Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 172 năm 2012

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 172 năm 2012

A . Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

2. Kĩ năng:

- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch( không sa đà vào phân tích ngôn ngữ).

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

3. Thái độ: Có ý thức trong việc đọc sách.

B. Chuẩn bị:

Gv: bài soạn

Hs: chuẩn bị bài theo yêu cầu

C . Tiến trình bài dạy :

1. Ổn định

2. Bài cũ : Giáo viên giới thiệu chương trình ngữ văn kỳ II .

3. Bài mới :

Chu Quang Tiềm ( 1897 - 1986 ) là nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc . Trong các công trình nghiên cứu của mình, ông đã nhiều lần lưu tâm đến việc đọc sách. Bài nghị luận "Bàn về đọc sách " là lời tâm huyết của tác giả muốn truyền lại cho đời sau những kinh nghiệm đọc sách có hiệu quả nhất trong quá trình học tập và làm việc của mỗi người.

 

doc 158 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 172 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn:05/1/2012
Tiết 91, 92 Ngày dạy: 10/1/2012
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 - Chu Quang Tiềm -
A . Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. 
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch( không sa đà vào phân tích ngôn ngữ).
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc đọc sách.
B. Chuẩn bị: 
Gv: bài soạn
Hs: chuẩn bị bài theo yêu cầu
C . Tiến trình bài dạy : 
1. Ổn định
2. Bài cũ : Giáo viên giới thiệu chương trình ngữ văn kỳ II . 
3. Bài mới : 
Chu Quang Tiềm ( 1897 - 1986 ) là nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc . Trong các công trình nghiên cứu của mình, ông đã nhiều lần lưu tâm đến việc đọc sách. Bài nghị luận "Bàn về đọc sách " là lời tâm huyết của tác giả muốn truyền lại cho đời sau những kinh nghiệm đọc sách có hiệu quả nhất trong quá trình học tập và làm việc của mỗi người. 
Hoạt động của Gv- Hs
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản.
? Giới thiệu vài nét về tác giả Chu Quang Tiềm và văn bản " Bàn về đọc sách " 
Giáo viên hướng dẫn đọc - học sinh đọc
Rõ ràng, mạch lạc , ...
? Xác định thể loại của văn bản . 
? Dựa vào những yếu tố nào để xác định ?
- Dựa vào hệ thống luận điểm, cách lập luận và tên văn bản .
? Dựa vào bố cục của văn bản hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề nghị luận ấy ? 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích.
Học sinh đọc đoạn đầu . 
? Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào ? 
? Từ đó em thấy mối quan hệ giữa đọc sách và học vấn ra sao ? 
? Vậy việc đọc sách có ý nghĩa gì ? 
? Trong thời đại hiện nay, để trau dồi học vấn, ngoài con đường đọc sách còn có những con đường nào khác ? 
- Học sinh tự bộc lộ .
? Em hiểu câu " Có được sự chuẩn bị như thế ....... nhằm phát hiện thế giới mới " như thế nào ? 
Học sinh đọc đoạn văn 2 . 
? Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết lựa chọn sách mà đọc ? 
? Theo tác giả, nên chọn sách dể đọc như thế nào ? 
Tác giả đã khẳng định " Trên đời không có học vấn nào là cô lập , tách rời học vấn khác " . Vì thế " Không biết rộng , không thông thoát thì không thể nắm gọn " - chứng tỏ , sự từng trải của 1 học giả lớn .
Học sinh đọc đoạn cuối .
Giáo viên : Việc biết lựa chọn sách để đọc đã là một quan điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách. Cùng vấn đề này Chu Quang Tiềm còn bàn cụ thể về cách đọc sách. Em hãy phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách. 
? Luận điểm này được tác giả triển khai như thế nào ? ý nghĩa giáo dục sư phạm của luận điểm này là ở chổ nào ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết - 
Bài viết này có tính thuyết phục cao. Theo em điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào ? 
Học sinh thảo luận .
I . Tìm hiểu chung :
1 . Tác giả - tác phẩm :
- Chu Quang Tiềm ( 1897 - 1986 ): nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc .
2. Tác phẩm 
- " Bàn về đọc sách " trích " Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nổi buồn của việc đọc sách " xuất bản 1995.
3 . Đọc văn bản:
- Văn bản nghị luận : ( lập luận giả thiết 1 vấn đề xã hội ) 
-> Tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách như thế nào để có hiệu quả .
4 . Bố cục : 
- Luận điểm 1: ( 2 đoạn văn đầu ): Khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách.
- Luận điểm 2: ( đoạn văn thứ 3 ): Các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. 
- Luận điểm 3: ( 3 đoạn văn cuối ): Bàn về phương pháp đọc sách.
II . Tìm hiểu văn bản 
1 . Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. 
* Tầm quan trọng lớn lao của sách trên con đường phát triển nhân loại, vì : 
+ Sách đã ghi chép ...... tích luỹ qua từng thời đại.
+ Những cuốn sách có giá trị ........ học thuật của nhân loại.
+ Sách trở thành kho tàng quý báu .... năm nay.
* Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn ( Học vấn là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại ).
 * Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa trên con đường học tập, phát hiện thế giới.
2 . Cách lựa chọn sách khi đọc :
- Trong tình hình hiện nay, sách càng nhiều, việc đọc sách càng không dễ. Học giả Chu Quang Tiềm đã chỉ rõ người đọc đứng trước 2 điều nguy hại sau : 
+ Sách nhiều khiến ta ........ không biết nghiền ngẫm . 
+ Sách nhiều khiến người đọc ........ có ích.
-> Cách chọn sách :
+ Không tham đọc nhiều .......... phải chọn cho tinh, đọc kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
3 . Phương pháp đọc sách 
* Cách đọc đúng đắn : 
- Đọc kĩ, đọc nhiều lần, đến thuộc lòng. 
- Đối với sự say mê, ngẫm nghĩ, suy nghĩ sâu xa, tích luỹ ....... 
- Đọc - hiểu : Có nhiều cách đọc : đọc to, đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc bằng mắt, đọc 1 lần, đọc nhiều lần ...
- Đọc sách cần có kế hoạch và hệ thống.
* Mối quan hệ giữa học vấn phát triển và học vấn chuyên môn với việc đọc sách :
- Bác bỏ quan niệm chỉ chú ý đến học vấn chuyên môn mà lãng quên học vấn phát triển. Mà đây là 1 chỉnh thể tự nhiên.
- Đọc sách là học tập tri thức, rèn luyện tính cách, chuyện học làm người chứ không phải làm con mọt sách.
III.Tổng kết - Luyện tập : 
1 . Nghệ thuật : Đây là bài nghị luận rất chặt chẽ, hợp lý, các ý kiến được dẫn dắt nhẹ nhàng, tự nhiên, sinh động.
2 . Nội dung : Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.
* Ghi nhớ 
4. Hướng dẫn học ở nhà : 
- Học sinh đọc thuộc ghi nhớ . Nắm nội dung bài học.
- Lập lại hệ thống luận điểm trong bài.
- Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học.
- Soạn bài " Khởi ngữ ":
+ Đặc điểm và công dụng.
5. Rút kinh nghiệm 
....
Tuần 20 Ngày soạn:06/1/2012
Tiết 93 Ngày dạy: 11/1/2012
Tiết 93. 
KHỞI NGỮ 
A . Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức
- Đặc điểm của khởi ngữ.
- Công dụng của khởi ngữ.
2. Kĩ năng
- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.
- Đặt câu có khởi ngữ.
3. Thái độ
Có ý thức sử dụng khởi ngữ.
B . Chuẩn bị :
Gv: giáo án
Hs: soạn bài theo yêu cầu
C . Tiến trình bài dạy : 
1. Ổn định
2. Bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức về khởi ngữ .
Giáo viên treo bảng phụ có ghi các VD ở phần I 1
Học sinh đọc yêu cầu của mục 1 : 
? Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong câu sau và quan hệ với vị ngữ .
Gv: Những từ ngữ đứng trước CN, dùng để nêu lên đề tài được nói đến trong câu 
-> là khởi ngữ.
? Vậy em hiểu khởi ngữ là gì ? 
 + ? Nêu đặc điểm ? Vai trò của khởi ngữ trong câu ? 
VD : ở câu a, b, c vai trò của khởi ngữ là : 
a, " Anh " 1 -> nêu lên đối tượng được nói tới trong câu.
b , " Giàu " 1 : nêu lên sự việc được nói tới trong câu.
c , Khởi ngữ " Về ....... văn nghệ " -> nêu lên đề tài của câu nói. 
? Vậy có thể thêm những quan hệ từ nào trước các khởi ngữ ?
Giáo viên lưu ý học sinh :
- Phân biệt khởi ngữ và bổ ngữ đảo.
VD1 : Quyển sách này tôi đọc rồi 
-> B N đảo 
VD2 : Quyển sách này, tôi đọc nó rồi.
 -> Khởi ngữ.
- Phân biệt khởi ngữ và chủ ngữ.
VD1 : Bông lúa này hạt mỏng quá.
-> Chủ ngữ 
VD2 : Bông lúa này, hạt mỏng quá.
-> Khởi ngữ 
- Khởi ngữ có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với phần câu còn lại :
+ Quan hệ trực tiếp: Khởi ngữ có thể được lặp lại nguyên văn hoặc thay thế bằng từ ngữ khác.
VD : Giàu, tôi cũng giàu rồi.
+ Quan hệ gián tiếp : 
VD : Kiện ở huyện, bất quá mình tốt lễ, quan trên mới xử cho được.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập .
? Xác định khởi ngữ?
? Chuyển thành câu có khởi ngữ?
I . Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu .
* Ví dụ : 
1. Xác định CN trong các câu 
a. Anh : là CN.
b. " Tôi " -> là CN.
c. " Chúng ta " -> là CN.
 2. Phân biệt các từ ngữ in đậm với CN.
* Vị trí : Các từ ngữ in đậm đứng trước CN.
* Quan hệ với VN : Các tữ ngữ in đậm không có quan hệ trực tiếp với VN theo quan hệ C - V. 
3 . Dấu hiệu nhận biết : 
- Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ tữ : về, đối với.
- Sau khởi ngữ có thể thêm trợ từ " thì "
II . Luyện tập :
Bài tập 1 : Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 : xác định khởi ngữ : 
a, " Điều này " 
b, " Đối với chúng mình " 
c, " Một mình " 
d, " Làm khí tượng " 
e, " Đối với cháu "
Bài tập 2 : 
a, Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm .
b, Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
4. Hướng dẫn học ở nhà .
- Tìm thành phần khởi ngữ ở bài " Bàn về đọc sách " 
- Soạn bài " Phép phân tích và tổng hợp ".
5. Rút kinh nghiệm 
....
Tuần 20 Ngày soạn:07/1/2012
Tiết 94 Ngày dạy: 11/1/2012
 PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP 
A . Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức
- Đặc điểm của phép phân tích và tổng hợp.
- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc- hiểu văn bản nghị luận.
3. Thái độ
Có ý thức học tập.
B . Chuẩn bị 
Gv: bài soạn
Hs: soạn theo yêu cầu
C . Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định
2. Bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm về phép lập luận phân tích và tổng hợp .
Học sinh đọc văn bản " Trang phục " 
? Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì ? 
- Trang phục đẹp và văn hoá.
? Hai luận điểm chính trong văn bản là gì? 
 - Vấn đề văn hoá trong trang phục ; 
- vấn đề các quy tắc ngầm buộc mọi người tuân theo.
? Tác giả đã dùng phép lập luận nào để rút ra 2 luận điểm đó ? 
- phép phân tích.
? Bài văn đã nêu ra những dẫn chứng gì về trang phục ? 
? Từ đó em hiểu phép lập luận phân tích là gì ? 
? Theo em bài viết đã dùng phép lập luận gì để chốt lại vấn đề ? Câu văn nào thể hiện điều đó .
? Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên, bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào ? Nêu các điều kiện quy định cái đẹp của trang phục như thế nào ? ( Học sinh thảo luận nhóm ) .
? Qua bài đọc em hãy nêu vai trò của phép tổng hợp đối với bài nghị luận như thế nào ? 
? Mục đích của phép lập luận phân tích và tổng hợp là gì ? 
Học sinh đọc to ghi nhớ .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập :
Học sinh làm bài tập theo 4 nhóm .
I . Tiềm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp .
Văn bản : " Trang phục " .
* Phép phân tích : 
- Hiện tượng 1: Thông thường trong doanh trại ........ mọi người -> Hiện tượng này nêu vấn đề: cần ăn mặc chỉnh tề, đồng bộ .
- Hiện tượng 2: Anh thanh niên đi tát nước .......... oang oang -> yêu cầu phải ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh.
- Hiện tượng 3: Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức. Cái đẹp bao giờ cũng đi liền với cái giản dị. Người có văn hoá là người biết tự hoà mình vào cộng đồng như thế.
=> Phân tích là phép lập luận t ... .
* Thái độ với chồng:
- Băn khoăn, nghi ngờ chồng làm việt gian.
- Tìm cách dò xét .
- Cố níu chút hy vọng về chồng .......
* Hành động:
- Che dấu Thái, Cửu (hai chiến sĩ cách mạng) ngay trong buồng của mình .
- Khôn ngoan, che mắt Ngọc để bảo vệ cho hai chiến sĩ cách mạng.
=> Chứng tỏ cô là người có bản chất trung thực, lòng tự trọng, nhận thức về cách mạng nên đã biến chuyển thái độ, đứng hẳn về phía cách mạng.
=> Đối diện với sự thật ( Ngọc là một kẻ tay sai, phản động ), cô đã dứt khoát đứng về phái cách mạng.
=> Tác giả đã khẳng định : Cuộc đấu tranh cách mạng ngay cả khi bị đàn áp khốc liệt cách mạng cũng không thể bị tiêu diệt, vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.
3 . Nhân vật Ngọc:
- Được bộc lộ qua những ngôn ngữ, thái độ, hành động nhân vật.
- Ham muốn địa vị, tiền tài, quyền lực.
->Làm tay sai cho giặc.
=> Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh, đáng ghét.
3. Nhân vật Thái, Cửu ( chiến sĩ cách mạng ).
- Thái: bình tĩnh, sáng suốt.
- Cửu: hăng hái, nóng nảy.
=> Những chiến sĩ cách mạng kiên cường, trung thành đối với tổ quốc, cách mạng, đất nước.......
III. Tổng kết-Luyện tập.
1. Nghệ thuật: Cách tạo dựng tình huống, sử dụng ngôn ngữ đối thoại, nghệ thuật biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật.
2. Nội dung: Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm - có chồng theo giặc- đứng hẳn về phía cách mạng.
3 . Ghi nhớ : SGK.
4. Đóng kịch . 
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Làm bài tập 2 phần luyện tập.
- Tóm tắt lại đoạn trích.
- Nhớ được những đặc trưng cơ bản của thể loại kịch.
- Chuẩn bị bài : Tổng kết tập làm văn.
5. Rút kinh nghiệm : 
Soạn
Tiết : 164
TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nắm được đắc trưng của từng kiể văn bản và phương thức biểu đạt đã được học
- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và các thể loại đã học.
2 Kĩ năng: 
- Tổng hợp hệ thống kiến thức về các kiểu văn bản đã học.
- Đọc – Hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy.
- Nâng cao năng lực đọc và viết cac kiểu văn bản thông dụng.
- Kết hợp hài hòa, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức trong việc nắm từng thể loại văn học.
B. Chuẩn bị :
Gv: giáo án.
Hs: hệ thống kiến thức.
C. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1:
I. Hệ thống hoá các kiểu văn bản 
?Kể tên các kiểu văn bản đã học.
?Nêu phương thức biểu đạt của các kiểu văn bản đó.
?Cho ví dụ.
Học sinh trả lời, đọc bảng tổng kết ở SGK.
Học sinh thảo luận các câu hỏi như SGK.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
? So sánh tự sự khác miêu tả như thế nào?
?Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào?
?Nghị luận khác điều hành như thế nào?
?Biểu cảm khác thuyết minh như thế nào?
Học sinh cử đại diện trả lời-Các nhóm nhận xét-Giáo viên đưa đáp án đúng lên bảng phụ.
?Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau không? Vì sao?
?Có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? 
Lấy ví dụ?
Giáo viên chia nhóm cho học sinh làm câu hỏi 5,6,7.
Học sinh thảo luận nhóm, tìm hiểu nét đặc trưng của kiểu văn bản trong TLV khác với thể loại văn học tương ứng (cho ví dụ).
Học sinh trình bày vào bảng phụ.
Hoạt động 2:
Hoạt động 3:
Giáo viên hệ thống đặc điểm 3 kiểu văn bản lớp 9 .
* Sự khác biệt của các kiểu văn bản.
- Tự sự : trình bày sự việc.
- Miêu tả: Đối tượng là con người, vật, hiện tượng tái hiện đặc điểm của chúng.
- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng được thuyết minh, cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.
- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm.
- Biểu cảm: Cảm xúc.
* Phân biệt các thể loại văn học và kiểu văn bản.
1. Văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự .
- Giống: Kể về sự việc.
- Khác: 
+ Văn bản tự sự: Xét hình thức, phương thức.
+Thể loại tự sự : Đa dạng ( Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch.......)
- Tính nghệ thuật trong tác phẩm tự sự:
Cốt truyện+ nhân vật + sự việc + kết cấu.
2. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình.
- Giống: Chứa đựng cảm xúc-> tình cảm chủ đạo.
- Khác:
+ Văn bản biểu cảm: bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi).
+Tác phẩm trữ tình: đời sống cảm xúc P2 của chủ thể trước vấn đề đời sống (thơ).
3. Vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận.
+ Thuyết minh: giải thích cho một cơ sở nào đó của vấn đề bàn luận. 
- Tự sự: Sự việc d/c cho vấn đề .
- Miêu tả:
II. Tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS.
- Đọc- hiểu văn bản->học cách viết tốt.
- Đọc.
III. Các kiểu văn bản học ở lớp 9 .
Kiểu văn bản
Đặc điểm
Văn bản thuyết minh
Văn bản tự sự
Văn bản nghị luận
Mục đích
Phơi bày nội dung sâu kín bên trong đặc trưng đối tượng 
Trình bày sự việc
Bày tỏ quan điểm, nhận xét, đánh giá về vai trò.
Các yếu tố tạo thành 
Đặc điểm khả quan của đối tượng
Sự việc, nhân vật
Luận điểm, luận cứ, luận chứng.
( Khả năng kết hợp ) đặc điểm cách làm.
Phương pháp 
Thuyết minh : giải thích.
Giới thiệu, trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhất định .
- Hệ thống lập luận.
- Kết hợp miêu tả, tự sự .
4. Hướng dẫn học ở nhà.
- Xác định kiểu văn bản và phân tích đặc trưng của kiểu văn bản đó trong một văn bản tự chọn.
- Chuẩn bị soạn bài : Tôi và chúng ta .
5. Rút kinh nghiệm : 
Soạn.
Tiết : 165,166,167
Tôi và chúng ta
 Lưu Quang Vũ
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: 
- Cảm nhận được tính cách của các nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, và cuộc đấu tranh gay gắt giwuax cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng tiến bộ và tư tưởng lạc hậu, bảo thủ.
- Ngệ thuật xây dựng tình huống, tạo mâu thuẩn kịch.
2 Kĩ năng: 
Đọc – Hiểu văn bản kịch.
3. Thái độ : giáo dục cho học sinh có ý thức trong việc nắm bắt thể loại kịch.
B. Chuẩn bị :
- GV: Giáo án
- Học sinh: đọc văn bản.
C. Tiến trình bài dạy :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 :Hướng dẫn tìm hiểu chung.
Học sinh đọc chú thích.
Giáo viên giới thiệu chung về tác giả.
Giáo viên giới thiệu bối cảnh hiện thực đất nước sau 75-80.
Giới thiệu về vở kịch .
? Xác định các nhân vật chính, phụ? Đọc phân vai .
? Xác định nội dung của đoạn trích.
Hoạt động 2: 
Giáo viên giới thiệu về khung cảnh trước đó của xí nghiệp T.Lợi để học sinh hiểu tình huống kịch ở cảnh 3.
? Trong kịch có hai tuyến nhân vật, hãy chỉ ra những tuyến nhân vật đó?
?Chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản giữa hai tuyến ở những mặt nào trong mối quan hệ công việc điều hành tổ chức sản xuất và quản lí trong xí nghiệp .
? Sự xung đột đó là biểu hiện mối quan hệ giữa những tư tưởng khác nhau như thế nào?
Đọc cảnh kịch ấn tượng của em về những nhân vật nào?
(Học sinh thảo luận từng nhân vật).
?Cảm nhận của em về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch.
Giáo viên bình.
Hoạt động 3:
Học sinh đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nhà thơ, nhà sáng tác kịch trưởng thành từ quân đội.
- Đặc điểm kịch : Đề cập đến thời sự nóng hổi trong cuộc sống đương thời-> Xã hội đang đổi mới mạnh mẽ.
2. Tác phẩm: 9 cảnh
- Trích trong "Tuyển tập kịch".
- Cảnh 3.
3. Đọc văn bản.
Đại ý:
Cuộc đối thoại gay gắt, công khai đầu tiên giữa hai tuyến mật diễn ra trong phòng làm việc của Giám đốc Hoàng Việt.
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Tình huống kịch và những mâu thuẫn cơ bản.
- Tình trạng ngưng trệ sản xuất ở xí nghiệp đòi hỏi có cách giải quyết táo bạo.
-> Giám đốc Hoàng Việt quyết điịnh công bố kế hoạch sản xuất mở rộng và phương án làm ăn mới.
=> Tuyên chiến với cơ chế quản lý, phương thức tổ chức lỗi thời mà Nguyễn Chính và Trương là tiêu biểu.
- Xung đột (mâu thuẫn) cơ bản giữa hai tuyến.
Hoàng Việt và Sơn
-Tư tưởng tiên tiến dám nghĩ, dám làm.
Phòng tổ chức lao động, tài vụ, quản đốc phân xưởng.
Phó Giám đốc
-Tư tưởng bảo thủ, máy móc
=> Mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều đổi thay mạnh mẽ, đồng bộ.
2. Những nhân vật tiêu biểu:
a, Giám đốc Hoàng Việt.
+ Người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ, dám làm.
+ Thẳng thắn, trung thực kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí.
b, Kĩ sư Lê Sơn.
+ Có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp.
+ Sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động xí nghiệp.
c, Phó giám đốc Chính.
+ Máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều mánh khoé.
+ Vin vào cơ chế nguyên tắc chống lại sự đổi mới, khéo luồn lọt, xu nịnh.
d, Quản đốc phân xưởng Trương.
- Suy nghĩ, làm việc như một cái máy.
- Thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với công nhân.
3. Ý nghĩa của mâu thuẫn kịch và cách kết thúc tình huống.
- Cuộc đấu tranh giữa hai phái : đổi mới và bảo thủ.
=> Phản ánh tính tất yếu và gay gắt nhưng tình huống xung đột nêu trên là vấn đề nóng bỏng của thực tế đời sống sinh động.
- Cuộc đấu tranh gay go nhưng cái mới sẽ thắng vì nó phù hợp với yêu cầu thực tế đời sống, thúc đẩy sự đi lên của xã hội . Họ không đơn độc mà được sự ủng hộ của số đông trong xã hội.
III. Tổng kết.
- Nghệ thuật : Kịch với nhân vật tính cách rõ nét.
- Nội dung : Vấn đề đổi mới trong sản xuất.
4. Hướng dẫn học ở nhà.
- Tập diễn kịch .
- Trình bày tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch trong đoạn trích.
- Chuẩn bị bài "Tổng kết văn học".
5. Rút kinh nghiệm : 
Ngày...... tháng........ năm 200......
Tiết : 166 - 167.
TỔNG KẾT VĂN HỌC.
 Ngày...... tháng........ năm 200.
Tiết : 168
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II
- Thi theo đề của Phòng và Sở giáo dục.
- Đề và đáp án có trong tập hồ sơ.
Ngày ......... tháng......... năm 200.......
 Ngày ..... tháng......... năm 200.......
Tiết : 171 – 172
KIỂM TRA HỌC KÌ II
- Thi theo đề của Phòng và Sở giáo dục.
- Đề và đáp án có trong tập hồ sơ.
Tiết:173 - 174
THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI.
A. Mục tiêu cần đạt :
- Hiểu trường hợp viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi .
- Biết cách viết thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Vận dụng để viết thư (điện) trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập.
B. Chuẩn bị:
Bảng phụ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1:
Học sinh đọc ví dụ 1 SGK về 5 trường hợp cần viết thư(điện) .
Học sinh tìm thêm ví dụ.
?Mục đích và tác dụng của viết thư (điện).
Hoạt động 2:
Giáo viên cho học sinh đọc văn bản và những yêu cầu câu hỏi trong SGK mục II (bài tập 1+2) .
Học sinh trả lời-Giáo viên nhận xét bổ sung.
Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3.
Học sinh lần lượt làm các bài tập trong SGK.
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Các trường hợp cần viết thư, điện (SGK) .
- Bày tỏ lời chúc mừng hoặc thông cảm tới cá nhân hay tập thể .
II. Cách viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.
- Nêu được lý do (chúc mừng thăm hỏi) mong muốn điều tốt lành .
- Viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân tình.
* Ghi nhớ : SGK.
III. Luyện tập.
- Tình huống viết thư (điện) chúc mừng: a, b, d, e.
- Tình huống cần viết thư (điện) thăm hỏi: c.
Tiết :175
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
- Đề và đáp án có trong tập hồ sơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 nam hoc 20112012.doc