Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 57

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 57

Ngày soạn:10/8

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, nét riêng biệt trong việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và trong lối sống của Người.

- Biết được một cách viết văn thuyết minh có kết hợp sử dụng các yếu tố kể chuyện, bình luận .

 B. Phương pháp: Đàm thoại, Nêu vấn đề

C.Chuẩn bị của thầy và trò:

- Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài.

- Học sinh: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu.

D.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

*Kiểm tra bài cũ:

-Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

• Giới thiệu bài mới: Từ câu chuyện về cuộc đời của Bác, Giáo viên giới thiệu bài mới.

• Tổ chức hoạt động:

 

doc 86 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 57", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
Tiết thứ 1
Ngày soạn:10/8
Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, nét riêng biệt trong việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và trong lối sống của Người.
- Biết được một cách viết văn thuyết minh có kết hợp sử dụng các yếu tố kể chuyện, bình luận .
 B. Phương pháp: Đàm thoại, Nêu vấn đề
C.Chuẩn bị của thầy và trò:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài.
- Học sinh: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu.
D.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
*Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Giới thiệu bài mới: Từ câu chuyện về cuộc đời của Bác, Giáo viên giới thiệu bài mới.
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
 * Hoạt động 1 : 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản, yêu cầu đọc rõ ràng từng câu từng đoạn.
- Hướng dẫn tìm hiểu bố cục văn bản.
* Hoạt động 2:
? Ở phần đầu của văn bản, tác giả nói với chúng ta những gì về phong cách Hồ Chí Minh trong tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại?
? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì để làm sáng tỏ điều mình muốn nói?
? Từ “điều kì lạ” đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta rút ra được bài học gì trong sự hội nhập với thế giới hiện nay?
 I. Tìm hiểu chung:
 a. Đọc văn bản:
 b. Bố cục của văn bản:
 Văn bản gồm hai phần :
- Phần đầu nói về cách tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Phần 2 nói về lối sống giản dị, thanh đạm của Người.
II. Tìm hiểu phong cách Hồ Chí Minh về tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại:
-“Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới” (kể chuyện)
-“Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc” (bình luận) 
-“Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá” (nhận định)
-“Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc "rất bình dị, rất Việt Nam” (bình luận)
*Nghệ thuật: Vừa kể vừa nhận định, bình luận và lập luận bằng nghệ thuật đối lập "Hồ Chí Minh là người đã tiếp xúc, am hiểu,chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá trên thế giới nhưng Người không hề bị lai căngNgười vẫn giữ được cái gốc văn hoá dân tộc
" Trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay, phong cách Hồ Chí Minhvừa có ý nghĩa cập nhật vừa có ý nghĩa lâu dài. Học tập Bác Hồ, thế hệ trẻ chúng ta sẽ tiếp thu những cái đẹp cái hay của thế giới, đồng thời phải biết phê phán cái tiêu cực trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, giữ được bản sắc văn hoá dân tộc mình trong lối sống, trong cách ứng xử hàng ngày.
E. Củng cố, dặn dò:
- Đọc lại văn bản.
- Nhấn mạnh nét đẹp vừa dân tộc vừa hiện đại trong phong cách Hồ Chí Minh (kết hợp hài hoà giữa dân tộc - hiện đại).
- Suy nghĩ về câu hỏi 2 trong sgk.
- Chuẩn bị học tiếp phần còn lại.
TUẦN 1
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
Tiết thứ 2
Ngày soạn:10/8
A . Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, nét riêng biệt trong việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và trong lối sống của Người.
- Biết được một cách viết văn thuyết minh có kết hợp sử dụng các yếu tố kể chuyện, bình luận.
 B. Phương pháp: Đàm thoại, Nêu vấn đề
C. Chuẩn bị của thầy và trò:
Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài.
Học sinh: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu.
D.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
*.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Giới thiệu bài mới: 
Từ câu chuyện về cuộc đời của Bác, Giáo viên giới thiệu bài mới.
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
* Hoạt động 3:
? Tác giả đã nói với chúng ta những điều gì về phong cách Hồ Chí Minh?
? Cách trình bày ở đây khác cách trình bày ở trên như thế nào?
? Đôi dép cao su của Bác đã trở thành đề tài sáng tác của nhiều nhạc sĩ, em hãy giới thiệu một trong những bài hát đó?
? Từ lối sống của Bác gợi em nhớ đến lối sống của những ai trong lịch sử? ( Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm...)
* Hoạt động 4:
? Điều gì trong văn bản đem đến cho em hiểu biết mới về Bác Hồ kính yêu? 
? Để giới thiêu phong cách Hồ Chí Minh Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
Học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
III.Tìm hiểu phong cách Hồ Minh về lối sống:
+ Một lối sống vô cùng giản dị:
- Về nhà ở:  “Lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình, [] chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp bộ chính trịvới đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”.
- Về trang phục: Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ”
- Về ăn uống: đạm bạc, không cầu kì (cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối)
+ Cách sống vô cùng thanh cao sang trọng:
- Không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó.
- Không phải là cách tự thần thánh hoá tự làm cho khác đời.
- Một cách sống có văn hoá đã trở thành quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
=> Sự kết hợp hài hoà giữa giản dị và thanh cao.
IV.Khắc sâu ấn tượng về bài văn:
 * Về nghệ thuật:
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Sử dụng đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập:
Vĩ nhân mà gần gũi; am hiểu văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
IV. Tổng kết:
- Bài học rút ra sau khi học tập phong cách Hồ Chí Minh.
- Ghi nhớ: (sách giáo khoa)
E.Củng cố - dặn dò:
- Học bài, nắm nét chính về phong cách Hồ Chí Minh.
 - Sưu tầm những chuyện kể về phong cách Hồ Chí Minh.
 - Bài học tu dưỡng, rèn luyện bản thân.
- Đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, trả lời các câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài trong sách giáo khoa.
- Đọc bài Các phương châm hội thoại.
TUẦN 1
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Tiết thứ 3
Ngày soạn:12/8
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung của hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Phương pháp: Phân tích ngữ liệu, trao đổi thảo luận
C. Chuẩn bị của thầy và trò:
Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài.
Học sinh: Đọc bài, suy nghĩ về các câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài trong sách giáo khoa.
D.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
* Kiểm tra bài cũ:
( kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh)
Giới thiệu bài mới: trong giao tiếp chúng ta phải tuân thủ các qui tắc nhất định, các qui tắc đó là những phương châm hội thoại, để hiểu rõ hơn về vấn đề này hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài Các phương châm hội thoại. 
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1 :
? Hãy đọc kĩ 2 ví dụ trong sách giáo khoa và cho biết ở ví dụ 1, câu nói nào là không bình thường. vì sao? Ở ví dụ 2, tại sao lại gây ra tiếng cười
Từ 2 ví dụ trên, em rút ra được những yêu cầu gì khi giao tiếp?
Hoạt động 2:
? Truyện cười quả bí khổng lồ phê phán điều gì? Từ nội dung truyện đó, em rút ra được điều gì cần phải tuân thủ khi giao tiếp? (phê phán tính hay nói khoác)
 Hoạt động 3:
 Gọi học sinh lên bảng làm BT 1 và 2.
 Gọi 2 học sinh khác nhận xét.
 Giáo viên kết luận.
3. HD học sinh thảo luận nhóm bài tập 
1. Phương châm về lượng:
 a.Ví dụ: ( sách giáo khoa).
 b. Bài học rút ra là:
- Trả lời phải đúng với điều mà người hỏi muốn biết, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
- Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
2. Phương châm về chất:
 a. Ví dụ: ( sách giáo khoa)
 b. Bài học rút ra: Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình tin là không đúng sự thật hay không có bằng chứng xác thực.
3. Luyện tập:
a .Bài tập 1 :
- Nói thừa “nuôi ở nhà”vì từ “ gia súc”đã có ý đó.
- Nói thừa “có hai cánh”vì loài chim nào cũng có hai cánh.
b. Bài tập 2: chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
- Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.
- Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che dấu một điều gì đó là nói dối.
- Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là nói mò.
- Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội.
- Nói khoác lácnói trạng
 E.Củng cố - dặn dò:
- Học bài, nắm chắc các phương châm hội thoại đã học.
- Làm các bài tập còn lại.
 - Đọc bài các phương châm hội thoại tiếp theo.
 - Chuẩn bị bài : Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
TUẦN 1
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Tiết thứ 4
Ngày soạn:12/8 
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
 - Biết phát hiện một số biện pháp nghệ thuật được dùng trong các băn bản thuyết minh.
 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật ấy khi tạo lập văn bản thuyết minh.
 B. Phương pháp: Thảo luận nhóm
C. Chuẩn bị của thầy và trò:
- Giáo viên đọc tài liệu, chuẩn bị hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu.
- Học sinh đọc trước bài học và trả lời câu hỏi HD tìm hiểu bài ở sách giáo khoa.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – hoc:
* Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
* Giới thiệu bài mới: Thế nào là văn bản thuyết minh? Các đặc điểm của văn bản thuyết minh?
* Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
* Hoạt động 1 :
HD học sinh ôn tập về văn bản thuyết minh.
? Văn bản thuyết minh là văn bản như thế nào? Nó được viết ra nhằm mục đích gì? Người ta thường dùng các phương pháp thuyết minh nào?
* Hoạt động 2:
? Để cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn người ta thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào?
* Hoạt động 3:
- Học sinh viết văn bản thuyết minh, gọi học sinh đọc văn bản vừa viết, học sinh khác nhận xét bài làm của bạn,
- Giáo viên kết luận.
1 .Ôn tập về văn bản thuyết minh:
- Văn bản thuyết minh là loại văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, t/c của sự vật  Tri thức đó đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.
- Mục đích: Nêu bật những đặc điểm tiêu biểu, bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Các phương pháp thuyết minh:
Nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích.
2. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
- Kể chuyện:
- Tự truyện:
- Nhân hoá: 
3. Luyện tập: 
Đề ra: Viết một văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương.
E.Củng cố dặn dò: 
- Nắm lý thuyết về văn bản thuyết minh.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị luyện tập.
TUẦN 1
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Tiết thứ 5
Ngày soạn:12/8
Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
 - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong khi thuyết minh về một vấn đề.
 B. Phương pháp: Phân tích ngữ liệu
C. Chuẩn bị của thầy và trò:
 - Giáo viên: Ra đề cho học sinh chuẩn bị ở nhà.
 - Học sinh thực hiện bài tập theo yêu cầu của đề ra.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – hoc:
 * Kiểm tra bài cũ:
 ? Khi thuyết minh một sự vật, hiện tượng, để bài th ... , kiên cường
Hoạt động 3:
Giáo viên: Em hãy tìm những từ thích hợp điền vào chỗ trống?
- Từ điền vào chỗ trống ở dòng thứ 3 mang thanh gì?
Giáo viên: hường dẫn Học sinh làm thêm câu cuối sao cho hợp với nội dung 3 câu trước.
Học sinh: Nhóm tổ cử đại diện đọc, bình bài thơ trước lớp.
I.Nhận diện thơ tám chữ:
1 .Ví dụ:
- Mỗi dòng ở mỗi ví dụ đều có tám chữ.
Ví dụ a: gieo vần an, ưng, ăt.
 b: oc
 c: at, on, iên
- Gieo vần chân liên tiếp, chuyển đổi theo từng cặp: tan – ngàn, mới - gội, bừng - rừng.
- Đoạn 2: Gieo vần chân liên tiếp.
- Đoạn 3: Gieo vần chân Ž gián cách: Ngát- hát, Non- son, Đứng -dựng, Tiên- nhiên.
- Cách ngắt nhịp của thể thơ tám chữ đa dạng, linh hoạt.
2.Ghi nhớ: 
 (sách giáo khoa)
II.Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ:
Bài 1 :
Câi 1 : Ca hát
Câu 2: Ngày qua
Câu 3: bát ngát:
Câu 4: Muôn hoa
Bìa 2:
Câu 1 : Cũng mất
Câu 2: Tuần hoàn
Câu 3: Đất trời
Bài 3:
- Rộn r㠎 sai về vần, thanh điệu,.
- Những chàng trai 15 tuổi vào trường.
II. Thực hành làm thơ 8 chữ:
1 .Từ điền vào chỗ trống ở dòng thứ 3 mang thanh bằng
- Từ điền vào chỗ trống cuối dòng thứ tư phải có khuôn âm (a) để hiệp vần với chữ xa ở cuối dòng 2 và mang thanh bằng.
Vườn, qua.
3. Đọc và bình thơ
E.Tổng kết-rút kinh nghiệm: 
 - Đặc điểm của thể thơ 8 chữ 
 - Hoàn thành bài tập.
TUẦN 11
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
Tiết thứ 55
Ngày soạn: 3/11
Mục tiêu cần đạt:
I.Chuẩn:
Kiến thức:
 - Thấy được yêu cầu của bài kiểm tra, biết được ưu điểm, khuyết điểm của bài làm. 
 - Có ý thức học bài nghiêm túc để bảo đảm kiến thức cơ bản về văn học Trung đại
Kỹ năng:
 - Biết sửa các lỗi trong bài làm .
Thái độ:
- Có ý thức học bài nghiêm túc để bảo đảm kiến thức cơ bản về văn học Trung đại
 II.Nâng cao. Mở rộng:
Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đọc và chấm bài kiểm tra, chuẩn bị nhận xét.
- Học sinh: Học bài cũ, Nắm chắc các tác phẩm văn học Trung đại.
 C. Phương pháp và KTDH: Nhận xét đánh giá,Chữa lỗi 
 D. Tiến trình lên lớp:
	* Ổn định:
	* Kiểm tra bài cũ;
	*Triển khai bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
* Hoạt động 1 :
Giáo viên: đọc lại đề bài.
Gọi học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi trong đề ra, Giáo viên dựa vào đáp án (T 48) để kết luận.
* Hoạt động 2:
Giáo viên nhận xét ưu, khuyết điểm của bài làm học sinh.
* Hoạt động 3:
Giáo viên trả bài, Học sinh sửa lỗi trong bài làm.
Giáo viên gọi tên, ghi điểm vào sổ.
I. Đề bài: ( Tiết 48)
II. Nhận xét chung:
1 . Ưu điểm:
- Phần đông học sinh chuẩn bị bài tương đối tốt nên trả lời chính xác phần trắc nghiệm.
- Về phần tự luận, một số học sinh hiểu bài chắc chắn nên bảo đảm các yêu cầu về nội dung.
- Một số em diễn đạt rõ ràng trôi chảy, trình bày sạch sẽ.
- Bài làm ít sai lỗi chính tả.
2.Nhược điểm:
- Một số em tỏ ra không nắm kiến thức văn học nên bài làm thiếu chính xác.
- Diễn đạt yếu nên phần tự luận mơ hồ, không rõ ý.
- Trình bày cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả.
III. Trả bài:
E.Tổng kêt-rút kinh nghiệm 
 - Ôn tập lại các tác phẩm văn học Trung đại.
 - Hoàn thành sửa lỗi trong bài kiểm tra.
 - Chuẩn bị: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
TUẦN 12
BẾP LỬA
 (Bằng Việt)
Tiết thứ 56
Ngày soạn: 3/11
Mục tiêu cần đạt:
I.Chuẩn:
Kiến thức:
Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.
Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, lời bình trong một tác phẩm trữ tình.
Kỹ năng:
Nhận biết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, lời bình trong một tác phẩm trữ tình.
Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang sống xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với tình cảm quê hương, đất nước.
Thái độ:
 -Trân trọng nâng niu tình cảm gia đình, đặc biệt là tình bà cháu.
 - Biết gắn bó tình cảm gia đình với tình yêu đất nước.
 II.Nâng cao. Mở rộng:
 - Sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, lời bình trong một tác phẩm trữ tình nhuần nhuyễn.
 B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
- Học sinh:
 C. Phương pháp và KTDH:
 D. Tiến trình lên lớp:
	* Ổn định:
	* Kiểm tra bài cũ;
	*Triển khai bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
 Hoạt động 1 :
Học sinh đọc chú thích *.
Giáo viên: Nêu những hiểu biết khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
Hình ảnh nào bao trùm bài thơ? Gắn liền với hình ảnh đó là hình ảnh nào?
Phương thức biểu đạt? 
Học sinh: Biểu cảm + tự sự.
 *Hoạt động 2:
Giáo viên: Bài thơ là lời nhân vật nào? Nói về ai và về điều gì?
Giáo viên: Bố cục bài thơ như thế nào?
Học sinh: Trả lời
Giáo viên: Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu được gợi lại?
Giáo viên: Tìm những hình ảnh thơ thể hiện sự hồi tưởng về tuổi thơ, về bà và về bếp lửa?
 - Cảm nhận về hình ảnh người bà và bếp lửa?
- Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa, người cháu nhớ đến bà và ngược lại?
 - Vì sao tác giả viết “Ôi kì lạ.”?
 - Vì sao tác giả viết “Ngọn lửa” mà không nói “bếp lửa”?
 - Cảm nhận về tình bà cháu?
* Hoạt động 3:
Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ
I. Tìm hiểu chung:
1 . Tác giả:
- Quê: Hà Tây.
- Trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
2. Tác phẩm:
1963, in trong tập thơ cùng tên khi nhà thơ ở Liên Xô.
3. Đọc, hiểu chú thích:
(Sách giáo khoa)
II. Phân tích:
1 . Mạch cảm xúc và bố cục bài thơ:
- Mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ hồi tưởng Žhiện tại Žkỉ niệm Žsuy ngẫm.
Bố cục: 2 phần.
2. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu:
- Kỉ niệm tuổi thơ bên bà: 
 + Thiếu thốn, gian khổ.
 + Bà sớm hôm chăm chút.
- Kỉ niệm về bà + tuổi thơ + bếp lửa: khói hun nhèm – nghĩ mũi còn cay.
- Bếp lửa bà nhen Žbếp lửa hiện diện như tình cảm ấm áp của bà, sự cưu mang đùm bọc
- Tiếng tu hú: giục giã, khắc khoải, da diết.
3. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa:
- Suy ngẫm về cuộc đời bà Žhình ảnh bà Žgắn liền với hình ảnh bếp lửa
ð Bà nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm.
 + Bà “nhóm dậy cả những tâm tình” Žngọn lửa của bà là niềm tin thiêng liêng, kỉ niệm ấm lòng, nâng bước cháu trên đường dài.
- Hình ảnh bà Žgắn liền với hình ảnh bếp lửa (10 lần) Žbình dị và thân thuộc, thiêng liêng: Ôi kì diệu.
- Bếp lửa Žngọn lửa Žbà là người truyền lửa, truyền sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
III. Tổng kết:
1 . Nội dung:
Những kỉ niệm, tình bà cháu.
2. Nghệ thuật:
Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự, bình luận.
TUẦN 12
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ
 LỚN TRÊN LƯNG MẸ
Tiết thứ 57
Ngày soạn: 3/11
Mục tiêu cần đạt:
I.Chuẩn:
Kiến thức:
Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Tình cảm bà mẹ dân tộc Tà ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cạch mạng.
NT ẩn dụ phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru tha thiết trìu mến.
Kỹ năng:
Đọc – hiểu bài thơ hiện đại.
Phân tích từ ngữ hình ảnh nổi bật mang màu sắc dân gian trong bài thơ.
Phân tích mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát ru.
Thái độ:
Cảm nhậ được tinh thần kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc, tự hào về người mẹ VN thương con yêu quê hương đất nước.
II. Nâng cao. Mở rộng:
 B.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị hệ thống câu hỏi hướng dẫn.
- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 C. Phương pháp và KTDH: Đọc sáng tạo , nêu vấn đề. Hoạt động nhóm.
 D. Tiến trình lên lớp:
	* Ổn định:
	* Kiểm tra bài cũ; 
 ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”? Cảm nhận của em về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ?
	*Triển khai bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Học sinh: đọc chú thích.
Giáo viên: Hãy giới thiệu vài nét về tác giả, bài thơ?
Học sinh đọc bài thơ, tìm hiểu bố cục.
* Hoạt động 2:
? Qua những đoạn thơ gợi lên hình ảnh người mẹ trong những công việc cụ thể nào?
? Cảm nhận của em về những việc làm của mẹ?
? Phân tích hình ảnh người mẹ trong những công việc cụ thể?
? Tình cảm của mẹ được thể hiện qua những công việc đó như thế nào?
? Đi liền với hình ảnh của mẹ trong từng công việc là tấm lòng của mẹ, hãy cảm nhận tấm lòng người mẹ?
I. Tìm hiểu chung:
1 . Tác giả:
- Quê ở Thừa Thiên Huế, trưởng thành trong kháng chiến.
- Là Uỷ viên bộ chính trị, trưởng ban tư tưởng văn hoá trung ương.
 2.Tác phẩm: 
- Sáng tác 1971 .
3. Đọc và tìm hiểu bố cục:
II. Phân tích:
1 . Hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong bài thơ:
- Gắn với hoàn cảnh, công việc cụ thể:
+ Mẹ giả gạo nuôi bộ đội .
ð Sự vất vả cực nhọc và ý thức bền bỉ lao động góp phần vào kháng chiến.
+ Mẹ tỉa bắp trên núi Ka lưi
ð Gợi sự gian khổ của người mẹ giữa núi rừng mênh mông, heo hút Ž mẹ say mê lao động sản xuất góp phần vào cuộc kháng chiến của dân tộc.
+ Mẹ chuyển lán, đạp rừng, địu em đi để giành trận cuối Ž di chuyển lực lượng kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tâm, lòng tin vào thắng lợi.
ð Ba công việc thể hiện sự bền bỉ, quyết tâm kháng chiến trong đời thường Ž Chứng tỏ tình yêu thương con người, thương con, yêu bộ đội, nhân dân, đất nước, khát khao độc lập tự do.
* Hoạt động 3:
? Trong mỗi lời hát ru của mẹ có điểm giống và khác nhau như thế nào?
? Em hiểu thế nào về 2 câu thơ: “Mặt trời của bắp  Mặt trời của mẹ”. Phân tích tình cảm của mẹ đối với con ở câu thơ thứ 2.
 Hoạt động 4:
Giáo viên: Tình cảm của người mẹ phát triển trong những khúc hát ru như thế nào? Hãy chứng minh?
Giáo viên: Cảm nhận hình ảnh bà mẹ?
 2 Những khúc hát ru và khát vọng của người mẹ:
- Hình ảnh lưng mẹ đưa nôi và tim hát thành lời ŽLời hát chứa đựng tình cảm của nhà thơ.
- Lời hát mẹ gửi gắm ước mong con ngủ ngoan, nhanh khôn lớn.
- Mỗi lời ru Žmột ước nguyện khác gắn liền công việc.
- Tình yêu tha thiết của mẹ đối với con, con là niềm tin của mẹ (cụm từ “con mơ cho mẹ” được lặp lại nhiều lần).
- Hình ảnh “ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” Ž con là nguồn hạnh phúc ấm áp, gần gũi thiêng liêng. Chính con đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống.
- Ba khúc hát ru thể hiện 3 cung bậc tình cảm và khát vọng của những người mẹ Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tình cảm và khát vọng của người mẹ phát triển dần qua các khúc hát. Tình thương con gắn liền với tình thương bộ đội và dân làng đói khổ, gian nan. Ước vọng của người mẹ về đứa con gắn liền với ước vọng về đất nước độc lập, tự do.
- Từ hình ảnh người mẹ Tà Ôi với việc làm và tấm lòng cao cả, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước và ý chí chiến đấu vì độc lập, tự do cho đất nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
III. Tổng kết:
1 . Nội dung:
2. Nghệ thuật:
(Ghi nhớ sách giáo khoa)
E.Tổng kết-rút kinh nghiệm:
 - Đọc diễn cảm bài thơ.
 - Học thuộc lòng bài thơ. 
 - Chuẩn bị bài Ánh trăng.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9 DA CHINH THEO CHUAN KTKN.doc