống giữa cánh đồng tại sao nhà thơ lại miêu tả tay em vẫn nắm chặt bông và hình ảnh mùi thơm của sữa của lúa non lại bay quanh người em?
( Ca ngợi sự hi sinh của em như một điều thiêng liêng cao cả. Em nằm trên cánh đồng quê thân thiết tay còn nắm láy bông lúa, quanh em, hương lúa thanh khiết như mùi sữa mẹ bao bọc trở về. Linh hồn em như hoà quyện vào hương thơm ấy vào ngọn gió đồng. Em ko chết mà hoá thân vào thiên nhiên đất nước như một thiên thần an nghỉ giữa cánh đồng quê.)
- Lượm đã hi sinh đó là nỗi đau mất mát lớn đối với đấ nước chúng ta nhưng hình ảnh Lượm đã trở thành bất tử, hình ảnh ấy được khắc hoạ ở hai khổ thơ cuối
- Học sinh đọc 2 khổ thơ cuối
H. Đoạn cuối bài thơ tác giả tái hiện hình ảnh gì?
H. Nhận xét về cách đọc, nội dung, hình thức của 2 khổ thơ cuối so với 2 khổ thơ đầu bài?
H. Vì sao hình ảnh Lượm ở cuối lại được lặp lại ý như đầu bài thơ?
H. Nhận xét về thể thơ, cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong bài thơ?
H. Nội dung chính của bài?
- HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt lại kiến thức (hình ảnh Lượm trong bài thơ).
H. Dựa vào tranh hãy phát biểu cảm nhận của em về nhân vật Lượm?
H. Trong kháng chiến chống Pháp còn rất nhiều gương thiếu niên dũng cảm? Hãy kể tên?
- HS viết đoạn văn, trình bày trước lớp.
I Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc và kể
2. Tìm hiểu chú thích
a. Tác giả: Tố Hữu tên thật Nguyễn Kim Thành sinh năm 1920 mất 9/12/2002 là nhà thơ lớn của nền VHVN hiện đại.
b. Tác phẩm: 
 Bài thơ sáng tác năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống TDP.
c. Các chú thích khác:
(SGK)
II. Bố cục văn bản
Chia làm 3 phần
- Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc.
- Câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng
- Hình ảnh Lượm còn sống mãi
III. Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh chú bé Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà thơ:
+ Dáng điệu, cử chỉ:
Loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh
+ Trang phục:
 Cái xắc xinh xinh
 Ca lô đội lệch
+ Cử chỉ: 
 Mồm huýt sáo vang
+ Lời nói:
 Cháu đi liên lạc
 Vui lắm chú à
Thích hơn ở nhà.
Thể thơ bốn chữ, nhịp thơ nhanh. Sử dụng các từ láy gợi hình, gợi cảm.
- Lượm là một chú bé nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tươi, yêu đời, say mê với công tác kháng chiến.
2. Hình ảnh chú bé Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng:
 Chú đồng chí nhỏ
bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo.
Sợ chi hiểm nghèo?
Ca nô chú bé 
Nhấp nhô trên đồng.
Câu thơ kể kết hợp miêu tả, sử dụng những động từ, cấu trúc câu nghi vấn..
- Lượm nhanh nhẹn, can đảm vượt qua làn đạn giặc để làm nhiệm vụ.
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
 Dùng câu cảm thán
- Lượm đã anh dũng hi sinh. Nhà thơ đau xót, súc động đến nghẹn ngào trước sự hi sinh của lượm.
C. Đoạn cuối bài thơ:
Chú bé loắt choắt
Nhảy trên đường vàng
 Kết cấu đầu cuối tương ứng.
- Hình ảnh Lượm còn sống mãi trong lòng người đọc.
IV. Ghi nhớ: (SGK- 77)
V. Luyện tập:
 Viết đoạn văn (Khoảng 10 dòng) miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
4. Củng cố
- GV hệ thống bài giảng
5. Hướng dẫn học
- Học thuộc bài thơ
- Cảm nhận về nhân vật Lượm.
- Hoàn thiện bài tập 2 vào vở.
- Chuẩn bị: Mưa.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 99 Van ban Luom.doc