ĐẤU TRANH CHO THẾ GIỚI HÒA BÌNH
( G. Mác-két )
A. Mức độ cần đạt:
Học sinh:
- Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất.
- Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hoà bình.
- Tích hợp giáo dục môi trường: Biết chống chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà chung Trái Đất
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức:
- Có một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
- Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn ở hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận.
2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản nhật6 dụng bàn về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại.
3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng tình yêu hòa bình, tự do và lòng yêu thương nhân ái, ý thức đấu tranh vì nền hòa bình thế giới.
C. Phương pháp:
Phân tích, giảng bình, học nhóm
Ngày soạn: 20/8/201 Ngày dạy:21 /8 /2011 ÑAÁU TRANH CHO THEÁ GIÔÙI HOØA BÌNH ( G. Maùc-keùt ) A. Mức độ cần đạt: Học sinh: - Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất. - Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hoà bình. - Tích hợp giáo dục môi trường: Biết chống chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà chung Trái Đất B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến thức: - Có một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản. - Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn ở hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận. 2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản nhật6 dụng bàn về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại. 3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng tình yêu hòa bình, tự do và lòng yêu thương nhân ái, ý thức đấu tranh vì nền hòa bình thế giới. C. Phương pháp: Phân tích, giảng bình, học nhóm D. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: 9c / 27 (vắng) 2. Kiểm tra bài cũ: a. Câu hỏi (Bảng phụ) Câu 1: Trong tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh tác giả không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. Kết hợp giữa kể, bình luận, chứng minh. b. Sử dụng phép đối lập. c. Sử dụng phép nói quá. d. Sử dụng so sánh và nhiều từ Hán Việt. Câu 2: Ý nào nói đúng nhất điểm cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh được nêu trong bài viết? a. Biết kết hợp hài hòa giữa bản sác văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. b. Đời sống vật chất giản dị kết hợp hài hòa với đời sống tinh thần phong phu. c. Có sự kế thừa vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triếi xưa. d. Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới. Câu 3: Kể một câu chuyện ngắn liên quan tới đức tính giản dị của Bác? b. Đáp án: Câu 1:c (2đ). Câu 2: a (2đ) câu 3: Kể và liên hệ tốt (6đ) 3. Bài mới: Cho học sinh hát bài “ Trái đất này là của chúng mình” để dẫn vào bài với nguyện vọng, ước mơ mọt thế giới hoà bình. Hoạt động của giáo viên và học sinh * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. - Hãy gới thiệu đôi nét về Mác – két. - Vì sao ông dược gọi là nhà văn yêu chuộng hoà bình? - Nêu xuất xứ của văn bản? + Khái quát những nét chính. * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tìm hiểu chung về văn bản - Gọi học sinh đọc ->lớp nhận xét. - Đọc mẫu - Theo dõi, kiểm tra lại một số chú thích khó như: FAO, UNICEF, kỉ địa chất... - Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? - Luận điểm chính của văn bản là gì? - Tác giả đã triển khai luận điểm đó bằng hệ thống luận cứ nào? + Thảo luận theo cặp (5p) + Đại diện nhóm trình bày. + Lớp nhận xét, bổ sung. (Luận điểm: nguy cơ chiến tranh hạt nhân... đấu tranh loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.) Luận cứ: + Nguy cơ chiến tranh hạt nhân. + Cuộc sống tốt đẹp của con người bị đe dọa. + Chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí loài người, tự nhiên. + Nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình. - Hướng dẫn phân tích phần 1. + Đọc lại phần 1. - Con số cụ thể và ngày tháng số liệu chính xác về đầu đạn hạt nhân được tác giả đưa ra ở đầu văn bản có ý nghĩa gì? - Trong thực tế em biết được nước nào đang sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân? + Phát hiện các nước như : Anh, Pháp, Mĩ – các cường quốc tư bản phát triển. - Thảm họa minh chứng cho sự nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân đã từng xảy ra ở nước nào?. + Liên hệ với Nhật Bản. - Nói rõ hơn về hai thành phố Hi- Rô- Si- Ma và Na-Ga-Sa-Ki của Nhật bị Mĩ ném xuống hai quả bom nguyên tử vào năm 1945. - Theo tác giả 4 tấn thuốc nổ có sức hủy diệt như thế nào? - Hãy nhận xét cách vào đề của tác giả? + Tự nhận xét. * Tiết 7: - Hướng dẫn phân tích tác hại của chiến tranh và ý thức đấu tranh. + Đọc phần 2,3. - Trong phần này tác giả đã triển khai luận điểm bàng cách nào? - Sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những dẫn chứng cứ cụ thể nào? + Tìm dẫn chứng cụ thể trong văn bản. - Để dẫn chứng nêu ra có tính thuyết phục, người viết đã đưa ra sự so sánh với những lĩnh vực hết sức thiết yếu trong cuộc sống con người đó là gì? - Việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch hạt nhân” vì sao?. + Phát hiện – so sánh. - Hãy nhận xét về cách sử dụng dẫn chứng của tác giả? (Cụ thể, thuyết phục) - Nhận xét về lĩnh vực mà tác giả lựa chọn đối với con người? - Sosánh này có ý nghĩa gì? - Khi sự thiếu hụt về kinh tế vẫn diễn ra mà không có khả năng thực hiện thì vũ khí hạt nhân vẫn phát triển gợi cho em suy nghĩ gì? - Cách lập luận của tác giả có gí đáng chú ý?. + Nêu suy nghĩ – đánh giá: sự tốn kém - cướp đi điều kiện cải thiện đòi sống con người trên trái đất. + Đọc phần 3. - Hãy giải thích lý trí của tự nhiên là gì? - Để chứng minh cho nhận định của mình Mac-két đã đưa ra những dẫn chứng nào? Ý nghĩa? - Suy nghĩ của em trước nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân? + Nêu dẫn chứng cụ thể về quy luật tiến hóa của tự nhiên và tự bộc lộ suy nghĩ :Nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra nền văn minh loài người sẽ bị xóa sạch, nó là một thảm họa của nhân loại. - Phần kết bài nêu vấn đề gì? -Trước nguy cơ đó thái độ của tác giả như thế nào? Em hiểu ý nghĩa của lời đề nghị trong phần kết ra sao? + Nêu ra một số nhiệm vụ ngăn chặn: Có thái độ tích cực, bênh vực hòa bình, lên án thế lực hiếu chiến. * Hướng dẫn tổng kết. - Nghệ thuật lập luận trong văn bản giúp em học tập được điều gì khi làm văn? - Liên hệ với thực tế thế giới hiện nay, văn bản có ý nghĩa như thế nào? (Vấn đề chống chiến tranh và giữ gìn ngôi nhà chung Trái Đất của chúng ta) + Tự liên hệ thực tiễn. - Giải thích nhan đề của văn bản? * Hướng dẫn luyện tập: - Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”? - Định hướng. + Tự nêu cảm nghĩ riêng của từng em. - Củng cố kiến thức: Cho lớp hát bài “ Chúng em cần bầu trời hoà bình” * Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học: + Sưu tầm một số tranh, ảnh, bài viết nói về chiến tranh hạt nhân và sự nguy hiểm của nó. + Tim hiểu thái độ của tác giả với chiến tranh hạt nhân và hoà bình của nhân loại được thể hiện trong bài văn. + Chuẩn bị: Các phương châm hội thoại:( tt) Đọc kĩ các ví dụ và trả lời câu hỏi ở dưới. Mỗi nhóm 1 bảng phụ, 1 bút dạ Nội dung bài dạy I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Nhà văn yêu chuộng hòa bình Được nhận giải thưởng Nobel về văn học năm 1982 2. Tác phẩm: Trích từ bản tham luận Thanh gươm Đa - mô- clet của tác giả tại hội nghị ở Mê Hi Cô. II. Đọc –hiểu văn bản. 1. Đọc. 2. Tìm hiểu văn bản: 2.1. Bố cục: 4 phần. 2.2. Phân tích. a. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân. - Thời gian: 8-8-1986. - Số liệu: 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí trên khắp hành tinh. - 4 tấn thuốc nổ/người. -> Dẫn chứng cụ thể, chính xác. => Đe doạ toàn nhân loại b. Tác hại của cuộc chạy đua vũ trang. * Làm mất đi cuộc sống tốt đẹp của con người. Đầu tư cho nước nghèo. Chi phí cho vũ khí hạt nhân. - 100 tỉ đô la cho 500 triệu trẻ em nghèo. - Phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ hơn một tỉ người khỏi sốt rét, cứu hơn 14 triệu trẻ em. - Cung cấp kalo cho 575 triệu người. - Trả tiền nông cụ cho nước nghèo - Chi phí xóa mù chữ cho toàn thế giới. Chỉ là giấc mơ -100 máy bay ném bom B.1B, 7000 tên lửa - 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân. -149 tên lửa MX . - 27 tên lửa MX. - 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân. Đã và đang thực hiện -> So sánh, lập luận chặt chẽ. => Phi lí, tốn kém. * Sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang: - Lịch sử tiến hoá: + 380 triệu năm: bướm mới bay được. + 180 triệu năm: bông hồng mới nở. + 4 kỉ địa chất: con người mới hát hay hơn chim - Chiến tranh: Đẩy lùi sự tiến hóa, xóa sạch nền văn minh loài người. => Phản tự nhiên. c. Lời kêu gọi: => Hãy đấu tranh vì một thế giới hoà bình, không có chiến tranh. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Có lập luận chặt chẽ - Chứng cứ cụ thể, xác thực. - So sánh đặc sắc, giàu sức thuyết phục. b. Ý nghĩa: Thể hiện nhữn suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của nhà văn đối với nền hoà bình của nhân loại. * Ghi nhớ (Sgk /tr. 21) 4. Luyện tập: Phát biểu cảm nghĩ . III. Hướng dẫn tự học: E. Rút kinh nghiệm: **********d & d **********
Tài liệu đính kèm: