Giáo án Ngữ Văn Khối 9 - Học kì 1

Giáo án Ngữ Văn Khối 9 - Học kì 1

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Hiểu đ¬ược một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Hiểu ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nắm đ¬ược đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

3. Thái độ: Bồi d¬ưỡng cho các em lòng tự hào, kính yêu Bác, biết học tập theo gương Bác.

4. Phẩm chất - năng lực:

- Tự tin trong giao tiếp, sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, yêu quê hương đất nước.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

 

doc 352 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 263Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Khối 9 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn – Tiết 1, 2:
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 ( Lê Anh Trà)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
- Hiểu được một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Hiểu ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng: 
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho các em lòng tự hào, kính yêu Bác, biết học tập theo gương Bác.
4. Phẩm chất - năng lực: 
- Tự tin trong giao tiếp, sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, yêu quê hương đất nước.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan, máy chiếu
- Dự kiến phương án tích hợp – Liên hệ :
+ Văn - Văn: Văn bản '' Đức tính giản dị của Bác Hồ ''
+ Văn - Tập làm văn: văn nghị luận
2. Học sinh:
- Soạn bài
- Đọc lại văn bản '' Đức tính giản dị của Bác Hồ '', sưu tầm những tài liệu viết về Bác.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH.
1. Hoạt động khởi động :
GV tổ chức trò chơi cho HS: HS thi đọc những bài thơ , câu chuyện ca ngợi lối sống giản dị, thanh cao của Bác          
GV dẫn dắt vào bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước- nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới ( UNESCO phong tặng năm 1990). Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Để giúp các em hiểu được phong cách Hồ Chí Minh được tạo bởi những yếu tố nào và được biểu hiện cụ thể ở những khía cạnh gì, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
2. Nội dung bài học 
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Lê Anh Trà.
HĐCN: Giới thiệu vài nét về tác giả?
HS: Trình bày – nhận xét.
GV: Chiếu chân dung tác giả - cung cấp thêm:
GV: Cô xin giới thiệu với cả lớp đây là chân dung của tác giả Lê Anh Trà.
Tác giả Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cuộc đời của ông là sự song hành trong tư cách kép: Một nhà quân sự và một nhà văn – nhà văn hóa. Trong kháng chiến chống Pháp, Lê Anh Trà từng giữ cương vị chủ tịch liên đoàn Văn hóa Cứu quốc ở Quảng Ngãi, đồng thời giữ những vai trò quan trọng trong một số tờ báo cổ động Cách mạng như biên tập báo “Tiến hóa”, Thư ký tòa soạn báo “Cứu quốc”. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông giữ cương vị cán bộ liên hiệp đình chiến liên khu 5 – cán bộ Ban thống nhất TW và Tổng biên tập tạp chí “Văn hóa nghệ thuật”.
Lê Anh Trà là một nhà văn, nhà văn hóa tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Bằng ngòi bút chân thực, sắc sảo của mình ông đã  đóng góp cho nền văn học hiện đại rất nhiều các tác phẩm hay như:
+ Tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà thơ triết lý – Nxb. Văn hóa 1957. Đây là tác phẩm ông viết cùng tác giả  Lê Trọng Khánh.
+ Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng sông Cửu Long – Chủ biên – Viện Văn hóa xuất bản 1984.
+ Tác phẩm “Thỏa mãn nhu cầu văn hóa và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ” được công bố vào năm 1986.
+ Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ, viết chung, Nxb. Giáo dục, 1997.
2. Tác phẩm.
* Xuất xứ:
HĐCN: Qua sự chuẩn bị bài ở nhà em hãy nêu xuất xứ của văn bản?
- Năm 1990, nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. Phong cách Hồ Chí Minh là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, của tác giả Lê Anh Trà.
- VB “Phong cách Hồ Chí Minh” rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà, in trong cuốn “Hồ Chí Minh và văn hoá VN” do viện Văn hoá xuất bản tại Hà Nội năm 1990.
* Đọc, giải thích từ khó.
GV nêu yêu cầu đọc: Đọc to, rõ ràng, chậm rãi, bình tĩnh, khúc chiết.
HĐCN: Em hiểu các từ: “phong cách, bất giác, đạm bạc” có nghĩa là gì?
- Phong cách : Ở đây dùng với nghĩa là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xửtạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó.
Ngoài ra phong cách còn dùng để chỉ riêng những đặc trưng của một kiểu văn bản (phong cách hành chính, phương châm báo chí, phương châm nghệ thuật) và chỉ nét riêng, nét độc đáo trong bút pháp ở lĩnh vực nghệ thuật.
- Bất giác : Một cách tự nhiên, không dự tính trước.
- Đạm bạc : Sơ sài, giản dị, không cầu kì, bày vẽ.
* Phương thức biểu đạt, kiểu văn bản:
HĐCN: Văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" được viết theo phương thức biểu đạt nào ? Về mặt nội dung, văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" thuộc loại văn bản nào? 
HS: - Phương thức biểu đạt : thuyết minh
- Kiểu văn bản:Văn bản nhật dụng
GV Mở rộng: - Bài “Phong cách Hồ Chí Minh” thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, một chủ đề của văn bản nhật dụng, cùng với các chủ đề về quyền sống của con người, bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, vấn đề sinh tháiVăn bản nhật dụng thường có đặc điểm gần gũi với đời sống con người trong thời hiện đại.
 - Văn bản nhật dụng sử dụng nhiều kiểu văn bản, thường đề cập đến những vấn đề bức thiết đang đặt ra trong đời sống mà nhiều người cùng quan tâm.
- Tuy nhiên bài học này không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ việc học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực, thường xuyên của con người Việt Nam, nhất là lớp trẻ.
GV mở rộng: Đã có nhiều bài viết hay về Chủ Tịch Hồ Chí Minh nhưng nét riêng trong văn bản này là: tác giả đã tập trung chứng minh và lí giải chiều sâu văn hoá Hồ Chí Minh bằng hệ thống lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng sinh động và thuyết phục.
* Chủ đề:
HĐCN: Chủ đề của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?
- Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
* Bố cục:
HĐCN: Văn bản này được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- Văn bản được chia làm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu“rất hiện đại” => Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
+ Phần 2: Tiếp“cháo hoa”=> Lối sổng giản dị, thanh cao của Bác.
+ Phần 3: Còn lại => Lời bình của tác giả về phong cách Hồ Chí Minh.
HĐCN: Căn cứ vào nội dung từng phần theo em văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” có mấy luận điểm chính? Là những luận điểm nào? 
HS trả lời theo ý hiểu.
GV định hướng:
- Luận điểm chính là phong cách Hồ Chí Minh, gồm hai luận điểm nhỏ:
+ Luận điểm 1: Tầm sâu rộng về vốn tri thức văn hoá của Hồ Chí Minh.
+ Luận điểm 2: Lối sống rất giản dị, rất phương Đông, rất Việt Nam.
GV Chuyển ý: Các luận điểm được triển khai bằng các luận cứ, luận chứng. Chúng ta cùng phân tích theo từng luận điểm mà TG đã trình bày.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh (25 phút)
HĐCN: Đọc đoạn 1 và cho biết nội dung chính của đoạn? 
HS: Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh để tạo nên một nhân cách, một lối sống Việt Nam.
HĐCĐ: Vốn tri thức sâu rộng của HCM được tác giả CM bằng những dẫn chứng nào? (Nắm vững phương tiện ngôn ngữ)
* Điều quan trọng là tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài
HS: - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới cả phương Đông và phương Tây.
- Người đã ghé lại nhiều bến cảng, đã thăm các nước Châu Phi, Châu Á, Châu Mĩ.
- Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh.
- Người đã nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như: Pháp, Anh, Hoa, Nga.
- Người đã làm nhiều nghề đến đâu cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật một mức khá uyên thâm.
HĐCN: Ngoài các dẫn chứng tác giả còn đưa ra những lời bình luận, đó là những câu văn nào? 
HS: “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều ”, “Điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc”.
HĐCĐ: Em có nhận xét gì về cách giới thiệu của tác giả? 
HS: - Đưa ra nhiều dẫn chứng, các dẫn chứng rất xác đáng, phong phú, toàn diện, từ khái quát đến cụ thể, lối diễn đạt tinh tế, dùng các từ Hán Việt như: truân chuyên, uyên thâmthể hiện sự trân trọng, ngợi ca.
- Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên.Chi tiết chọn lọc, tiêu biểu, phép liệt kê.
HĐN 2 bàn: 1. Qua cách giới thiệu trên giúp em cảm nhận gì về vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh? Vì sao Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy? 
2. Em tìm bằng chứng trong thực tế chứng minh chủ tịch HCM nói và viết được nhiều thứ tiếng ngoại quốc?
* Dự kiến trả lời:
1. - Thứ nhất: Người đã từng đặt chân lên nhiều vùng đất khác nhau (ghé nhiều hải cảng, thăm nhiều nước sống dài ngày ở Pháp, Anh). Quá trình hành động cách mạng đã giúp Người nhìn ra thế giới bằng chính đôi mắt của mình.
 - Thứ hai: Người thông thạo nhiều ngoại ngữ, bởi vì Người biết ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp giữa con người, nhất là đối với người nước ngoài. Nhờ thế Bác có khả năng giao tiếp với nhiều người, nhiều nền văn hoá khác nhau. Không những nói được nhiều thứ tiếng mà Bác còn viết thạo, tức là biết viết hay, viết đúng các tiếng đó.
2. Tìm minh chứng, lấy ví dụ: Làm thơ bằng chữ Hán: “Nhật kí trong tù”.
VD1:
Bài
Mộ
(Chiều tối )
Vãn cảnh
(Cảnh chiều hôm )
Nguyên
tác
Quyển điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
Hoa khôi hoa khai hoa hựu tạ
Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình
Hoa hương thấu nhập lung môn lí
Hướng tại lung nhân tố bất bình.
Dịch
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây lơ lửng giữa từng không
 Cô em xóm núi xay ngô tối
Ngô tối xay xong lửa rực hồng
 Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng.
Hao tàn hoa nở cũng vô tình.
Hương hoa bay thấu vào trong ngục
Kể với tù nhân nỗi bất bình
VD2: Viết kịch (Con rồng tre) bằng tiếng Pháp. Viết báo (Báo Người cùng khổ) bằng tiếng Pháp. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, biết nhiều ngoại ngữ đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ để mở mang kiến thức, thu lượm tri thức. Dường như Hồ Chí Minh đã thấu hiểu qui luật ấy nên “đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến mức khá uyên thâm”. Học hỏi, tìm hiểu để tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời Người biết “phê phán những tiêu cực”. Cách đi, cách sống và học tập như vậy thật đúng đắn, mang tính khoa học cao. Người đã kể một kỉ niệm trong thời kì tìm hiểu, học tập về lí tưởng cách mạng của mình: “Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp... còn như đảng là gì,... chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu.... Tôi dự rất nhiều cuộc họp... chăm chú lắng nghe những phát biểu ý kiến. Lúc đầu, tôi không hiểu được hết tại sao người ta bàn cãi hăng như vậy ?... Điều mà tôi muốn biết hơn cả là... Vậy thì quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa ? Trong một cuộc họp, tôi nêu câu hỏi ấy lên... và một đồng chí đã đưa tôi đọc Luận cương của Lê-nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa... Trong Luận cương ấy có những chữ chính trị khó hiểu.  ... I. ĐỌC HIỂU(3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội,
 Ta mới hiểu thế nào là đồng đội.
 Đồng đội ta
 Là hớp nước uống chung
 Nắm cơm bẻ nửa
 Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà
 Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
 Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.
(Giá từng thước đất, Chính Hữu, NXB Văn học, Hà Nội, 1972)
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn thơ lý giải như thế nào về tình đồng đội?
Câu 2.(0,5 điểm) Những hình ảnh:trưa nắng,chiều mưa, chiến hào chật hẹp,cái chết gợi cho em những cảm nhận gì?
Câu 3.(1,0 điểm)Chỉ ra vàphân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong đoạn thơ.
Câu 4.(1,0 điểm) Em cảm nhận được gì về tâm trạng của tác giả trong câu thơ:“Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết”?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1.(2 điểm):
Từ đoạn thơ trong phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (5- 7 dòng)nêu suy nghĩ về hình ảnh người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Câu 2.(5 điểm)
Tưởng tượng trong mơ, em gặp nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Em hãy viết một bài văn kể lại cuộc gặp gỡ đó, trong bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận./.
---HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Phần I.
Đọc hiểu
(3,0đ)
1
- Đoạn thơ lý giải về tình đồng đội là chia nhauhớp nước uống chung, bát cơm sẻ nửa, một trưa nắng, một chiều mưa, một mẩu tin nhà, chiến hào chật hẹp, cuộc đời và cái chết. 
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- HS trả lời còn sơ sài: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời không đúng : không cho điểm.
0,5
2
Những hình ảnh: trưa nắng, chiều mưa, chiến hào chật hẹp,cái chết gợi cảm nhận sựgắn bó của những người lính ở mọi lúc, mọi nơi.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- HS trả lời còn sơ sài: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời không đúng : không cho điểm.
0,5
3
- Điệp từ
- Từ “chia” được điệp lại 5 lần, “chia nhau” 4 lần: làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh với người đọc về sự gắn bó chia sẻ tất cả khó khăn, gian lao hy sinh trong cuộc đời người lính.
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời sơ sài được 0,25 điểm
0,25
0,25
4
Người lính với tình đồng đội đã gắn kết nhau lại, cùng nhau sẻ chia, thông cảm và thấu hiểu lẫn nhau. Trên chiến trường, họ cùng nhau chiến đấu, ở đời sống họ cùng chia sẻ với nhau những điều tốt đẹp nhất.
Hướng dẫn chấm: 
- Trình bày ý thuyết phục: 1,0 điểm.
- Trình bày chung chung, thiếu thuyết phục: 0,5 điểm.
1,0
Phần II. Tạo lập văn bản
(7đ)
1
(2,0)
a) Xác định đúng nội dung đoạn văn: Hình ảnh người lính thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Những người lính đã phải đối mặt với những khó khăn thử thách, thiếu thồn, gian khổ.
- Tình đồng đội gắn bó, sẻ chia là sức mạnh tinh thần giúp người lính vượt lên tất cả.
 0,75
0,75
b) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề của câu hỏi.
0,25
c) Đảm bảo yêu cầu đoạn văn: có câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.Văn phong trong sáng.
0,25
2
(5đ)
* Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
Mở bài giới thiệu được hoàn cảnh, nhân vật, sự việc. 
Thân bài kể lại được diễn biến cuộc gặp gỡ
Kết bài nêu ấn tượng sâu sắc của cá nhân về cuộc gặp gỡ đó.
0,5
* Xác định đúng nội dung câu chuyện được kể
- Chọn một nhân vật mà em yêu thích, dùng lời văn tưởng tượng để kể lại được toàn bộ câu chuyện về cuộc gặp gỡ với nhân vật và để lại ấn tượng sâu sắc.
0,5
* Trình bày được hệ thống sự việc
Học sinh có thể viết theo nhiều cách nhưng đảm bảo được các sự việc chính và đảm bảo các yêu cầu sau:
-Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được gặp gỡ nhân vật, giới thiệu được nhân vật văn học. 
(một chuyến tham quan với lớp ở SaPa và tình cờ gặp người thanh niên làm trên trạm khí tượng hoặc tương lai em muốn làm công việc như anh thanh niên nên trong dịp nghỉ hè,...)
0,25
-Thân bài
(Tùy vào tình huống giả định học sinh đặt ra mà sắp xếp các ý )
- Miêu tả người anh thanh niên (gầy, mặc áo khoác ấm, môi nở nụ cười thân thiện...)
- Gặp nhân vật này ở đâu/ tả sơ qua về nơi đó?
- Em và anh thanh niên gặp nhau như thế nào? Nói với nhau những chuyện gì?
- Em biết được công việc, cuộc sống của anh thanh niên, thỉnh thoảng cần xen vào miểu tả nét mặt vui tươi, cười rạng rỡ khi anh nói đến công việc của mình (điều này cũng cho thấy dù điều kiện làm việc khó khăn nhưng anh rất yêu công việc này nên rất lạc quan) hay đôi khi trầm tư, suy nghĩ gì đó, nhìn xa xăm...
- Em cũng có thể hỏi là tại sao khi ông họa sĩ ngỏ ý muốn vẽ anh thì anh lại giới thiệu những người khác (vì anh cho đây là công việc của mình, vì yêu công việc, vì tuổi trẻ là cống hiến nên anh thấy nó chẳng có gì là lớn lao, cao cả và rằng còn có những người yêu cuộc sống, yêu công việc hơn anh)
- Để kết thúc em có thể gợi ý là không muốn làm phiền anh nhiều hay trời chiều em phải xuống núi cho kịp.
0,25
0,75
0,75
0,25
-Kết bài:
- Khâm phục anh thanh niên cả trong cuộc sống và công việc với điều kiện khó khăn. 
- Rút ra bài học cho bản thân (yêu lấy công việc mà mình đã chọn, khi còn trẻ, còn sức thì hãy cống hiến hết mình cho xã hội...)
0,25
0,5
* Chính tả, ngữ pháp
 Đảm bảo đúng chính tả, văn phong sáng sủa, diễn đạt lưu loát, đủ nghĩa. 
0,25
* Sáng tạo: Thể hiện trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo, tạo tình huống hấp dẫn cho câu chuyện.
0,5
Tổng điểm
10
------------------------------
Ngữ văn – Tiết 69, 70:
KIỂM TRA CUỐI KÌ I
I. MỤC TIÊU 
- Kiến thức
+ Trên cơ sở ôn tập, học sinh nắm vững các kiến thức đã học trong học kì I để làm tốt các bài kiểm tra học kì, qua bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về tri thức, khả năng, thái độ, có định hướng giúp học sinh khắc phục những điểm yếu của mình.
+ Hình thức kiểm tra: tự luận.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đánh giá, tổng hợp cho học sinh.
- Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức ôn tập tốt, làm bài nghiêm túc.
II. NỘI DUNG ĐỀ
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Một người mẹ hỏi đứa con trai 5 tuổi của mình: “Nếu hai mẹ con ta đang khát nước và chỉ có 2 quả táo này, con sẽ làm gì?”. Cậu bé con suy nghĩ một lát rồi ngây thơ trả lời: “Con sẽ cắn mỗi quả táo một miếng mẹ ạ!”.
Bà mẹ không la mắng con nhưng thở dài một tiếng thất vọng. Cô nhẹ nhànghỏi con: “Con có thể nói cho mẹ biết vì sao con làm điều đó?”. Và cô đã bật khóc khi cậu bé ngây ngô đáp: “Con muốn thử và dành quả ngọt nhất cho mẹ”.
(Theo Ariel Nguyen, Nguồn Web tretho).
Câu 1 (0,25 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm) Văn bản được trình bày theo thứ tự nào?
Câu 3 (0,75 điểm) Tìm lời dẫn trực tiếp có trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp.
Câu 4 (0,5 điểm) Vì sao khi nghe câu trả lời của cậu con trai người mẹ chuyển từ thất vọng sang bật khóc?
Câu 5 (1,0 điểm) Cho biết một thông điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên (viết trong khoảng 3-5 dòng).
Câu 6 (1,0 điểm) Từ nội dung văn bản đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 7-10 câu) với chủ đề tình yêu thương trong gia đình.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Tưởng tượng em được đi tham quan ở Sa Pa và có cuộc gặp gỡ anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. (Một ngày ở Sa Pa được nghe anh chia sẻ về công việc và ước mơ của anh).
Hãy viết bài văn tự sự kể lại cuộc gặp gỡ đó. (Trong bài có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm).
III. HƯƠNG DẪN CHẤM.
Phần
C
Nội dung
Điểm
I. ĐỌC - HIÊU
1
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
0.25
2
Văn bản trên được kể theo trình tự thời gian (hoặc thứ tự kể xuôi)
0.5
3
- Các lời dẫn trực tiếp trong văn bản:
+ “Nếu hai mẹ con ta đang khát nước và chỉ có 2 quả táo này, con sẽ làm gì?”
+ “Con sẽ cắn mỗi quả táo một miếng mẹ ạ!”.
+ “Con có thể nói cho mẹ biết vì sao con làm điều đó?”.
+ “Con muốn thử và dành quả ngọt nhất cho mẹ”.
- Dấu hiệu: các lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép.
0.5
0.25
4
Lí do người mẹ bật khóc trước lời đáp của cậu con trai nhỏ: 
Ban đầu có thể người mẹ cho rằng cậu con trai của mình háu ăn, tham ăn (nên cô thở dài, thất vọng). Nhưng khi biết lí do cậu bé muốn cắn cả 2 quả táo người mẹ đã vô cùng xúc động trước tấm lòng hiếu thảo và tình yêu thương của con trai dành cho mình.
0.5
5
- Thông điệp rút ra từ văn bản: Đôi khi, cuộc sống luôn cho ta những điều bất ngờ. Những cách cư xử, hành động của ai đó ban đầu cho ta suy nghĩ khác nhưng rồi làm ta bất ngờ, xúc động trước tình yêu thương và cách hành xử chân thành.Hạnh phúc đến từ những điều bình thường, giản dị, từ những hành động nhỏ bé mà ý nghĩa.
1.0
6
- Mở đoạn: Giới thiệu về tình yêu thương trong gia đình.
- Phát triển đoạn:
+ Thế nào là tình yêu thương trong gia đình?
Là tình cảm yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị của con cháu. Là tình yêu và biết ơn của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ, anh chị em. Nó được thể hiện qua lời nói, hành động và cách ứng xử của từng thành viên trong gia đình.
+ Vai trò của tình yêu thương:
 Đối với cá nhân: tạo động lực, lan tỏa yêu thương.
 Đối với xã hội: tạo nên một xã hội vững mạnh, tràn đầy niềm vui, yêu thương, nhân ái.
- Kết đoạn: Liên hệ và khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tình yêu thương trong gia đình.
Tình yêu thương giúp mỗi con người có thêm động lực và niềm tin vào cuộc sống, cư xử với nhau chân thành hơn, xích lại gần nhau và yêu thương nhiều hơn. 
0.25
0.5
0.25
II. LÀM VĂN
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
- Mở bài giới thiệu được nhân vật, sự việc. 
- Thân bài kể lại được sự việc
- Kết bài nêu kết cục của sự việc
b. Xác định đúng ngôi kể và nội dung câu chuyện được kể
- Ngôi kể thứ nhất
- Nội dung: gặp gỡ nhân vật anh thanh niên trong một chuyến tham quan. 	
- Dùng lời văn để kể lại được toàn bộ câu chuyện về cuộc gặp gỡ với anh thanh niên (những công việc và mơ ước của anh).
* Đảm bảo được các sự việc chính sau:
- Giới thiệu tình huống được gặp gỡ nhân vật anh thanh niên: trong chuyến đi tham quan, giới thiệu được nhân vật anh thanh niên. 
- Tưởng tượng được gặp anh thanh niên, trong 1 ngày ở Sa Pa được nghe anh kể về công việc cùng những dự định, mơ ước của anh. 
- Tình huống gặp anh thanh niên như thế nào? 
- Anh thanh niên đã kể cho em nghe những gì về công việc của mình? (Những công việc đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất. dự báo thời tiết ; Anh trồng hoa, nuôi gà, đọc sách )
- Anh thanh niên đã kể với em những mơ ước gì?
(muốn xây dựng trạm khí tượng kiểu mẫu; mong muốn gặp lại ông họa sĩ và cô kĩ sư để tâm sự nhiều hơn về công việc và cuộc sống )
- Qua câu chuyện anh thanh niên chia sẻ, em cảm nhận được điều gì. (yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm)
Đất nước rất cần những con người lao động sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm và tận tụy với công việc 
Cảm phục, ngưỡng mộ, yêu quý, thầm biết ơn 
Tổng điểm:
10.0

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_khoi_9_hoc_ki_1.doc