I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
* Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn
2. Kỹ năng
- Đọc- hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm
3. Thái độ:
- Ca ngợi quê hương giàu đẹp, biển giàu có phong phú
- Có ý thức bảo vệ môi trường biển
- Tôn trọng người lao động.
Tuần: 11 Ngày soạn:27 / 10 / 2010 Tiết: 51 + 52 Ngày dạy: 02 / 11 / 2010 Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận - I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp HS nắm được: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ. - Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển. - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn 2. Kỹ năng - Đọc- hiểu một tác phẩm thơ hiện đại. - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm 3. Thái độ: - Ca ngợi quê hương giàu đẹp, biển giàu có phong phú - Có ý thức bảo vệ môi trường biển - Tôn trọng người lao động. II. CHUẨN BỊ: 1- Giáo viên: -Tham khảo SGV, sách thiết kế bài giảng, đọc bài thơ và đọc nội dung SGK -Soạn giáo án 2- Học sinh: - Học thuộc bài cũ, chuẩn bị phần luyện tập ở nhà - Đọc nội dung bài thơ Đoàn thuyền đánh cá + Chú ý nghệ thuật miêu tả + Trả lời các câu hỏi SGK III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ª Hoạt động 1: Khởi động (5’) * Mục tiêu: : Oân lại liến thức cũ- Tạo tâm thế cho bài học 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Thái độ của người lính khi lái xe không có kính như thế nào? Hết sức gò bó B. Ung dung lạc quan Nghiêm nghị khắc khổ D. Cam chịu hoàn cảnh Hỏi: Đọc thuộc lòng Bài thơ về tiểu đội xe không kính ? Hãy so sánh hình ảnh người chiến sĩ trong hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ qua hai bài thơ mà em đã học ? 3/ Bài mới: Huy Cận là nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ mới và là một trong những tên tuổi sáng giá của trào lưu thơ ca lãng mạn trước 1945 . Cảm hứng chính trong sáng tác của ông thường là hướng về thiên nhiên vũ trụ . Năm 1943 Huy Cận tham gia phong trào văn hoá cứu quốc và trở thành một nhà thơ cách mạng . Tuy nhiên sự chuyển mình trong cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận diễn ra khá chậm . Phải đến năm 1958 sau những chuyến đi thực tế, hoà mình với cuộc sống mới và những con người lao động mới thì cảm hứng sáng tác trong ông mới thực sự chín muồi và nở rộ thành chùm hoa nghệ thuật . Bài thơ’ Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những sáng tác thể hiện rõ dấu ấn của sự chuyển mình này HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm - Yêu cầu: Đọc thầm chú thích - Hỏi: em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Huy Cận ? - GV: : Ông vốn là 1 kỹ sư nông nghiệp, sau CM ông giữ chức Bộ trưởng bộ nông nghiệp nước ta, những tp chính: “Lửa thiêng”, “Thơ Huy Cận”, “Trời mỗi ngày lại sáng” ... Ông mất ngày 19/2/2005 tại HN do bệnh nặng Ông là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới, thơ ông thường mang niềm vui, tin yêu cuộc sống. Cảm hứng của ông thường bắt nguồn từ thiên nhiên, vũ trụ. - Hỏi: Em hãy giới thiệu vài nét về bài thơ đoàn thuyền đánh cá ? - GV: Trong phần chú thích, các em chú ý chú thích (1) có thể đó là cái nhìn từ một hòn đảo, thậm chí có thể biểu hiện đó là câu thơ thuần về tưởng tượng và mang tính khái quát nghệ thuật. * HĐ 3: Đọc – hiểu văn bản Mục tiêu: Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả - GVHD đọc: Giọng vui, phấn chấn, nhịp vừa phải. Khổ 2,3,7 đọc giọng cao hơn và nhịp nhanh hơn GV đọc mẫu, gọi HS đọc - Giáo viên nhận xét - Hỏi:Em có thể chia bài thơ làm mấy phần? Đó là những phần nào? Từng phần có nội dung như thế nào ? HDHS tìm hiểu văn bản - Hỏi: Sau khi đọc xong bài thơ, em hãy khái quát cảm hứng bao trùm bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là cảm hứng gì? - GV: Bài thơ là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng: về lao động và về thiên nhiên, vũ trụ. Khác vói thơ Huy Cận trước cách mạng, ở đây, thiên nhiên, vũ tru không đối lập với con người, không làm cho hình ảnh con người trở nên nhỏ bé, cô đơn, bơ vơ, mà càng nâng cao, làm nổi bật vẻ đẹp, sức mạnh của con người trong sự hài hòa đẹp đẽ với khung cảnh thiên nhiên - Y. cầu HS đọc hai khổ thơ đầu - Hỏi: Cảnh thiên nhiên, vũ trụ được miêu tả như thế nào ? - Hỏi: Tác giả đã sử dụng biện pháp NT gì trong miêu tả? - Hỏi: Em có cảm nhận gì về hình ảnh thiên nhiên được miêu tả? -Hỏi: Trước cảnh thiên nhiên đó, đoàn thuyền ra khơi mang tâm trạng như thế nào? -Hỏi: Qua khổ thơ, em có nhận xét gì về hoạt động của thiên nhiên, con người ? -GV: Cảnh biển đêm vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con người do liên tưởng so sánh thú vị của nhà thơ. Trong hình ảnh liên tưởng này vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm là tấm cửa khổng lồ và những lượn sóng là then cửa. Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết ba sự vật và hiện tượng: cánh buồm, gió khơi và câu hát. Câu hát là niềm vui, là sự phấn chấn của người lao động như tiếp thêm sức mạnh vật chất hòa cùng với gió làm căng buồm cho con thuyền lướt nhanh ra khơi. - Hỏi: Đọc nội dung lời hát, hãy cho biết nội dung lời hát đó thể hiện mơ ước gì của người đánh cá? (Giáo viên: Sơ kết nội dung hai khổ thơ đầu) TIẾT 2 -Gọi HS đọc 4 khổ thơ tiếp theo - Hỏi: Cảm hứng thiên nhiên hoà trong cảm hứng lao động được tác giả sử dụng miêu tả cảnh đánh cá trên biển, em hãy phâûn tích để thấy ý đó ? - Hỏi: Hình ảnh con thuyền được tác giả miêu tả ntn? - Hỏi: Cảnh đoàn thuyền đi trên biển và chuẩn bị đánh bắt cá được miêu tả ra sao? - Hỏi: Cách viết lái gió với buồm trăng gợi cho em điều gì? - Hỏi: Từ đó, em có nhận xét gì về hình ảnh đoàn thuyền đánh cá? - GV: Cảm hứng lao động và cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ hoà hợp. Công việc của con người gắn liền, hài hoà với cuộc sống thiên nhiên, đất trời: vầng trăng, mây, biển Þ Con người vốn nhỏ bé trước biển cả bao la trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Con người chủ động làm chủ thiên nhiên” dò bụng biển”, “ dàn đan thế trận”. - Hỏi: Em hiểu như thế nào về khúc ca lao động của người đánh cá trên biển (ta hát bài ca gọi cá vào)? Hỏi: Em hãy nhận xét về bút pháp lãng mạn của tác giả ? - GV: Cảm hứng lãng mạn đã giúp cho tác giả phát hiện ra những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm, trong niềm vui phơi phới, khỏe khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình. Những hình ảnh sáng tạo trên có thể hoàn toàn không đúng với thực tế, nhưng đã làm giàu thêm cái nhìn cuộc sống, biểu hiện niềm say sưa, hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động. - Hỏi: Thiên nhiên trên biển được tác giả miêu tả bằng những đối tượng nào ? - Hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc miêu tả đó ? - Hỏi: Cảnh lao động (Kéo lưới) được miêu tả như thế nào? - Hỏi: Hoàn thành công việc đánh cá, nhìn thành quả lao động cật lực được miêu tả bằng hình ảnh nào? (Vẩy bạc, đuôi vàng loé rạng đông) * GV liên hệ giáo dục HS: - Trong thực tế hiện nay, nạn đánh bắt bừa bãi đã làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên biển. Theo em, nhà nước cần phải làm gì; bản thân em cần phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên biển? GV nhận xét - Yêu cầu : đọc khổ thơ cuối - Hỏi: ( Thảo luận 4 phút) Em hãy nhận xét cảnh đoàn thuyền trở về và cách lặp lại khổ thơ cuối ? - GV nhận xét, bổ sung - Hỏi: Câu hát khổ thơ cuối có gì khác với câu hát ở khổ thơ đầu ? - Hỏi: Hình ảnh đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời có ý nghĩa như thế nào ? - Hỏi: Hình ảnh mắt cá huy hoàng giữa mặt trời chói lọi cho ta điều gì ? -Hỏi: Bài thơ có nhiều từ “hát”, cả bài cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả thay lời của ai? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tạo nên âm hưởng bài thơ như thế nào? - GV: Bài thơ tạo được âm hưởng vừa khỏe khoắn, sôi nổi lại vừa phơi phới, bay bổng. Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tạo nên âm hưởng bài thơ: Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát mê say, hào hứng, phơi phới; cách giao vần có nhiều biến hóa linh hoạt, các vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen lẫn vần cách * Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết Mục tiêu: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật -Hỏi: Qua bài thơ đoàn thuyền đánh cá nhà thơ Huy Cận khắc họa điều gì ? - Hỏi: Huy cận thành công trong việc thể hiện cảm hứng bằng biện pháp nghệ thuật gì ? GV nhận xét khái quát, treo bảng phụ, gọi HS đọc - Cho học sinh về nhà ghi phần ghi nhớ *Hoạt động 5: Luyện tập Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện, phân tích lời kể, tả - Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ - Về nhà viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ 5’ 5’ 53’ 10’ 8’ - Đọc thầm - Tóm tắt vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Huy Cận - Nghe chốt - Giới thiệu bài thơ - Nghe - Nghe hướng dẫn - Nghe đọc - TL: Gồm 3 phần: - Khổ 1 - 2: Cảnh ra khơi và tâm trạng con người - Khổ 3 - 6: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển. - Khổ 7: Cảnh trở về -TL: Hai cảm hứng hòa quyện và thống nhất: + Thiên nhiên, vũ trụ. + Lao động và những con người lao động . -HS nghe Khung cảnh buổi chiều trên vùng biển Quảng Ninh - Đọc hai khổ thơ -TL: Cảnh thiên nhiên: Mặt trời, hòn lửa, sóng cài then, đêm sập cửa. -TL: nghệ thuật so sánh, nhân hoá -TL: Hình ảnh hùng vĩ, mênh mông tráng lệ, khỏe khoắn ® thiên nhiên đi vào trạng thái yên nghỉ -TL: Tâm trạng lạc quan -TL: Thiên nhiên và con người so sánh n ... Hãy cho biết số chữ của mỗi dòng thơ ? - Hỏi: Hãy tìm và gạch dưới những chữ gieo vần ? - Hỏi: Hãy nhận xét cách gieo vần ở mỗi đoạn thơ ? - Hỏi: Nhịp trong câu thơ ở mỗi đoạn như thế nào ? - GV: Cách ngắt nhịp không chỉ phụ thuộc vào ý mà còn phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người, ta không nên áp đặt máy móc. ( GV đọc mẫu các đoạn thơ) - Hỏi: Chú ý vào đoạn văn (c), hãy cho biết thơ tám chữ mỗi khổ thường có mấy dòng thơ ? GV: Thơ tám chữ có thể được chia thành nhiều khổ, mỗi khổ có 4 dòng thơ. Tuy nhiên, tùy vào mạch cảm xúc, bài thơ có thể chia thành nhiều đoạn dài, số câu không hạn định - Hỏi: Em hãy cho biết đặc điểm của thể thơ tám chữ ? + Số chữ mỗi dòng? + Cách ngắt nhịp? + Khổ thơ gồm mấy dòng? + Số khổ thơ trong bài? -GV khái quát ® Treo bảng phụ. Gọi HS đọc - Cho HS ghi ghi nhớ vào tập *Hoạt động2: Luyện tập nhận diện thơ tám chữ Mục tiêu: nhận diện thơ tám chữ - Treo bảng phụ bài tập 1 - Yêu cầu bài tập 1 là gì ? - Gọi học sinh điền vào chỗ trống các từ : ca hát, bát ngát, ngày qua, muôn hoa sao cho phù hợp - Gọi học sinh nhận xét - Cho học sinh đọc lại - Treo bảng phụ bài tập 2 - Gọi học sinh đọc lại các câu thơ các từ: cũng mất, đất trời, tuần hoàn sao cho phù hợp - Gọi học sinh nhận xét - Cho học sinh đọc lại - Gọi học sinh đọc bài tập 3 - Hỏi: Bài tập yêu cầu gì ? - Hỏi: Hãy xác định chỗ sai ? vì sao? Sữa lại chỗ sai ? * Hoạt động 3: Thực hành làm thơ tám chữ Mục tiêu: Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca - Gọi HS đọc BT thực hành 1 -Hỏi: Hãy tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống thích hợp? (Chú ý điền từ đúng thanh, vần) - Gọi học sinh nhận xét - Gọi HS đọc BT thực hành 2 -Hỏi: Đoạn thơ chưa hoàn chỉnh, em hãy thêm vào hoàn chỉnh đoạn thơ? (Chú ý có thể thêm vào vần bằng vẫn gián cách hoặc vần chân) - Gọi học sinh nhận xét -Gọi HS đọc bài thơ đã sưu tầm về thiên nhiên, môi trường,... -Gọi HS nhận xét. GVHD: +Thể thơ có đúng tám chữ không? +Đã có vần chưa? Cách gieo vần, ngắt nhịp đúng sai, đặc sắc như thế nào? +Kết cấu bài thơ có hợp lí không? nội dung cảm xúc có cân thành sâu sắc không? +Chủ đề bài thơ là gì? - GV đọc một số bài thơ tám chữ 15’ 10’ 15’ - Nhìn bảng phụ - Đọc 3 đoạn trích -TL: Mỗi câu trong các đoạn thơ trên có 8 chữ - Lên bảng gạch dưới những chữ gieo vần - HS nêu nhận xét - Ngắt nhịp: linh hoạt, không theo một công thức cứng nhắc. - Hs nghe - TL: Thơ tám chữ thường mỗi khổ có 4 dòng thơ -HS nghe - Khái quát từ kiến thức hình thành - Nhìn bảng phụ - Đọc ghi nhớ - Về nhà ghi vào tập - Nhìn bảng phụ - Yêu cầu: điền vào chỗ trống các câu thơ - Lên bảng điền từ vào bảng phụ -HS nhận xét -HS đọc - Nhìn bảng phụ - Yêu cầu: Điền vào chỗ trống các câu thơ - Lên bảng điền vào bảng phụ - Đọc bài tập 3 - Chỉ chỗ sai, lí do?- sửa - Xác định, nêu lí do, sửa chữa chỗ sai - Đọc - HS tìm những từ thích hợp với thanh, vần - Nhận xét - Đọc - Làm thêm 1 câu thơ - Nhận xét về vần, thanh, ý thơ - Đọc bài thơ sưu tầm - Nghe - HS nghe HD- nhận xét -HS nghe I. NHẬN DIỆN THỂ THƠ TÁM CHỮ 1. Tìm hiểu ví dụ - Các đoạn thơ trên mỗi dòng thơ có tám chữ - Cách gieo vần khác nhau: +a. Gieo vần chân liên tiếp, chuyển đổi theo từng cặp: tan- ngàn, mới- gội, bừng- rừng, gắt- mật +b. Gieo vần chân liên tiếp: về-nghe, học- nhọc, bà- xa +c. Gieo vần chân gián cách: ngát- hát, non- son, đứng- dựng, tiên- nhiên - Ngắt nhịp linh hoạt, không theo khuôn mẫu 2. Ghi nhớ II. LUYỆN TẬP 1. Điền vào chỗ trống Điền lần lượt các từ: ca hát, ngày qua, bát ngát, muôn hoa. 2. Điền vào các câu thơ còn trống Điền lần lượt các từ: cũng mất, tuần hoàn, đất trời 3. Sửa lỗi sai Câu 3 sai: từ “rộn rã” - Vì: Âm tiết cuối phải mang thanh bằng và gieo vần với từ “gương” ở câu trên - Sửa lại : vào trường II. THỰC HÀNH LÀM THƠ TÁM CHỮ 1. Điền từ thích hợp Câu 3: vườn Câu 4: qua 2. Hoàn thành bài thơ - Gieo vần gián cách Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương? - Gieo vần chân Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta 3/ Đọc bài thơ tám chữ IV. HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ: (2 phút) - Sưu tầm một số bài thơ tám chữ. - Tập làm bài thơ tám chữ không giới hạn số câu về trường lớp, bạn bè. - Làm hoàn tất những bài tập do giáo viên hướng dẫn trên lớp - Ôn tập kiến thức đã học - Chuẩn bị : + Nắm lại kiến thức phần Văn đã học. + Nhớ lại những lỗi sai trong bài làm và sửa chữa V. NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Tuần: 11 Ngày soạn: 01 / 11 / 2010 Tiết: 55 Ngày dạy: 06 / 11 / 2010 Trả bài kiểm tra văn ---------&--------- I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: *Giúp học sinh: - Về kiến thức: Qua bài viết, củng cố kiến thức về các truyện trung đại đã học từ giá trị nội dung tư tưởng đến hình thức thể loại, bố cục, lối kể chuyện. Học sinh nhận rõ được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục. -Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sửa chữa bài viết của bản thân, n.xét bài làm của bạn. II. CHUẨN BỊ: 1- Giáo viên: - Chấm bài, liệt kê những ưu điểm, khuyết điểm của học sinh, để sửa lại 2- Học sinh: - Ôn lại kiến thức đã học III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ª Hoạt động 1: Khởi động (1’) * Mục tiêu: : Tạo tâm thế cho bài học 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Để các em nắm rõ những ưu điểm và khuyết điểm cơ bản còn mắc phải trong quá trình làm bài, rèn luyện cho các em tự nhận xét bài làm của mình. Hôm nay thầy tiến hành sửa bài kiểm tra truyện trung đại cho các em. HĐ CỦA THẦY TG HĐ CỦA TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Tiến hành sửa chữa bài kiểm tra Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các truyện trung đại đã học từ giá trị nội dung tư tưởng đến hình thức thể loại, bố cục, lối kể chuyện - Gọi học sinh nhắc lại đề bài - Hỏi: Yêu cầu phần trắc nghiệm là gì ? -Hỏi: Yêu cầu phần tự luận là gì ? - Hỏi: Em có nhận xét gì về dạng đề này - Hỏi: Nội dung cần đạt là gì? - Giáo viên: đưa ra đáp án + Phần trắc nghiệm mỗi câu 0,25 điểm ( 12câu – 3 điểm) + Phần tự luận 7 điểm * Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài làm của HS Mục tiêu: Định hướng những ưu, khuyết điểm trong bài làm Giáo viên nhận xét về ưu điểm - Giáo viên nhận xét về hạn chế - Nhận xét những ưu, khuyết điểm về mặt hình thức bài làm *Hoạt động3: HDHS sửa chữa những lỗi sai trong bài làm Mục tiêu: Học sinh nhận rõ được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục. GV nêu lên những lỗi sai mà HS mắc phải, Y/C HS phát hiện và đề ra biện pháp khắc phục * Hoạt động 4: Phát bài kiểm tra Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng sửa chữa bài viết của bản thân, nhận xét bài làm của bạn GV phát bài kiểm tra, Y/c Hs đổi bài quan sát và nhận xét® Nêu ý kiến thắc mắc. GV giải đáp Y/C HS đọc điểm, GV ghi vào sổ Hoạt động 5: Đánh giá kết quả bài làm Mục tiêu: Rút kinh nghiệm sau tiết học -GV đánh giá kết quả bài làm của HS qua điểm số đạt được: Nhìn chung bài làm của các em có đầu tư,có học bài tốt, điểm số khá cao - Tuy nhiên vẫn còn những trường hợp chưa cố gắng, đa số rơi vào những trường hợp chưa tích cực học tập 8’ 9’ 10’ 10’ 5’ - Nhắc lại đề bài Trả lời - Trả lời -Trả lời - Xem đáp án, tự nhớ lại cách làm bài và tự chấm điểm - Nghe nhận xét - Nghe nhận xét - Nghe nhận xét HS phát hiện lỗi sai và đề ra biện pháp khắc phục -HS nhận bài – đổi bài® Nêu ý kiến thắc mắc -HS đọc điểm - HS nghe I. TÌM HIỂU ĐỀ BÀI 1. Phần trắc nghiệm Yêu cầu: khoanh tròn câu đúng nhất trong các câu hỏi trả lời A,B,C,D,E. 2. Phần tự luận * Đề tổng hợp - Lập dàn ý chi tiết + Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích, chứng minh + Dùng các yếu tố như : miêu tả, nghị luận trong văn tự sự * Nội dung Vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội cũ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích * ĐÁP ÁN 1. Phần trắc nghiệm ( Xem lại đề kiểm tra) 2. Phần tự luận ( Xem lại đề kiểm tra) II. NHẬN XÉT CHUNG VỀ BÀI LÀM 1. Nội dung a. Ưu điểm - Nắm được yêu cầu đề bài - Phần trắc nghiệm có khoanh tròn theo đúng qui định - Phần tự luận có lập được dàn ý chi tiết theo yêu cầu đề bài b. Khuyết điểm - Phần trắc nghiệm: còn một số em khoanh tròn theo quán tính, chưa đầu tư vào nội dung, chưa suy nghĩ - Phần tự luận: + Một số bài làm chưa đúng theo yêu cầu đề bài + Nội dung một số bài quá sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu + Chưa khái quát được vẻ đẹp của từng nhân vật, chưa đưa ra thái độ của tác giả. 2. Hình thức + Ưu điểm - Trình bày tương đối sạch đẹp, viết thành từng phần rõ ràng - Dàn ý có bố cục hợp lí, một số bài làm diễn đạt tốt, ít sai lỗi chính tả dùng từ + Khuyết điểm - Một phần nhỏ viết chữ khó xem, trình bày tùy tiện, sửa nhiều lỗi trên bài làm. - Còn một số đông viết sai nhiều lỗi chính ta thông thường - Một số em còn dùng từ khuôn sáo, chưa xác định rõ cách dùng từ III. CHỮA LỖI - Cách trình bày - Cách dùng từ - Đặt câu - Diễn đạt - Lỗi chính tả IV.PHÁT BÀI KIỂM TRA V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ * Thống kê điểm: Điểm 1-1.8 2-2.8 3-3.8 4-4.8 5-5.8 6-6.8 7-7.8 8-8.8 9-9.8 10 91 92 93 Tổng cộng IV. HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ: (2 phút) - Về nhà nghiên cứu lại những chỗ còn sai sót - Ôn tập lại kiến thức đã học: học lại toàn bộ nội dung đã học - Soạn bài: “ Bếp lửa”- Bằng Việt +Đọc- HTL bài thơ +Trả lời câu hỏi SGK V. NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tài liệu đính kèm: