Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 8

Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 8

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức

- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.

- Ngôn ngữ đọc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

2. Kĩ năng

- Bỏ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản trung đại.

- Nhận ra và thấy đượcc tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Phân tích tâm trạng nhân vật qua đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.

- Cảm nhận được sự thông cảm sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.

3. Thái độ

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	8	
Tiết: 	36	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ đọc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng
- Bỏ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản trung đại.
- Nhận ra và thấy đượcc tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự thông cảm sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: Đọc thuộc lòng đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, nêu cảm nhận của em về nhân vật Mã Giám Sinh và xã hội lúc bấy giờ ?
TL:
- Là một con người giả dối, giả nhân giả nghĩa.
- Là xã hội bất công, xã hội vì đồng tiền chà đạp và tước đoạt quyền sống của con người đặc biệt là người phụ nữ - nàng Kiều.
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Đọc phần chú thích sgk và văn bản.
HS: Thực hiện.
GV: Dựa vào 2 chú thích sgk, nêu vị trí của đoạn trích và qua đó cho ta những hiểu biết gì về văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích
HS: Thảo luận.
- Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm phần thứ hai gia biến và lưu lạc.
Kiều định tự vẫn khi biết mình bị lừa vào lầu xanh. Tú Bà cho Kiều ra ở một mình tại Lầu Ngưng Bích chờ thực hiện âm mưu mới.
GV: Hai đoạn trích có thể nêu kết cấu như thế nào ?
HS:
Kiều ở lầu Ngưng Bích
- 6 câu đầu ® khung cảnh lầu ngưng bích
- 8 câu tiếp ® nỗi nhớ của Kiều.
- 8 câu còn lại ® nỗi buồn của Kiều.
Hoạt động 2
GV: Em hiểu thế nào về tên lầu Ngưng Bích khóa xuân ở câu 1? Tác giả sử dụng từ “khóa xuân” nhằm mục đích gì ?
HS : Tên lầu Ngưng Bích là nơi Tú bà dành cho Kiều.
Khóa xuân là khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung.
==>Với ngụ ý mỉa mai, nói lên cảnh ngộ trớ trêu của Kiều.
GV: Kiều đã cảm nhận cảnh phong cảnh xung quanh ( trước lầu ngưng bích khóa xuân . . . bụi hồng dặm kia) như thế nào ? 
HS: Thiên nhiên cao rộng hoang sơ, lạnh lẽo thiếu vắng sự sống của con người.
GV: Không gian hiện ra trước mắt Kiều cho ta hiểu gì về thân phận nàng Kiều ? 
HS: Nhỏ bé đơn độc bơ vơ giữa một thế giới lạnh lẽo hoang sơ .
GV: Hình ảnh mây sớm đèn khuya gợi ý nghĩa nào của thời gian ? và tâm trạng của Kiều như thế nào ?
HS: Thực hiện.
- Con người bị giam hãm tù túng trong không - thời gian.
- Cô đơn buồn tủi chán chường.
GV: Từ sáu câu thơ trên em có cảm nhận về khung cảnh, thân phận 
HS: Thiên nhiên hoang lạnh, xa lạ, con người thì cô độc nhỏ bé trước cảnh mênh mông.
GV: Trong cảnh ngộ ấy nàng nhớ đến ai ? Phân tích nỗi nhớ của Kiều có hợp lí không ? vì sao ? Khi nhớ về những người đó Kiều nhớ những điều gì ? Từ đó hiểu thêm phẩm chất nào của Kiều ?
HS: Làm theo nhóm.
- Nhớ Kim Trọng ( coi mình là kẻ phụ tình; nhớ cảnh thề nguyền; hình dung chàng đang trông đợi; nỗi nhớ không gì phai nhạt)
- Nhớ cha – mẹ (xót xa cha mẹ đang trông tin con; không được chăm sóc cha mẹ.
=> thể hiện tấm lòng vị tha, nhân hậu, thuỷ chung, giàu đức hi sinh trong cảnh ngộ đau khổ của mình.
GV: Những cảnh nào được gợi tả ở đây ? Mỗi cảnh liên tưởng đến thân phận và nỗi buồn riêng em hãy phân tích trên từng nét cảnh ? Dùng điệp ngữ có tác dụng gì ? Qua đó em cảm nhận nỗi đau gì ?
HS: Thảo luận nhóm 
- Cánh buồm thấp thoáng.
- Những cánh hoa trôi dạt trên sóng nước.( liên tưởng đến thân phận nhỏ bé, chìm nổi vô định, cảnh ngộ bơ vơ của mình.) 
- Bãi cỏ đơn điệu kéo dài tận chân trời(gợi cuộc sống
 nhạt nhẽo, vô vị, nỗi buồn trống vắng của lòng người)
- Sóng và gió quanh lầu Ngưng Bích.( liên tưởng đến sóng gió cuộc đời đang vây quanh, lo sợ cho tương lai mù mịt)
GV: Bằng hình ảnh và nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích em cảm nhận gìvề nàng Kiều ?
HS: Điệp: “Buồn trông”; câu hỏi tu từ ® Tâm trạng cô đơn, buồn tủi
Hoạt động 3 
GV: Nêu giá trị nội dung – nghệ thuật của đoạn trích.
HS: Thảo luận.
Nội dung: nỗi nhớ sâu sắccủa Kiều khi ở lầu Ngưng Bích là tâm trạng cô đơn lẽ loi, ngổn ngang nhiều mối, đau đớn vì dứt bỏ tình riêng, xót thương cha mẹ.
Nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình, khắc hoạ tâm lí nhân vật, ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ liên hoàn.
Hoạt động 4
Em đọc được điều đáng thương nào trong cuộc đời phụ nữ như Thuý Kiều.
TL:
Bị giam hãm vì những âm mưu đen tối.
Tâm hồn dằn vặt bởi những lo lắng hãi hùng do cuộc sống xung quanh gây ra.
Không còn hi vọng nào cho tuổi trẻ và hạnh phúc.
Em hiểu thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?
Gợi ý:
Miêu tả cảnh qua cái nhìn của nhân vật -> diễn tả tâm trạng nhân vật
VD: 1 số đoạn trong Thuý Kiều
+ Người lên ngựa... Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
+ Dưới cầu nước chảy trong veo...
+ 8 câu cuối đoạn trích
I.Tìm hiểu chung.
1. Vị trí đoạn trích
2. Bố cục
II. Phân tích.
1. Khung cảnh lầu Ngưng Bích
- . . . Ngưng Bích khóa xuân 
® ngụ ý mỉa mai
- Non xa, trăng gần
- Bốn bề bát ngát
- Cát vàng, cồn nọ, bụi hồng
® Khung cảnh tự nhiên mênh mông hoang vắng. ..
- Mây sớm, đèn khuya 
® Thời gian tuần hoàn khép kín.
=> Con người bị giam hãm tù túng trong không - thời gian. Cô đơn buồn tủi chán chường.
2. Nỗi nhớ của Kiều.
a. Nhớ Kim Trọng
- Nhớ buổi thề nguyền đính ước
- Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mình vô vọng
- “Tấm son... phai” 
® Tấm lòng son của Kiều bị vùi dập hoen ố biết bao giờ gột rửa được
=> Nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa, khẳng định lòng chung thuỷ son sắt
b. Nhớ cha – mẹ
- Xót người tựa cửa
- Quạt nồng ấp lạnh.
- Sân lai, gốc tử
® điển cố, điển tích ® Tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều
3. Nỗi buồn của Kiều.
+ “Thuyền... thấp thoáng... xa xa” ® thân phận bơ vơ nơi đất khách
+ “Cánh hoa trôi... biết là về đau” ® số phận chìm nổi long đong vô định
+ Khắc “Chân mây mặt đất” ® xanh xanh, dầu dầu, tê tái, héo úa, mịt mờ ® nỗi đau tê tái
+ Tiếng gió, tiếng sóng kêu quanh “ghế ngồi” ® âm thanh dữ dội ® biểu tượng tai hoạ khủng khiếp sắp giáng xuống ® Kiều lo âu sợ hãi
® điệp ngữ; câu hỏi tu từ 
® buồn cô đơn, xót xa, lo âu, sợ hãi ® bế tắc, tuyệt vọng
III. Tổng kết
IV. Luyện tập:
4/ Củng cố 
- Hệ thống kiến thức, đọc ghi nhớ 
-Học thuộc lòng
5/ Dặn dò:
- Học bài : Sự phát triển từ vựng, thuật ngữ để kiểm tra 15 phút.
- Soạn bài : Trau dồi vốn từ.
Tuần: 	
Tiết: 	37	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Những định hướng chính để trau dồi vốn từ
2. Kĩ năng.
- Giải nghĩa và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
Kiểm tra 15 phút
1. Giải thích ngiã của các từ mới sau: ( 4 điểm )
- Công nghệ cao : công nghệ dựa trên cơ sở của các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả.
- Cầu truyền hình: hình thức truyền hình trực tiếp thông qua hệ thống ca- mê-ra giữa các điểm cách xa nhau về địa lí.
- Bàn tay vàng: bàn tay khéo léo trong việc thực hiện thao tác kĩ thuật hoặc lao động thủ công
- Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong các hàng quán nhỏ.
2. Nêu vắn tắt cách phát triển từ vựng và cho biết từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi được không
- Phát triển về nghĩa : biến đổi nghĩa; chuyển theo phương thức hoán dụ, ẩn dụ.
- Phát triển về số lượng : tạo từ mới; vay mượn từ
- Từ vựng ngôn ngữ luôn luôn thay đổi vì các sự vật hiện tượng trong tự nhiên luôn thay đổi và phát triển, nhận thức của con người cũng vận động, thay đổi và phát triển.
3. Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường và trong quang học, thị trường chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được. Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm không ? vì sao ? ( 2 điểm )
- Không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm vì đây là hai thuật ngữ sử dụng trong hai lĩnh vực khác nhau.
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Đọc phần văn bản sgk
HS : Thực hiện.
GV: Em hiểu ý kiến của Phạm Văn Đồng như thế nào qua đoạn trích ?
HS : Thảo luận.
1. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người viết.
2. Muốn phát huy khả năng tối đa của Tiếng Việt, mỗi cỏ nhõn phải khụng ngừng trau dồi ngụn gữ của mỡnh mà trước hết phải trau dồi vốn từ.
GV: Xác định lối diễn đạt trong những câu sau:
HS : Thảo luận
a. thừa từ đẹp về thắng cảnh: Cảnh đẹp
b. Sai từ dự đoán: vỡ dự đoán: “đoán trước tình hình sự việc nào đó xảy ra trong tương lai” Thay bằng từ ước đoán, phỏng đoán.
c. Sai từ đẩy mạnh: có nghĩa là “thúc đẩy cho phát triển nhanh lên”. Mà ở đây nói về quy mô: mở rộng hay thu hẹp.
GV: Giải thớch vỡ sao lại cú những lỗi trờn?
HS: Người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ mà mình sử dụng.
GV chốt - giảng : 
Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu đẹp, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt.
GV: Em có thể chứng minh nhận định sau :Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu đẹp, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt.
HS : Thảo luận.
GV: Em hiểu ý kiến của nhà văn Tô Hoài như thế nào?
HS : Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn, tiếng nói của nhân dân.
GV: So sánh hình thức trau dồi vốn từ ở các ví dụ?
HS : Thảo luận.
- VD1: Trau dồi vốn từ bằng cách rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ 
- VD 2: Học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
Hoạt động 2
Bài tập 1
Hậu qủa: kết quả xấu.
Đoạt: chiếm được phần thắng.
Tinh tú : sao trên trời.
Bài tập 2
a. Giải thích nghĩa của các từ có yếu tố “ tuyệt”
+ Tuyệt chủng : bị mất hẳn nòi giống.
+ tuệt giao : cắt đứt quan hệ.
+ Tuyệt tự : Không có con trai nối dõi.
+ Tuyệt đỉnh : điểm cao nhất.
+ tuyệt mật : giữ bí mật tuyệt đối.
+ Tuyệt tác : một tác phẩm nghệ thuật hoàn mĩ. 
+ Tuyệt trần: nhất trên đời không gì sánh bằng.
b. Giải thích nghĩa của các từ có yếu tố “ đồng”
+ Đồng âm : có vỏ âm thanh giống nhau.
+ Đồng thoại : truyện viết cho trẻ em.
Bài tập 3 Sửa lỗi dùng từ:
- Im lặng = yên tĩnh
- Thành lập = thiết lập.
- Cảm xúc = cảm động, xúc động, cảm phục.
Bài tập 4: Bình luận ý kiến của Chế Lan Viên.
HD: Khẳng định ngôn ngữ của dân tộc ta trong sáng và giàu đẹp. Điều đó thể hiện qua ngôn ngữ của những người nông dân ® muốn giữu gìn sự trong sáng và giàu đẹp của ngô ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói của họ.
Bài tập 5: Để làm tăng vốn từ, cần:
- Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hàng ngày của những người xung quanh và các phương tiện thông tin
- Đọc sách báo, các tác phẩm văn học nổi tiếng
- Ghi chép lại những từ mới đã nghe
- Tra từ điển hiểu nghĩa của từ khó
- Sử dụng từ mới trong giao tiếp trong hoàn cảnh thích hợp
I. Tìm hiểu bài 
1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của  ...  có hậu)
GV: Văn bản ttrích được chia làm mấy phần, nêu nội dung chính của từng phần?
HS: + 2 phần: 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp
 Còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyện Nga sau trận đánh.
I. Tìm hiểu chung.
1.Tác giả:
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)
- Tục gọi là Đỗ Chiểu
2. Cuộc đời
- Sinh ở quê mẹ Gia Định Con quan, được nuôi dạy chữ từ nhỏ. 12 tuổi theo cha chạy loạn về quê nội.
- Năm 1843 đỗ tú tài ở Gia Định
- Năm 1849 ra Huế dự thi đang chờ thì thì mẹ mất ở trong Nam, ông bỏ thi về chịu tang mẹ, khóc mù cả 2 mắt
- Năm 26 tuổi học giỏi,đỗ tú tài, mở trường dạy học, làm thuốc tại quê nhà
- Năm 1858 Pháp đánh vào Gia Định. Pháp đã mua chuộc ông không được. Ông mất tại Ba Tri.
3. Sự nghiệp sáng tác:
- Sáng tác nhiều thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước
- Quan niệm sáng tác: Văn chương là vũ khí chiến đấu.
- Các tác phẩm hầu hết viết bằng chữ Nôm. ( Dương từ Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, 12 bài thơ điếu Trương Định và tế Trương Định ..Ngư tiều y thuật vấn đáp. ) 
II. Tác phẩm:
- Gồm 2082câu thơ lục bát. Ra đời đầu những năm 50 của thế kỉ 19 gồm 4 phần:
+Phần 1: LVT cứu KNN khỏi tay bọn cướp
+Phần 2:LVT gặp nạn được thần và dân cứu giúp
+Phần 3: KNN gặp nạn vẫn chung thuỷ với LVT 
+Phần 4:LVT với KNN gặp lại nhau.
III. Bố cục
4/ Củng cố :
- Những nét chính về: + Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
 + Tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên"
5/ Dặn dò:
- Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm
- Tìm đọc toàn tác phẩm
- Soạn tiếp bài. 
Tuần: 	
Tiết: 	38 -39 	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
2. Kĩ năng
3. Thái độ
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 
TL: 	3/ Bài mới:
Hoạt động 4
GV: Kể lại sự việc đánh cướp của Lục Vân Tiên.
HS: Là một thư sinh trên đường đi thi trở về, gặp bọn cướp hoành hành, LVT bẻ cây làm gậy một mình đánh tan bọn cướp.
GV: Sự việc đánh cướp được kể qua chi tiết hành động, lời nói điển hình nào ? giả thích tính chất của những hành động trên ?
HS: Thảo luận.
Hành động: bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Lời nói: Kêu rằng: “ bớ đảng hung đồ – chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” ( tuyên chiến với bọn cướp hung ác, không để chúng hại dân)
GV: Theo dõi đoạn văn bản vì sao tác giả ví hành động của Vân Tiên với Triệu Tử ngày trước ?
HS: Triệu Vân là tướng trẻ của Lư Bị thời Tam Quốc đã dũng cảm một mình phá vòng vây quân Tào để bảo vệ A Đẩu con Lưu Bị và Vân Tiên cũng một mình đánh cướp hung ác bảo vệ người lương thiện.
GV: Những hành động và lời nói cho ta thấy đặc điểm nổi bật nào của Vân Tiên ?
HS: Là người kiên quyết, quả cảm chống lại kẻ thù cho dù sức cô lực yếu . . .
GV bình: là 1 thư sinh nhưng có khí phách của một anh hùng coi trọng lẽ phải căm ghét áp bức, không sợ gian nguy cho bản thân mình mà chỉ nghĩ đến người bị hại
GV: Hãy tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện giữa LVT và Nguyệt Nga ?
HS: Thảo luận và thực hiện.
GV: Trong cuộc đối thoại thì VT hiện lên qua những chi tiết nào ?
HS: Ngoại hình.
GV: Tính cách nhân vật VT được khắc hoạ qua những chi tiết nào 
HS: Thảo luận.
+ Khoan khoan . . . ta là phận trai.
+ VT nghe nói liền cười . . . trông người trả ơn.
+ Nhớ câu kiến ngiã . . . phi anh hùng.
GV: Em hiểu được gì về nói của VT? 
HS: Là người coi trọng danh dự và bổn phận, vô tư trong sáng trong việc cứu đời đồng thời coi trọng khí phách làm người của người anh hùng.
GV: Cảm nhận được vẻ đẹp nào của nhân vật và tình cảm của em dành cho nhân vật như thế nào ?
HS: Ngay thẳng trong sáng không vụ lợi trước kẻ chịu ơn
GV: Tìm những chi tiết khắc hoạ nhân vật Nguyệt Nga ?
HS: Thảo luận
+ quê nhà ở huyện . . . Hà Khê.
+ làm con . . . cũng đành.
+ lâm nguy chẳng gặp . . . một hồi.
+ Hà Khê . . . đền ân cho chàng.
GV: Những đặc điểm tính cách nào được bộc lộ ?
HS: Là người chân thật, hiếu thảo, trong trắng, nết na đồng thời là người trọng nhân nghĩa
GV: Vẻ đẹp nào được bộc lộ qua những đặc điểm đó 
HS: Vẻ đẹp tâm hồn chân thật nết na, ân nghĩa.
GV: Qua cách trò chuyện em ước ao điều gì cho họ ?
HS: Thảo luận.
Hoạt động 5
Nghệ thuật
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ
- Ngôn ngữ thơ đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết (Đoạn đầu: lời Vân Tiên đầy phẫn nộ, tướng cướp kiêu căng, đoạn sau: cuộc đối thoại giữa Lục Vân Tiên và Nguyệt Nga thì lời lẽ mềm mỏng, xúc động, chân thành.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: qua hành động, cử chỉ, lời nói.
Nội dung:
Văn bản trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của 2 nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
Hoạt động 6
Đọc truyện LVT cứu KNN, em cảm nhận những vẻ đẹp nào của những con ngươì trẻ tưởi như LVT và KNN ?
TL: 
- Người có khí phách cao thượng.
- Nết na tình nghĩa.
Qua văn bản em hiểu gì nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ? 
- Coi trọng nghĩa khí.
- Trân trọng gía trị đạo đức truyền thống.
- Khát vọng hạnh phúc.
- Khát vọng hành đạo giúp đời.
IV. Phân tích.
1. Lục Vân Tiên đánh cướp.
- Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô ® hành động dứt khoát
- Vân Tiên tả đột hữu xông
- Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
® so sánh, từ láy
® dũng cảm, anh hùng và tấm lòng vị nghĩa 
- Kêu rằng: bớ đảng hung đồ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân
® tuyên chiến với bọn cướp hung ác
+ Khoan khoan . . . ta là phận trai.
+ VT nghe nói liền cười . . . trông người trả ơn.
+ Nhớ câu kiến ngiã . . . phi anh hùng.
® Là người coi trọng danh dự và bổn phận
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
-" Thưa rằng
làm con đâu dám cãi cha
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành
trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa?"
® Cách xưng hô khiêm nhường
=> Lời lẽ của một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức
- Lâm nguy chẳng gặp giải ngay
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi"
"lấy chi cho phí tấm lòng cùng ngươi"
® Người con gái nết na, đức hạnh 
V. Tổng kết
VI. Luyện tập:
4/ Củng cố 
- Nhân vật 
 + Lục Vân Tiên: dũng cảm, tài ba, trọng nghĩa.
 + Kiều Nguyệt Nga: hiền hậu, nết na, ân tình
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả
5/ Dặn dò
+ Học thuộc lòng đoạn trích thơ.
+ Soạn bài chuẩn bị cho tiết : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Tuần: 	
Tiết: 	40	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện
2. Kĩ năng.
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyuện và miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 
TL:
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
GV: Trong đoạn trích những câu thơ nào tả cảnh?
HS: "Trước lầu Ngưng Bích kho¸ xuân
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia"
Và "Buồn trông cửa bể chiều hôm
Ầm ầm tiếng sãng kêu quanh ghế ngồi"
GV:Dấu hiệu nào cho em biết các câu thơ này tả cảnh?
HS: Đối tượng miêu tả ở những câu thơ này là: Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích (núi, trăng)
GV: Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều
HS: "Bên trời góc bể bơ vơ,
có khi gốc tử đã vừa người ôm"
GV: Dấu hiệu nào cho em biết đoạn thơ trên miêu tả tâm trạng của nàng Kiều?
HS: Tập trung miêu tả tâm trạng của nàng Kiều:nỗi nhớ về Kim Trọng, cha mẹ, nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách quê người.
GV: Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
HS: Từ việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng, rợn ngập ta thấy tâm trạng của Kiều ở đây cô đơn, lẻ loi, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi
- Tả cảnh cữa bể chiều hôm, ngọn nước lớn, cánh hoa trôi, nội cỏ tàn úa, gió cuốnlà phương tiện để thể hiện tâm trạng của Kiều: cô đơn, nỗi nhớ nhà, quê hương, lo lắng cho thân phận trim nổi trước cuộc đời, mông lung, lo âu, kinh sợ (nghệ thuật tả cảnh ngụ tình)
GV: Cho biết miêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật trong VB tự sự?
HS: Miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật (nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. Miêu tả nội tâm nhằm tái hiện lại những trăn trở dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật -> chân dung tinh thần của nhân vật).
GV: Qua ví dụ trên, em hiểu thế nào là miêu tả nội tâm trong VB tự sự?
GV: Đoạn văn trên Nam Cao miêu tả ai, với những đặc điểm gì?
HS: Miêu tả Lão Hạc với những đặc điểm về nét mặt, đầu(tư thế)
GV: Qua những đặc điểm được miêu tả trên đây, em thử đoán xem Lão Hạc đang có những cảm xúc, ý nghĩ ntn?
HS: Tâm trạng đau khổ, dằn vặt của Lão Hạc khi bán con Vàng.
GV: Đoạn văn trên cũng được coi là đoạn văn miêu tả nội tâm của Lão Hạc, em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả?
HS: Miêu tả nội tâm Lão Hạc qua nét mặt, cử chỉ ® cách miêu tả gián tiếp.
GV: Qua ngữ liệu trên hãy cho biết có mấy miêu tả nội tâm 
HS: Hai cách: Trực tiếp + gián tiếp.
GV: Tìm một số đoạn văn. Thơ đã học miêu tả nội tâm nhân vật
HS: Thảo luận
Hoạt động 2 
Bài tập 1
Thuật lại đoạn trích "Mã Giám Sinh" bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm Thuý Kiều.
"Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Ngừng hoa bong then trông gương mặt dày"
® Buồn rầu, tủi hổ, đau đớn ê chề khi mình bị coi như một món hang không hơn. Là người luôn ý thức được nhân phẩm, Kiều đau ức trước cuộc đời ngang trái (đau vì tình duyên trắc trở, uất vì "nỗi nhà" bị vu oan giá hoạ. Bao trùm tâm trạng Kiều ở đây là sự đau đớn, tái tê)
Bài tập 2
Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.
- Tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư: oán giận (lời lẽ mềm mỏng, lễ phép, những thực ra là châm biếm, mỉa mai, chì chiết ® Nghe Hoạn Thư "trình bày" phân vân khó xử ® quyết tha bổng cho Hoạn Thư.
Bài tập 3
Kể lại diễn biến sự việc, chú ý miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay với bạn
(Ví dụ tâm trạng băn khoăn, hối hận khi việc không hay đó đã xảy ra)
I. Tìm hiểu bài 
1. Yếu tố miêu tả 
a. Tả cảnh trong văn bản tự sự.
® có thể quan sát được trực tiếp, có thể cảm nhận được bằng các giác quan.
b. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
® Không quan sát được một cách trực tiếp.
® Trực tiếp + gián tiếp.
3. Ghi nhớ / sgk 
II. Luyện tập
4/ Củng cố
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - vai trò của nó
- 2 cách miêu tả nội tâm
5/ Dặn dò:
- Học bài + xem lại và hoàn thành các bài 
- Soạn : " Lục Vân Tiên gặp nạn"
- Chuẩn bị cho cho chương trình địa phương phần văn

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc