Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 61 đến tiết học 90

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 61 đến tiết học 90

-Kiến thức:- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: Xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.

-Kĩ năng: Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.

-Thái độ:Bồi dưỡng tình cảm gắn bó với làng xóm quê hương, yêu làng xóm gắn bó với truyền thống cội nguồn, là bước khởi đầu cho tình yêu đất nước.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên : Nghiên cứu soạn giáo án, bảng phụ, chân dung Kim Lân.

- Học sinh : Đọc trước văn bản, soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :

 

doc 46 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 61 đến tiết học 90", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
	 BÀI 13
 Tiết 61, 62 	:	LÀNG 
	Tiết 63 	:	CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG TIẾNG VIỆT
	Tiết 64 	:	ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI, ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ. 
	Tiết 65 	:	LUYỆN NÓI TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
Tiết 61, 62 LÀNG(Kim Lân) 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
 -Kiến thức:- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: Xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
-Kĩ năng: Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật. 
-Thái độ:Bồi dưỡng tình cảm gắn bó với làng xóm quê hương, yêu làng xóm gắn bó với truyền thống cội nguồn, là bước khởi đầu cho tình yêu đất nước.
B. CHUẨN BỊ: 	
- Giáo viên : Nghiên cứu soạn giáo án, bảng phụ, chân dung Kim Lân.
- Học sinh : Đọc trước văn bản, soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Khởi động ( 6’ )
· Ổn định lớp :
· Kiểm tra bài cũ :
· Bài mới : 
LÀNG
(Kim Lân)
- Kiểm diện ... 
· Hỏi : 
1. Yêu cầu học sinh đọc theo trí nhớ bài thơ, cho biết chủ đề bài thơ.
2. Tư tưởng mà nhà thơ gởi gấm qua bài thơ là gì?
 -Giới thiệu bài mới: Liên hệ tình yêu nước: “Đồng Chí”, “Bài thơ ... không kính” để giới thiệu tình yêu nước trong bài “Làng”. 
- Lớp trưởng báo cáo.
- Cá nhân :Trả bài.
- Nghe giáo viên giảng.
- Ghi tựa bài. 
HĐ2: Đọc - hiểu văn bản ( 72/ )
I. Giới thiệu chung 
1. Tác giả: Kim Lân - Nguyễn Văn Tài (1920) là nhà văn chuyên viết truyện ngắn về đề tài nông thôn..
2. Tác phẩm: “Làng” được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên báo Văn Nghệ 1948. 
· H: Hãy tóm tắt những nét khái quát về tác giả Kim Lân ?
 - Chốt y ù->ghi bài.
 - Giới thiệu chân dung tác giả.
Yêu cầu:Hãy giới thiệu vài nét về tác phẩm “Làng”.
 +Chốt y ù->ghi bài.
- Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
* Đọc 1 đoạn.
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp (đoạn in chữ to, tóm tắt đoạn chữ nhỏ).
- Tóm tắt cho học sinh nghe đoạn lược bớt ở phần đầu.
- Yêu cầu học sinh nêu thắc mắc về ý nghĩa của từ (chú thích - nếu có).
- Cá nhân tóm tắt theo chú thích *.
- chốt y ù->ghi bài.- Xem ảnh tác giả.
- Cá nhân: giới thiệu theo chú thích SGK.
- chốt y ù->ghi bài.
- Nghe GV hướng dẫn đọc và nghe đọc.
- Đọc theo yêu cầu GV.
- Cá nhân tóm tắt.
- Cá nhân xem lại chú thích.
II. Phân tích :
 1. Tình huống truyện :
- Ông Hai nghe tin làng theo giặc (Làng Việt gian, theo Pháp, phản cách mạng).
- Tình huống có tác dụng:
 + Tạo mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật, góp phần bộc lộ tâm trạng nhân vật.
 + Góp phần giải quyết chủ đề của tác phẩm. 
· H: Để làm nổi bật chủ đề truyện và tính cách nhân vật, tác giả đã đặt nhân vật chính vào tình huống như thế nào ?
· H: Tình huống ấy, theo em tác động thế nào đến tâm lý nhân vật ? đến nội dung của truyện.
 - Chốt y ù->ghi bài .
 -Giảng bình:Đặt ông Hai vào tình huống làng theo giặc, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc mâu thuẩn giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước ở nhân vật ông Hai
- Cá nhân: căn cứ vào nội dung truyện trả lời câu hỏi.
- Trao đổi nhóm nhỏ đại diện phát biểu.
- Nghe và ghi bài.
Tiết 2
· Ổn định lớp :
· Kiểm tra bài cũ :
· Bài mới : 
2. Diễn biến tâm trạng và tình yêu làng, yêu nước của ông Hai : Nghe làng theo giặc cảm giác đột ngột, sửng sờ “Cổ ông ... thở được”.
- Làng theo giặc : nỗi day dứt trong ông : cúi gầm mặt xuống mà đi, không dám đi đâu, lo lắng nghe ngóng bên ngoài: “Một đám đông tụm lại ... thôi lại chuyện ấy rồi”.
- Tủi thân nhìn lũ con: “Nhìn lũ con ... hắt hủi đấy ư”.
- Căm ghét, khinh bỉ làng.
Þ Tác giả miêu tả cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề, thường xuyên, tâm trạng đau xót tủi nhục của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
- Sau câu chuyện với mụ chủ nhà : ông Hai lâm vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng.
- Mâu thuẫn nội tâm gay gắt :
 + Không về làng được - Làng theo Việt gian.
 + Ở đây - không ai chứa.
® Tư tưởng dứt khoát: “Làng thì yêu thật ... phải thù”.
- Tâm sự với đứa con nhỏ ông Hai bày tỏ tình yêu làng sâu nặng, lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng.
® Tình yêu làng và tình yêu nước của ông Hai quan hệ chặt chẽ, thống nhất với tinh thần kháng chiến. 
3. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói nông dân Bắc bộ, vừa có nét riêng của nhân vật.
- Tâm lý nhân vật được tác giả miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, sinh động, gợi cảm, diễn biến nội tâm sâu sắc qua ngôn ngữ độc và đối thoại và ý nghĩ.
- Tình huống bất ngờ, hấp dẫn, tạo thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm lý.
- Kiểm diện ... 
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung tiết trước.
- Yêu cầu học sinh thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin “Làng” theo giặc đến kết thúc truyện.
· H: Tâm trạng của ông Hai biểu hiện như thế nào khi nghe tin làng theo giặc ? Làng theo giặc trở thành nỗi day dứt trong lòng ông ra sao ?
· H: Khi về đến nhà, nhìn lũ con, ông cảm thấy như thế nào ?
· H: Thái độ của ông đối với làng yêu quý, bây giờ như thế nào ?
· H: Em cảm nhận thế nào tâm trạng của ông Hai từ lúc nghe tin làng theo giặc đến lúc về nhà ?
 - Chốt y ù->ghi bài .
 - Giảng bình.
· H: Sau cuộc trò chuyện giữa mụ chủ nhà với bà Hai, ông Hai lâm vào tình trạng như thế nào ?
· H: Ông đã trải qua những mâu thuẫn nội tâm ra sao ?
· H: Ông có thái độ như thế nào với làng ?
· H: Tuy dứt khoát tư tưởng : “Làng theo Tây mất rồi ... phải thù”. Nhưng tình yêu làng vẫn sâu nặng trong lòng ông Hai. Tình yêu làng, tâm trạng tuyệt vọng đã được ông Hai chia sẻ như thế nào với đứa con nhỏ ?
· H: Qua lời chia sẻ, nhắn nhủ với đứa con út, ông Hai muốn bày tỏ điều gì ?
· H: Theo em, tình yêu làng và tình yêu nước của ông Hai có quan hệ như thế nào ?
 -Giảng, bình.
· H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của truyện, của nhân vật ?
(Gợi ý: Văn nói ? văn viết ? từ địa phương vùng nào ? ...) 
· H: Tâm lý nhân vật được tác giả miêu tả như thế nào ? 
· H: Dạng ngôn ngữ nào được sử dụng để miêu tả nội tâm nhân vật. Tác dụng của dạng ngôn ngữ ấy ?
· H: Em có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống của tác giả ?
 - Chốt y ù->ghi bài .
 - Giảng bình.
- Lớp trưởng báo cáo.
-Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Cá nhân: trả lời dựa vào nội dung SGK tóm tắt diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Cá nhân: trả lời câu hỏi (phân tích tâm lý nhân vật).
- Cá nhân: trả lời câu hỏi vào nội dung SGK
- Cá nhân: căm thù.
- Cá nhân nêu cảm nhận riêng. 
- Nghe GV giảng và ghi bài.
- Cá nhân đọc thầm SGK tr.168 đoạn cuối và trả lời.
- Thảo luận (nhóm 2) và trả lời.
- Cá nhân: vào nội dung văn bản.
- Cá nhân đọc thầm SGK tr.170 và trả lời (căn cứ vào đối thoại của nhân vật).
- Cá nhân: tình yêu làng sâu nặng, lòng thuỷ chung với k/chiến,với cách mạng
- Cá nhân nêu nhận xét (chặt chẽ, thống nhất).
- Nghe GV giảng.
- Trao đổi nhóm nhỏ và trả lời. 
- Cá nhân nhận xét.
- Cá nhân (liên hệ với tác phẩm và tập làm văn đã học) trả lời câu hỏi.
- Cá nhân nêu nhận xét riêng.
- Nghe và ghi bài.
HĐ3: Hướng dẫn tổng kết ( 8’)
III. Tổng kết : 
- Nội dung: Nhân vật ông Hai thể hiện tình yêu làng quê, yêu nước, yêu kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư thật sâu sắc chân thực.
-Nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lý ngôn ngữ nhân vật. 
· H: Qua nhân vật ông Hai, tác giả muốn ca ngợi điều gì ở người nông dân Việt Nam ?
· H: Thành công của tác giả ở mặt nghệ thuật trong truyện Làng là gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ và ghi bài.
- Giảng tổng kết bài.
- Căn cứ vào ghi nhớ, cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Đọc ghi nhớ.
- Ghi bài. 
HĐ4: Củng cố, dặn dò ( 4’)
* Nhắc học sinh: 
- Đọc lại văn bản và học ghi nhớ.
- Chọn 1 trong 2 bài tập tr.174 SGK và viết ở nhà, góp cho GV.
- Chuẩn bị: “Lặng lẽ Sa Pa”.
 + Đọc văn bản, chú thích.
 + Tìm chủ đề của truyện, các phương thức biểu đạt.
 + Tìm nét chính của các nhân vật.
- Nghe GV dặn và thực hiện.
Tiết : 63 Chương trình địa phương phần:TIẾNG VIỆT 
 *********************
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh:
-Kiến thức: Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng, miền đất nước.
-Kĩ năng: Biết sử dụng phương ngữ hợp lí trong những hoàn cảnh nói và viết tiếng Việt khác nhau. 
-Thái độ: Trân trọng và yêu mến từ ngữ địa phương mình.
B. CHUẨN BỊ: 	
- Giáo viên : Nghiên cứu soạn giáo án.
- Học sinh : Chuẩn bị bài trước ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
HĐ1: Khởi động ( 5’ )
· Ổn định lớp :
· Kiểm tra bài cũ :
· Bài mới : 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
	(Tiếng Việt)
- Kiểm diện ...
- Kiểm tra bài soạn ở nhà của học sinh.
· H: Em hiểu thế nào là phương ngữ ? Hãy nêu một phương ngữ Nam bộ.
- Chuyển ý, giới thiệu bài mới.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Lớp phó học tập kiểm.
- Cá nhân trả lời.
- Nghe GV giới thiệu, ghi tựa bài. 
HĐ2: Hương dẫn Luyện tập ( 36/ )
1- Vd a) 	Bồn bồn (Nam bộ)
	Xoài tượng (Nam bộ)
	Răng, rứa, mô ... (Trung)
 Vd b) Đồng nghĩa, khác âm :
 	Bắc: Bố, U Trung: Bọ, Mạ 
 	Nam: Tía, Vú, Má, ...
 Vd c) Đồng âm, khác nghĩa:
	Bắc: Khốn nạn : Tội nghiệp
	Nam: Khốn nạn: Hèn hạ, ti tiện, ...
2- Những từ ngữ xua ...  lời.
- Ghi vào tập.
- Cá nhân: Vì tình bạn đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả.
Tiết 2
· Ổn định:
· Kiểm tra bài cũ:
· Bài mới:
2. Những quan sát và sự nhận xét tinh tế của Aliôsa:
- Trước khi quen nhau “Ba đứa cùng mặc áo cánh ... chỉ có thể phân biệt được qua tầm vóc”.
- Khi ba đứa trẻ kể chuyện mẹ mất “chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con”.
- Khi cha chúng (đại tá ốp-xi-an-ni-cấp) xuất hiện : chúng bước ra khỏi xe và đi vào nhà, khiến tôi nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.
Þ Biện pháp so sánh chính xác vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài, vừa thể hiện thế giới nội tâm của chúng ® hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của bạn.
3. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích :
- Chi tiết ba đứa trẻ nhắc đến dì ghẻ: Aliôsa nghĩ đến mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích Þ trí tưởng tượng phong phú và sự lo lắng cho bạn.
- Chi tiết người “mẹ thật” Aliôsa lạc vào thế giới cổ tích Þ động viên các bạn.
- Hình ảnh người và nhân hậu: kể chuyện cho cháu nghe, thằng lớn khái quát “tất cả người bà ... mười một năm” Þ nhớ nhung hoài niệm những ngày sống tươi đẹp.
- Kiểm diện.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung đã học tiết trước.
· YC: Hãy tìm những đoạn văn thể hiện sự quan sát tinh tế của Aliôsa nhìn nhận những đứa trẻ.
+ Nhận xét ® bổ sung 
+ Ghi bài.
· H: Những đoạn văn trên tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? Nêu nhận xét của em về cách dùng biện pháp so sánh của tác giả ? Thể hiện điều gì ở Aliôsa ?
+ Nhận xét ® Bổ sung ® Ghi bài.
+ Giảng: Những đứa trẻ thật tội nghiệp, đáng thương bởi sự áp chế của bố.
· H: Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả ?
· H: Tìm những chi tiết cho thấy chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau ? Cho biết ý nghĩa của những chi tiết ấy ?
+ Cho học sinh thảo luận (4HS).
+ Gọi đại diện nhóm trả lời.
+ Ghi bài.
· H: Vì sao trong câu chuyện Aliôsa không nhắc đến tên ba đứa trẻ con nhà đại tá ?
+ Cho học sinh trả lời.
+ GV nhận xét.
+ Giảng, bình.
- Cá nhân: Thực hiện theo yêu cầu GV.
-Cá nhân: Trả lời dựa vào văn bản: Khi kể chuyện, khi cha chúng xuất hiện.
- Ghi vào tập.
- Cá nhân: học sinh nên nhận xét theo nhiều hướng khác nhau.
- Ghi vào tập.
- Nghe.
- Cá nhân: đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau.
- Nhóm: Học sinh thảo luận và đại diện trả lời.
- Ghi vào tập.
- Cá nhân: Vì câu chuyện xảy ra khá lâu Go-ro-ki không còn nhớ tên chúng. Hoặc nhà văn không chú tâm nhắc đến tên những đứa trẻ ® câu chuyện của những đứa trẻ thêm sâu sắc.
HĐ3: Tổng kết ( 5’)
III. Tổng kết : 
- Nội dung: Tình bạn thân thiết, bất chấp những cản trở trong quan hệ XH lúc bấy giờ. 
- Nghệ thuật: Kể chuyện giàu hình ảnh đan xen chuyện đời thường và chuyện cổ tích.
· YC: Tóm tắt nội dung và nghệ thuật đoạn tự thuật ?
+ Chốt ý ® ghi bài.
+ Giảng tổng kết bài.
- Cá nhân: Trả lời dựa vào ghi nhớ.
- Ghi vào tập. 
HĐ4: Củng cố, dặn dò ( 4’)
* Khắc sâu kiến thức :
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại 3 nội dung vừa học.
- Nhắc học sinh :
+ Học bài và chuẩn bị trả bài thi HKI.
+ Soạn: “Tập làm thơ 8 chữ”.
- Cá nhân: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe.
TUẦN 18
 Bài 17
	Tiết 86 	:	TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3 
	Tiết 87 	:	TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT, VĂN HIỆN ĐẠI 
	Tiết 88, 89 	:	TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ 
	Tiết 90 	:	TRẢ BÀI THI HKI
 Tiết : 86
	 Trả bài viết : SỐ 3
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh:
 - Kiến thức: Củng cố kiến thức qua bài kiểm tra. 
 - Kỹ năng:Biết vận dụng kiến thức , kỹ năng cơ bản của chương trình TLV.
 - Thái độ:Thấy được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân từ đó tìm cách khắc phục sửa chữa.
B. CHUẨN BỊ: 	
- Giáo viên : Chấm bài, phân loại bài, nhận xét. 
- Học sinh : Xem lại lý thuyết.
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Khởi động ( 3’ )
· Ổn định lớp :
· Bài mới : 
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
- Kiểm diện ... 
- Giới thiệu bài:
+ Nêu lý do giờ trả bài.
+ Ghi bảng.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Nghe.
- Ghi vào tập.
HĐ2: Tiến trình trả 
bài ( 39/ )
Đề: Yêu cầu cần đạt :
 Thể loại : Tự sự .
 Nội dung : Kỹ niệm đáng nhớ về thầy hoặc cô giáo chủ nhiệm cũ .
 Bài làm có bố cục ba phần :mở bài , thân bài ,kết bài .
 Bài làm có kết hợp các yếu tố miêu tả , biểu cảm và nghị luận .
 A. Giới thiệu kỹ niệm đáng nhớ .
 B . Kể lại diễn biến câu chuyện.
 C .Nêu cảm nghĩ .
Dàn ý:
- Ghi đề lên bảng.
- Gọi học sinh phân tích đề.
- Hình thành dàn ý.
- Cho học sinh đối chiếu dàn ý với bài làm
- Nhận xét :
+ Ưu điểm.
+ Khuyết điểm.
- Đọc bài: T, KH, TB, Y.
- Tuyên dương bài làm tốt.
- Cá nhân: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe. 
HĐ3: Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhắc học sinh :
 + Về nhà học bài “Cách làm thơ 8 chữ” ở tiết trước.
 + Xem lại phần văn bản (Hiện đại) và phần tiếng Việt.
- Nghe, ghi nhận và thực hiện. 
Tiết : 87 
	Trả bài VĂN (Hiện đại)
TIẾNG VIỆT 
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh :
 - Kiến thức:Nhận ra ưu, khuyết điểm qua bài kiểm tra. Từ đó mà biết cách khắc phục và sửa chữa. 
 - Kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng cơ bản đã được học trong chương trình.
 -Thái độ: Biết tự đánh giá và đánh giá được những thành công, hạn chế trong bài viết của mình.
B. CHUẨN BỊ: 	
- Giáo viên : Chấm bài, phân loại bài, nhận xét ưu, khuyết.
- Học sinh : Xem lại bài cũ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
HĐ1: Khởi động ( 4’ )
· Ổn định lớp :
· Bài mới : 
Trả bài: 
VĂN - TIẾNG VIỆT
- Kiểm diện ... 
- Giới thiệu bài: 
+ Nêu lý do trả bài kiểm tra.
+ Ghi bảng. 
- Lớp trưởng báo cáo.
- Nghe.
HĐ2: Tiến trình trả 
bài ( 38/ ) ĐÁP ÁN:Tiết 74, 75.
- Trả văn học trước, Tiếng Việt sau :
+ Phát bài.
+ Nêu đáp án cho học sinh so sánh.
+ Nhận xét :
* Ưu điểm.
* Khuyết điểm.
* Tuyên dương bài làm tốt.
- Nhận bài.
- So sánh với đáp án.
- Nghe. 
HĐ3: Củng cố, dặn dò ( 3’)
- Nhắc học sinh :
+ Soạn bài: “Tập làm thơ 8 chữ”
+ Chuẩn bị sách HKII.
+ Các nhóm chuẩn bị một bài thơ 8 chữ.
- Nghe và thực hiện. 
* Thống kê: G : Kha:ù Tb : Y: Kém:
Tiết : 88, 89
	Tập làm thơ
TÁM CHỮ 
(Tiếp theo tiết 54)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Thông qua luyện tập giúp học sinh :
- Kiến thức:Nắm vững cách làm thơ 8 chữ.
- Kỹ năng:Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
- Thái độ: Biết yêu thơ, và phát triển sở trường của mình. 
B. CHUẨN BỊ: 	
- Giáo viên : Soạn giáo án.
- Học sinh : Trả lời câu hỏi SGK (Tiết 54). 
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Khởi động ( 5’ )
· Ổn định lớp :
· Kiểm tra bài cũ :
· Bài mới : 
Tập làm thơ 
TÁM CHỮ 
- Kiểm diện ...
· H: Trình bày hiểu biết của em về thể thơ tám chữ ? Đọc một bài, (một khổ) thơ 8 chữ.
- Giới thiệu bài:
+ Luyện tập để nắm vững thể thơ.
+ Ghi tựa bài lên bảng.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Trả bài.
- Nghe.
- Ghi vào tập. 
HĐ2: Luyện tập ( 80/ )
Bài 1: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (đúng thanh, đúng vần).
- Từ điền vào chỗ trống ở câu thứ ba phải là thanh bằng : vườn.
- Từ điền vào chỗ trống ở câu 4 phải theo khuôn vần a và mang thanh bằng (để hiệp vần với chữ “xa” cuối dòng thứ 2 của đoạn thơ.
Bài 2: Thêm câu cuối cho đúng vần và đúng nội dung:
- Câu cuối phải 8 chữ.
- Chữ cuối phải khuôn vần “ương” hoặc “a” mang thanh bằng.
Bài 3: Làm một bài thơ 8 chữ và bình bài thơ ấy:
(Tùy bài làm của học sinh)
- Cho học sinh đọc bài tập 1 SGK 151 và nêu yêu cầu.
+ Gọi học sinh trình bày.
+ Nhận xét chung.
- Cho học sinh đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu.
+ Gọi học sinh thảo luận (4HS).
+ Nhận xét chung.
- Cho học sinh trao đổi theo nhóm (4HS) những bài thơ đã làm ở nhà, chọn bài thơ hay nhất của nhóm trình bày trước lớp.
+ Cử đại diện đọc và bình.
+ Học sinh còn lại nhận xét.
+ Giáo viên nhận xét chung.
- Cá nhân: Đọc và nêu yêu cầu.
- Trình bày miệng.
- Cá nhân: Đọc và nêu yêu cầu.
- Thảo luận: Đại diện trả lời.
- Nhóm: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
HĐ3: Củng cố, dặn dò ( 5’)
* Khắc sâu kiến thức:
· Yêu cầu học sinh nhắc lại cách làm thơ 8 chữ.
*Nhắc học sinh:
+ Học bài, làm bài.
+ Xem lại lý thuyết văn thuyết minh.
+ Chuẩn bị trả bài thi HKI.
- Cá nhân: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe, ghi nhận và thực hiện. 
 Tiết : 90
	Trả bài 
THI HỌC KỲ I
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh
 - Kiến thức: ôn lại các kiến thức và kỹ năng được thể hiện trong bài kiểm tra; 
 -Kỹ năng: Biết vận dụng kiến thức kỹ năng cơ bản đã được học trong chương trình.
 -Thái độ:Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình, tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa. 
B. CHUẨN BỊ: 	
- Giáo viên : Chấm bài, nhận xét, phân loại. 
- Học sinh : Xem lại bài cũ. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Khởi động ( 4’ )
· Ổn định :
· Bài mới : 
- Kiểm diện ...
- Giới thiệu bài.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Nghe. 
HĐ2: Tiến trình trả bài 
(37’) Đáp án :PGD
- Trả bài phần lý thuyết trước tập làm văn sau.
+ Nêu đáp án phần lý thuyết.
+ Phát bài, cho học sinh đối chiếu với bài làm.
+ Nhận xét ưu, khuyết.
+ Hình thành dàn ý, cho học sinh đối chiếu với bài làm.
+ Nhận xét ưu, khuyết.
+ Đọc bài Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.
+ Tuyên dương bài làm tốt.
+ Động viên học sinh Trung bình, Yếu.
- Nghe.
- Nhận bài và đối chiếu với đáp án.
- Nghe.
- Đối chiếu với dàn ý.
- Nghe.
- Đọc bài.
- Nghe. 
HĐ3: Củng cố, dặn dò 
(4’)
- Nhắc học sinh :
 +Chuẩn bị sách HKII.
 +Đọc và trả lời trước văn bản “Bàn về đọc sách”.
- Nghe, ghi nhận và thực hiện. 
Duyệt : BGH
Tổ 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 T1318.doc