Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 5

Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 5

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức

- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng.

- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ vựng.

2. Kĩ năng.

- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.

- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

3. Thái độ

- Hứng thú trong tạo lập văn bản.

B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận

2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	
Tiết: 	21	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng.
- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ vựng.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: Chuyển đổi các câu sau thành lời dẫn trực tiếp và ngược lại.
a. Anh ấy dặn lại chúng tôi: “ Ngày mai anh ấy đi công tác vắng, các em ở nhà nhớ chăm lo cho bản thân, giữ gìn sức khỏe”
b. Bố tôi nói bố tôi luôn mong muốn chúng tôi học giỏi để trở thành những công dân có ích cho đất nước.
TL:
a. Anh ấy dặn chúng tôi rằng ngày mai anh ấy đi công tác, chúng tôi ở nhà nhớ chăm lo cho bản thân, giữ gìn sức khỏe. 
b. Bố tôi nói : “ Bố luôn mong muốn các con học giỏi để trở thành những công dân có ích cho đất nước”.
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: gọi hs đọc phần văn bản sgk
HS : Thực hiện.
GV: Từ kinh tế trong câu Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế có ý nghĩa gì ?
HS : Từ kinh tế có nghĩa là kinh bang tế thế : lo việc nước việc đời ( nói đến hoài bão cứu nước của những người yêu nước )
GV: Nghĩa của từ ấy bây giờ còn dùng không ? Nhận xét nghĩa của từ này ?
HS : Ngày nay ta không dùng từ kinh tế với ý nghĩa như vậy nữa. Nghĩa này đã chuyển từ nghĩa rộng sang hẹp.
GV: Em hiểu thế nào về nghĩa của từ vựng ?
HS: Xã hội phát triển, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển dựa trên cơ sở nghĩa gốc.
GV: Trong ví dụ (a) từ xuân có nghĩa gì ? Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển ? Chuyển nghĩa theo phương thức nào ?
HS : Thảo luận.
+ Từ xuân ( chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân) Có nghĩa là mùa xuân.
+ Từ xuân (ngày xuân hãy còn dài) nghĩa là tuổi trẻ
=> Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
GV: Trong ví dụ (b) từ tay có nghĩa gì ? Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển ? Chuyển nghĩa theo phương thức nào ?
HS : Thảo luận.
- Từ tay ( giở kim thoa với khăn tay hồng) có nghĩa là một bộ phận của cơ thể người.
- Từ tay ( cũng phường buôn thịt cũng tay buôn người) có nghĩa là kẻ buôn người. => Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
Bài tập vận dụng và nâng cao.
Trường hợp nào sử dụng theo nghĩa chuyển.
 Trăng đã lên cao. (x)
 Ngôi nhà 15 tầng kia cao nhất khu vực này.
 Anh ấy làm việc trên cao.(x)
 Ông em tuổi đã cao.(x)
 Chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao .(x)
Hoạt động 2
Bài tập 1
Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ chân
a. Nghĩa gốc: một bộ phận cơ thể người.
b. Nghĩa chuyển : một vị trí trong đội tuyển (HD)
c. Nghĩa chuyển : vị trí tiếp đất của cái kiềng (AD)
d. Nghĩa chuyển : vị trí tiếp đất của mây (AD)
Bài tập 2
Cách dùng từ trà ( trà acti sô; trà linh chi; trà tâm sen . . ) là cách dùng với nghĩa chuyển chứ không phải nghĩa gốc
Trà trong những cách dùng trên có nghĩa là sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống.
Bài 3
Đồng hồ : nghĩa gốc
Đồng hồ nước; đồng hồ điện . . . nghĩa chuyển
Bài tập 3: Nghĩa chuyển của từ đồng hồ như sau:
- Đồng hồ điện: dùng để đếm số đơn vị điện đã tiêu thụ để tính tiền.
- Đồng hồ nước: dùng để đếm số đơn vị nước đã tiêu thụ để tính tiền.
- Đồng hồ xăng: dùng để đếm số đơn vị xăng đã tiêu mua để tính tiền.
Bài tập 4:
* Hội chứng:
- Hội chứng suy giảm miễn dịch ( SIDA)
- Hội chứng chiến trang Việt Nam ( nỗi ám ảnh, sợ hãi của cựu chiến binh Mĩ sau khi tham chiến ở VN).
- Hội chứng “ phong bì” ( một biến tướng của nạn hối lộ)
- Hội chứng “ kính thưa” ( hình thức dài dòng, rườm rà, vô nghĩa khi giao tiếp)
- Hội chứng “bằng rởm” ( một hiện tượng tiêu cực mua bắn bằng cấp)
*Ngân hàng:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( cơ quan phát hành và lưu trữ giấy bạc cấp quốc gia).
- Ngân hàng máu ( lượng máu dự trữ để cấp cứu các bệnh nhân)
- Ngân hàng đề thi ( số lượng đề thi dùng để bốc thăm cho mỗi kì thi cụ thể)
*Sốt:
- Cháu sốt cao quá phải đi bệnh viện ngay ( một dạng ốm, thân nhiệt không bình thường).
- Cơn sốt giá vẫn chưa thuiyên giảm! ( giá cả các mặt hàng tăng liên tục, chưa dùng lại).
- Chưa vào hè mà đã sốt tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ !( hiện tượng khan hiếm hàng hoá).
*Vua:
- Vua mỉm cười, nói: “ các khanh hãy bình thân!” ( là người đứng đầu triều đại phong kiến)
- Vua chiến trường ( loại pháo lớn nhất, nòng dài, cỡ nòng:175 li)
- Vua toán ( người học giỏi toán nhất lớp )
I. Tìm hiểu bài 
1. Phát triển từ vựng.
a. Vd / sgk
b. Ghi nhớ/ sgk
2. Phương thức phát triển từ vựng
a. Vd / sgk
b. Ghi nhớ/ sgk
II. Luyện tập
4/ Củng cố:
Tìm các ví dụ để chứng tỏ các từ: nắm, mềm, miệng là những từ nhiều nghĩa. Trong các ví dụ đó, từ nào chuyển theo phương thức ẩn dụ, từ nào chuyển theo phương thức hoán dụ hoặc cả hai.
5/ Dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ trong SGK.
- Hoàn chỉnh các bài tập trên.
- Làm bài tập 5.
- Chuẩn bị bài 4,5- Tiết 21: Tóm tắt các văn bản tự sự.
Tuần: 	
Tiết: 	22	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Sơ giản về văn tùy bút trung đại.
- Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh 
- Những đặc điểm của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở Chuyện củ trong phủ chúa Trịnh.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại.
- Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê - Trịnh 
3. Thái độ
- Cảm nhận cuộc sống của vua chúa và bọn quan lại --> cuộc sống của nhân dân
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài .
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
TL:
1. Về nghệ thuật
- Kết cấu độc đáo, sáng tạo.
- Nhân vật: diễn biến tâm lý nhân vật được khắc hoạ rõ nét.
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc kết hợp tự sự + trữ tình + kịch.
- Yếu tố truyền kỳ: Kỳ ảo, hoang đường.
- Nghệ thuật viết truyện điêu luyện.
2. Về nội dung
Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt cua người của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Gọi hs đọc phần chú thích sgk
HS: Thực hiện.
GV: Dựa vào phần chú thích cho biết đôi nét về tác giả
HS: Thảo luận.
GV: Em hiểu thế nào là vũ trung tuỳ bút ?
HS: Là tác phẩm văn xuôi xuất sắc ghi lại một cách sinh động và hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta thời đó.
GV: Em có thể nêu đại ý của văn bản ?
HS: Ghi lại cảnh sống xa hoa vô độ của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa.
GV: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy ? nhận xét việc lựa chọn ngôi kể ?
HS: Ngôi 3 để đảm bảo tính khách quan của sự việc .
GV: Theo dõi văn bản cho biết việc xếp đặt kết cấu như thế nào ? nội dung từng phần ?
HS: Thảo luận.
+ Từ đầu . . . triệu chứng bất thường -> thú ăn chơi của chúa Trịnh.
+ Còn lại -> sự tham lam nhũng nhiễu của quan lại trong phủ chúa Trịnh.
Hoạt động 2
GV: Nội dung của đoạn đầu kể về điều gì ?
HS: Thú vui thích chơi đèn đuốc của chúa Trịnh Hâm.
GV: Tìm những chi tiết kể về cuộc sống của chúa Trịnh ?
HS: Thảo luận.
- Xây dựng nhiều đền đài lãng phí hao tốn.
- Thích đi chơi ngắm cảnh đẹp.
- Bày trò giải trí lố lăng tốn kém.
- Xây dựng đền đài dài liên tục.
- Mỗi tháng vài ba lần Vương ra cung Thuỵ Liên
GV: Em hình dung được gì từ những chi tiết đó ?
HS: Cảnh ăn chơi xô bồ thiếu văn hoá của bậc đế vương nhưng thực chất cuộc vui này là để cướp đoạt của quý trong thiên hạ để tô điểm cuộc sống xa hoa.
GV: Cái thú chơi cây cảnh của chúa được ghi lại như thế nào?
HS: Thảo luận.
+ Ra sức vơ quét những của quý trong thiên hạ ( bao nhiêu những loài trân cầm . . .không thiếu thứ gì)
+ Lấy cả cây đa . . . chở qua sông đem về.
+ Trong phủ, bày vẽ ra cảnh núi non . . . hót ran khắp bốn bề 
GV: Chúa Trịnh thoả mãn cái thú vui cây cảnh như thế nào ?
HS: Dùng quyền lực cưỡng đoạt đồng thời không ngại tốn kém công sức của mọi người. Đó không phải là thú hưởng thụ thưởng thức cái đẹp mà đó là sự cưỡng đoạt
GV: Chi tiết : “Trong phủ, bày vẽ ra cảnh núi non . . . hót ran khắp bốn bề . . .” gọi lên cảnh tượng như thế nào ?
HS: Cảnh thì xa hoa nhưng gợi lên cảm giác ghê rợn, tang tóc đau thương, . . .
GV: Từ thú vui thích chơi đèn đuốc của chúa và cây cảnh , cho em hiểu gì về cách sống của vua chúa ?
HS: Chỉ lo ăn chơi xa xỉ không lo việc nước ăn chơi bằng quyến lực thiếu văn hoá tham lam vô độ.
GV: Ai là kẻ tiếp tay phục vụ đắc lực nhất cho thói ăn chơi vô độ của chúa Trịnh ?
HS: Là bọn quan lại hầu cận được chúa sủng ái, chúng ngang nhiên ỷ thế hoành hành vừa ăn cướp vừa la làng
GV: Tìm những chi tiết khắc hoạ những nét miêu tả trên. 
HS: Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh . . . phá nhà huỷ tường để khiêng ra.
GV: Trước những thủ đoạn đó người dân rơi vào tình cảnh như thế nào ? 
HS: Của cải mất, tinh thần căng thẳng (các nhà giàu bị họ cho là giấu vật cung phụng, phá bỏ cây cảnh để tránh tai hoạ)
GV: Từ đó em nhận ra sự thật nào khác trong phủ chúa Trịnh 
HS: Vua nào tôi ấy tham lam vô độ, mặc sức vơ vét của dân . 
GV: Kết thúc tuỳ bút bằng câu ghi lại một việc có thực từng xảy ra ngay trong nhà mình nhằm mục đích gì ? 
HS: Tăng tính thuyết phục, kính đáo bộc lộ thái độ lên án phê phán chế độ phong kiến . . .
GV: Nét nghệ thuật tiêu biểu trong phần cuối văn bản?
HS: Xây dựng hình tượng đối lập, so sánh liệt kê sự việc có tính chân thực . . .
GV chốt: văn bản cho ta thấy bộ mặt thật của xhpk đương thời, một xã hội bọn vua chúa, quan lại chỉ lo vơ vét cho mục đích riêng của mình xem thường sự sống chết của nhân dân và đó cũng là dự báo sự suy vong của một triều đại trong lịch sử dân tộc.
Hoạt động 3 
 Nghệ thuật: phản ánh con người và sự việc cụ thể, chân thực sinh động bằng các phương pháp: liệt kê, miêu tả, so sánh.
Nội dung: phản ánh cuộc sống xa hoa vô độ cùng với bản chất tham lam, tàn bạo, vô lý, bất công của bọn vua chúa quan lại phong kiến.
Hoạt động 4
Tuỳ bút cổ và hiện đại khác nhau như thế nào ?
Tuỳ bút hiện đại: chủ yếu được viết theo dòng cảm xúc của tác giả.
Tuỳ bút cổ: được viết theo các sự việc có thật đã xảy ra trong đời sống hiện thực khách quan.
 Tuỳ bút Truyện
- Cốt truyện đơn giản, mờ nhạt,
- Kết cấu lỏng lẻo tuỳ cảm xúc người viết.
- Giàu cảm xúc, chủ quan.
- Chi tiết sự việc chân thực,
- Thuộc loại tự sự, văn xuôi có chi tiết, sự việc, nhân vật,
cảm xúc,..
- Phải có cốt truyện, phức tạp, lắt léo.
- Kết cấu chặt chẽ, có dụng ý nghệ thuật.
- Tính cảm xúc, chủ quan được thể hiện kín đáo.
- Chi tiết sự việc được hư cấu.
I.Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác
a. Tác giả
b. Hoàn cản ... hì Nguyễn Huệ có thái độ như thế nào ?
HS: Giận lắm liền hợp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.
GV: Qua thái độ phản ứng ta đó ta hiểu gì con người Bắc Bình Vương ?
HS: Ngay thẳng cương trực căm ghét bọn xâm lược và bọn bán nước cầu vinh . . .
GV: Việc nghe lời các tướng sĩ lên ngôi lấy hiệu Quang Trung, tự mình đốc quân ra Bắc ta thấy thêm điều gì về vị vua này ?
HS: Biết nghe lẽ phải và thể hiện quyết tâm đánh đuổi bọn cướp và bán nước.
GV: Qua những lời chỉ dụ của Quang Trung ta hiểu được những tư tưởng nào ?
HS: Thảo luận.
+ Ý thức về chủ quyền của đất nước ( trong khoảng vũ trụ . . . chia nhau mà cai trị)
+ Hiểu rõ dã tâm của phong kiến phương Bắc (người phương Bắc . . . muốn đuổi chúng đi)
+ Tự hào về công lao chống giặc ngọai xâm ( đời Hán . . . về phương Bắc)
+ Tin tưởng ở chính nghĩa (Nay người Thanh lại sang . . . đánh đuổi chúng đi )
GV: Qua những chỉ dụ trên và việc dùng Ngô Thì Nhậm chủ mưu rút khỏi thăng Long tha tội cho Ngô Văn Sở cho ta thấy được những năng lực nào 
HS: Thảo luận.
Có tài dùng quân.
Mưu lược của người dùng binh.
Bình công luận tội rõ ràng.
GV: Việc tránh chuyện binh đao tạo phúc cho muôn dân và việc khao quân ngày 30 tháng chạp - lời hứa cho ta thấy thêm điều gì ở vị vua này ?
HS: Tầm nhìn xa trông rộng của một nhà chính trị có tư tưởng yêu chuộng hoà bình và năng lực tiên đóan của một nhà quân sự có tài.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, thể loại
a. Tác giả
b. Thể loại
2. Bố cục
II. Phân tích.
1. Hình tượng anh hùng Nguyễn Huệ
a. Thái độ và hành động
- Giận lắm liền hợp các tướng sĩ.
- Định thân chinh cầm quân đi ngay.
- Nghe lời các tướng sĩ lên ngôi lấy hiệu Quang Trung
- Tự mình đốc quân ra Bắc 
--> Ngay thẳng cương trực căm ghét bọn xâm lược và bọn bán nước cầu vinh 
-> có ý thức về chủ quyền của đất nước
b. Tài năng của Nguyễn Huệ
- Có tài dùng quân.
- Mưu lược của người dùng binh.
- Bình công luận tội rõ ràng.
=> Là vị vua hết lòng vì nước vì dân và có tài cầm quân
III. Tổng kết
IV. Luyện tập:
4/ Củng cố :
5/ Dặn dò:
Tuần: 	
Tiết: 	24	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
2. Kĩ năng
3. Thái độ
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 
TL:	3/ Bài mới:
Hoạt động 2
GV: Trong khi tiến quân ra Bắc những cuộc chiến công nào được nhắc đến ? Tóm tắt những trận đánh và cách đánh giặc ?
HS: Phú Xuyên, Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Thăng Long
Phú Xuyên : giặc sợ chạy tan vỡ, quân Tây Sơ bắt sống toàn bộ.
Hạ Hồi:nữa đêm bí mật vây kín làng giặc xin hàng
=> bất ngờ bí mật đảm bảo thắng lợi mà không gây thương vong, không hao binh tổn tướng.
GV: Phân tích làm rõ thắng lợi của trận Ngọc Hồi 
HS: Thảo luận.
GV: Nhận xét về cách đánh và thắng trận Ngọc Hồi ? qua đó đã khẳng định tài năng nào của vua Quang Trung ?
HS: Trận đánh công phu nhất và thắng giòn giã nhất -> tài mưu lược của người cầm quân của vua Quang Trung
GV: Tác giả gợi tả hình ảnh đối lập việc tiến quân của Tây Sơn và tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống như thế nào ?
HS: Trong ngày Tết, mọi người chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc.
GV: Vì sao vua tôi vua Lê Chiêu Thống không hề nao núng trước thế mạnh của Tây Sơn ? Qua những chi tiết đó ta thấy dự báo được điều gì ?
HS: Vì bọn vua tôi điều dựa vào sức mạnh của quân nhà Thanh nên chủ quan và cảnh yến tiệc dự báo sự thất bại và sụp đỗ của vương triều.
GV: Tác giả khắc hoạ chi tiết bọn tướng lĩnh nhà Thanh tháo chạy như thế nào ?
HS: Thảo luận.
Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, . . . chuồn trước qua cầu phao.
Quân sĩ tan tác bỏ chạy . . . không chảy được nữa.
GV: Còn hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống trốn chạy như thế nào ?
HS: Khi nghe tin Ngọc Hồi thất thủ vội bỏ cung điện chạy trốn theo Lê chiêu Thống: cướp thuyền đánh cá để chạy; cùng chạy theo quân Thanh; luôn mấy ngày không ăn ai nấy đều mệt lữ.
GV: Em có thể cho biết những nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại đó của quân Thanh?
HS: Chủ quan kinh địch, chiến đấu không vì mục đích chính nghĩa, quân tây sơn quá hùng mạnh hợp với lòng dân , ý trời . . . 
GV: Em suy nghĩ gì về hành động và thái độ của nhà Lê Chiêu Thống?
HS : Bi hài kịch của vua tôi Lê Chiêu Thống-> số phận bi thảm của kẻ bán nước cầu vinh.
GV bình – chốt : đó là bi kịch của kẻ đi cướp nước và bọn bán nước cầu vinh, những hành động đó không hợp với lòng dân nên sẽ thất bại là tất yếu còn hình ảnh Quang Trung chính là cuộc chiến đấu cho cái chính nghĩa nên được lòng dân.
Hoạt động 3
Qua văn bản ta thấy được nội dung nào?
Nội dung: Các tác giả đã tái hiện một cách chân thực, sinh động hình ảnhNguyễn Huệ và hình ảnh thảm bại của quân xâm lược cùng bọn vua quan bán nước.
Hoạt động 4
Tại sao các tác gỉa Ngô gia văn phái trung thành với nhà Lê nhưng có thể viết về Nguyễn Huệ hay và thực đến thế 
+ Sống giữa những biến động của xh lúc bấy giờ.
+ Vì Nguyễn Huệ đủ phẩm chất của một anh hùng dân tộc, không ai có thể phủ nhận.
Vì sao có thể gọi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử ?
- Vì liên quan đến sự thật lịch sử.
- Lịch sử được ghi chép dưới hình thức tiểu thuyết
- Nhân vật lịch sử trong tác phẩm như là nhữngg hình tượng văn học sinh động.
II. Phân tích.
1. Hình tượng anh hùng Nguyễn Huệ
2. Quang Trung đại phá quân Thanh
a. Trận Phú Xuyên và Hạ Hồi:
Đánh bí mật, bất ngờp để đảm bảo thắng lợi mà không gây tổn thất cho nghĩa quân.
b. Trận Ngọc Hồi:
- Cách đanh táo bạo, kết hợp nhiều lối đánh và các mũi tiến công áp đảo quân thù
-> Thiªn tµi qu©n sù : TrÝ dòng song toµn
3. Số phận của tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.
a. Tướng lĩnh nhà Thanh.
+ Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, . . . chuồn trước qua cầu phao.
+ Quân sĩ tan tác bỏ chạy . . . không chảy được nữa.
b. Vua tôi Lê Chiêu Thống.
- Vội vàng rời bỏ cung điện chạy trốn.
- Cướp thuyền của người đánh cá để chạy.
- Đuổi theo quân Thanh để mong được che chở.
=> số phận bi thảm của kẻ bán nước cầu vinh.
III. Tổng kết
Nghệ thuật: 
+ Khắc hoạ hình ảnh Nguyễn Huệ giàu chất thi sĩ.
+ Sự kiện lịch sử rành mạch, khách quan, miêu ta– sử dụng hình ảnh so sánh đối lập.
IV. Luyện tập:
4/ Củng cố :
Nội dung của Hồi thứ 14 là gì?
A. Ca ngợi hình tượng người anh hùng dân ttộc Nguyễn Huệ
B. Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh
C. Nói len số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống 
D. Cả A, B,C đều đúng
5/ Dặn dò:
Tuần: 	
Tiết: 	25	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Việc tạo từ mới
- Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn tiếng nước ngoài.
- Sử dụng từ ngữ mượn nước ngoài cho phù hợp.
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 
1. Từ Nắm trong các câu sau thuộc phương thức chuyển nghĩa nào ?
1. Bạn phải nắm tay cho thật chặt. (gốc)
2. Các em nắm rất chắc nội dung bài học. (AD)
3. Bạn phải nắm chắc tư tưởng của các thành viên trong tổ. (AD)
2. Từ Miệng trong các câu sau thuộc phương thức chuyển nghĩa nào ?
1. Miệng bạn ấy cười rất có duyên. (gốc)
2. Bạn phải đòa miệng hố rộng hơn trồng cây mới được. (AD)
3. Nhà tôi có bốn miệng ăn. (HD)
TL: 
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
VD 1:
- Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ
- Kinh tế tri thức: Nền KT dựa chủ yếu vao sx, lưu thông, phân phối sản phẩm có hàm lượng T. Thức cao
- Đặc khu kinh tế: Khu vực dành thu hút vốn, CN nước ngoài.
- Sở hũ trí tuệ: Quyền sở hữu những sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại.
VD2:
- Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng
- Tin tặc: kẻ dùng kỹ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác
==> Tạo thêm từ ngữ mới làm vốn từ tăng lên là 1 hình thức phát triển của từ vựng.
Mẩu x + y Mẫu x + tặc
- Điện thoại di động. - Không tặc.
- Sở hữu trí tuệ. - Hải tặc.
- Kinh tế tri thức. - Lâm tặc.
- Đặc khu kinh tế. - Tin tặc
GV: Xác định từ Hán Việt trong hai đoạn trích sgk? Tìm những từ biểu hiện khái niệm.
HS : Thực hiện
1.
a. Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, Đạm Thanh, hội, yến anh, bộ hành, xuân, tài nữ, giai nhân,
b. Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
2. Các từ đó là
- AIDS Mượn tiếng Anh
- Marketting
® Mượn tiếng nước ngoài để phát triển Tiếng Việt (Viết nguyên dạng: Marketting) 
- Phiên âm trong tài liệu chuyên môn: maketing
- Phiên âm trong tài liệu thông thường ma-két- ting.
Hoạt động 2
Bài 1
“ X+ trường”: chiến trường, công trường, nông trường, ngư trường, thương trường.
“ X+ hoá”: Ôxi, lão, cơ giới, điện khí, CN, hiện đại
“ X+ điện tử”: Thư, thương mại, GD, chính phủ
Bài 2
- Bàn tay vàng - Đa dạng sinh học
- Cơm bụi - Đường cao tốc
- Công nghệ cao - Đường vành đai.
- Công viên nước - Hiệp định khung
- Thương hiệu.
Bài 3
a. Tõ m­în tiÕng H¸n: m·ng xµ, biªn phßng, tham «, t« thuÕ, phª b×nh, phª ph¸n, ca sÜ, n« lÖ.
b. Tõ m­în ch©u ¢u: xµ phßng, « t«, ra-®i-«, cµ phª, ca n«.
I. Tìm hiểu bài 
1. Phát triển từ vựng bằng cách tạo từ ngữ mới.
a. Vd/ sgk
b. Ghi nhớ / sgk 
-> Từ một từ đơn có thể tạo ra nhiều từ ghép có nét nghĩa khác nhau và chỉ sự vật khác
2. Phát triển từ vựng bằng cách mượn từ mới.
a. Vd/ sgk
b. Ghi nhớ / sgk 
II. Luyện tập.
Bài tập 4
a. Cách phát triển của từ vựng:
* Bổ sung nghĩa cho những từ đã có ® tạo từ nhiều nghĩa ( từ nghĩa gốc- nghĩa chuyển).
b. Tăng về số lượng từ ngữ:
*Tạo từ mới: ghép từ đơn có nghĩa rộng với từ đơn có nghĩa hẹp tạo ra từ mới có nghĩa tổng hợp hoặc chỉ loại nhỏ.
* Mượn của tiếng nước ngoài:
Mượn tiếng Hán.
Mượn ngô ngữ châu Âu.
*HS thảo luận.
*GV gợi ý cho HS thảo luận: Xã hội phát triển ® nhận thức của con người cũng không ngừng phát triển
® thông tin càng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu thông tin của con người ® từ vựng phát triển =>Từ vựng của một ngôn ngữ thay đổi mạnh mẽ.
4/ Củng cố: 
Giảng chốt: từ vựng của một ngôn ngữ luôn luôn thay đổi vì sao ? các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội luôn luôn thay đổi phát triển. Nhận thức con người cũng vận động , thay đổi và phát triển theo. Từ vựng thay đổi và phát triển để đáp ứng nhu cầu nhu cầu phát triển , giao tiếp của con người trong xã hội. Chẳng hạn khi khoa học kĩ thuật phát triển , đạt độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao; công nghệ dựa trên cơ sở đó được gọi là công nghệ cao . . 
5/ Dặn dò:
.- Học thuộc ghi nhớ trong SGK trang 73,74.
- Hoàn chỉnh các bài tập.
- Soạn bài 6: Truyện Kiều của Nguyễn Du.
HD:
- Tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và tiểu sử của Nguyễn Du để nắm được giá trị nghệ thật và nội dung của Truyện Kiều.
- Đọc phần tóm tắt tác phẩm và tìm đọc Truyện Kiều.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc