Tiết 10: Tập làm văn: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VIẾT SỐ 1
A. Mức độ cần đạt:
Học sinh có ý thức và biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc học tập văn bản thuyết minh
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức:
- Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng: Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
3. Thái độ: Có ý thức thực hành và chuẩn bị tốt cho tiết viết bài
C. Phương pháp: Thực hành, học nhóm
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: 9a / 29 (vaéng .); 9b / 29 (vắng )
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Câu hỏi: Nêu vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả trong một văn bản thuyết minh? Phân biệt sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và văn bản miêu tả?
b. Đáp án: Nêu được vai trò và tác dụng cơ bản .( 4đ ): Phân biệt được sự khác nhau.( 6đ )
3. Nêu vấn đề: Giới thiệu vai trò của tiết luyện tập.
Ngaøy soaïn: 24/ 08/2011 Ngaøy giaûng: 26/08/2011 Tieát 10: Taäp laøm vaên: LUYEÄN TAÄP SÖÛ DUÏNG YEÁU TOÁ MIEÂU TAÛ TRONG VAÊN BAÛN THUYEÁT MINH. HÖÔÙNG DAÃN LAØM BAØI VIEÁT SOÁ 1 A. Mức độ cần đạt: Học sinh có ý thức và biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc học tập văn bản thuyết minh B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến thức: - Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. - Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. 2. Kĩ năng: Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn. 3. Thái độ: Có ý thức thực hành và chuẩn bị tốt cho tiết viết bài C. Phương pháp: Thực hành, học nhóm D. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: 9a / 29 (vaéng .............................); 9b / 29 (vắng) 2. Kiểm tra bài cũ: a. Câu hỏi: Nêu vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả trong một văn bản thuyết minh? Phân biệt sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và văn bản miêu tả? b. Đáp án: Nêu được vai trò và tác dụng cơ bản .( 4đ ): Phân biệt được sự khác nhau.( 6đ ) 3. Nêu vấn đề: Giới thiệu vai trò của tiết luyện tập. 4. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên và học sinh * Hoạt động 1: Hướng dẫn củng cố kiến thức - Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh? - Khi nào thì ta có thể sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh? - Các yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh phải thực hiện nhiệm vụ gì? + Nhắc lại kiến thức cũ * Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập - Bài 1: Cho Hs đọc các đoạn văn đã tìm ở nhà và nêu tác dụng của yếu tố miêu tả. - Nhận xét. Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc đề. - Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì? - Cụm từ “con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì? - Có thể hiểu đề bài muốn trình bày con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam không? + Trình bày:Con trâu gắn bó với nghề làm ruộng, công việc đồng áng của người dân Việt. - Bố cục của bài thuyết minh gồm mấy phần? - Mở bài cần trình bày những ý gì? + Giới thiệu chung về con trâu. - Phần thân cần nêu những ý nào? - Hãy sắp xếp những ý đã tìm được theo thứ tử trong phần thân bài? - Trong nghề làm ruộng con trâu đóng vai trò như thế nào? - Ở huyện ta có lễ hội nào mà trâu tham gia không? Lễ hội đó của dân tộc nào? Ý nghĩa? - Giải thích rõ hơn về lễ hội đâm trâu của dân tộc Châu Mạ ở Đạ Tẻh. - Thịt, da, sừng trâu có tác dụng gì? - Đối với người nông dân con trâu có giá trị như thế nào? - Đối với những đứa trẻ nơi thôn dã con trâu gắn với những kỉ niệm gì về tuổi thơ của chúng? + Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà trình bày. + Lớp nhận xét, bổ sung. - Từng gắn bó lâu đời với mình, người nông dân đã có tình cảm như thế nào đối với con trâu? -Thử tìm vài câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm của con người đối với con trâu. + Lấy một số ví dụ như: a. Con trâu là đầu cơ nghiệp. b. Trâu ơi ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta - Chúng ta có thể vận dụng yếu tố miêu tả ở những chi tiết nào của đối tượng? + xác định - Hướng dẫn viết bài. - Nêu yêu cầu khi viết bài và hướng dẫn,quy định thời gian thảo luận. - Chia lớp làm 4 nhóm: + Nhóm 1: Viết đoạn mở bài. + Nhóm 2: Thuyết minh con trâu ở làng quê Việt Nam (trong việc làm ruộng). + Nhóm 3: Thuyết minh con trâu với tuổi thơ ở nông thôn + Nhóm 4: Viết đoạn kết bài. + Tiến hành viết các đoạn thuyết minh vào giấy nháp. - Theo dõi hướng dẫn thêm cho những nhóm yếu. - Gọi đại diện nhóm trình bày. + Lớp nhận xét, bổ sung. - Sửa chữa, cho điểm tuyên dương. - Củng cố kién thức cơ bản. (Bảng phụ) - Miêu tả trong văn thuyết minh có vai trò gì? a. Làm cho đối tượng thuyêt minh hiên lên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu. b. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng. c. Làm cho bài văn thuyết minh có tính biểu cảm. d. Làm cho bài văn thuyết minh giàu tính lôgic và màu sắc triết lí. + Chọn đáp ứng đúng và đọc lại ghi nhớ. * Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học: + Chọn một đề văn thuyết minh để luyện tập tìm ý, lập dàn ý. + Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. - Chuẩn bị văn bản: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với trẻ em hiện nay. Nội dung bài dạy I. Củng cố kiến thức: - Vai trò của miêu tả trong văn thuyết minh. - Cách vận dụng yếu tố miêu tả - Nhiệm vụ của yếu tố miêu tả II. Luyện tập: Bài 1: Đoạn văn thyết minh có yếu tố miêu tả: Bài 2: Cho đề bài Con trâu ở làng quê Việt Nam. Em hãy thực hiện thao tác: Tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết bài. 1. Tìm hiểu đề: -Yêu cầu: + Thể loại: thuyết minh + Nội dung: giá trị nhiều mặt của con trâu. + Phạm vi: con trâu trong đời sống người nông dân Việt Nam. 2. Tìm ý và lập dàn ý chi tiết. a. Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu ở làng quê Việt Nam. b. Thân bài: + Nguồn gốc của con trâu. + Đặc điểm hình thức của con trâu. + Sức kéo của trâu. + Trâu là gái trị vật chất và tinh thần. c. Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân. 3.Viết bài: 1. Xây dựng đoạn mở bài. “Trâu ơi ta bả trâu này, Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta” Câu ca dao là một lời tâm tình của những người nông dân với người bạn đã gắn bó với mình hàng ngàn đời nay. Trâu giúp người nông dân công việc đồng áng, trâu còn đem lại lợi ích kinh tế rất cao cho mổi gia đình 2. Xây dựng đoạn: “Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn” Ví dụ: Về bát cứ miền quê nào ở Việt Nam ta cũng bắt gặp hình ảnh đàn trâu mộng chăm chú gặm cỏ trên cánh đồng xanh mướt. Lũ trẻ chăn trâu tha hồ mà tắm mát, chơi trận giả. Chiều về trên lưng trâu tiếng sáo vắt vẻ, du dương III. Hướng dẫn tự học: 1. Hướng dẫn làm bài viết số 1. - Nghiên cứu các dạng đề thuyết minh về các sự vật. - Định hướng trước nên sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả vào những chi tiết nào trong bài viết. - Dự kiến các phương pháp thuyết minh thường dùng 2. Chuẩn bị: vở thực hành E. Rút kinh nghiệm: ... ************d & d *************
Tài liệu đính kèm: