Giáo án Ngữ Văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 24

Giáo án Ngữ Văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 24

Bài1: Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( Lê Anh Trà)

A- Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

- Từ lòng kính yêu và tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng , học tập và rèn luyện theo gương Bác.

B- Chuẩn bị: GV Tư liệu những mẫu chuyện , tranh ảnh về Bác.

 HS SGK ; vở soạn

C- Tiến trình dạy học:

 I- Ổn định tổ chức – Sĩ số: 9

 II- Kiểm tra: Vở soạn ; SGK ( 3 phút)

 III-Bài mới:

 

doc 40 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Tuần:1 	Tiết:1
Ngày dạy:
Bài1: Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
	 ( Lê Anh Trà)
A- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu và tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng , học tập và rèn luyện theo gương Bác.
B- Chuẩn bị: GV Tư liệu những mẫu chuyện , tranh ảnh về Bác.
 HS SGK ; vở soạn
C- Tiến trình dạy học:
 I- Ổn định tổ chức – Sĩ số: 9
 II- Kiểm tra: Vở soạn ; SGK ( 3 phút)
 III-Bài mới: 
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2phút
3phút
15phút
20phút
* Hoạt động1: 
GV! Khẳng định tầm vóc văn hoá của HCM dẫn vào bài.
* Hoạt động2:
GV! Gọi HS đọc chú thích SGK.
GV? Xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý? 
GV? Em còn biết những tác phẩm nào viết về Bác?
* Hoạt động3: 
GV!Hướng dẫn cách đọc:Đọc rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm.
GV? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc kiểu văn bản gì?
GV? Vấn đề văn bản đề cập đến là gì?
GV? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
GV! Gọi đại diện nhóm trảsau đó nhận xét.
* Hoạt động4:
GV!Yêu cầu HS quan satù phần một.
GV?Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loài trong hoàn cảnh nào?
GV! Có thể dùng kiến thức lịch sử giới 
thiệu cho HS: + Năm1911 rời bến cảng 
Nhà Rồng.
HS lắng nghe
I- Đọc- Hiểu văn bản:
1- Chú thích:( SGK)
 - HS đọc
 - HS trả lời: Năm 1990 nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, có nhiều bài viết về người. “ Phong cách HCM” là một phần trong bài viết “ Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của t/g Lê Anh Trà.
- HS trả lời
2- Bố cục:
- HS lắng nghe và đọc văn bản
- HS trả lời:
+ Phương thức biểu đạt chính luận, loại văn bản nhật dụng.
+ Sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- HS thảo luận trả lời: 2 phần
+ Phần1: từ đầu đến rất hiện đại ( HCM với sự tiếp thu văn hoá nhân loại).
+ Phần2: còn lại ( Những nét đẹp trong lối sống HCM). 
3-Phân tích: 
a-HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại:
- HS quan sát phần một và trả lời :
+/ Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
 trong cuộc đời cách mạng đầy gian nan, 
bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu 
 + Qua nhiều cảng thăm nhiều nước.
 + Thăm nhiều nước.
GV? HCM đã làm cách nào để có được vốn tri thức văn hoa nhân loại? ( Chìa khoá để mở kho tri thức nhân loài)
GV? Kết quả HCM đã có vốn tri thức nhân loại ở mức như thế nào?
GV? Nêu cách tiếp thu tri thức của Bác?
GV? Theo em điều kì lạ nhất tạo nên phong cách HCM làgì?
GV? Tìm câu văn vừa khép lại vấn đề ở phần1 vừa mở ra vấn đề ở phần 2. Nhận xét về cách lập luận của câu văn này?
nước. 
+ Qua lao động, học hỏi, nắm vững các ngôn ngữ.
HS tìm dẫn chứng: Nói thạo nhiều thứ tiếng, làm nhiều nghề đến đâu cũng học.
+ HCM có vốn kiến thức:
Rộng: Từ văn hoá phương đông đến văn hoá phương tây.
Sâu: Uyên thâm
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, phê phán những cái tiêu cực ( tiếp thu có chọn lọc).
+/ HCM tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
- HS thảo luận trả lời:
Câu văn cuối của đoạn 1. Lập luận chặt chẽ nhấn mạnh làm cho đoạn văn ấn tượng, có sức thuyết phục.
IV- Củng cố, dặn dò: ( 2 phút)
- Nêu hoàn cảnh và cách tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loài của Bác?
- Xem phần còn lại chuẩn bị cho tiết sau.
Ngày soạn:	 	Tuần:1 	Tiết:2
Ngày dạy:
Bài1: Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( tiếp theo)
	 ( Lê Anh Trà)
A- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của HCM.
- Nghệ thuật làm nổi bật phong cách HCM.
- Rèn luyện lối sống theo phong cách HCM.
B- Chuẩn bị: - GV Giáo án + Tư liệu về Bác.
 - HS soạn bài.
C- Tiến trình dạy học: 
I- Oån định tổ chức –Sĩ số: 
II- Kiểm tra bài cũ: Nêu hoàn cảnh và cách tiếp thu văn hoá nhân loại của Bác? ( 5 phút)
III-Bài mới: 
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3phút
22phút
10phút
* Hoạt động1: GV gợi dẫn vào bài:
 Bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết phần văn bản đầu nói về thời kì nào trong sự nghiệp CM của Bác?
GV? Phần còn lại của văn bản nói về thời kì nào trong sự nghiệp CM của Bác? 
* Hoạt động2: 
GV? Khi trình bày nét đẹp trong phong cách sống của HCM tác giả đã tập trung vào những khía cạnh, phương diện nào?
GV! Gợi ý: Nơi ở và làm việc, trang phục ,ăn uống
GV? Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không?
GV? Từ đó em có cảm nhận được gì về lối sống của HCM?
GV? Để làm nổi bật lối sống giản dị của Bác tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
GV! Gợi ý: Tác giả dùng phương thức biểu đạt nào? Các chi tiết ra sao? Dùng biện pháp nghệ thuật gì?
GV! Gọi HS trả lời sau đó nhận xét, tóm ý cho HS ghi
GV? Qua phân tích em hãy nêu nội dung và nghệ thuật chính của văn bản?
GV! Nhận xét gọi HS đọc nghi nhớ SGK
* Hoạt động2: 
GV? Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hoá trong thời kì hội nhập hãy chỉ ra thuận lợi và nguy cơ?
GV! Gợi ý: Vấn đề ăn mặc, cơ sở vật chất, cách ăn nói, ứng xử.
GV? Em hãy kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác?
GV! Em hãy hát 1 bài hát về Bác VD: HCM đẹp nhất tên người.
HS trả lời: 
Khi Bác đang hoạt động ở nước ngoài.
HS đọc phát hiện thời kì Bác làm Chủ tịch nước.
b- Nét đẹp trong phong cách sống HCM
- Nơi ở và làm việc đơn sơ mộc mạc: Chiếc nhà sàn là nơi tiếp khách, làm việc, ngủ rất gọn gàng hợp lí.
- Trang phục giản dị: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp đơn sơ.
- Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
HS trao đổi trả lời.
-/ HCM đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị và thanh cao.
HS thảo luận trả lời:
- Kết hợp giữa kể và bình: Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới như CTHCM.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
- Tác giả so sánh lối sống của bác với các vị hiền triết: Giống là giản dị thanh cao, khác Bác gắn bó chia sẻ khó khăn với nhân dân.
- Đan xen thơ và sử dụng nghệ thuật đối: 
Vĩ nhân mà hết sức giản dị gần gũi.
-/ Lối sống của Bác mang nét cao đẹp của nhà văn hoá dân tộc.
- HS tóm lược kiến thức trả lời.
- HS đọc ghi nhớ 
* Ghi nhớ:( SGK)
II-Luyện tập:
- HS xung phong thực hiện:
+ Thuận lợi tiếp xucù nhiều luồng văn hoá hiện đại.
+ Nguy cơ: có nhiều luồng văn hoá tiêu cực phải biết tiếp thu có chọn lọc.
 - HS kể và hát.
IV- Củng cố, dặn dò: ( 5 phút) - Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản?
Soạn bài “ Các phương châm hội thoại”. 
Ngày soạn:	 	Tuần:1 	Tiết:3
Ngày dạy:
Bài1: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm nội dung phương châm về lượng, về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. 
B- Chuẩn bị: - GV Giáo án + Bảng phụ.
 - HS soạn bài.
C- Tiến trình dạy học: 
I- Oån định tổ chức –Sĩ số: 
II- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ( 5 phút)
III-Bài mới: 
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2phút
18phút
10phút
7phút
GV! Giới thiệu bài.
* Hoạt động1:
GV! Dùng bảng phụ có trích ví dụ yêu cầu HS đọc.
GV? Khi An hỏi “ học bơi ở đâu?” ý muốn hỏi điều gì?
GV? Câu trả lời của Ba “ ở dưới nước” có mang đầy đủ nội dung ý nghĩa mà An cần hỏi không?
GV? Qua ví dụ em rút ra nhận xét gì trong giao tiết?
GV! Yêu cầu HS đọc truyện cười“Lợn cưới,áo mới SGK.
GV? Tại sao truyện lại gây cười?
GV? Lẽ ra anh có “ Lợn cưới” và “ anh có áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào?
GV? Như vậy khi giao tiếp cần phải tuân thủ yêu cầu nào?
* Hoạt động2:
Gv! Yêu cầu HS đọc mẫu truyện SGK.
GV? Truyện phê phán điều gì?
GV? Như vậy khi giao tiếp cần tránh điều gì?
GV? Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô giáo là bạn ấy nghỉ học vì ốm không?
GV! Chốt lại kiến thức yêu cầu HS đọc nghi nhớ SGK
* Hoạt động3:
GV! Yêu cầu HS đọc bài tập1, thảo luận và trả lời, sau đó nhận xét.
GV! Yêu cầu HS đọc bài tập2, gọi HS lên bảng làm.
GV! Nhận xét , đánh giá.
GV! Tiếp tục gọi HS đọc và làm bài tập3,4,5 sau đó nhận xét.
- HS lắng nghe
I- Phương châm về lượng:
1-Ví dụ: (SGK)
- HS đọc 
- HS trả lời: Muốn hỏi địa điểm cụ thể nào đóVD: Bể bơi thành phố.
- Không đầy đủ ý nghĩa mà An cần hỏi( Vì bơi là bao hàm ở dưói nước)
2- Kết luận:
-/ HS trả lời:Câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì giao tiếp đòi hỏi.
- HS đọc và trả lời:
+ Vì nhân vật nói nhiều hơn những điều cần nói.
+ Hỏi: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
+ Trả lời: Nãy gìơ không có con lợn nào chạy qua đây cả.
-/ Trong giao tiếp không nên nói nhiều hoặc ít hơn những điều cần nói. 
II- Phương châm về chất:
1-Ví dụ: ( SGK)
HS đọc truyện
HS trả lời: Phê phán tính nói khoác.
2- Kết luận: Không nên nói những điều không đúng sự thật.
- HS trả lời
* Ghi nhớ:( SGK)
- HS đọc
III- Luyện tập:
HS đọc thảo luận trả lời:
a- Thừa cụm từ “nuôiở nhà” vìtừ gia xúc đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà.
- “Hai cánh” là cụm thừa. 
Các câu còn lại tương tự.
HS lên bảng làm
Nói có sách, mách có chứng.
Nói dối
Nói mò
Nói nhăng nói cuội
Nói trạng
Phương châm về lượng
3-“ Rồi có nuôi được không” người nói không tuân thủ phương châm về lượng( hỏi một điều thừa)
4- a. Nhằm báo cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
 b. Nhằm nói báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là do  ... g với nghĩa chuyển, bằng phép tu từ hoán dụ.
c- Từ chân dùng với nghĩa chuyển, bằng phép tu từ ẩn dụ.
d- Giống c.
2- HS thảo luận trả lời:
Từ trà dùng với nghĩa chuyển chứ không phải nghĩa gốc như đã giải thích. Trà trong những cách dùng này là sản phẩm từ thực vật, được chế biến thành dạng khô, đẻ pha nước uống.Ở đây từ trà được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
IV- Củng cố, dặn dò: ( 5phút)
Nêu nhận xét về nghĩa của từ và phương thức phát triển nghĩa của từ?
Học bài, làm tiếp bài tập, soạn bài mới.
..
Ngày soạn:	 	Tuần:5 	Tiết:22
Ngày dạy:
Baì5: văn bản CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích Vũ trung tuỳ bút)
	- Phạm Đình Hổ-
A- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Thấy cuộc sống xa hoa, sự nhung nhiễu của quan lại thời Lê Trịnh. Qua đó thấy thái độ phê phán của tác giả.
- Bước đầu nhận biết được đặc trưng cơ bản của thể tuỳ bút, nắm được giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 
B- Chuẩn bị: - GV Giáo án + Tham khảo tài liệu.
 - HS soạn bài.
C- Tiến trình dạy học: 
I- Oån định tổ chức –Sĩ số: 
II- Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung và nghệ thuật truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ? Tác giả đưa yếu tố kì ảo vào câu chuyện quen thuộc nhằm thể hiện điều gì? ( 5 phút)
III-Bài mới: GV! Giới thiệu bài mới 
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10phút
15phút
10phút
3phút
* Hoạt động1
GV! Yêu cầu HS đọc chú thích SGK
GV? Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả và xuất xứ của tác phẩm?
GV? Em hiểu thế nào về thể loại tuỳ bút
GV! Hướng dẫn cách đọc, gọi HS đọc tác phẩm.
GV? Em hãy nêu nội dung của đoạn đầu tác phẩm? ( Từ đầu đến triệu bất thường)?
GV? Em hãy tìm những chi tiết kể về cuộc sống của chúa trịnh và bọn quan lại?
GV? Tác giả miêu tả cảnh phủ chúa như thế nào? Aâm thanh ra sao?
GV? Tại sao giả lại nói “ Kẻ thức giả biết đó là triêu bất thường”?
GV? Để làm nổi bật cuộc sống ăn chơi xa hoa vô độ của bọn vua quan chúa trịnh, tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì?
GV? Đoạn còn lại có nội dung gì?
GV? Em hãy dùng những chitiết kể về thủ đoạn của bọn quan lại hậu cận?
GV? Trước thủ đoạn đó người dân rơi vào tình cảnh như thế nào?
GV? Trong đoạn văn này tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào đẻ tố cáo thủ đoạn của bọn chúng?
GV! Chốt lại nội dung kiến thức, sau đó gọi HS đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động2
GV! Gọi HS đọc phần đọc thêm, hướng dẫn về nhà viết đoạn văn.
I- Đọc – Hiểu văn bản
1- Tác giả, tác phẩm:
- HS đọc và trả lời:
+ Phạm Đình Hổ( 1768-1839). Quê ở Hải Dương. Oâng sống ở thời kì chế độ PK khủng hoảng nên có thời gian ẩn cư,sáng tác văn chương, khảo cứu về nhiều lĩnh vực.
+ Văn bản trích trong “ Vũ trung tuỳ bút” viết về cuộc sống của phủ chúa Trịnh, thế kỉ XVIII.
+ Tuỳ bút: ghi chép lại sự việc con người theo cảm hứng chủ quan không gò bó theo hệ thống kết cấunhưng vẫn tuân theo một tư tưởng cảm xúc chủ đạo, bộc lộ thái độ của tác giả.
2- Từ khó: (SGK)
3- Phân tích:
- HS đọc và trả lời
a- Cuộc sống của chúa Trịnh và bọn quan lại:
- HS phát hiện trả lời
+ Xây dựng nhiều cung điện đình đài hao tiền tốn của không biết bao nhiêu mà kể
+ Những cuộc dạo chơi diễn ra thường xuyên, đông người hầu hạ, nhiều trò giả trí lố lăng tốn kém.
+ “ Trong phủ tuỳ chỗ đầu non”
* Cảnh xa hoa lộng lẫy, âm thanh gợi cảm ghê rợn trước cái gì tan tác đau thương.
- HS thảo luận trả lời:
Tác giả xem đó là điềm gở, chẳng lành như báo trước sự suy vong tất yếu của triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi nước mắt và cả xương máu của dân lành.
- HS trả lời:
Dùng biện pháp so sánh, liệt kê, miêu tả tỉ mỉ sống động đẻ khắc hoỗ¶ nét cuộc sống ăn chơi, xa hoa vô độ của bọn vua chúa quan lại thời Lê- Trịnh.
b- Thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận:
- HS phát hiện trả lời:
+ Được chúa sủng ái chúng ngang nhiên ỉ thế hoành hoành, vừa ăn cướp vừa la làng.
+ Nhà giàu vu cho là giấu vật cung phụng.
+ Hòn đá cây cối to lớn thì phá huỷ tường khiêng ra.
+ Dân chúng bị đe doạ cướp bóc, o ép sợ hãi thường phải bỏ của.
- HS thảo luận trả lời: Bằng cách xây dựng hình ảnh đối lậo, dùng phương pháp so sánh liệt kê những sự việc có thật đẻ phơi bày tố cáonhững hành vi thủ đoạn của chúng.
* Ghi nhớ: ( SGK)
- HS đọc
II- Luyện tập:
- HS đọc, lắng nghe
VI- Củng cố, dặn dò: ( 2phút)
Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản?
Học bài, soạn bài mới.
Ngày soạn:	 	Tuần:5 	Tiết:23
Ngày dạy:
Baì5: văn bản HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
 HỒI THỨ MƯỜI BỐN
	 Đánh Ngọc Hồi, quân thanh bị thua trận
 	 Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài.
	( Ngô Gia Văn Phái)
A- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh.
- Rèn luyện kĩ năng đọc tác phẩm. 
B- Chuẩn bị: - GV Giáo án + Tham khảo tài liệu + Sơ đồ trận đánh Ngọc Hồi, Đống Đa.
 - HS soạn bài.
C- Tiến trình dạy học: 
I- Oån định tổ chức –Sĩ số: 
II- Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung và nghệ thuật truyện “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”?(5phút)
III-Bài mới: GV! Giới thiệu bài mới 
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
7phút
20phút
10phút
* Hoạt động1
GV! Gọi HS đọc chú thích
GV? Em hãy nêu vài nét về tác giả?
GV! Yêu cầu HS chú ý từ khó khi phân tích.
* Hoat động2
GV! Hướng dẫn cách đọc, gọi HS đọc tác phẩm.
GV? Hồi thứ mười bốn chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoạn?
GV! Cho HS thảo luận , sau đó gọi đại diện trả lời,GV Nhận xét, bổ xung.
GV! Gợi dẫn vào mục
GV? Nhận được tin báo gấp Nguyễn Huệ có thái độ như thế nào? Và ông có hành động ra sao?
GV? Qua thái độ và hành động của Nguyễn Huệ, có thể thấy Nguyễn Huệ là người như thế nào?
I- Đọc – Hiểu văn bản
1- Tác giả, tác phẩm:
- HS dựa vào chú thích * trả lời.
2- Từ khó: ( SGK)
3- Phân tích:
- HS lắng nghe, đọc.
- HS thảo luận trả lời: Chia làm 3 đoạn:
+ Từ đầu đến mậu thân 1788: Được tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế cầm quân đánh giặc.
+ Tiếp đền rồi kéo vào thành: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lừng lẫy.
+ Còn lại: Hình ảnh thất bại thảm hại của bọn xâm lăng và bọn vua quan bán nước.
a- Hình ảnh Nguyễn Huệ – Quang Trung:
- HS trả lời: Oâng giận lắm, họp tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay. Lên ngôi vua đẻ chính danh vị( Dẹp giặc XL trị kẻ phản quốc) .Tự đóc xuất đại binh đến Nghệ An mộ thêm được hơn 1 vạn quan tinh nhuệ.
-/ Nguyễn Huệ bình tĩnh, hành động nhanh kịp thời, mạnh mẽ, thông minh, quyết đoán.
VI- Củng cố, dặn dò: (3 phút)
Nêu vài nét về tác giả và tác phẩm.
Học bài, xem phần còn lại chuẩn bị cho tiết sau.
 	.
Ngày soạn:	 	Tuần:5 	Tiết:24
Ngày dạy:
Baì5: văn bản HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ( tiếp theo)
 HỒI THỨ MƯỜI BỐN
	 Đánh Ngọc Hồi, quân thanh bị thua trận
 	 Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài.
	( Ngô Gia Văn Phái)
A- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Tiếp tục tìm hiểu vẻ đẹp của người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh.
- Thấy được hình ảnh thảm bại của bọn xâm lược và bè lũ tay sai. 
B- Chuẩn bị: - GV Giáo án + Tham khảo tài liệu 
 - HS soạn bài.
C- Tiến trình dạy học: 
I- Oån định tổ chức –Sĩ số: 
II- Kiểm tra bài cũ: Nêu vài nét về tác giả và tác phẩm của văn bản “ Hoàng Lê nhất thống chí”?(4phút)
III-Bài mới: GV! Giới thiệu bài mới (phút)
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
20phút
15phút
2phút
* Hoạt động:GV! Khái quát lại kiến thức cũ vào bài mới
GV? Trong lời dụ lính, Quang Trung nhận định tình hình thời cuộc, thế tương quan giữa ta và địch, đồng thời chỉ rõ cho họ điều gì? Nó có tác dụng như thế nào?
GV? Qua việc làm đó em có cảm nhận gì về người anh hùng Nguyễn Huệ?
GV? Sau khi duyệt binh biểu dương lực lượng ở nghệ An, Quang Trung kéo quân đến tam điệp, QT đã phân tích sự việc và xét đoán bề tôi như thế nào?
GV? Tài dùng binh còn được thể hiện qua trận đánh, em hãy chứng minh?
GV? Từ đó em thấy Nguyễn Huệ là người như thế nào?
GV? Em hãy nhận xét nghệ thuật miêu tả trận đánh của Nguyễn Huệ?
* Hoạt động2
GV? Quân XL nhà Thanh được tác giả miêu tả như thế nào?
GV? Hình ảnh vua tôi phản nước hại dân được thể hiện trong đoạn trích như thế nào?
GV! Khái quát lại nội dung kiến thức gọi HS đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động3
GV? Theo em yếu tố miêu tả góp phần thể hiện sự việc như thế nào?
- HS lắng nghe
a-Hình ảnh Nguyễn Huệ- Quang Trung:
- HS thảo luận trả lời:
+ Khẳng định chủ quyền dân tộc.
+ Nêu bật chính nghĩa, phi nghĩa.
+ Truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.
+ Kêu gọi sự đoàn kết.
= Kích thích lòng yêu nước, sự đoàn kết.
-/ Là người sáng suốt mưu lược trong việc nhận định tình hình thu phục quân sĩ.
- HS trả lời:
+ Theo binh pháp quân thua chém tướng, hiểu tướng sĩ khen chê đúng người đúng việc, sáng suốt mưu lược trong việc dùng người.
+ Chiến lược: Thần tốc, bất ngờ, đánh nhanh, thắng nhanh.
+ Tài quân sự: Nắm bắt tình hình địch ta, tầm nhìn xa trơng rộng.
+ Trận Hà Hồi
+ Trận Ngọc Hồi
-/ Là bậc kì tài trong việc dùng binh.
+ Với lập trường dân tộc và lịng yêu nước, tác giả viết với sự phấn chấn những trang viết chân thực cĩ màu sắc sử thi.
b- Hình ảnh bọn xâm lược và lũ tay sai bán nước:
- HS trả lời: 
+ Khơng đề phịng Tơn Sĩ Nghị sợ mất vía, quân sĩ hoảng hốt tranh nhau chạy qua cầu.
- / Quân tướng nhà Thanh thảm bại.
+ Vua Lê chạy bán sống bán chết, chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, mất tư cách quân vương.
* Ghi nhớ: (SGK)
- HS đọc
II- Luyện tập
- HS thảo luận trả lời
 VI- Củng cố, dặn dò: ( 3phút)
Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản?
Học bài, soạn bài mới.
..............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu Van 9 (soan ky, dep).doc