Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 9

Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 9

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức

- Sự đối lập giữa cái thiện – cái ác, thái độ tình cảm và long tin của tác giả đối với người la động bình thường mà nhân hậu

- Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn trích.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu đoạn trích thơ trong văn học trung đại

- Nắm được sự việc trong đoạn trích

- Phân tích để thấy được sự đối lập thiện – ác và niềm tin của tác giả vào những điều tố tđẹp trong cuộc đời

3. Thái độ

- Nên làm những điều tốt đẹp.

- Không nên đố kị lẫn nhau trong cuộc sống.

B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận

2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	9	
Tiết: 	41	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức
- Sự đối lập giữa cái thiện – cái ác, thái độ tình cảm và long tin của tác giả đối với người la động bình thường mà nhân hậu
- Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn trích. 
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu đoạn trích thơ trong văn học trung đại
- Nắm được sự việc trong đoạn trích
- Phân tích để thấy được sự đối lập thiện – ác và niềm tin của tác giả vào những điều tố tđẹp trong cuộc đời 
3. Thái độ
- Nên làm những điều tốt đẹp.
- Không nên đố kị lẫn nhau trong cuộc sống.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Phân tích điều đó qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng.
TL:
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Dựa vào phần chú thích sgk, em hãy cho biết vị trí đoạn trích ? nội dung của nó ?
HS: Đoạn trích nằnm phần thứ hai của truyện. Nhân vật Trịnh Hâm, do lòng đố kị đã hãm hại LVT.
GV: Tóm tắt đoạn trích bằng lời văn của em.
HS: Thảo luận các ý.
- Trong đêm dưới thuyền Trịnh Hâm đẩy Vân Tiên xuống sông.
- Nhờ Giao Long và ông chài cứu giúp.
- Ông chài muốn VT ở lại cùng bầu bạn.
GV: Với những nội dung sau:
- Lục Vân Tiên gặp nạn.
- Lục Vân Tiên thoát chết.
Em hãy chia kết cấu của văn bản ?
HS: Thảo luận.
Phần 1: từ đầu . . . đều thương họ lục xót xa tấm lòng.
Phần 2: còn lại.
Hoạt động 2
GV: Tình cảnh của thầy trò Lục Vân Tiên như thế nào ? em có nhận xét gì ?
HS: Tiền hết, mắt mù, bơ vơ đất khách quê người => tình cảnh bi đát
GV: Cho biết nguyên nhân Vân Tiên gặp nạn ? và thủ đoạn của kẻ gây nạn ? thể hiện qua những chi tiết nào 
HS: Do Trịnh Hâm có lòng đố kỵ nên âm mưu giết hại Vân Tiên bằng cách lừa Vân Tiên xuống thuyền hứa chở về quê
+ Lợi dụng đêm khuya đẩy VT xuống sông ( đêm khuya lặng lẽ như tờ . . . Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời )
+ Vờ kêu trời ( Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời – cho người thức dậy lấy lời phui phai )
GV: Em nhận xét gì về hành vi và thủ đoạn của kẻ giết người 
HS: Là người giả dối vờ nhân từ, lén lút thực hiện hành vi có tính toán nhằm xoá tội cho bản thân.
GV: Trịnh Hâm từng là bạn của Vân Tiên thì em hiểu được gì về nhân vật này ? và con người thật của hắn hiện ra như thế nào 
HS: là kẻ giả dối nham hiểm độc ác, hèn hạ . . .
GV giảng – chốt : ông bà thường nói tri nhân tri diện bất tri tâm cũng từng là bạn của nhau nhưng đố kỵ về tài năng của VT trong quá khứ mà khi VT bị mù mắt thì Trịnh Hâm vẫn rắp tâm làm hại người tàn phế.
GV: Theo dõi tiếp văn bản, khi bị đẩy xuống sông VT thoát chết như thế nào ?
HS: Thảo luận
+ Giao long giúp đỡ.
+ Gia đình ông chài cứu chữa.
GV: Việc Giao Long cứu Vân Tiên có ý nghĩa gì ?
HS: Là con người hiền lành đến nỗi loài thú ăn thịt vẫn phải cảm động cứu vớt.
GV: Hành động cứu chữa của ông chài như thế nào ? qua đó nói lên đức tính nào ?
HS: Khẩn trương không tính toán, không nề hà tận tình cứu chữa -> lòng nhân ái coi trọng tính mạng con người và sẵn sàng cứu giúp người khi hoạn nạn.
GV: Qua việc VT được người và vật cứu, tác giả thể hiện tình cảm nào đối với người nghĩa hiệp và lao động chân chính ?
HS: Yêu quý bênh vực cho những người nghĩa hiệp, tin vào nhân nghĩa của những người lao động trong xh.
GV: Ai là người có ý định cưu mang VT ? hãy tìm những lời văn thể hiện điều đó ? em hiểu thêm điều gì về những người nông dân ?
HS: Ngư ông muốn cưu mang VT ( ngư rằng:” người ở cùng ta – hôm mai hẩm hút với già cho vui; ngư rằng: “ lòng lão chẳng mơ – dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn” ) -> con người không vụ lợi trọng nhân nghĩa đó là yếu tố nhân nghĩa ở đời.
GV: Để cảm hoá VT ngư ông vẽ ra những cảnh nào ? qua đó ta hiểu thêm vẻ đẹp nào của thơ ?
HS: Rày doi mai vịnh vui vầy . . . tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang. -> giàu tình cảm, cảm xúc phóng khoáng, hình ảnh nhạc điệu, ngôn ngữ trao chuốt và sử dụng phép đối.
GV: Bức tranh lao động được vẽ bằng những đường nét nào? Qua đó cảm nhận được gì từ nhân vật ngư ông ?
HS: có cảnh thanh cao phóng khoáng và con người hoà hợp trong cảnh đó -> con người yêu thiên nhiên , yêu tự do am hiểu công việc sông nước.
Hoạt động 3 
Tình cảm và tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm qua sự việc LVT gặp nạn là gì ?
TL: 
Trọng nhân nghĩa ghét thói bội bạc ganh ghét
Tin vào phẩm chất tốt đẹp của người lao động bình dân
Hoạt động 4
Văn bản có nét tương đồng với truyện cổ tích về loài người, em hãy làm sáng tỏ điều đó ?
- Là sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
- Người lương thiện chiến thắng cái ác.
- Chân lí của cuộc đời và ước mơ của tác giả.
 .
I.Tìm hiểu chung.
1. Vị trí đọan trích
2. Bố cục
II. Phân tích.
1. Tâm địa và hành động độc ác của Trịnh Hâm.
* Tình cảnh của thầy trò Lục Vân Tiên 
Tiền hết, mắt mù, bơ vơ đất khách quê người => tình cảnh bi đát
* Tâm địa và hành động độc ác của Trịnh Hâm.
- đêm khuya lặng lẽ như tờ . . . Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời
- Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời – cho người thức dậy lấy lời phui phai
® Là kẻ giả dối nham hiểm độc ác, hèn hạ . . 
2. Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của Ngư ông.
- Giao Long dìu đỡ vào trong bãi rày.
* Việc cứu chữa
- Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ
- Hối con vầy lửa một giờ
- Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày
® hành động vì nghĩa
* Sự cưu mang Vân Tiên
- Ngư rằng:” người ở cùng ta – hôm mai hẩm hút với già cho vui; 
- Ngư rằng: “ lòng lão chẳng mơ – dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn” 
® con người không vụ lợi trọng nhân nghĩa đó là yếu tố nhân nghĩa ở đời.
- Rày doi mai vịnh vui vầy . . . tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang. 
® con người yêu thiên nhiên , yêu tự do am hiểu công việc sông nước.
=> Lòng nhân ái coi trọng tính mạng con người và sẵn sàng cứu giúp người khi hoạn nạn.
III. Tổng kết
Nghệ thuật:
- Cách sắp xếp các tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn.
- Lời thơ mộc mạc, giản dị
- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, giàu cảm xúc
Nội dung: Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của T/g với nhân dân lao động 
IV. Luyện tập:
4/ Củng cố 
Qua đoạn trích tác giả muốn gủi gắm điều gì ?
- Khát vọng, niềm tin vào cái thiện, vào những người lao động bình thường: nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha trọng nghĩa khinh tài.
- Nhà thơ chỉ ra cái ác, cái xấu lẩn khuất sau mũ cao, áo dài . ; lên án và tin rằng cuối cùng cái ác sẽ bị tiêu diệt
- Tội ác của Trịnh Hâm
- Việc làm nhân nghĩa và nhân cách cao cao đẹp của ông Ngư.
- Các nhân vật thiện: Ông Ngư, ông Tiều, chú tiẻu đồng, bà lão dệt vải trong rừng.
® họ là những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài
5/ Dặn dò:
- Học bài: Học thuộc đoạn trích
- Soạn: + Bài chương trình địa phương phần văn
 + Tổng kết về từ vựng
Tuần: 	9	
Tiết: 	42	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Hiểu được sự phân kì của văn học địa phương.
- Nắm được sự phát triển của văn học địa phương.
2. Kĩ năng
3. Thái độ
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
Văn học địa phương từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 chia làm mấy thời kì ? Nêu một số tác giả tác phẩm có giá trị ở thời kì này.
* Đầu thế kỉ XX à 1930
- Trần Quý Cáp; Phan Châu Trinh; Huỳnh Thúc Kháng đến Phan Thiết để vận động phong trào Duy Tân.
- Tập thơ của Bùi Quang Diêu nói lên nỗi bất bình của nhân dân về nạn sưu thuế, bị triều đình bỏ rơi ( Thấy dân khốn khổ thì đau/ Như kim châm dạ như dao cắt lòng . . .)
* Từ 1930à 1945
- Bích Khuê; Hàn Mặc Tử những sáng tác mang nỗi buồn tình, tuyệt vọng ( Người đi một nữa hồn tôi mất/ Một nữa hồn tôi bỗng dại khờ. Những giọt lệ - Hàn Mặc Tử )
Hoạt động 2
Suốt 30 năm kháng chiến chống Pháp và Mĩ diện mạo văn học Bình Thuận phát triển mạnh do có một số người địa phương và từ nơi khác đến.
- Thơ: Thu Lâm; Phan Minh Đạo ( Bình Sơn ) . . .
- Văn xuôi: Nguyên Nam, Hồ Phú Diên
- Vừa viết truyện , làm thơ: Nam Hà
 Đất nước của những người con gái, con trai/ Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép.
( Trích Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi – 1966) 
- Vũ An Khanh,quê Mũi Né
- Lê Duy Hiến, bút danh Yên Hy Ba, quê ở Chí Công, Tuy Phong
- Bắc Sơn với tập thơ Chiến tranh Việt Nam và tôi.
Diện mạo văn học địa phương rõ nét, quy tụ nhiều cây bút trẻ, sáng tác với nhiều thể loại
I. Thời kì đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
1. Giai đoạn 1 (đầu thế kỉ XX à 1930)
2. Giai đoạn 2 ( Từ 1930à 1945 )
II. Thời kì sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.
1. Giai đoạn 1 ( 1945à 1975 )
2. Giai đoạn 2 ( 1975à nay )
4/ Củng cố - Dặn dò
+ Nêu những chặng đường phát triển của văn học Bình Thuận.Theo em, văn học địa phương giai đoạn nào phát triển có nhiều thành tựu hơn cả ?
+ Nêu tên các tác giả, tác phẩm ở gia đoạn : - Đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
	- Thời kì sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.
Tuần: 	
Tiết: 	43	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
2. Kĩ năng.
- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3. Thái độ
- Trân trọng vốn từ Tiếng Việt, tôn trọng tiếng mẹ đẽ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định:
	2/ Bài cũ:
H: Phân biệt nghĩa của các từ ngữ:
a. Nhuận bút ; thù lao b. Tay trắng ; trắng tay 	c. Kiểm điểm ; kiểm kê d. Lược khảo; lược thuật 
TL:
a. Nhuận bút là “tiền trả cho người viết một tác phẩm”; còn thù lao là trả công để bù đắp vào công lao động đã bỏ ra” ( động từ) hoặc “ khoản tiền trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra” ( danh từ). Như vậy, nghĩa của thù lao rộng hơn nghĩa của từ nhuận bút rất nhiều.
b. Tay trắng là “ không có chút vốn liếng, của cải gì”, còn trắng tay là “ bị mất hết tất cả tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì” 
c. Kiểm điểm là “ xem xét đánh giá lại từng cái hoặc từng việc để có thẻ có được một nhận định chung”, còn kiểm kê là “ kiểm lại từng cái, tùng món để xác đinh số lượng và chất lượng của chúng”.
d. Lược khảo là nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết, còn lược thuật là “kể, trình bày tóm tắt”
	3/ Bài mới:
Để củng cố các kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về từ vựng, từ đó các em có thể nhận diện và vận dụng khái niệm, hiện tượng đã học một cách tốt hơn, chúng ta cùng vào tìm hiểu giờ học hôm nay.
Hoạt động 1
GV: Hãy cho biết từ là gì ? Phân loại từ ?
HS : Thảo luận.
GV: Từ chỉ gồm một tiếng hoặc hai tiếng trở lên ( gọi là từ đơn và từ phức  ... tho lại để xóc những bó củi, rơm rạ. . . . mà gánh.
2. Giải thích nghĩa của từ bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Ví dụ : lừ đừ : chậm chạp mệt mỏi.
Hoạt động 4
GV: Thế nào là từ nhiều nghĩa ? Thế nào là chuyển nghĩa của từ ? cho ví dụ
HS : Thảo luận.
Từ có thể có một hay nhiều nghĩa.
Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
Trong từ nhiều nghĩa có:
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, là cơ sở hính thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Ví dụ:
Than đá màu đen.
Bạn ấy có nước da ngăm đen. ( nghĩa chuyển)
I. Từ đơn và từ phức.
1. Khái niệm
Từ đơn và từ phức.
2. Bài tập
Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đó, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
Từ láy : nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh
+ Từ láy giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
+ Từ láy có sự tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
Các từ láy có sự giảm nghĩa : trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
Các từ láy có sự tăng nghĩa : sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
II. Thành ngữ.
1. Khái niệm
2. Bài tập
Các thành ngữ và tục ngữ
 Thành ngữ.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng ( tục ngữ)
- Đánh trống bỏ dùi ( thành ngữ)
- Chó treo mèo đậy ( tục ngữ)
- Được voi đòi tiên ( thành ngữ)
- Nước mắt cá sấu ( thành ngữ)
III. Nghĩa của từ.
1. Khái niệm
2. Bài tập
Chọn cách hiểu đúng nhất
1. Nghĩa của từ.
- Chọn cách ( a) là hợp lí
- Chọn cách ( b) là chưa hợp lí
- Cách ( c) có sự hiểu lầm nghĩa gốc và nghĩa chuyển
- Cách giải thích (c) sai vì mẹ và bà có chung nét nghĩa
2. các giải thích (b) là hợp lí nhất.
Các giải thích (a) không hợp lí vì dùng ngữ danh từ để định nghĩa tính từ.
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
1. Khái niệm
2. Bài tập
Phân tích câu thơ lục bát:
 Nỗi mình thêm tức nỗi nhà.
 Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng 
chuyển nghĩa của từ.
a.
- Từ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.
- Về tu từ cú pháp : từ hoa là định ngữ nghệ thuật.
- Về tu từ từ vựng :hoa có nghĩa đẹp sang trọng ( đây chỉ là nghĩa trong câu thơ lục bát, nếu tách hoa ra khỏi câu thơ dthì những nghĩa này sẽ không còn nữa, vì vậy gọi đây là nghĩa lâm thời)
b. không thể coi là nghĩa chuyển này là nguyên nhân khiến từ hoa trở nên nhiều nghĩa, vì nó chỉ là nghĩa lâm thời, chưa được cố định hóa trong từ hoa và chưa được chú thích trong từ điển.
4/ Củng cố
Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ - từ nhiều nghĩa
5/ Dặn dò:
- Học + ôn tập lại các kiến thức + làm BT
- Soạn tiếp bài "Tổng kết về từ vựng"
Tuần: 	
Tiết: 	45	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
2. Kĩ năng.
- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3. Thái độ
- Trân trọng vốn từ Tiếng Việt, tôn trọng tiếng mẹ đẽ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định:
	2/ Bài cũ:
H: 
TL:
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Từ đồng âm là gì ? phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ? cho ví dụ.
HS : Thảo luận.
Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
- Từ nhiều nghĩa: là những từ có nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong văn cảnh khác nhau nghĩa của nó được hiểu khác nhau. Tuy nhiên, ý nghĩa trong từ nhiều nghĩa nó liên quan với nhau: mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- Từ đồng âm: là những từ khác nhau nhưng giống nhau về âm thanh. Nghĩa của các từ đồng âm khác xa nhau, không có liên quan nhau.
Ví dụ.
Kho cá.
Chuyển sản phẩm về kho.
Hoạt động 2
GV: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.
HS : Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
Ví dụ:
Mang, khiêng, vác, xách, đeo . . .
Lành, hiền, hiền hậu, từ tâm; lành, nguyên vẹn, lành lặn. 
Có hai loại từ đồng nghĩa:
+ Đồng nghĩa hoàn toàn ( không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa )
+ Đồng nghĩa không hoàn toàn ( phân biệt nhau về sắc thái nghĩa )
Ví dụ:
Trái = quả
Hi sinh = bỏ mạng ( không hoàn toàn)
Hoạt động 3
GV: Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho ví dụ minh họa ?
HS : Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Ví dụ :
Tốt # xấu; lành # rách
Già # trẻ ( kinh nghiệm già dặn – kinh nghiệm non nớt
Hoạt động 4
GV: Thế nào lá từ có nghĩa hẹp - rộng ? Nhận xét về nghĩa của từ trong một nhóm?
HS : Thảo luận.
- Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số tứ ngữ khác.
- Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số tứ ngữ khác.
- Một từ có nghĩa rộng đối với từ này, đồng thời có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
Hoạt động 5
GV: Trường từ vựng là gì ? cho ví dụ minh họa ?
HS : Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Ví dụ :
Trường từ vựng của mắt:
Bộ phận của mắt : lòng đen . . .
Dặc điểm của mắt : mù, lòa . . .
Hoạt động của mắt : trông, nhìn . . .
Cảm giác của mắt :chói, quáng, cộm . . .
Bệnh về mắt: cận thị, viễn thị . . .
Cho đoạn trích “ chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu”
I. Từ đồng âm.
1. Khái niệm
2. Bài tập
Trường hợp (a) là hiện tượng nhiều nghĩa. Từ lá trong lá phổi có thể coi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ lá trong “ lá xa cành”
rường hợp (b) là hiện tượng đồng âm do từ “ đường” có vỏ âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau vói nghĩa từ đường “ ngọt như đường”
II. Từ đồng nghĩa.
1. Khái niệm
2. Bài tập
1. Chọn trường hợp (d)
2. 
Tác giả sử dụng từ xuân mà không thay từ tuổi vì xuân thể hiện tinh thần lạc quan của Bác. Mặt khác sử dụng từ này tránh lặp từ tuổi tác trong câu văn.
Xuân là từ chỉ một mùa trong năm đây là khoảng thời gian tương ứng với một tuổi ( có thể coi đây là việc lấy bộ phận thay cho cái toàn thể, là hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ)
III. Từ trái nghĩa.
1. Khái niệm
2. Bài tập
- Sống # chết; chiến tranh # hòa bình; đực # cái => trái nghĩa lưỡng phân (biểu thị khái niệm đối lập nhau)
- Yêu # ghét; cao # thấp . . .=> trái nghĩa thang độ ( biểu thị hai khái niệm có tính chất thang độ )
IV. Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
1. Khái niệm
2. Bài tập
a. Điền từ vào chỗ trống
b. Giải thích nghĩa của các từ đã điền vào chỗ trống
V. Trường từ vựng.
1. Khái niệm
2. Bài tập
Tắm và bể là một trường từ vựng “ nước”
+ Nơi chứa nước: bể, ao, hồ . . . 
+ Công dụng của nước: tắm, uống . . 
+ Hình thức: xanh, trong . . .
+ Tính chất: mềm mại, mát mẻ . . .
=> Dùng từ khiến cho câu văn có hình ảnh sinh động và có giá trị tố cáo mạnh.
4/ Củng cố 
- các nội dung: : từ, đồng âm, , trường từ vựng
- Học + ôn lại các nội dung đã học
5/ Dặn dò
- Làm các bài tập
- Soạn "Đồng chí"
- Lập dàn ý đề bài viết số 2
TuÇn 
TiÕt 45: 	TR¶ bµi tËp lµm v¨n sè 2 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp H/s: - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Bài viết của H/s + các lỗi trong bài + cách chữa
- H/s: Lập dàn ý chi tiết đề văn đã viết ở bài TLV số 2
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
*Hoạt động 1; Khởi động
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của H/s
3.Bài mới: Giới thiệu bài: Chúng ta đã cùng nhau viết
bài TLV số 2: đó là kiểu bài yêu cầu kể chuyện kết hợp với miêu tả. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm: được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này.
*Hoạt động 2: 
Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)
Hãy lập dàn ý cho đề văn
- H/s khác theo dõi bổ sung
?Sử dụng yếu tố miêu tả vào các ý nào thì phù hợp?
-> Sử dụng yêu tố miêu tả vào các ý: 2, 4, 5 trong phần thân bài (cần linh hoạt)
GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm
?Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/s
Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa
GV đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt
- Trả bài cho H/s
I. Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một b¹n học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó
II. Phân tích đề, lập dàn ý:
1.Phân tích đề:
- Kiểu VB: tự sự kết hợp với miêu tả
- Vận dụng các kĩ năng: kể chuyện + tưởng tượng + miêu tả
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: (1 điểm)
Lí do viết thư cho bạn
b. Thân bài: (7 điểm) Nội dung bức thư
- Lời thăm hỏi bạn
- Kể cho bạn biết về buổi thăm trường đầy xúc động: 
+ Lí do trở lại thăm trường
+ Thời gian đến thăm trường
+ Đến thăm trường với ai
+ Quang cảnh trường ? (lớp học cũ ra sao)
c. Kết bài: ( 1 điểm)
- Lời chúc, lời chào, lời hứa hẹn
- Kí tên
III. Nhận xét ưu, nhược điểm
1. Ưu điểm: 
- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài 
- Vận dụng yếu tố miêu tả vào bài khá linh hoạt
- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc
- Diễn đạt lưu loát, bố cục bài viết khá chặt chẽ
- Trình bày sạch đẹp.
2. Tồn tại:
- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn. VD:
- Sử dụng yếu tố miêu tả chưa linh hoạt, đôi khi qua lạm dụng làm cho bài viết thiếu tập chung. VD:
- Còn mắc lỗi diến đạt, dùng từ, đặt câu:
- còn sai chính tả
- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.
VD:
- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao
VD:
IV. Sửa lỗi và giải đáp thắc mắc:
- Lỗi chính tả: + Sum suê -> xum xuê
 + Buổi xớm -> sớm
 + Sợ xệt -> sợ sệt
 + dảnh dỗi -> rảnh rỗi
- Lỗi dùng từ:
 + sắm sửa đoan trang -> khang trang
 + nét chữ thanh bạch -> thanh thanh
 + lao vào cuộc sống như một con thiêu thân -> lăn lộn với cuộc sống
 + thời gian giới hạn -> có hạn
 bâng khuân -> bâng khuâng
 + trội dậy trong lòng -> trỗi dậy
 + Đập vào mắt mình -> hiện ra trước mắt
- Lỗi diễn đạt:
 + trống trường bắt đầu đánh -> điểm
 + mình Mai Anh đây -> mình là Mai Anh đây
 + qua tay dạy dỗ của cô -> qua bàn tay cô dìu dắt
 + Tớ phải dừng bút vì cũng muộn rồi tớ phải đi ngủ -> Tớ xin dừng bút vì trời đã khuya
 + có người điều khiển tiền nong -> người lãnh đạo sáng suốt
- Dấu câu:
. Những cây bang, cây bằng lăng. -> thay bằng dấu , 
. Hằng lại an ủi mình cố gắng lên. Làm mình gợi nhớ
V. Đọc, so sánh, nhận xét, công bố điểm
VI.Trả bài:
- Sửa lỗi trong bài
- Viết lại đoạn văn có yếu tố miêu tả cho phù hợp
- Xem lại bài + Soạn VB "Đồng chí"

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.doc