Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được những đặc điểm cơ bản của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập luận khi làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

II. Tiến trình bài dạy

1.Ổn định

2 Kiểm tra bài cũ:

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án soạn giảng: Dạy học theo chuẩn kt- kn có sử dụng ppdhtc
Bài soạn Ngữ văn 9. Tiết 108
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được những đặc điểm cơ bản của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập luận khi làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
II. Tiến trình bài dạy
1.ổn định 
2 Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1. Giới thiệu bài mới
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh
Phương pháp: Thuyết trình
Thời gian: 02 phút
Hoạt động 2. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Mục tiêu: Học sinh biết thế nào là một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí và các yêu cầu về nội dung, hình thức đối với một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, khái quát hoá bằng sơ đồ
Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn
Thời gian: 19 phút
Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu văn bản Tri thức là sức mạnh (SGK T34,35)
GV: Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
GV: Văn bản chia ra làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau? 
GV: Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?
GV: Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận đó có thuyết phục không?
(GV sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn: HS đề xuất ý kiến cá nhân --> ý kiến chung
GV: Qua tìm hiểu văn bản trên, em hiểu thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
GV: Yêu cầu về nội dung và hình thức bài văn nghị luận này là gì?
GV: Văn bản Tri thức là sức mạnh là bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
GV: Theo em, bài nghị luận về tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?
(GV sử dụng kĩ thuật động não)
HS suy nghĩ trả lời
Bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức.
HS suy nghĩ trả lời
- Bố cục: 3 phần
+ Mở bài: Nêu vấn đề
+ Phần thân bài: Nêu ví dụ chứng minh tri thức là sức mạnh
+ Kết bài: Phê phán một số người không biết quý trọng tri thức.
HS thảo luận, đại diện các nhóm trình bày
 4 câu của đoạn mở bài; câu mở đoạn và hai câu kết đoạn 2; câu mở đoạn 3; câu mở đoạn và câu kết đoạn 4.
HS: Phép lập luận chủ yếu là chứng minh-> thuyết phục người đọc.
HS suy nghĩ trả lời
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người
- Yêu cầu về nội dung: phải làm sáng tỏ các vấn đề nghị luận bằng chứng minh, giải thích, so sánh, đối chiếuđể chỉ ra chỗ đúng (hay sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
- Yêu cầu về hình thức: bài viết phải có bố cục 3 phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động 
HS thảo luận, đại diện các nhóm trình bày
Khác: + Nghị luận về một sự việc, đời sống: từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tư tưởng.
+ Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí: dùng giải thích, chứng minh.để làm sáng tỏ các tư tưởng, đạo lí quan trọng đối với đời sống con người.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
1. Văn bản Tri thức là sức mạnh
2. Ghi nhớ
Hoạt động 3. Luyện tập
Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vào làm bài tập 
Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
Thời gian: 20 phút	
Yêu cầu HS đọc văn bản Thời gian là vàng
GV: Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?
- Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của nó.
GV: Nhận xét, bổ sung
GV: Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì?
- Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào? 
GV: Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tinh thần tự học
- Là văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về giá trị của thời gian
- Các luận điểm chính:
 + Thời gian là sự sống
 + Thời gian là thắng lợi
 + Thời gian là tiền
 + Thời gian là tri thức
HS suy nghĩ trả lời
- Phép lập luận chủ yếu là phân tích và chứng minh
- Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng chứng minh cho giá trị của thời gian--> thuyết phục
HS làm việc cá nhân
Cá nhân trình bày 
II. Luyện tập
Hoạt động 4. Củng cố
Mục tiêu: Học sinh khắc sâu kiến thức vừa học 
Phương pháp: Thuyết trình
Thời gian: 2 phút	
Hoạt động 5. Hướng dẫn các nội dung tự học
Thời gian: 2 phút	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an.doc