Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 31, 32: Văn bản: Mã Giám Sinh mua Kiều

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 31, 32: Văn bản: Mã Giám Sinh mua Kiều

 Văn bản : MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU

1. MỤC TIÊU :

 Giúp học sinh

- Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du : Khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người ; Đau đớn , xót xa trước thực trạng con người bị trà đạp.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của t/giả ; phân tích và khắc hoạ tính cách nhân vật qua diện mạo, cử chỉ, ngôn ngữ và hành động.

- Qua đoạn trích HS hiểu và căm phẫn biết lên án kẻ vô nhân tính như Mã Giám Sinh ; đồng cảm và chia sẻ nỗi bất hạnh của thân phận nàng Kiều.

- Củng cố và rèn kỹ năng đọc thơ lục bát kể chuyện.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

 + GV : Bài soạn, Truyện Kiều , bảng phụ .

 + HS : Soạn bài trước ở nhà .

3 . PHƯƠNG PHÁP :

 - Vấn đáp , gợi tìm , phân tích , khái quát , hoạt động nhóm .

4. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :

4.1 – Ổn định tổ chức :kiểm tra sĩ số

4.2 – Kiểm tra bài cũ :

? Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 31, 32: Văn bản: Mã Giám Sinh mua Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3.10 Tiết: 31- 32
Ngày giảng: 6.10
 Văn bản : Mã giám sinh mua Kiều
1. Mục tiêu :
 Giúp học sinh
Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du : Khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người ; Đau đớn , xót xa trước thực trạng con người bị trà đạp.
Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của t/giả ; phân tích và khắc hoạ tính cách nhân vật qua diện mạo, cử chỉ, ngôn ngữ và hành động.
Qua đoạn trích HS hiểu và căm phẫn biết lên án kẻ vô nhân tính như Mã Giám Sinh ; đồng cảm và chia sẻ nỗi bất hạnh của thân phận nàng Kiều.
Củng cố và rèn kỹ năng đọc thơ lục bát kể chuyện.
2. Chuẩn bị của GV và HS : 
 + GV : Bài soạn, Truyện Kiều , bảng phụ ..
 + HS : Soạn bài trước ở nhà .
3 . Phương pháp : 
 - Vấn đáp , gợi tìm , phân tích , khái quát , hoạt động nhóm .
4. Tiến trình bài dạy : 
4.1 – ổn định tổ chức :kiểm tra sĩ số
4.2 – Kiểm tra bài cũ : 
? Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” 
4.3- Bài mới : 
* Giới thiệu bài : ở những đoạn trích trước, chúng ta đã tìm hiểu nghệ thuật miêu tả n/vật chính diện bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng có phần lý tưởng hoá nhân vật . Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện của Nguyễn Du, đó là nhân vật Mã Giám Sinh qua đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”.
* GV lưu ý HS : Theo trình tự truyện Kiều thì đoạn trích này ở trước đoạn “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”, sự việc Kiều bán mình chuộc cha diễn ra trước việc Kiều bị giam lỏng ở lầu N/Bích -> Cần lưu ý khi phân tích.
? Em hiểu gì về vị trí đoạn trích ? 
- GV bổ sung : Đoạn thơ thuộc phần Gia biến và lưu lạc -> mở đầu kiếp lưu lạc của người con gái họ
Vương .
 Lý do MGS đến mua Kiều : Gia đình Kiều bị tên bán tơ đến vu vạ . Vương ông và Vương Quan bị bắt giữ , bị đánh đập dã man , nhà cửa bị sai nha lục soát vơ vét hết mọi của cải . T.Kiều quyết định bán mình lấy 
tiền cứu cha, em và gia đình thoát khỏi tai hoạ . Được mụ mối mách bảo, MGS tìm đến mua Kiều .
- GV nêu Yêu cầu đọc : Chậm rãi rõ ràng , chú ý ngữ điệu trong lời của từng n/vật .
- GV đọc - > HS đọc. 
? Em hiểu gì về tục lệ “Vấn danh” ? 
? Tên gọi Mã Giám Sinh nghĩa là gì ?
+ Họ Mã, học trò trường Quốc Tử Giám .
+ Giám Sinh cũng có khi chỉ chức giám sinh người ta mua của triều đình.
? Em hiểu “ Mua ngọc đến Lam Kiều” là NTN ?
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần là gì ? 
- 26 câu thơ : Chia làm 3 phần :
+ 10 câu đầu : Chân dung MGS .
+ 6 câu tiếp theo : Tình cảnh đáng thương của TK.
+10 câu cuối : Cuộc ngã giá mua Kiều.
 ( HS có thể đặt tên các phần theo ý mình sao cho hợp lý ).
* ở văn bản này ta không không phân tích theo bố cục mà p/tích theo n/vật : Chân tướng MGS và Hình ảnh tội nghiệp của TK.
- HS đọc 10 câu đầu : 
 “ Gần miền có một mụ nào
... Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra” .
? Theo em, nếu trong Tp tự sự có hai tuyến n/vật : chính diện và phản diện thì MGS thuộc tuyến n/vật nào ? ( Phản diện )
? Vậy em hiểu ntn là n/vật phản diện ?
- Theo T/ điển thuật ngữ văn học – n/vật phản diện còn gọi là n/vật tiêu cực : n/vật văn học mang những p/chất xấu xa, trái với đạo lý và lý tưởng của con người được nhà văn miêu tả trong Tp với thái độ chế giễu, lên án, phủ định -> n/vật chính diện và n/vật phản diện là hai loại hình n/vật luôn luôn đối lập với nhau.
VD : + N/vật Lí Thông và n/vật Thạch Sanh.
 + Tấm – Cám.
? ở đoạn trích : “ Chị em TK” N.Du đã m/tả chân dung hai chị em Kiều ( n/vật chính diện) bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng có phần lý tưởng hoá n/vật – Em có n/xét gì về n/thuật m/tả n/vật của N.Du trong đoạn trích này ?
? Tính cách, bản chất của MGS được khắc hoạ , thông qua những phương diện nào ?
? Lai lịch MGS được g/thiệu ntn ? Qua chi tiết nào ?
 Gần miền có một mụ nào
 ... Hỏi quê rằng : “ Huyện Lâm thanh cũng gần ? ”
? Em có n/xét gì về lai lịch của MGS ? Liệu lai lịch như vậy có rõ ràng không ? Vì sao ?
- Tên gọi MGS :+ Họ Mã, học trò trường Quốc Tử Giám .
+ Giám Sinh cũng có khi chỉ chức giám sinh người ta mua của triều đình.
- Tên gọi MGS có thể hiểu theo cách thứ hai.
- Quê : Huyện lâm thanh cũng gần > < viễn khách ( khách ở xa đến )
? Qua cách giới thiệu trên em còn n/xét gì về lời nói của MGS ?
Hỏi tên rằng...
Hỏi quê rằng...
- > Lời nói cộc lốc, thô lỗ, nhát gừng thiếu chủ ngữ, không kèm thưa gửi .
? Đó chỉ có thể là lời của những kẻ ntn ?
- Lời của kẻ vô học, cậy tiền, hợm của ( có người cho rằng đó cũng có thể là lời của mụ mối ) .
? Tuổi tác và diện mạo của MGS được giới thiệu ra sao ? ( Quá niên......) ( ngoài bốn mươi tuổi )
- > Sự mâu thuẫn giữa tuổi tác và diện mạo....
? Em có n/xét gì về cử chỉ và thái độ của MGS khi đến mua Kiều ? Điều đó được thể hiện qua câu thơ nào ?
 “ Trước thầy sau tớ lao xao” 
? Em liên tưởng điều gì về thầy trò MGS qua câu thơ này ?
? Đến mua Kiều, MGS có hành động ntn ?
 “ Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
? Em có n/xét gì về hành động như vậy ?
- Ghế trên là ghế ở vị trí trang trọng, giành cho bậc cao niên, huynh trưởng đáng kính - > MGS là kẻ đi hỏi vợ, hàng con cái mà lại có h/động “ ngồi tót” như vậy( h/động rất nhanh ) thì thật là trơ trẽn, hỗn láo, trướng mắt. 
? Theo em, cách sử dụng từ ngữ của t/giả ở đây có gì đáng chú ý ? Từ loại nào được sử dụng nhiều ? Có t/dụng ntn ?
- Từ láy : vừa là từ tượng hình vừa là từ tượng thanh 
( nhẵn nhụi, bảnh bao, lao xao, sỗ sàng ...)
- > Góp phần lột tả tính cách n/vật MGS.
? Như vậy, qua tất cả các chi tiết trên, liệu rằng MGS có hiện lên trước mắt người đọc là một kẻ đi hỏi vợ hay không ? Vì sao ? Bản chất của MGS là gì ?
 - Với danh nghĩa là đi hỏi vợ, khoác trên mình vỏ che “ Mua ngọc đến Lam Kiều” nhưng thực ra MGS hiện nguyên hình trước mắt người đọc là một kẻ buôn người lọc lõi, đầy kinh nghiệm, bất nhân.
? Trước tình cảnh tang thương của Kiều lúc này, nếu là con người có tình thì sẽ có cảm xúc gì ?
- Cảm thông, chia sẻ, cưu mang và giúp đỡ .
? Còn MGS thì sao ?
- Không những hắn thực sự lạnh lùng, vô cảm trước gia cảnh của Kiều mà còn rất mãn nguyện, hợm hĩnh khi cho rằng : “ Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”.
- > MGS hiện rõ bản chất vì tiền .
? Em hãy tìm những chi tiết mà qua đó MGS hiện rõ bản chất con buôn của mình ?
Đắn đo cân sắc cân tài...thử...ép...
Rằng mua ngọc đến Lam Kiều...
Cò kè bớt một thêm hai.... 
? Em có hình dung gì về cuộc mua bán này ?
- MGS cân sắc cân tài : hắn coi TK là một món hàng, cần phải cân đong, đo đếm, đặc biệt món hàng đó là một cô gái vừa phải có sắc – vừa phải có tài vì m/đích bất nhân của hắn là mua Kiều về làm gái lầu xanh. 
 ? Hành động “ cò kè” cho em hiểu điều gì ?
- Là sự mặc cả hồi lâu rồi mới đi đến ngã ngũ -> thói quen của những con buôn.
? Món hàng TK được ngã giá bao nhiêu ?
- Mối rằng : “Giá đáng nghìn vàng”
- > Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm. Như vậy, nhờ biết “ cò kè” mà món hàng MGS mua được rẻ chỉ gần bằng một nửa giá phát ban đầu của mụ mối .
? Như vậy, càng ngày MGS càng lộ rõ bản chất ntn ?
- HS khái quát lại : MGS hiện lên là một con quỷ đội lốt người không hơn không kém và sau này, theo diễn biến của truyện Kiều, ta còn bắt gặp MGS hiện lên với bản chất thú tính của hắn : Một kẻ buôn thịt bán người thực thụ.
? MGS đại diện cho ai trong XHPK ?
* GV : Như vậy, khi q/định bán mình chuộc cha, TK đã trở thành một món hàng trong cuộc mua bán đặc biệt này. Vậy h/ ảnh tội nghiệp của TK hiện lên ntn ?
? Em hãy tìm những câu thơ m/tả h/ảnh tội nghiệp của TK ?
 - “ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
 Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng !
 Ngại ngùng dợn gió e sương
 Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày. 
 Mối càng vén tóc bắt tay
 Nét buồn như cúc điệu gày như mai”.
? Kiều đã rơi vào một tình cảnh ntn ?
- Kiều bị trở thành một món hàng, tình duyên thì dang dở, gia đình bị vu oan giá hoạ.
? Trong tình cảnh ấy tâm trạng của nàng Kiều ra sao ?
- Nỗi đau ấy dường như càng lớn hơn, đau uất hơn khi Kiều ý thức được nhân phẩm của mình, Kiều đau uất trước cảnh đời ngang trái éo le, phũ phàng, khiến bản thân và gia đình Kiều phải rơi vào cảnh ngộ hiện tại . Từ đây Kiều phải dấn thân vào kiếp đoạn trường, bắt đầu cuộc đời 15 năm lưu lạc, đoạ đầy.
? Theo em, nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của N.Du trong đoạn trích này là gì ?
? Em có n /xét gì về ngôn ngữ trong đoạn trích ?
? Em hiểu gì về tấm lòng nhân đạo của N.Du qua đoạn trích này ?
? Tg bênh vực, cảm thông với ai và tố cáo, lên án điều gì ?
* HS đọc ghi nhớ – GV chốt bài .
I. Giới thiệu t/ giả - tác phẩm
1.Tác giả:
2 Tác phẩm:
- Vị trí đoạn trích : Nằm ở đầu đoạn thứ hai “ Gia biến và lưu lạc” nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều từ câu 623-> câu 648 trong Truyện Kiều .
3. Đọc và tìm hiểu chú thích .
a - Đọc :
b – Chú thích : SGK 
II . Phân tích : 
1 . Kết cấu, bố cục : 
 Chia làm 3 phần :
+ 10 câu đầu .
+ 6 câu tiếp .
+ 10 câu cuối .
2 . Phân tích : 
a . Chân tướng Mã Giám Sinh : 
- Nghệ thuật miêu tả n/vật phản diện bằng nét bút hiện thực .
- Qua lai lịch, tuổi tác, diện mạo, cử chỉ, hành động, lời nói
-> Khắc hoạ tính cách, bản chất Mã Giám Sinh.
* Lai lịch :
+ Tên : Mã Giám Sinh.
+ Quê : huyện Lâm Thanh .
> Mù mờ, thiếu rõ ràng .
* Lời nói : cộc lốc, thô lỗ.
- > lời của kẻ vô học. hợm của .
* Tuổi tác : - ngoại tứ tuần .
* Diện mạo :
 - Mày râu nhẵn nhụi.
 - áo quần bảnh bao . 
- > Chải chuốt, lố lăng, kệch cỡm. 
* Cử chỉ, thái độ :
 - “ Trước thầy sau tớ lao xao”
- > Thầy trò MGS lộn xộn, láo nháo, thiếu lịch sự .
- “ Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
- > H/động bất nhã, thói quen của kẻ hạ lưu, vô học .
* Bản chất : Là một kẻ buôn người lọc lõi, đầy kinh nghiệm, một kẻ táng tận lương tâm .
- > Mã Giám Sinh đại diện cho những kẻ nhiều tiền và sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm con người .
b, Hình ảnh tội nghiệp của Thuý Kiều :
- Khi miêu tả hình ảnh Thuý Kiều, bút pháp Nguyễn Du thiên về ước lệ tượng trưng .
- > Thuý Kiều thực sự đau đớn, tủi hổ, tái tê .
III . Tổng kết :
1.Nghệ thuật : 
- Bằng nét bút hiện thực, khắc hoạ tính cách nhân vật qua dáng vẻ, cử chỉ .
- Ngôn ngữ đối thoại .
2. Nội dung :
- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du .
+ Khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên nhân phẩm con người .
+ Cảm thông sâu sắc trước thân phận người phụ nữ tài hoa có nhân phẩm bị chà đạp.
3. Ghi nhớ : SGK .
IV. Luyện tập : GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm :
1, Mã Giám Sinh thuộc loại hình n/vật nào ?
A. Chính diện . B. Phản diện .
2, Dòng nào sau đây nêu đầy đủ nhất về bản chất của Mã Giám Sinh trong đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều” ?
A. Con buôn, lưu manh . C. Giả dối, thô lỗ .
B. Bất nhân, vì tiền . D. Cả A, B, C .
3, Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu văn sau :
“ Đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều” là một bức tranh hiện thực về xã hội, đồng thời thể hiện tấm lòng........ của Nguyễn Du” – ( Nhân đạo ) .
4.4. Củng cố :
? Em học tập được gì về nghệ thuật m/tả n/vật của N.Du qua đoạn trích này ?
? Mã Giám Sinh đại diện cho thế lực nào trong xã hội phong kiến ?
? Hình ảnh nàng Kiều hiện lên ntn ?
4.5. Hướng dẫn về nhà : 
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- Phân tích n/vật Mã Giám Sinh.
- Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Truyện Kiều qua đoạn trích ?
- Đọc thêm “ Thuý Kiều báo ân báo oán” .
- Soạn “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
5. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 3132.doc