Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết học 42: Chương trình địa phương (phần văn)

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết học 42: Chương trình địa phương (phần văn)

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG( PHẦN VĂN)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp HS

- Hiểu được những nét chính trong tiểu sử, các tác phẩm của nhà văn Trịnh Thanh Phong.

-Hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích Gieo gió gặp bão trích trong tác phẩm ma Làng của nhà văn Trịnh Thanh Phong.

2. Kĩ năng

- Biết phân tích, tìm hiểu, đánh giá đoạn trích Gieo Gió gặp bão.

3. Thái độ

-Yêu quý, trận trọng các tác giả, tác phẩm của quê hương Tuyên Quang.

- Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu, giới thiệu với mọi người về những tác giả, tác phẩm của quê hương Tuyên quang.

II. Chuẩn bị

1.Giáo viên: tài liệu văn học và ngôn ngữ địa phương TQ. Máy chiếu, giấy trong.

-Ảnh nhà văn Trịnh Thanh Phong và ảnh trang bìa cuốn Ma Làng.

1. Học sinh: Sưu tầm tài liệu văn học địa phương tuyên Quang

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết học 42: Chương trình địa phương (phần văn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp9a:30/10/2010 Tiết: 42
Lớp9b:30/10/2010 
 Chương trình địa phương( phần văn)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS
- Hiểu được những nét chính trong tiểu sử, các tác phẩm của nhà văn Trịnh Thanh Phong.
-Hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích Gieo gió gặp bão trích trong tác phẩm ma Làng của nhà văn Trịnh Thanh Phong.
2. Kĩ năng
- Biết phân tích, tìm hiểu, đánh giá đoạn trích Gieo Gió gặp bão.
3. Thái độ
-Yêu quý, trận trọng các tác giả, tác phẩm của quê hương Tuyên Quang.
- Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu, giới thiệu với mọi người về những tác giả, tác phẩm của quê hương Tuyên quang.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên: tài liệu văn học và ngôn ngữ địa phương TQ. Máy chiếu, giấy trong.
-ảnh nhà văn Trịnh Thanh Phong và ảnh trang bìa cuốn Ma Làng.
1. Học sinh: Sưu tầm tài liệu văn học địa phương tuyên Quang
III. Tiến trình dạy- Học
 1.ổn định tổ chức(1’) 
 -Lớp 9a: Tổng số 29 vắng. 
 -Lớp 9b: Tổng số 30 vắng. 
 2. Kiểm tra viết (15’)
* câu hỏi:
- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
* Đáp án:
- Nguyễn Đình Chiểu(1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu, quê mẹ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Quê cha ở tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Nguyễn Đình Chiểu bước vào cuộc đời cũng hăm hở và đầy khát vọng như chàng trai Lục Vân Tiên buổi lên đường đi thi. Nhưng cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc trở gian truân. Mới mười một tuổi ông đã phải xa cha mẹ nương nhờ ở nhà một người bạn của cha ở Huế để học hành, năm 1849 chưa kịp vào thi nghe tin mẹ mất ,ông đã bỏ thi về chịu tang mẹ, trên đường bị ốm nặng rồi mù cả hai mắt và bị bội hôn. Không chịu đầu hàng số phận nguyễn Đình Chiểu đã ngẩng cao đầu mà sống hữu ích cho đến hơi thở cuối cùng.
- Nguyễn Đình Chiểu vừa là thầy giáo, là nhà thơ và là thầy thuốc.Ông đã tích cực tham gia phong trào kháng chiến và sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta thời kì chống Pháp.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*Hoạt động1:Tìm hiểu tác giả- Tác phẩm
- HS: Đọc phần tác giả
-GV: Bổ sung kiến thức
- GV: Giới thiệu một số tác phẩm của Trịnh Thanh Phong.
*Hoạt động2: Tìm hiểu đoạn trích
- GV: Gọi 2HS đọc văn bản, nêu nhận vật và sự việc chính.
- GV: Tóm tắt nội dung đoạn trích “Gieo gió gặp bão”
-HS: Lắng nghe- Ghi chép.
* GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung- Nghệ thuật đoạn trích bằng các câu hỏi sau:
- Tìm những chi tiết cho thấy bản chất đen tối, tâm địa độc ác của Phạm Tòng trong đoạn trích?
- HS: Nêu ý kiến- Lớp nhận xét
- GV: Bổ sung- kết luận.
*HS: Thảo luận nhóm nhỏ
-Khi lão Tòng bị rắn cắn lũ tay chân của lão tỏ thái độ như thế nào? Nêu và nhận xét?
-Đại diện 3 nhóm nêu ý kiến
- Lớp nhận xét- Gv thống nhất.
- Qua cái chết của lão Tòng, em thấy thái độ của dân làng đối với lão ra sao?
-HS: Trả lời- GV bổ sung, kết luận.
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể truyện của tác giả qua đoạn trích?
- HS: Nêu ý kiến- GV kết luận.
- GV: Sơ kết nội dung toàn bài
(8’)
(18’)
5’
I. Tác giả- Tác phẩm
1. Tác giả: 
-Trịnh Thanh Phong sinh năm 1950. Dân tộc kinh. Quê ở xã Lâm Xuyên- Huyện Sơn Dương- Tỉnh tuyên Quang. Hiện nhà văn ở tại xóm 15- ỷ La- Thị xã Tuyên Quang.
 Trịnh Thanh Phong tham gia quân đội thời kì chống Mỹ cứu nước, đã tham gia nhiều trận đánh ở chiến trường Quảng trị và cánh Đồng chum(Xiêng khoảng- lào)
Là sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam của học viện Hởu cần.năm 1991, ông chuyển ngành về ty văn hóa- thông tin tỉnh Hà Tuyên và công tác ở hội văn học nghệ thuật Tỉnh từ năm 1991 đến nay.
- ông giữ chức chủ tịch hội văn học nghệ thuật tỉnh, kiêm tổng biên tập báo Tân trào.
-Hiện ông là hội viên hội nhà văn Việt nam, Hội nhà báo Việt nam, Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt nam, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, ủy viên ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam.
2. Tác phẩm
- Các tác phẩm chính: Bãi cuối sông( tập truyện ngắn- 1990), Gặp lại(tập truyện ngắn- 1997), Đôi mắt vầng trăng (thơ-1999), Lời ru ban mai( truyện 2000), Dưới chân núi Bắc Quan( kí-2001), bao giờ chim khuyên bay về(tập truyện thiếu nhi-2002), Bức tường xanh(truyện thiếu nhi- 2003), Ma làng(tiểu thuyết-2002), nắm đất hồn người( tiểu thuyết-2007), Đồng làng đom đóm bay(tiểu thuyết-2007)
Giải thưởng: Giải B với tiểu thuyết Ma làng(2002), Lời ru ban mai.
Giải C: Tập bút kí Dưới chân núi Bắc Quan.
II. Tìm hiểu văn bản Gieo gió gặp bão
1. Đọc- Tóm tắt đoạn trích
-Phạm Tòng bằng những thủ đoạn “gắp lửa bỏ tay người” đã từ một anh đánh giậm leo lên chức ủy viên thư kí, phó chủ tịch phụ trách công an xã. Nhờ làm chứng gian cho ông Thê( bí thư xã) mà ông Tòng được cất nhắc lên chức phó chủ tịch xã. Có chức có quyền rồi để dành quyền lợi cho dòng họ mình, Phạm Tòng nghĩ ra dủ trò bỉ ổi làm cho ông Thê chết “bất đắc kì tử”, bà Lâm phải tự tử, anh Nghiệp phải vào tù, cô Mưa thành người chửa hoang, con trai ất phải lấy cô Sứt làm vợ, anh Dỏ, chị Lóthành tay sai cho lão vì những đồng tiền dơ bẩn của lão. lão Tòng leo lên được cái ghế chủ tịch xã. Cánh lão Tòng( Luồn, Lọt, Lường, ất) tác oai tác quái ở làng Lộc. Cho đến một ngày lão Tòng bị rắn cắn chết vì định rắc thuốc sâu lên lá sắn nhằm làm chết cá của dân làng.
2. Tìm hiểu giá trị nội dung- Nghệ thuật của đoạn trích
* Nội dung
a. Bản chất đen tối, tâm địa độc ác của Phạm Tòng được khắc họa qua những chi tiết:
- kéo bè kéo cánh để đưa nhau ngồi vào những ghế chủ chốt trong làng xã
-sắp đặt cho con trai lấy cô Sứt, cháu gái của ông Thường, phó chủ tịch huyện để cầu thân và tạo cơ hội cho con trai có được ngôi vị trong làng xã.
-Tìm mọi cách để triệt phá dự án nuôi cá cũi của Tâm vì “cái làng cá mà nổi lên thì uy tín thằng Tâm càng nổi. Chúng mày còn đâu chỗ ngồi”
+Định thông đồng với cán bộ ngân hàng ngăn chặn không chi dân làng vay tiền vốn để nuôi cá cũi.
+Tâm địa của lão Tòng bộc lộ qua những chi tiết: “lão nghiến răng”, “hai cục lửa trong mắt lão đỏ lên đòng đọc”, “Lão cười sằng sặc”
+ Định rắc thuốc sâu lên lá sắn nhằm làm chết cá.
b.Diễn biến tâm lí đám tay chân của Phạm Tòng(Lường, Lọt, Lại, Luồn) lúc bàn chuyện hậu sự cho Tòng thể hiện như sau:
- Khi biết lão Tòng bị rắn cắn nhưng chưa chết: dám tay chân ùa đến, xúm lại, tỏ vẻ lo lắng, tìm cách cứu chữa cho lão.
- khi thấy lão Tòng đã chết: “đám con cháu tự nhiên đứa nào đứa nấy mắt ráo hoảnh”, đùn đẩy nhau “về phía gia đìnhĐảng cử dân bầu”
- Khi thấy ông Thường đến thì giả giọng khóc lóc, thương xót nức nở “ới các bác ơi”
-> bản chất giả dối, sợ trách nhiệm, bỏ mặc người thân.
c. Thái độ của dân làng đối với lão Tòng
- Ông đã nhiều việc thất đức, độc ác khiến dân làng căm ghét. Khi ông chết, dân làng như trút được gánh nặng.
- Dân làng thương hại nhiều hơn thương xót, có người mừng thầm.
* Nghệ thuật
- Cách kể chuyện tự nhiên, phát triển tình tiết lô- gic( kể + tả hợp lí)
-Khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật qua chi tiết sâu sắc.
- Ngôn ngữ sinh động, hấp dẫn.
4. Củng cố (2’)
 - Sưu tầm và tìm đọc các tác phẩm văn học địa phương Tuyên Quang
5. Hướng dẫn học bài(1’)
 - Học bài theo nội dung tìm hiểu.
 - Chuẩn bị tiết: Tổng kết từ vựng
 * Những lưu ý, rút kinh nghiệm sau bài dạy.
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docchuong trinh dia phuong van9tiet42.doc