Giáo án Ngữ văn khối 9 - Ôn luyện yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Ôn luyện yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Ôn luyện yếu tố nghệ thuật

 trong văn bản thuyết minh

A/ Mục tiêu cần đạt : Qua tiết luyện tập, HS có thể :

- Tiếp tục được củng cố kiến thức về việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong VBTM.

- Tập viết được đoạn văn TM về 1 đối tượng cụ thể có sử dụng các biện pháp ng/thuật.

B/ Chuẩn bị : - GV : Các bài tập để HS luyện tập.

 - HS : Như phần hướng dẫn ở nhà ( tiết trước đã hướng dẫn )

C/ Tiến trình lên lớp :

 I) Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :

 II) Kiểm tra bài cũ : kết hợp khi luyện tập.

 III) Bài mới : ( 40 )

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Ôn luyện yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :
 Ngày dạy :
Tuần 2: Tiết 2 :
 Ôn luyện yếu tố nghệ thuật
 trong văn bản thuyết minh
A/ Mục tiêu cần đạt : Qua tiết luyện tập, HS có thể : 
- Tiếp tục được củng cố kiến thức về việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong VBTM.
- Tập viết được đoạn văn TM về 1 đối tượng cụ thể có sử dụng các biện pháp ng/thuật.
B/ Chuẩn bị :	- GV : Các bài tập để HS luyện tập.
	- HS : Như phần hướng dẫn ở nhà ( tiết trước đã hướng dẫn )
C/ Tiến trình lên lớp :
 I) Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :
 II) Kiểm tra bài cũ : kết hợp khi luyện tập..
 III) Bài mới : ( 40’ ) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GV hướng dẫn HS luyện tập : ( tiếp )
- GV ra bài tập cho HS luyện tập.
* Bài tập 1 :
 Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật có trong đoạn văn thuyết minh sau. Cho biết tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó ?
“ Sa Pa có rất nhiều thông, k0 phải chỉ ở sườn đồi, sườn núi có thông mà ở bên vệ đường, trong thung lũng hay bên cạnh các con suối trong veo cũng có thông quanh năm reo vui với gió. Đi bên hàng thông, nghe thông reo mà tôi có cảm giác như được nghe một bản giao hưởng của thiên nhiên . Thông Sa Pa có đặc điểm riêng, khác hẳn ở nơi khác. Thân cây cao vút và thẳng tắp, lá nhọn như mũi kim. Sa Pa k0 chỉ có thông mà còn có nhiều loại cây quý khác như cây Pơ - mu chẳng hạn. Gỗ pơ - mu trắng nõn, lại có hương thơm nức, chôn hàng chăm năm dưới đất, gỗ pơ - mu vẫn không hề bị mục.
* Bài tập 2 : 
 Cho câu văn sau :
“ ếch là giống vật ăn các côn trùng có hại, mỗi ngày mỗi con ếch có thể bắt ăn hơn một trăm con côn trùng ”.
 Hãy sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã được biết để hoàn thành 1 đoạn văn thuyết minh trên cơ sở triển khai câu văn đó .
* Bài tập 3 :
 Nếu phải thuyết minh về Chủ tịch Hồ Chí Minh . Em có sử dụng biện pháp nghệ thuật không ? Nếu có, em dự định sẽ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? Khi thuyết minh về điều gì ?
* GV gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 1.
’ GV nhận xét chung và đưa đáp án đúng :
 - Biện pháp nghệ thuật : so sánh kết hợp với miêu tả.
’ Tác dụng : làm cho đoạn văn TM thêm sinh động, hấp dẫn , giới thiệu được sự phong phú độc đáo của cây cối ở Sa Pa.
* Bài tập 2 : 
 GV cho HS thực hành viết đoạn, sau đó gọi 1 vài em đọc đoạn văn của mình.
- GV nhận xét chung xem HS đã đạt được yêu cầu của bài tập chưa :
’ GV có thể gợi ý nếu HS viết chưa đạt : Có thể dùng câu đố về con ếch ở phần mở đầu để giới thiệu hoặc dùng các phép so sánh , nhân hoá.
* Bài tập 3 : 
 - GV gọi 1 HS trả lời .
* GV tổng kết chung.
* HS ghi bài tập và thảo luận .
* 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của bài tập và GV.
* HS thực hành viết đoạn và 1vài em đọc đoạn văn TM của mình.
- Các HS khác nhận xét.
* HS xác định :
- Đối tượng TM là danh nhân.
’ Có thể sử dụng các biện pháp 
nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ, kể 
chuyện... 
- Giới thiệu về con người, phong 
cách, vai trò của Bác.
IV) Củng cố : ( 3’ )
	? Trong các đối tượng thuyết minh sau, các đối tượng nào không thể sử dụng các 
 biện pháp nghệ thuật khi thuyết minh ? ( Hãy đánh dấu x vào ô )
	A. Các mục từ trong từ điển. Ê
	B. Các bản giới thiệu cc di tích lịch sử. Ê
	C. Các tờ thuyết minh đồ dùng. Ê
	D. Các đồ vật, con vật. Ê
	E. Các bài thuyết minh về phương pháp ( cách làm ) Ê
V) Hướng dẫn về nhà : (1’ )
	- Tập viết bài văn TM về Chủ tịch Hồ Chí Minh có sử dụng các biẹn pháp nghệ 
 thuật.
	------------------------------------------------------
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 3: Tiết 3 :
 Ôn luyện yếu tố miêu tả
 trong văn bản thuyết minh
A/ Mục tiêu : Qua tiết học, HS có thể : 
- Tiếp tục nắm được những lưu ý khi sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM.
- Cách sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM sao cho hợp lí và có tác dụng.
B/ Chuẩn bị :	- GV : Nội dung tiết dạy ; đồ dùng ; bảng phụ.
	- HS : Xem lại tiết TLV : sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM .
C/ Hoạt động trên lớp :
 1) Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :
 2) Kiểm tra bài cũ : ( 3’ ) 
	’ GV sử dụng bảng phụ :
 ? Miêu tả trong văn thuyết minh có vai trò gì ?
	A. Làm cho đối tượng TM hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu.
	B. Làm cho đối tượng TM có tính cách và cá tính riêng.
	C. Làm cho bài văn TM giàu sức biểu cảm.
	D. Cả A , B , C đều đúng.
 ’ HS chọn đúng đáp án : (A )
 3) Bài mới : ( 38’ ) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 * Sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM :
- GV giúp HS ôn tập lại việc sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM qua các câu hỏi.
? Người ta thường sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM đối với những đối tượng TM nào ? Nêu ví dụ ?
* HS suy nghĩ, thảo luận - trả lời :
? Khi TM về 1 danh lam thắng cảnh ( vịnh Hạ Long, động Hương Tích, động Phong Nha ... ) thì cần miêu tả những yếu tố nào ? 
? Khi TM về các loài cây ( cây chuối, cây tre, cây lúa ... ) thì cần sử dụng y/tố m/tả ntn ?
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu những điểm cần lưu ý khi sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM.
 ? Việc sử dụng yếu tố m/tả trong VBTM có thể được thực hiện bằng cách nào ?
 ( Qua việc tìm hiểu các VBTM ở tiết “ sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM ” )
* HS phát hiện :
? Yếu tố m/tả trong VB miêu tả có gì khác với yếu tố m/tả trong VBTM ? 
* HS thảo luận nhóm - phát biểu :
* GV chốt:
1. Khi sử dụng yếu tố m/tả trong VBTM cần đảm bảo tính chân thực, khách quan. Các h/ả được m/tả dù có hình thành từ trí tưởng tượng thì cũng phải dựa trên sự tiếp cận, quan sát đối tượng.
? Trong VBTM càng sử dụng nhiều yếu tố m/tả thì bài văn càng sinh động, hấp dẫn. Đúng hay sai ? vì sao ?
* GV rút ra lưu ý thứ 2 :
 2. Cần có sự lựa chọn và sử dụng yếu tố m/tả vừa phải, hợp lí, tránh tình trạng lạm dụng, hạn chế tính khoa học, chân thực của nội dung thuyết minh.
? Làm thế nào để tránh được tình trạng lạc thể loại khi sử dụng yếu m/tả trong VBTM ?
* HS thảo luận - giải thích :
* GV chốt lại lưu ý 3 :
3. Trong quá trình TM những câu văn m/tả nên được sử dụng đan xen với những câu văn có ý nghĩa lí giải ( lập luận giải thích ), ý nghĩa minh hoạ ( lập luận chứng minh ).
Sự đan xen này vừa giúp cho người viết tránh sa vào tình trạng lạc thể loại vừa tạo cách diễn đạt phong phú, linh hoạt sinh động cho VBTM.
 Bài 1 :
 Đoạn văn sau đây là đoạn văn m/tả hay đoạn văn TM có sử dụng yếu tố m/tả ? Vì sao em xác định như vậy ?
 “ Nhà tôi cách Hồ Gươm k0 xa. Từ trên gác cao nhìn xuống hồ như 1 chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính bên gốc đa già, rễ lá xum xuê, xa 1 chút là Tháp Rùa tường rêu xmá xịt, xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh non. ”
* HS thảo luận nhóm - phát biểu :
* Đối tượng TM là những h/ả, hiện tượng, sự việc diễn ra trong cuộc sống . VD như các loài cây, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các địa danh ... 
* Khi TM về 1 danh lam thắng cảnh cần sử dụng yếu tố miêu tả. Khi m/tả khung cảnh thiên nhiên cấu tạo, cách bài trí của tạo hoá ( h/ả, màu sắc, kiểu dáng ... )
* Khi TM về các loài cây cần phải làm nổi bật cấu tạo, hình dáng, màu sắc của rễ, thân, cành, lá, hoa, trái thông qua hình thức miêu tả.
* Việc sử dụng yếu tố m/tả có thể thông qua cách dùng từ ngữ ( nhất là các từ láy ) hoặc các h/ả có sức gợi lớn cùng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc như : so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, ước lệ ...
* Miêu tả trong VB miêu tả hình thành từ năng lực quan sát, tưởng tượng so sánh ... nhằm tái hiện sự vật nên mang tính chủ quan và kém chân thực.
* Miêu tả trong VBTM được hình thành từ quá trìnhtiếp cận, quan sát đối tượng kết hợp với tưởng tượng nhằm cung cấp tri thức giúp cho đối tượng TM hiện lên thật cụ thể, sống động gần gũi dễ cảm nhận.
- Sai ’ vì sẽ dẫn đến lạc thể loại.
* HS trao đổi, thảo luận - đưa ý kiến 
* Là đoạn văn miêu tả vì mục đích chính của đoạn văn k0 phải là cung cấp tri thức mà là tái hiện lại quang cảnh Hồ Gươm. 
IV) Củng cố : ( 3’ )
 ? Em hãy nhắc lại những điểm cần lưu ý khi sử dụng yếu tố m/tả trong VBTM ?
V) Hướng dẫn về nhà : (2’ )
 - Nắm chắc những điểm cần lưu ý khi sử dụng yếu tố m/tả trong VBTM.
	- Viết đoạn văn TM ( khoảng 6 câu ) có sử dụng yếu tố m/tả .
 - Phân biệt được VB miêu tả và VBTM có sử dụng yếu tố miêu tả.
 ************************************************
 Ngày soạn :
 Ngày dạy :
 Tuần 4: Tiết 4 :
Luyện tập sử dụng yếu tố nghệ thuật – miêu tả trong văn bản thuyết minh
A/ Mục tiêu : Qua tiết học, HS có thể : 
- Biết phân tích các đặc điểm, tính chất của VBTM trong 1 đoạn văn cụ thể.
- Biết phát hiện các biện pháp nghệ thuật có trong từng đoạn văn thuyết minh và nêu được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
B/ Chuẩn bị :	- GV : Bảng phụ, một số đoạn văn, bài văn thuyết minh.
	- HS : Như phần hướng dẫn ở nhà ( tiết trước đã hướng dẫn )
C/ Hoạt động trên lớp :
 1) Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :
 2) Kiểm tra bài cũ : kết hợp khi luyện tập..
 3) Bài mới : ( 40’ ) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GV hướng dẫn HS luyện tập : 
- GV ra bài tập , chia nhóm cho HS thảo luận, bàn bạc.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày yêu cầu của bài tập và đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Bài tập 1:
 Đọc các đoạn VB sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.
- Đoạn 1 : Kinh đô Huế dịu dàng, kín đáo, thầm lặng nên thơ như dòng nước Hương Giang trôi êm ả, như tán phượng vĩ lao xao trong thành nội, như đồi thông u tịch buổi chiều hôm xứ Huế. Đi thăm kinh thành Huế du khách sẽ thấy lòng mình thanh thản, tự hào và dễ bị chìm đắm trong sự quyến rũ bởi các công trình kiến trúc tráng lệ mà khiêm nhường, e ấp hoà quyện trong cảnh mây nước, cỏ hoa, đất trời tạo nên những cảm xúc tuyệt mĩ cho thơ ca và hoạ nhạc.
- Đoạn 2 : “ Hàm Rồng nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh lộ Thanh Hoá là yết hầu của con đường huyết mạch một thời đánh Mĩ, là niềm tự hào của cả dân tộc trong 1 giai đoạn lịch sử oanh liệt. Hàm Rồng trở thành bất tử với những chiến công oanh liệt và cảnh trí nên thơ. Nhưng hai chữ Hàm Rồng vốn là tên riêng của 1 ngọn núi hình đầu rồng với cái thân uốn lượn như 1 con rồng từ làng Ràng ( Dương xá ) theo dọc sông Mã lên phía bờ Nam. 
 Chung quanh núi Rồng có nhiều ngọn núi trông rất ngoạn mục như : Ngũ Hoa Phong có hình 5 đoá hoa sen chung 1 gốc, mọc lên từ đầm lầy, có hang tiên với các nhũ đá mang nhiều vẻ kì thú : hình rồng hút nước, hình các vị tiên ... Có ngọn Phù Thi Sơn trông xa như 1 người đàn bà thắt trên mình một dải lụa xanh nằm gối đầu vào thân rồng. Rồi núi mẹ, núi con như hình 2 quả trứng, có núi tả ao, vũng sao sa có nước trong vắt quanh năm. Rồi núi con mèo, núi cánh tiên đều có hình thù như tên gọi. ”
a) Mỗi đoạn VB trên thuyết minh về đối tượng nào ? tính chất thuyết minh thể hiện ra sao ? Chỉ rõ đặc điểm của từng đối được thuyết minh ? 
b) Phát hiện những biện pháp nghệ thuật có trong từng đoạn VB ? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy đối với việc biểu đạt nội dung ? 
’ Sau khi các nhóm đã trả lời và nhận xét bổ sung, GV đưa ra nhận xét chung và đưa đáp án :
a) 
- Đoạn1 : Đối tượng TM là kinh đô Huế.
- Đoạn 2 : TM về Hàm Rồng.
* Tính chất TM được thể hiện :
- Cung cấp những tri thức khách quan được hình thành bằng sự quan sát thực tế, bằng trí tưởng tượng phong phú, bằng tra cứu, tìm hiểu tư liệu ...
* Đặc điểm của từng đối tượng thuyết minh.
- Về hình dáng
- Cấu tạo
- Trạng thái
- Giá trị,ý nghĩa đối với con người.
b) Các biện pháp nghệ thuật như : so sánh, nhân hoá thông qua liên tưởng, tưởng tượng.
’ Các đoạn văn thêm hấp dẫn sinh động tạo sức cuốn hút đối với người đọc người nghe.
- Đoạn 1 : Trạng thái, giá trị, ý nghĩa rất riêng của kinh đô Huế với khách tham quan.
- Đoạn 2 : Làm cho người đọc, người nghe hình dung sự kì thủtong cấu tạo của Hàm Rồng.
 Bài tập 1 : Hãy bổ sung yếu tố miêu tả cho nhưng câu thuyết minh sau đây:
a.Hạt lúa chế biến thành gạo là nguồn lương thực chính trong đời sống con người. Hạt lúa ........
b. Từ hạt gạo người ta còn chế biến ra các loại bánh rất ngon và có giá trị: Bánh chưng, bánh giầy, bánh đa. Hạt gạo ...
c. Thân lúa làm thức ăn cho gia súc, bện chổi, làm chất đốt xưa kia còn dùng để lợp nhà. Thân lúa ...
d. Trong họ lúa có nhiều loại lúa. Dựa vào đặc điểm hạt có các loại lúa nếp, lúa tẻ. Lúa nếp...
Lúa tẻ ...
’ GV hướng dẫn cho HS làm bài tập 1.
’ GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV nhận xét chung kết quả đạt được của từng nhóm. Chú ý nhận xét về cách đưa yếu tố m/tả.
 Bài tập 2 :
Sử dụng yếu tố miêu tả kết hợp với các p2 TM để hoàn thành một đoạn văn TM trên cơ sở triển khai câu chủ đề sau:
 “ Cây tre được sử dụng nhiều trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Việt Nam ”.
’ GV gọi 1 vài HS trình bày đoạn văn của mình.
’ GV nhận xét chung và lưu ý HS cách triển khai câu chủ đề.
- Dùng p2 phân loại, liệt kê kết hợp với miêu tả khi giới thiệu về các bộ phận của cây tre được sử dụng trong đời sống hàng ngày như thân tre, lá tre, cành tre, gốc tre, măng ...
* HS ghi bài tập vào vở và làm theo nhóm bài tập 1.
- Nhóm 1: phần a
- Nhóm 2: phần b
- Nhóm 3: phần c
- Nhóm 4: phần d 
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, bổ sung vào câu văn của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét rồi bổ sung.
* HS cùng thực hành viết đoạn văn TM trên cơ sở triển khai câu chủ đề.
- 1 vài HS đọc đoạn văn.
- Cả lớp nghe nhận xét.
- HS lưu ý để về nhà viết lại
* Tính chất TM được thể hiện.
* Đặc điểm của từng đối tượng thuyết minh.
 * Các biện pháp nghệ thuật :
 Bài tập 1:
Bài tập 2 :
IV) Củng cố : ( 2’ )
	? Qua 2 tiết bài tập trên em thấy các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng vào dạng đề bài thuyết minh nào ? ’ ( TM một danh lam thắng cảnh)
V) Hướng dẫn về nhà : (1’ )
	- Nắm chắc đặc điểm, tính chất của VBTM.
	- Xem lại vai trò của VBTM trong đời sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docTC ngu van 9(3).doc