Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 41 đến tiết 45 - Trường THCS Minh Thắng

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 41 đến tiết 45 - Trường THCS Minh Thắng

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Kiến thức:

 Sự đối lậpbgiữa cái thiện – cái ác, tình cảm và lòng tin của tác giả đối với những người bình thường mà nhân hậu.

 Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn trích.

2. Kĩ năng:

 Đọc- hiểu một đoạn trích truyện thơ trung đại.

 Nắm được sự việc trong đoạn trích

 Phân tích đểhiểu được sự đối lập thiện – ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

III. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, đọc tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học

- HS: Soạn bài, học bài cũ theo sự hướng dẫn của GV.

* PP: Vấn đáp

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 41 đến tiết 45 - Trường THCS Minh Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 9
STT
TÊN BÀI
TIẾT PPCT
1
2
3
4
5
Lục Vân Tiên gặp nạn. (THMT: cuộc sống trong lành giữa thiên nhiên của ông Ngư)
Chương trình địa phương phần Văn
Tổng kết từ vựng (Từ đơn, từ phứctừ nhiều nghĩa)
Tổng kết từ vựng (Từ đồng âmTrường từ vựng)
Trả bài TLV số 2
41
42
43
44
45
 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
Tiết 41
 Ngày soạn: 13/10/2010
 Ngày dạy: 18/10/2010
	( TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN - NĐC)	 	
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức: 
Sự đối lậpbgiữa cái thiện – cái ác, tình cảm và lòng tin của tác giả đối với những người bình thường mà nhân hậu.
Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn trích.
2. Kĩ năng:
Đọc- hiểu một đoạn trích truyện thơ trung đại.
Nắm được sự việc trong đoạn trích
Phân tích đểhiểu được sự đối lập thiện – ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, đọc tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học
- HS: Soạn bài, học bài cũ theo sự hướng dẫn của GV.
* PP: Vấn đáp 
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Đọc thuộc lòng đoạn lời thoại của Kiều Nguyệt Nga trong 	đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và nêu đánh giá của mình về nhân vật Kiều Nguyệt Nga? 
 3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Giới thiệu về tác phẩm
 ? Đoạn trích nằm ở phần nào trong tác phẩm?
I. GIỚI THIỆU: Vị trí
 Thuộc phần thứ hai của truyện: VT đang bơ vơ thì gặp Trịnh Hâm thi hỏng trở về. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng trói vào cây cho hổ ăn thịt rồi lừa VT xuống thuyền, gây tội ác.
v HĐ2: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
- Gv hướng dẫn hs cách đọc.
- Gv đọc mẫu- gọi hs đọc tiếp đến hết bài.
II. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
1. Đọc
Giải thích các chú thích
2. Từ khó
? Bố cục của truyện? Nội dung từng phần?
3. Bố cục
- P1 (8 câu đầu): Tội ác của T. Hâm
- P2 (còn lại): phẩm chất cao đẹp của ông Ngư.
v HĐ3: Đọc-hiểu văn bản
? Trịnh Hâm đã có những hành động ntn đối với Vân Tiên? Em có nhận xét gì về hành động đó?
Trịnh Hâm đã hãm hại vân tiên trong một bối cảnh hết sức khó khăn cho người bị nạn:
Thời gian: đêm khuya.
Địa điểm: trên sông nước bao la
Hành động: xô ngay xuống
Thái độ: giả kêu trời
Hành động của Trịnh Hâm hết sức thâm hiểm, mọi việc đều có sự tính toán, sắp đặt kĩ lưỡng chặt chẽ.
? Vì sao Trịnh Hâm lại hãm hại vân tiên? Điều đó giúp em hiểu Vân Tiên là người ntn?
Trịnh Hâm chỉ vì tính đố kị với Vân Tiên, ganh ghét tài năng của Vân Tiên. Hắn lợi dụng cơ hội lúc Vân Tiên bị mù lại gặp chuyện nhà nên hắn đã ra tay hãm hại. Trịnh Hâm là người bất nghĩa, bất nhân.
? Việc cứu người bị nạn của gia đình ông Ngư diễn ra ntn?
Cả nhà vội vàng chạy chữa cho Vân Tiên với một tinh thần hết sức khẩn trương, chu đáo và ân cần.
? Sau khi cứu được Vân Tiên gia đình ông Ngư đã có tình cảm ntn? Điều đó giúp ta hiểu được gì về gia đình ông Ngư ?
Gia đình Ngư Ông muốn mời Vân Tiên ở lại để dễ bề chăm sóc cho Vân Tiên, mặc dù cuộc sống của gia đình Ngư Ông chẳng có gì sung túc. Gia đình Ngư Ông có tấm lòng bao dung, nhân ái và hào hiệp. Biết tình cảnh khốn khó của chàng nên sẵn sàng cưu mang Vân Tiên, và cũng không cần so đo thiệt hơn khi cứu được Vân Tiên.
? Ở đoạn cuối của bài tác giả đã cho biết cảnh gia đình ông Ngư? Vậy theo em cuộc sống của gia đình ông Ngư ntn?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Hstl -> đại diện nhóm trình bày -> Gvkl:
THMT: Cuộc sống gia đình Ngư Ông là cuộc sống thanh bạch, sống ngoài vòng danh lợi. Cuộc sống tự do phóng khoáng, thảnh thơi giữa sông nước, tự làm chủ bản thân => Một cuộc sống trong lành giữa thiên nhiên
III. Đọc-hiểu văn bản
1/ Tâm địa và hành động của Trịnh Hâm
- Thời gian: đêm khuya
- Địa điểm: trên sông nước bao la.
- Hành động: xô ngay xuống.
- Thái độ: giả kêu trời.
ž Thâm hiểm, có tính toán, sắp đặt trước.
- Đố kị, ganh ghét với Vân Tiên.
] Trịnh Hâm là người bất nhân, bất nghĩa.
2/ Tấm lòng nhân đạo của gia đình ông Ngư.
- Ân cần, chu đáo chạy chữa để cứu mạng Vân Tiên.
- Sẵn sàng cưu mang Vân Tiên trong hoàn cảnh khốn khó nhất
] Gia đình Ngư Ông là một gia đình giàu lòng bao dung và nhân ái.
3/ Cuộc sống gia đình ông Ngư
- Cuộc sống thanh bạch.
- Sống tự do phóng khoáng.
- Thảnh thơi giữa sông nước.
- Tự làm chủ mình.
] Sống ngoài vòng danh lợi.
v HĐ4: Tổng kết
? Dựa vào những gì đã tìm hiểu, em hãy nêu những nét đặc sắc về NT cho bài này?
IV. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Khắc hoạ nhân vật đối lập qua lời nói, cử chỉ, hành động.
- Sắp xếp tình tiết hợp lý.
- Sử dụng ngôn từ mộc mạc, giản dị, giàu chất Nam Bộ.
? Nêu ý nghĩa của văn bản ?
Một học sinh đọc ghi nhớ.
2.Ý nghĩa văn bản
Với đoạn trích này, tác giả đã làm nổi bật sự đối lập giữa cái thiện với các ác, qua đó thể hiện niềm tin của tác giả về những điều bình dị mà tốt đẹp trong đời sống bình thường.
v HĐ5: Luyện tập 
- Hs đọc lại truyện và sắp xếp các nhân vật cùng nhóm với gia đình Ngư Ông, và nêu điểm chung.
V. Luyện tập:
Học thuộc đoạn trích
v HĐ6: Dặn dò
Đọc diễn cảm, học thuộc lòng đoạn trích.
 Phân tích cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong văn bản.
Hiểu và sử dụng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản.
Chuẩn bị bài mới:Soạn “ Chương trình địa phương phần Văn” cho tiết sau
Đọc kĩ bài
Sưu tầm và chép những đoạn thơ, bài thơ viết về địa phương.
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Tiết 42
 Ngày soạn: 13/10/2010
 Ngày dạy: 19/10/2010
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương từ sau năn 1975.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
Sự hiểu biết về tác phẩm thơ văn viết về địa phương.
Những biến chuyển của VH địa phương sau năm 1975.
2. Kĩ năng:
Sưu tầm, tuyển chọn thơ về địa phương.
Đọc-hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
So sánh đặc điểm văn học giữa các giai đoạn.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, các bài thơ viết về địa phương.
- HS: Học bài, soạn bài theo sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
I. Giới thiệu một số bài thơ của tác giả địa phương (do HS sưu tầm được)
v HĐ2: Giới thiệu với HS một bài thơ tiêu biểu của tác giả địa phương.
GV đọc HS nghe bài thơ về biển số xe của 64 tỉnh thành VN
Cao Bằng _ 11 chẳng sai
Lạng Sơn Tây Bắc 12 cận kề 
13 Hà Bắc mời về 
Quảng Ninh 14, bốn bề là Than 
15, 16 cùng mang 
Hải Phòng đất Bắc chứa chan nghĩa tình 
17 vùng đất Thái Bình (chú ý pà kon nhé - quê tui đó)
18 Nam Định quê mình đẹp xinh 
Phú Thọ 19 Thành Kinh Lạc Hồng 
Thái Nguyên Sunfat, gang ,đồng 
Đôi mươi (20) dễ nhớ trong lòng chúng ta 
Yên Bái 21 ghé qua 
Tuyên Quang _ Tây Bắc số là 22 
Hà Giang rồi đến Lào Cai 
23, 24 sánh vai láng giềng 
Lai Châu, Sơn La vùng biên, (giới) 
25, 26 số liền kề nhau 
27 lịch sử khắc sâu 
Đánh tan xâm lược công đầu Điện Biên 
28 Hòa Bình ấm êm 
29 Hà Nội liền liền 32 
33 là đất Hà Tây 
Tiếp theo 34 đất này Hải Dương 
Ninh Bình vùng đất thân thương 
35 là số đi đường cho dân 
Thanh Hóa 36 cũng gần 
37, 38 tình thân 
Nghệ An, Hà Tĩnh ta cần khắc ghi 
43 Đà Nẵng khó gì 
47 Đắc Lắc _ trường kỳ Tây Nguyên 
Lâm Đồng 49 thần tiên 
50 Thành Phố tiếp liền 60 (TPHCM 50 - 59) 
Đồng Nai số 6 lần 10 (60) 
Bình Dương 61 tách rời mới ra 
62 là đất không xa 
Long An Bến Lức khúc ca lúa vàng
63 màu mỡ Tiền Giang
Vĩnh Long 64 ngày càng đẹp tươi 
Cần Thơ lúa gạo xin mời 
65 là số của người Cần Thơ 
Đồng Tháp 66 trước giờ 
67 kế tiếp là bờ An Giang 
68 biên giới Kiên Giang 
Cà Mau 69 rộn ràng U Minh 
70 là số Tây Ninh 
Xứ dừa 71 yên bình Bến Tre 
72 Vũng Tàu số xe 
73 Xứ QUẢNG vùng quê thanh BÌNH (Quảng Bình) 
74 Quảng Trị nghĩa tình 
Cố đô nước Việt Nam mình 75 
76 Quảng Ngãi đến thăm 
Bình Định 77 âm thầm vùng lên 
78 biển số Phú Yên 
Khánh Hòa 79 núi liền biển xanh 
81 Rừng núi vây quanh 
Gia Lai phố núi, thị thành Playku 
Kon tum năm tháng mây mù, 
82 dễ nhớ mặc dù mới ra (tách ra của GiaLai_Kontum) 
Sóc Trăng có số 83 
84 kế đó chính là Trà Vinh 
85 Ninh Thuận hữu tình 
86 Bình Thuận yên bình gần bên 
Vĩnh Phúc 88 vùng lên 
Hưng Yên 89 nhớ tên nhãn lồng 
Quảng Nam đất thép thành đồng 
92 số mới tiếp vòng thời gian 
93 đất mới khai hoang 
Chính là Bình Phước bạt ngàn cao su 
Bạc Liêu mang số 94 
Bắc Kạn 97 có từ rất lâu 
Bắc Giang 98_vùng sâu 
Bắc Ninh 99 những câu Quan hò
II. Giới thiệu một số bài thơ : 
Ánh trăng Bình Phước
Đi đâu trăng cũng đi theo
Tôi vào lối nhỏ, trăng trèo lên non
Năm xưa đánh giặc công đồn
Quân vào tiếp cận trăng luồn châu mai
Nửa đêm thắng trận Đồng Xoài
Trăng theo bộ đội ra ngoài chiến khu...
Nay trăng vẫn sáng như xưa
Mấy chục năm vẫn thiết tha nghĩa tình
Quê hương đất nước thanh bình
Đường công nghiệp hóa quê mình đổi thay
Ánh trăng Bình Phước hôm nay
Soi trên phố thị, rừng cây bạt ngàn
Tình người, tình đất mênh mang
Quê hương giàu đẹp trăng càng sáng trong.                                                                          PHẠM ĐỨC CƯƠNG
Trăng ơi!
                   Lê Thị Phương Nhung
  Trăng đi biền biệt phương nào
Mà sao lâu lắm mới vào quê em?
Đêm rằm ngồi đợi trăng lên
Cùng sao tỏa sáng lung linh giữa trời
Mắt em rạng rỡ sáng ngời
Trăng như cũng hiểu em ngồi đợi trăng
Em đi trăng cũng đi theo
Vui cùng bầu bạn nẻo đường thôn quê
Trăng ơi! Xin ở đừng về
Ru cho em ngủ say mê đêm rằm
Mai này em lớn cùng trăng
Mang theo ánh sáng em giăng khắp trời!
Bài thơ :” Nhớ u “của Tác Giả Phan văn Trắc
 a. Thể loại: thơ ngũ ngôn.
 b. Nội dung: tâm sự nghề dạy học.
 Ngày xưa tôi còn nhớ 
 Lúc mới tuổi đôi mươi
 Bước chân lên bục giảng 
 Lòng xao xuyến bồi hồi
 Ngày xưa tôi còn nhớ
 ánh mắt các em thơ
 Cùng hướng lên bục giảng
 Xoe tròn những giọt sương
 Những đường thẳng song song 
 Đây góc cạnh tương ứng
 Đường trung bình tam giác 
 Hai đường chéo bằng nhau
 Giọng tôi cất lên cao 
 Cùng nhiệt tình tuổi trẻ
 Với định lí Ta -Lét
 Với quỹ tích dựng hình.
 Hai mươi năm trôi qua 
 Vẫn bảng đen phấn trắng
 Vẫn bục giảng trên cao
 Vẫn say mê nghề giáo.
 Bài thơ: “Em yêu trường em”
 Em yêu trường em tán lá cây xanh
 Yêu lớp học cùng thầy cô bè bạn
 Yêu căn phòng với ô cửa thiên thanh
 Yêu tất cả bảng đen phấn trắng
 Cột cờ cao trong ánh nắng ban mai
 Lá cờ đỏ linh hồn bội ước
 Gắng học thành tài xây Tổ Quốc ngày mai.
 Tác giả: Cô Vũ Hiền Thảo
v HĐ4: Dặn dò
Sưu tầm thêm một số bài thơ, tìm hiểu tác giả.
Chuẩn bị bài mới: Soạn “ Tổng kết về từ vựng ... i ba chìm với nước non “ (HXH)
 - “Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ” (Nguyễn Du)
III. Nghĩa của từ:
1. Khái niệm: Nghiã của từ là nội dung (hoạt động h, tính chất , quan họ) mà từ đó biểu thị.
2. Bài tập:
2.1 Chọn cách hiểu đúng:
 Me: là người phụ nữ có con, nói trong quan hệ với con.
2. 2 Cách giải thích nào là đúng? Vì sao ?
 -Rộng lượng : dễ thông cảmdễ tha thứ.
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
 -Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa.
 -Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tượng thay đổi nghĩa để tạo từ nhiều nghĩa gồm: 
 + Nghĩa gốc .
 + Nghĩa chuyển.
* Bài tập: Từ “hoa “ trong” thềm hoa”, “lệ hoa” => là nghĩa chuyển nhưng không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa vì ở đây xuất hiện từ nhiều nghĩa, là hiện tượng nghĩa chuyển lâm thời -> chưa làm thay đổi nghĩa của từ => chưa đưa vào từ điển.
V. Từ đồng âm: 
1. Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không có quan hệ gì vói nhau.
 Ví dụ: con ngựa đá con ngựa đá.
2. Bài tập:
 a.Lá 1: nghĩa gốc.
 Lá 2: nghĩa chuyển.
 b.Đường 1: con đường đi.
 Đường 2: gia vị.
Từ đồng âm.
VI. Từ đồng nghĩa:
Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
 Ví dụ : Chết – hi sinh – mất.
Bài tập:
Câu (đ) đúng.
Từ xuân thay cho từ tuổi.
Cơ sở : Mùa của 1 năm => Tác dụng tu từ.
VII . Từ trái nghĩa:
Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
 Ví dụ : Xấu – đẹp; Xa – gần.
Bài tập: 
a.Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa: 
 - Xấu – đẹp; Xa – gần; Rộng – hẹp.
b -Cùng nhóm 1 (sống- chết) : Chẵn – lẻ; chiến tranh - hoà bình (lưỡng phân).
 -Cùng nhóm 2 (già – trẻ ): Yêu – ghét ; cao – thấp; nông – sâu; giàu – nghèo (thang độ)
VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 * .Khái niệm: Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng hơn, khái quát hơn hoặc hẹp hơn ít khái quát hơn nghĩa của từ ngữ khác.
 Từ
Từ đơn
Từ phức
 Từ láy
 Từ ghép
Đẳng lập
Chính phụ
Hoàn toàn
Bộ phận
 Láy âm 
 Láy vần
HDHS ôn lại khái niệm trường từ vựng.
HS đọc bài tập trong SGK.
Tìm những từ ngữ có chung trường từ vưng.
IX. Trường từ vựng:
Khái niệm: là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
 Ví dụ: chân, tay , tai , mắt, miệng=> Bô phận cơ thể.
 2. Bài tập: Hai từ cùng trường từ vựng tắm, bể => tăng giá trị biểu cảm của câu nói, có sức tố cáo mạnh.
v HĐ3: Dặn dò
Học bài và làm lại các BT
Chuẩn bị bài mới: Soạn “ Tổng kết về từ vựng (tt)” cho tiết sau:
Đọc kĩ bài
Ôn lại các kiến thức
Sự phát triển của từ vựng, thuật ngữ và biệt ngữ XH, trao dồi vốn từ (lớp 9)
Từ mượn (lớp 6), từ Hán Việt (Lớp 7)
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Tiết 44
 Ngày soạn: 14/10/2010
 Ngày dạy: 20/10/2010
 TỔNG KẾT TỪ VỰNG	 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9
Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
Các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt.
Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
2. Kĩ năng:
Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội. 
Hiểu và sử dụng từ ngữ chính xác trong nói, viết, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, bảng phụ. 
- HS: Soạn bài, bảng phụ ghi các khái niệm về từ vựng. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong HS.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: KT sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
v HĐ2: HD HS ôn tập
HDHS ôn tập sự phát triển của từ vựng tiếng việt.
Có những hình thức phát triển nghĩa của từ là những hình thức nào?
Nếu không có sự phát triển nghĩa của từ thì sẽ ảnh hưởng như thế nào?
HDHS ôn tập về từ mượn.
HS nhắc lại khái niệm từ mượn và nêu ví dụ?
Cho HS làm bài tập trong SGK.
HDHS ôn tập về từ Hán Việt.
HS nhắc lại khái niệm.
HDHS làm bài tập trong SGK.
HDHS ôn tập thuật ngữ.
Nêu khái niệm thuật ngữ?
Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay?
Cho HS liệt kê một số biệt ngữ xã hội?
HDHS ôn tập về cách trau dồi vốn từ.
Có những hình thức trau dồi vốn từ nào?
Giải thích bài tập trong SGK. 
Cho HS thảo luận nhóm.
GV định hướng gợi ý cho HS làm bài tập
 I. Sự phát triển của từ vựng tiếng việt:
Phương thức
hoán dụ
Mượn từ nước ngoài
Phươnng thức 
ẩn dụ
Tạo 
từ ngữ mới
.Các cách phát triển từ vựng
Phát triển nghĩa của từ vựng
Phát triển số lượng từ
Nếu không phát triển từ vựng thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu giao tiếp. 
II. Từ mượn: 
- Mượn tiếng nước ngoài là cách làm giàu vốn từ tiếng việt.
Ví dụ: Mảnh đất – Lảnh thổ.
 Vùng biển – Hải phận.
 Vùng trời – không phận.
III. Từ Hán Việt: 
- Là từ mượn tiếng Hán - Trung Quốc, không đọc theo âm Hán cổ mà đọc theo cách riêng của người Việt. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng nhất của Tiếng Việt. Không được lạm dụng từ Hán Việt.
Bài tập : chọn ( b)
IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
Thuật ngữ: là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.
 Ví dụ : ẩn dụ, phép nhân
Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Ví dụ : ngỗng, trứng vịt, cây gậy Trường Sơn(HS)
V. Trau Dồi Vốn Từ: 
- Tìm những từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau làm phong phú vốn từ.
Ví dụ : Rộng – bao la – bát ngát – mênh mông.
- Hiểu chính xác nghĩa của từ.
- Cách dùng từ.
- Tìm thêm những vốn từ chưa biết, phát triển vốn từ bằng cách tạo từ mới.
Bài tập : 
 a.- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức các nghành.
 - Bảo hộ mậu dịch: Bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh hàng hoá của nước ngoài.
b. Béo bổ: dễ mang lại nhiều lợi nhuận.
 Đạm bạc = tệ bạc.
 Tấp nập = tới tấp.
v HĐ3: Dặn dò
Học bài và làm lại các BT
Xem lại đề TLV số 1:
Lập dàn ý chi tiết cho đề bài
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Tiết 45
 Ngày soạn: 14/10/2010
 Ngày dạy: 20/10/2010
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm vững hơn cách làm bài tự sự kết hợp với miêu tả. Nhận ra được những chỗ mạnh chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết bài.
Đánh giá chung về bài làm của học sinh. 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết bài.
Giúp học sinh nhận ra ưu điểm, khuyết điểm của mình trong bài văn ts.
Hướng dẫn các em lập dàn ý và tự sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu còn sai trong quá trình làm bài.
Cho HS đọc bài làm hay của học sinh cho cả lớp nghe.
 III. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, bài đã chấm.
- HS: Dàn ý bài TLV của mình.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong HS.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Khởi động
KT vở soạn của HS (phần lập dàn ý)
v HĐ2: Tìm hiểu đề và tìm ý
Hs đọc lại đề – gv ghi đề lên bảng 
 ? Cho biết thể loại chính của bài viết này?
 (văn tự sự)
? Nội dung bài thuyết minh này phải làm rõ những vấn đề gì?
Về nội dung : Phải trình bày được diễn biến các hoạt động của nhân vật “tôi” trong ngày hôm đó ra sao nơi mái trường xưa. Buộc phải lồng ghép các yếu tố miêu tả, tưởng tượng và biểu cảm khi thể hiện mạch truyện trong hiện tại, hồi ức và hứa hẹn. Chú ý đó là chuyện của hai mươi năm sau ( nhân vật “tôi” đã khoảng 35-36 tuổi, trường đã thay đổi rất nhiều )
? Để bài tự sự có giá trị thuyết phục, người viết cần có thêm những yếu tố nào nữa? 
 Miêu tả, biểu cảm
? Em lồng yếu tố miêu tả vào chỗ nào? Lồng yếu tố biểu cảm vào chỗ nào? 
 (GV gọi một vài HS trả lời câu hỏi này)
? Đối chiếu với bài của em, em đã làm được và chưa làm được những gì? 
(GV gọi một vài HS trả lời câu hỏi này)
? Bài viết của em đã hoàn chỉnh về bố cục chưa? Phần Mở bài của em được bắt đầu như thế nào?
? Phần Thân bài em đã sắp xếp các ý như thế nào, theo trình tự nào?
? Các đoạn văn trong phần Thân bài đã được em chú ý đến việc liên kết đoạn chưa?
? Em kết thúc bài viết của mình bằng chi tiết gì? Em có ý định ngầm nói với người đọc điều gì không khi kết thúc bằng chi tiết ấy?
? Ngoài ra, trong toàn bài, em có chú ý đến cách dùng từ sao cho hình ảnh, gợi cảm và có chú ý việc chấm câu cho đúng ngữ pháp chưa?
Đề bài: Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
I. Tìm hiểu đề, lập dàn ý
Về hình thức : 
- Cần xác định đúng yêu cầu của đề bài: Kể chuyện.
- Hình thức viết bài: lá thư gửi người bạn cũ.
- Bài viết kết hợp tự sự + miêu tả + tưởng tượng.
- Trình bày sạch, đẹp, khoa học.
	Về nội dung : Phải trình bày được diễn biến các hoạt động của nhân vật “tôi” trong ngày hôm đó ra sao nơi mái trường xưa. Buộc phải lồng ghép các yếu tố miêu tả, tưởng tượng và biểu cảm khi thể hiện mạch truyện trong hiện tại, hồi ức và hứa hẹn. 
a. Đầu thư
- Nơi, ngày, tháng, năm viết thư.
- Các nội dung cần nêu ra trong bài làm.
 	+ Vị trí của người kể chuyện: đã trưởng thành, có một công việc, một vị trí nào đó trong x· héi, mong trở lại thăm ngôi trường cũ.
 	 + Lí do trở lại thăm trường (đi công tác qua, hè về quê tới thăm trường)
b. Thân thư
 + Đến thăm trường vào buổi nào? Đến thăm trường đi với ai?
 + Quang cảnh trường như thế nào? (có gì thay đổi, có gì còn nguyên vẹn ?)
 + Hồi tưởng lại cảnh trường ngày xưa mình học (Những gì gợi lại kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào?)
Miêu tả cảnh tượng ngôi trường và những sự đổi thay (Chú ý gắn với cảnh ngày hè)
+ Nhà trường, lớp học như thế nào? Cây cối ra sao? Cảnh thiên nhiên như thế nào?
+ Tâm trạng của mình?
+ Kỉ niệm với người viết thư?
- Gặp ai (Bác bảo vệ hay HS học hè).
- Kết thúc buổi thăm như thế nào?
c. Kết thư
- Suy nghĩ gì về ngôi trường?
- Hứa hẹn với bạn ngày họp lớp.
- Kết thúc thư.Lời chào tam biệt. Lời chúc sức khỏe. Kí tên, ghi rõ họ tên
v HĐ3: Nhận xét bài viết của hs trong lớp
II Nhận xét chung 
a . ưu điểm :
-Nắm được đặc trưng sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, tưởng tượng trong văn bản tự sự.
- Bố cục ba phần rõ ràng .
- diễn đạt có tính nghệ thuật, cảm xúc .
b . Nhược điểm :
-Diễn đạt còn yếu, câu văn viết chưa rõ ràng, còn mắc lỗi chính tả.
- Nội dung một số em làm còn sơ sài, chưa sâu.
v HĐ4 : Chữa lỗi chung cho HS
GV đọc một số đoạn, câu sai cho HS sửa.
III . Chữa lỗi chung :
1 .Lỗi diễn đạt: Sắp xếp từ ngữ chưa hợp lí . Yếu tố tưởng tượng sử dụng chưa hợp lý.
2 .Lỗi dùng từ: Dùng từ hay trùng lặp (Nghèo nàn về vốn từ ). 
3. Lỗi viết câu: Câu chưa chính xác đúng các thành phần câu .
4. Trả bài: HS sửa lỗi trong bài (10 )
v HĐ5 : Trả bài
Đọc bài của
IV. Phát bài và đọc tuyên dương những bài hay
v HĐ6: Dặn dò
Xem lại bài, tìm lỗi sai -> sửa
Chuẩn bị bài: “Đồng chí”
Đọc kĩ bài
Bố cục của bài
Tìm đại ý của bài
Trả lời các câu hỏi SGK
Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
KÝ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 

Tài liệu đính kèm:

  • docNV9chuan KT T9.doc