Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết học 59: Văn bản Ánh Trăng

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết học 59: Văn bản Ánh Trăng

A . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức- Hiểu, cảm nhận được giá trị và nội dungvà nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

- Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn hoá dân tộc.

 - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.

- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.

- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.

3.Thái độ:Bồi dưỡng cho tình cảm ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ,thái độ sống uống nước nhớ nguồn.

B.CHUẨN BỊ

 Gv:giáo án.Tập thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

 Hs:Soạn trước bài mới.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết học 59: Văn bản Ánh Trăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG
 PHÒNG GIÁO DỤC KRÔNG NÔ
 GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TỈNH
GIÁO VIÊN: NGÔ THỊ NGÂN
 ĐƠN VỊ:TRƯỜNG THCS NAM ĐÀ
Tuần 12 Ngày soạn:7/11/2009
Tiết 59 Ngày dạy: 10/11/2009
 Văn bản 
 ÁNH TRĂNG
 Nguyễn Duy
A . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức- Hiểu, cảm nhận được giá trị và nội dungvà nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
- Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn hoá dân tộc.
 - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
3.Thái độ:Bồi dưỡng cho tình cảm ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ,thái độ sống uống nước nhớ nguồn.
B.CHUẨN BỊ
 Gv:giáo án.Tập thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
 Hs:Soạn trước bài mới.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1. Kiểm tra bài:
 CH: Đọc thuộc lòng bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và nêu nội dung.
 2. Bài mới
 (GTB) Không biết tự bao giờ trăng đã trở thành nàng thơ ,thành người bạn tri âm tri kỉ của biết bao tâm hồn thi sĩ .Với ánh sáng huyền diệu,với chu kỳ tròn khuyết lạ lùng,trăng đã gợi cho các thi nhân cổ kim nhiều thi tứ. Vầng trăng toả ánh sáng dịu mát trong những đêm trung thu,trên khắp các đường làng ngõ xóm ,với mỗi người Việt Nam,trăng thật vô cùng thân thuộc .Vậy mà có khi nào ta lãng quên người bạn thiên nhiên tri âm tri kỉ để đến lúc vô tình gặp lại ta bỗng giật mình tự ăn năn,tự trách lòng ta ? Bài thơ Ánh trăng (1978)của Nguyễn Duy được khơi nguồn từ một cảm hứng như thế. Bài thơ như một lời tâm sự chân thành đã neo lại trong tâm hồn người đọc những tâm trạng riêng,những suy ngẫm riêng giàu trăn trở . 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1.
Hướng dẫn hs tìm hiểu chung 
H:Em hãy nêu những nét chính về nhà thơ Nguyễn Duy.
Gv trình chiếu chân dung Nguyễn Duy.
Gv nhấn mạnh:Phong cách thơ ông rất độc đáo uyển chuyển mượt mà,hiện đại ở thi liệu,cấu tứ.Ông nhập ngũ 1966và tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.Năm 1975 ông làm báo văn nghệ,hiện sống tại TPHCM.
Gv trình chiếu tập thơ Ánh trăng và một số tập thơ khác của Nguyễn Duy.
- Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
-Giải thích từ khó;tri kỉ
H: Bài thơ thuộc thể loại nào ?
H:Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? 
Hoạt động 2.
Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản.
Gv trình chiếu bài thơ hướng dẫn đọc,đọc mẫu,gọi hs đọc.
Nhịp thơ phổ biến:2/3,2/1/2,3/2:3 khổ đầu giọng đều đều kể chuyện; khổ 4 giọng ngạc nhiên,sững lại, nhấn mạnh các từ:thình lình,vội, bật tung,đột ngột;
khổ 5-6 chậm lại,giọng suy tư cảm động,ăn năn;câu cuối cùng đọc thật chậm,nhỏ dần 2 tiếng giật mình.
H:Bài thơ có thể chia làm mấy phận?Nội dung chính từng phần?
H: Bài thơ được viết theo trình tự nào?
Gv trình chiếu đoạn 1 cùng hình ảnh.Gọi hs đọc đoạn 1
H:Quá khứ tuổi thơ của tác giả được gắn bó với hình ảnh nào? 
H: Những hình ảnh nào gắn bó với tác giả thời chiến tranh ?
H:Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong khổ thơ thứ nhất?
H:Vầng trăng trong quá khứ ấy còn mang một vẻ đẹp như thế nào ? 
H:Từ ngỡ cho chúng ta thấy điều gì?
H: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ thứ hai ?
H:Qua hai khổ thơ đầu vầng trăng biểu tượng cho điều gì?
Gv chuyển ‎y: Nếu trong quá khứ trăng là người bạn tri âm tri kỉ tưởng sẽ không bao giờ quên được thì hiện tại con người đối xử như thế nào với trăng chúng ta cùng tìm hiểu qua phần 2 để biết được điều đó.
Gv trình chiếu hai khổ thơ tiếp theo cùng hình ảnh.
-Gv yêu cầu hs đọc 2 khổ tiếp theo và cho biết:
H:Từ khi về thành phố ,con người đã đối xử như thế nào với vầng trăng? Từ ngữ nào thể hiện rõ nhất điều đó?
H:Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
-Gv so sánh vầng trăng trong quá khứ với hiện tại (hai hình ảnh đối lập)
H: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng khi con người coi trăng như người dưng qua đường?
-Gv bình
Trăng vẫn thủy chung tình nghĩa ,vẫn đi qua ngõ thăm hỏi nhưng con người đã quên trăng ,coi thường dửng dưng với trăng. Có thể nói khi hoàn cảnh sống thay đổi: Người ta dễ dàng lãng quên quá khứ,quên đi những ngày tháng gian khổ,ác liệt,quên đi tình cảm chân thành cao đẹp.Điều đó đã phá vỡ tình bạn (hàm chứa tình cảm chua xót bất ngờ).
H:Trong diễn biến thời gian-sự việc bất thường tình huống nào là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc thể hiện chủ đề tác phẩm.
H: Những từ ngữ nào chỉ hành động ,trạng thái của con người?
H:Em hãy nhận xét về cách sử dụng từ ngữ:thình lình,vội,đột ngột..Đó là những từ loại gì? Tác dụng của cách dùng những từ ngữ đó?
Gv chuyển ‎y ‎:Tình huống hội ngộ đó đã khiến cho con người bộc lộ cảm xúc và suy ngẫm.
Gv trình chiếu 2 khổ thơ cuối và hình ảnh.Gọi nhs đọc hai thở cuối.
H: tại sao tác giả không viết ngửa mặt lên nhìn trăng mà là ngửa mặt lên nhìn mặt ?
Gv giảng:Tư thế: ngửa mặt-nhìn mặt là nhìn nhận lại chính mình
với tâm trạng:xúc động , thổn thức đến xót xa.
H: Như thế nào gọi là rưng rưng?
H: Như là đồng là bể.Như là sông là rừng là hướng tới kỉ niệm nào của con người?
H: Em có nhận xét gì về nhịp điệu của khổ thơ này?
H:Đối diện với trăng ,con người cảm nhận ra được điều gì?
CHTL: ( 2 phút)
H: Phân tích ‎ nghĩa và chiều sâu tư tưởng của vầng trăng trong khổ thơ cuối.
H:Hai hình ảnh trăng cứ tròn vành vạnh và im phăng phắc có ‎ nghĩa gì?
 Rất nhân hậu
 ,chân thành
 im 
phăng 
phắc 
 Rất nghiêm 
 khắc nhắc nhở.
H:Phân tích cái giật mình của nhà thơ khi nhìn trăng?
Gv bình:Cái giật mình là cảm giác phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ,chợt nhận ra sự vô tình,bạc bẽo,sự nông nổi trong cách sống của mình.Thiên nhiên thật nghiêm khắc,lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình,độ lượng bao dung,vầng trăng và thiên nhiên luôn trường tồn bất diệt.
Liên hệ thực tế giáo dục:
Từ ‎y ‎ nghĩa của bài thơ ,ngày nay được sống trong thời hòa bình mỗi chúng ta phải biết phát huy tốt dạo lí uống nước nhớ nguồn là hs các em phải cố gắng học tập tốt để sau này xây dựng đất nước. Cụ thể ngày TBLS 27/7 , gần đến ngày 20-11 các em cố gắng thi đua phấn đấu đạt nhiều hoa điểm 10 dâng tặng thầy cô để tỏ lòng biết ơn thầy cô đã dạy dỗ chúng ta.
Hoạt động 3.
-Hướng dẫn hs tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Qâu tìm hiểu em thấy bài thơ nhắc nhở chúng ta điều gì?
H:Qua tìm hiểu em hãy nêu giá trị nội dung của bài thơ?
H:C/x của tác giả trong bài thơ này là gì?
H: Em có nhận xét gì về kết cấu, giọng điệu bài thơ,các biện pháp nghệ thuật?
Gv:Ánh trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình.Đây không phải là chuyện riêng của nhà thơ mà cả một thế hệ đã gắn bó với chiến tranh, sống với nhân dân tình nghĩa,giờ được sống trong hòa bình, hình ảnh vầng trăng trong thơ có nhiều tầng ‎‎y nghĩa:trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên,tự nhiên,là người bạn gắn bó với con người,là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình,cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên,vĩnh hằng.
.Chính vì thế mà có nhạc sĩ đã viết:Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.Để làm gì em biết không? Đó là tấm lòng tri ân tri kỉ,nhớ về cội nguồn nhớ về quá khứ gian lao tình nghĩa.
-Nêu những thông tin chính về tác giả .
-lắng nghe.
-Hs nêu theo Sgk.
-Tri kỉ:hiểu mình(bạn thân)
- cá nhân nêu.
- Tự sự trữ tình.
.
-Nghe hướng dẫn
-Đọc văn bản.
-Bố cục:3 phần
1:2 khổ đầu: Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ.
-2 khổ giữa: Cảm nghĩ về vầng trăng trong hiện tại.
-2 khổ cuối:Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả. 
-Trình tự:Thời gian,dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ men theo dòng tự sự.
-Tự sự trữ tình.
.
-Hs thảo luận theo từng vấn đề.
- Nhỏ: Sống: với đồng 
 với sông 
 với bể =>chan hòa gắn bó với thiên nhiên.
-Chiến tranh: ở rừng =>gian khổ,ác liệt,trăng là minh chứng người bạn tri âm tri kỉ,là đồng chí đồng đội,cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận.
=> Điệp từ với,phép nhân hóa,liệt kê thể hiện sự gắn bó với vầng trăng tri kỉ.
-Trần trụi với thiên nhiên.
-Hồn nhiên như cây cỏ.
->Mộc mạc,hoang sơ,con người cũng vô tư ,hồn nhiên , trong sáng.
-ngỡ: chẳng,không,chắc chắnkhông bao giờ quên được vầng trăng tình nghĩa
-> Nghệ thuật so sánh thể hiện sự chan hòa=>Trăng và người lính có sự đồng cảm sẻ chia : tình nghĩa bền vững mãi mãi.
 - Cá nhân phát biểu.
- Trăng biểu tượng cho quá khứ gian khổ hào hùng,là nghĩa tình của nhân dân đã nhường cơm sẻ áo,là tình đồng đội keo sơn,là vẻ đẹp của đất nước bình dị,thiên nhiên vĩnh hằng.
..
-Đọc 2 khổ tt.
- Hoàn cảnh: hiện tại hòa bình 
- Con người quên trăng
- Thái độ:vô tình đến mức tàn nhẫn.(trăng như người dưng qua đường).
-Môi trường sống có nhiều tiện nghi hiện đại(đènđiện, cửa gương).
-Vì không gian khác biệt(làng quê-rừng núi-thành phố)
-Thời gian cách biệt(tuổi thơ-chiến tranh-hoà bình) 
-Điều kiện sống cách biệt ở đô thị (khép kín,chật hẹp,phương tiện hiện đại)
- Biện pháp so sánh.
- Thình lình đèn điện tắt : Phòng tối –vội mở cửa đột ngột vầng trăng tròn.
- Thình lình,vội, bật, tung
bật”, “tung”: Sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả để tìm nguồn sáng.
- Đột ngột”: Tự nhiên, bất ngờ, ngỡ ngàng.
.
+ mặt nhìn mặt: con người đối diện với vầng trăng (đối diện với quá khứ nghĩa tình từ thời thơ ấu đến lúc trưởng thành-chiến tranh)-> tư thế tập trung cao độ.
+ rưng rưng: xúc động, xao xuyến, gợi nhớ, gợi thương .
+ đồng, bể,sông,rừng:
quá khứ, kỉ niệm đã từng gắn bó với mình=>kỉ niệm quá khứ.
-nhịp thơ nhanh 
-Con người đã nhận ra sự vô tình của mình.
HSTL nhóm trong 2 phút.
- Đại diện nhóm 1,2 trình bày.
-Nhóm 3,4 nhận xét.
+ tròn vành vạnh: vẫn đẹp, vẹn nguyên, thủy chung,không thay đổi,kể chi người vô tình, trăng tượng trưng cho sự nhân hậu,bao dung của thiên nhiên,của cuộc đời, con người,nhân dân,đất nước.
+Trăng: im phăng phắc: không vui,nghiêm khắc nhắc nhở,là sự trách móc trong im lặng,là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái giật mình ở câu cuối.
+ người vô tình: quên, không nhớ. 
- T/g “giật mình”: Tự nhắc nhở mình, ăn năn, hối hận
Thể hiện sự hối hận,tỉnh ngộ.
-Lắng nghe.
-Vầng trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình (gia đình,quê hương, đất nước).
-Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc.
I.Tìm hiểu chung.
1.Tác giả:Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ,sinh năm 1948 tại Thanh Hoá.
-Ông là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
2.Tác phẩm:bài thơ được viết 1978 ba năm sau ngày đất nước thống nhất.Được in trong tập Ánh trăng.
3.Từ khó/Sgk
4. Thể loại:thể thơ 5 chữ
.
II. Đọc- Hiểu văn bản.
..
1. Vầng trăng trong quá khứ.
- Vầng trăng gắn bó thân thiết với người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành,cả hạnh phúc và gian lao.
-Phép nhân hóa,so sánh khiến trăng trở thành người bạn tri âm tri kỉ.
=>Vầng trăng trở thành biểu tượng của quá khứ nghĩa tình.
..
2. Vầng trăng trong hiện tại.
- Hiện tại hoàn cảnh sống thay đổi, trăng bị con người lãng quên.
- Phép so sánh thể hiện thái độ vô tình đến mức tàn nhẫn.
-Con người khó chịu,bức bối khi mất điện nên hành động hối hả khẩn trương tìm nguồn sáng.
-Sự xuất hiện đột ngột của trăng gợi bao kỉ niệm nghĩa tình.
3. Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả.
-Tâm trạng của nhân vật trữ tình xúc động , thổn thức đến xót xa.
-Nghệ thuật so sánh,hình ảnh lặp lại nhấn mạnh ,khắc sâu quá khứ.
=> Nhịp thơ nhanh hối hả đánh thức kỉ niệm ,đánh thức tình người.
-Vầng trăng trong quá khứ biểu tượng cho sự nguyên vẹn tròn đầy.
-Trăng im lặng, nghiêm khắc,nhắc nhở, trắch móc.
- Con người giật mình vì ăn năn day dứt,hối hận.
III.Tổng kết.
1.Nội dung:bài thơ là lời nhắc nhở nguời đọc ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.
2.Nghệ thuật:bài thơ có sự kết hợp hài hoà,tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
-Giọng điệu tâm tình sâu lắng,suy tư , thể thơ 5 chữ.Nhịp thơ trôi chảy,kết cấu, giọng điệu có sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm.
* Ghi nhớ/Sgk.
 D.Củng cố-dặn dò.
 - Gv củng cố nội dung,nghệ thuật của bài thơ và đưa ra bản đồ tư duy.
 -Về nhà học bài thơ,thuộc ghi nhớ.
 -Chuẩn bị bài mới: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 bai Anh trang Giao an thi tinh.doc